Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận mô hình nhà nước phúc lợi chung ở bắc âu và những giá trị tham khảo cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.17 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học

TÊN CHỦ ĐỀ: Mơ hình Nhà nước phúc lợi chung ở Bắc Âu và
những giá trị tham khảo cho Việt Nam

Họ và tên sinh viên:

Nguyễn Lê Tuấn Hùng

Mã số sinh viên:

030836200057

Lớp, hệ đào tạo:

DHCQ

CHẤM ĐIỂM
Bằng số
Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................01


2. Cơ sở lý luận.................................................................................................01
2.1. Khái niệm và các thuật ngữ chuyên ngành............................................01
2.2. Nội dung...............................................................................................02
3. Thực trạng chủ đề nghiên cứu.......................................................................04
3.1. Những thành tựu...................................................................................04
3.2. Những nhược điểm, thách thức của nhà nước phúc lợi Bắc Âu............07
3.3. Nguyên nhân của những thách thức, hạn chế........................................08
4. Một số giá trị tham khảo, gợi mở cho Việt Nam............................................09
5. Kết luận.........................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Danh Mục Bảng Biểu

Bảng 1. Năng suất lao động các quốc gia Bắc Âu so với thế giới (£/h).........03
Bảng 2. Chỉ số phát triển con người (HDI) của các quốc gia Bắc Âu so với thế
giới..................................................................................................................04
Bảng 3. Mức chi tiêu cho xã hội (%GDP) ở các quốc gia Bắc Âu.................07


1. Tính cấp thiết của đề tài

Bước vào thời kì đổi mới, nền “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
đã trở thành cụm từ tương đối phổ biến với người Việt Nam. Thế nhưng, nhìn
nhận lại trên phạm vi thế giới thì cũng khơng tìm được một nước nào đi theo con
đường thể chế chính trị này. Tuy nhiên kể từ sau thế chiến thứ II, và đặc biệt là
vào những năm đầu thế kỉ XX, mô hình nhà nước phúc lợi Bắc Âu được người
dân Việt Nam chú ý, quan tâm rộng rãi. Sở dĩ bởi vì phúc lợi xã hội tại các quốc
gia Bắc Âu thuộc loại cao nhất thế giới, thường đứng đầu các bảng xếp hạng
được thực hiện bởi các tổ chức uy tín liên quan đến những vấn đề phúc lợi xã

hội và an sinh xã hội. Bên cạnh đó mức sống của những quốc gia này cũng
thuộc top đầu trên thế giới. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thể
chế xã hội và kinh tế ở các nước Bắc Âu là cần thiết, giúp các nhà hoạch định
chính sách định hướng rõ ràng hơn cho con đường xã hội chủ nghĩa mà nước ta
đang theo đuổi. Đây cũng chính là lý do em lựa chọn đề tài “Mơ hình Nhà nước
phúc lợi chung ở Bắc Âu và những giá trị tham khảo cho Việt Nam” làm đề tài
tiểu luận của mình với mong muốn đóng góp cái nhìn cụ thể về mơ hình nhà
nước phúc lợi ở các nước Bắc Âu từ đó đem đến những giá trị, những giải pháp
phù hợp cho công cuộc chuyển đổi và tái cấu trúc nền kinh tế và xã hội Việt
Nam.
2. Cơ Sở Lý Luận
2.1. Khái niệm và các thuật ngữ chuyên ngành
Khu vực Bắc Âu (Nordic) theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc là vùng lãnh thổ
bao gồm 5 nước chính gồm: Thụy Điển (Sweden), Phần Lan (Finland), Nauy
(Norway), Đan Mạch (Denmark), và Iceland cùng các vùng lãnh thổ có liên
quan: đảo Greendland, đảo Faroe, Svalbar, Aland. Tuy nhiên trong bài viết này
em chỉ đề cập chủ yếu đến 5 quốc gia chính trên vì kiểu nhà nước phúc lợi Bắc
Âu được chú ý rộng rãi thông qua 5 quốc gia này.


Nhà nước phúc lợi là một hình thức chính phủ trong đó nhà nước bảo vệ và thúc
đẩy phúc lợi kinh tế và xã hội của công dân, dựa trên các nguyên tắc về cơ hội
bình đẳng , phân phối công bằng của cải và trách nhiệm công cộng đối với
những


cơng dân khơng thể tận dụng dự phịng tối thiểu cho một cuộc sống tốt đẹp. Nhà
xã hội học TH Marshall mô tả nhà nước phúc lợi hiện đại là sự kết hợp đặc biệt
giữa dân chủ , phúc lợi và chủ nghĩa tư bản.
2.2. Nội dung

Ngày nay khi nói về các nước Bắc Âu, những hình ảnh về một thiên đường xã
hội dễ dàng hiện ra trước mắt với vơ vàn những phúc lợi đem lại cho người dân.
Chính vì lẽ đó mà nhiều người đã lầm tưởng rằng mơ hình nhà nước Bắc Âu
chính là những nước Xã Hội Chủ Nghĩa nhưng sự thật không phải như vậy.
Thực chất các nước Bắc Âu đang theo mơ hình Dân chủ xã hội, tuy nhiên về vấn
đề kinh tế, xã hội ở nơi đây có nhiều điểm tương đồng với Chủ Nghĩa Xã Hội đã
khiến nhiều người lầm tưởng. Để làm rõ về vấn đề này, Thủ tướng Đan Mạch,
ông Lars Lokke Rasmussen đã từng nói “Tơi biết một vài người Hoa Kỳ thường
liên hệ mơ hình Bắc Âu với Chủ nghĩa Xã hội. Cho nên tôi muốn làm rõ việc
này. Đan Mạch không phải nền kinh tế kế hoạch kiểu Xã hội Chủ nghĩa. Đan
Mạch là một nền kinh tế thị trường”, tại Đại Học Harvard – 2015. Tuy nhiên,
cũng khơng phủ nhận rằng đặc trưng của mơ hình nhà nước Bắc Âu có nhiều
điểm tương đồng với mơ hình Chủ Nghĩa Xã Hội.
Đặc trưng đầu tiên có thể kể đến đó là “Cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ nghĩa
xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại”. Các nước Bắc Âu là gương mặt
quen thuộc trong top đầu bảng xếp hạng về GDP trên thế giới, công lớn phải kể
đến nền công nghiệp phát triển với mũi nhọn là ngành khai thác rừng, khai thác
biển và khai thác dầu khí. Có thể thấy các nước Bắc Âu tiếp giáp với Biển Bắc
về phía Bắc, biển Baltic về phía Nam, chính vì lợi thế đã đem lại nguồn nước
dồi dào đem lại nguồn thủy điện với giá rẻ, bên cạnh đó là đánh bắt cá, đóng tàu,
… đem lại nguồn thu lớn cho nhà nước. Các nước Bắc Âu với địa hình chủ yếu
là đồi núi góp phần phát triển sản xuất gỗ, giấy đem lại nguồn ngoại tệ lớn,…
Tóm lại, với nền đại cơng nghiệp phát triển, đây chính là đặc trưng tiêu biểu cho
nhà nước Chủ Nghĩa Xã Hội.

02


Đặc trưng thứ hai cho thấy điểm tương đồng đó là “Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách
thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao”. Người dân

Bắc Âu luôn được biết đến với năng suất lao động thuộc hàng cao nhất thế giới
Bảng 1. Năng suất lao động các quốc gia Bắc Âu so với thế giới (£/h)
Hạng

Quốc gia

Năng suất lao động
(£/h)

2

Nauy

£39.85

4

Đan Mạch

£28.91

5

Iceland

£28.00

6

Thụy Điển


£26.00

13

Phần Lan

£21.09

Cả 5 quốc gia Bắc Âu đều thuộc top 13 về năng suất lao động. Tuy vậy, giờ làm
việc trung bình của họ khơng cao, điển hình trung bình người Đan Mạch làm
việc 37,5 giờ trong 5 ngày mỗi tuần, bên cạnh đó họ cũng nói khơng với giờ làm
thêm. Mỗi năm họ cũng được nghỉ hè 4 tuần và 1 – 2 tuần nghỉ đơng vì tính chất
thời tiết nơi đó. Chính vì sự thuận lợi trong điều kiện làm việc như vậy, kỷ luật
lao động cao kết quả là mức sống ở các quốc gia Bắc Âu thường cao.
Đặc trưng cuối cùng mà mơ hình nhà nước Bắc Âu có điểm tương đồng với Chủ
Nghĩa Xã Hội là “Chủ nghĩa xã hội giải phóng và phát triển con người tồn
diện”. Có lẽ đối với học sinh, sinh viên điểm thu hút họ nhất về mơ hình Bắc Âu
là hệ thống giáo dục miễn phí hoặc trợ cấp cao, hệ thống y tế cũng được chú
trọng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tự do, toàn diện của mỗi
người. Kết quả là các nước Bắc Âu ln chiếm vị trí cao về chỉ số phát triển con
người.
Bảng 2. Chỉ số phát triển con người (HDI) của các quốc gia Bắc Âu so với thế
giới
Hạng

Quốc gia

HDI


1

Na Uy

0.944

4

Iceland

0.949

7

Thụy Điển

0.945

02


10

Đan Mạch

0.940

11

Phần Lan


0.938

Bộ chỉ số cũng phản ánh một đặc điểm khác của nhà nước phúc lợi là con người
được phát triển nhiều mặt như là tuổi thọ cao, mức thu nhập cao và được giáo
dục.
Đạt nhiều thành tựu là vậy nhưng cũng có ý kiến cho rằng để đạt được thành quả
như vậy là do những cuộc chinh phạt và tích lũy tư bản cao ở các thời kì trước.
Số khác lại cho rằng mơ hình Bắc Âu có nhiều bất cập như là khơng khuyến
khích sản xuất, tồn tại nhiều nhân tố ỷ lại gây nên trì trệ nền kinh tế. Nhưng xét
cho cùng, các nhà khoa học trên thế giới vẫn thừa nhận rằng, mơ hình nhà nước
phúc lợi Bắc Âu là mơ hình đáng mơ ước ở nhiều nước. Bài viết này cũng sẽ chỉ
ra về những thành tựu, những ưu, nhược điểm của mơ hình qua đó rút ra những
giá trị và bài học cho trên con đường hướng đến Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam.
3. Thực trạng chủ đề nghiên cứu
3.1. Những thành tựu


An sinh xã hội, phúc lợi xã hội tốt nhất thế giới

Phúc lợi xã hội nơi đây luôn là giấc mơ với các nước khác trên thế giới, đây
cũng là ngun nhân chính khiến mơ hình nhà nước phúc lợi Bắc Âu nổi tiếng
khắp tồn cầu. Hàng năm, chính phủ các nước đều chi ngân sách rất nhiều hỗ trợ
về y tế, giáo dục,… Nền giáo dục được miễn phí hoặc trợ cấp cao, chiếm từ 3 –
8% GDP của các nước. Bên cạnh đó chăm sóc trẻ em cũng được quan tâm khi
các nước dành khoảng 2 – 3% GDP cho chăm sóc trẻ em, xây dựng trường mẫu
giáo,

02



hệ thống nhà trẻ. Về lĩnh vực y tế và bảo hiểm, các nước Bắc Âu chủ trương
miễn phí khám, chữa bệnh cho phụ nữ có thai và trẻ vị thành niên; quỹ bảo hiểm
cũng chiếm 20 – 30% GDP các nước. Kết quả là tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đạt
mức tập, chỉ 3/1000 ca, tuổi thọ trung bình là 82,3 tuổi. Tỷ lệ thất nghiệp ở các
nước Bắc Âu duy trì ở mức thấp với Nauy (3,97%), Iceland (2,95%), Thụy Điển
(6,84%), Đan Mạch (4,83%), Phần Lan (7,25%) – số liệu vào năm 2019, một
năm trước khi dịch Covid xuất hiện và hồnh hành,… Chính vì những thành quả
tuyệt vời đó được thể hiện thơng qua những con số khiến cho mơ hình nhà nước
Bắc Âu trở nên nổi tiếng và là tấm gương sáng cho các nước khác noi theo.


Xây dựng nên một nhà nước dân chủ, cơng bằng, bình đẳng

Cơng bằng, bình đẳng tưởng chừng là điều khó đạt được trong thế giới ngày nay
khi đa số các nước trên thế giới đều theo chủ nghĩa tư bản. Thế nhưng ở các
nước Bắc Âu, dân chủ, sự cơng bằng và bình đẳng lại được ưu tiên chú trọng
phát triển. Ở nơi đây, người dân ngày càng tích cực hơn trong khả năng tham gia
vào chính trị. Người dân biết tương đối đầy đủ về những gì Chính Phủ sẽ làm.
Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường ở đây cũng khá lành mạnh, năng động và
được điều tiết vì lợi ích của xã hội, được xây dựng vững chắc và để đối phó với
những khuyết tật của nền kinh tế tồn cầu. Sự phân hóa giàu nghèo ln là bài
tốn khó với tất cả các nhà hoạch định chính sách; thế nhưng ở Bắc Âu sự phân
hóa giàu nghèo lại thấp hơn nhiều.


Khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường, quản lý và phát triển
kinh tế hiện đại, minh bạch

Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn của nền kinh tế thị trường. Chính vì lẽ

đó mà nước ta cũng đã quyết định đi theo con đường này. Tuy nhiên, nền kinh tế
thị trường này vẫn tồn tại nhiều khúc mắc mà điển hình là độc quyền. Thế
nhưng, ở mơ hình Bắc Âu, sự tự do thị trường, sự do trong kinh doanh, bảo vệ
quyền sở hữu tư nhân và thừa nhận vai trò quản lý của nhà nước, đảm bảo sự
phát triển kinh tế đi cùng với các quy tắc công bằng, tự do. Chức năng kinh
doanh gần như được nhường lại cho thị trường, cho tư nhân, đây là điều được
khuyến khích cần áp

05


dụng vì thị trường hoạt động tốt nhất khi tự nó vận hành. Trong khi đó, nhà nước
chỉ với vai trò quản lý, điều khiển, định ra các thể chế, là cơ quan thu thuế và tái
phân phối thu nhập, phúc lợi xã hội.
“Khuyết tật” thứ hai của nền kinh tế thị trường là vấn đề phân hóa giàu nghèo,
các nhà hoạch định chính sách của họ đã chọn một hệ thống kinh tế hỗn hợp làm
giảm khoảng cách giàu nghèo thông qua việc đánh thuế tái phân phối và một
khu vực cơng vững mạnh trong khi vẫn bảo tồn lợi ích của chủ nghĩa tư bản.
Chính phủ các nước thu thuế thơng qua thuế lũy tiến, trong đó những người có
mức thu nhập cao sẽ đóng thuế cao hơn rồi dùng tiền đó để trang trải chi phí
phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục,… Chẳng hạn ở Phần Lan, thuế thu nhập
doanh nghiệp là 20%; thuế thu nhập từ vốn đầu tư từ 30 – 34%; thuế thu nhập
trên tiền lương, tiền công từ 6 – 31,25% theo phương pháp lũy tiến; thuế giá trị
gia tăng là 24%, một mức thuế rất cao thế nhưng nó lại đem lại mức an sinh xã
hội cao và sự bình đẳng trong xã hội.
Một vấn đề khác của kinh tế thị trường đó là tính minh bạch. Tham nhũng hay
lạm quyền luôn là vấn đề nhức nhối với các nước trên thế giới. Nhưng theo chỉ
số nhận thức tham nhũng năm 2019 được thực hiện bởi Tổ Chức Minh Bạch
Quốc Tế, năm nước Bắc Âu đã có thứ hạng cao: Đan Mạch xếp hạng 1, Phần
Lan hạng 3, Thụy Điển hạng 4, Na Uy hạng 7 và cuối cùng là Iceland hạng 11.

Đơn cử như ở Phần Lan, một trong nhữ nguyên tắc cơ bản trong phòng chống
tham nhũng là khơng xem đó là một hiện tượng đơn lẻ, riêng biệt. Ở nước này
khơng có định nghĩa cụ thể về tham nhũng, thay vào đó hành vi tham nhũng
được điều chỉnh trong một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến
pháp, Bộ luật Hự sự và một số bộ luật khác,…Kết quả là theo khảo sát của Ủy
ban châu Âu (EC) vào năm 2017, chỉ có 9% người dân Phần Lan bị ảnh hưởng
bởi tham nhũng trong khi con số này của Châu Âu nói chung là 25%. Yếu tố
tham nhũng nhỏ như vậy lý giải vì sao nhà nước luôn nắm giữ một lượng lớn tài
sản cơng. Qua đó có thể thấy tính ưu việt của mơ hình này trong việc quản lý đất
nước. Tuy vậy, bên cạnh

06


những thành tựu của mơ hình nhà nước phúc lợi này, các nước Bắc Âu cũng đối
mặt với những thách thức, nhược điểm khi vận hành hệ thống như vậy.
3.2. Những nhược điểm, thách thức của nhà nước phúc lợi Bắc Âu
Mơ hình nhà nước phúc lợi Bắc Âu với những chính sách an sinh xã hội, phúc
lợi xã hội hấp dẫn cùng với sự quản lý điều hành của nhà nước đã đem lại sự
thịnh vượng, phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua. Thế nhưng, mơ
hình nào cũng có những mặt trái, mơ hình Bắc Âu cũng không phải ngoại lệ, vẫn
tồn tại những nhược điểm và hạn chế cần được khắc phục:
Một là vấn đề già hóa dân số, đây khơng chỉ là vấn đề của Bắc Âu mà là vấn đề
chung của các nước phát triển, già hóa dân số tăng cao khiến chính phủ phải chi
nhiều ngân sách hơn cho an sinh xã hội, tạo áp lực làm giảm sự phát triển của
nền kinh tế.
Hai là vấn đề người nhập cư, đây là vấn đề chung của Châu Âu. Với chế độ phúc
lợi xã hội hấp dẫn nên rất nhiều người, đặc biệt là người Châu Phi muốn di cư
đến đây với mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng chính vì vậy đã làm gia
tăng gánh nặng thuế vì nhiều người nhập cư đòi hỏi phải chi tiêu cho phúc lợi xã

hội nhiều hơn.
Ba là chi phí phúc lợi xã hội quá cao, gây ra sức ì cho xã hội. Phúc lợi xã hội ở
Bắc Âu bao gồm chi phí cho trợ cấp người tàn tật, thất nghiệp, gia đình, nhà ở, y
tế, giáo dục, lương hưu,…Tổng chi tiêu cho phúc lợi ở các nước chiếm tỷ trọng
khá lớn trong GDP.
Bảng 3. Mức chi tiêu cho xã hội (%GDP) ở các quốc gia Bắc Âu
Quốc gia

Mức chi tiêu cho xã hội (% GDP)

Đan Mạch

28.3

Thụy Điển

25.5

Phần Lan

29.1

Na Uy

25.3

Iceland

17.4


07


Bốn là vấn đề môi trường, các nước Bắc Âu lại là một trong những nước sử
dụng tài nguyên và lượng khí thải cao nhất thế giới. Ước tính họ tiêu thụ trung
bình 32 tấn mỗi năm, gấp bốn lẫn rưỡi so với mức bền vững.
3.3. Nguyên nhân của những thách thức, hạn chế
Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến đó là thuế suất cao. Các khoản chi phí cho
phúc lợi xã hội hầu hết phụ thuộc vào thuế, điển hình là Đan Mạch với 46%
GDP được cung cấp bởi thuế. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của
cá nhân và doanh nghiệp dẫn đến kém sức cạnh tranh hơn. Người dân có xu
hướng khơng muốn làm việc mà ngồi hưởng không các khoản trợ cấp từ chính
phủ. Vì chế độ phúc lợi cao như vậy dễ bị một số người lợi dụng những khoản
lợi ích họ không đáng được hưởng. Đây cũng là nguyên nhân khiến dịng người
nhập cư đổ xơ tới các quốc gia Bắc Âu nói riêng và Châu Âu nói chung.
Vấn nạn tỷ lệ người dân tham gia thị trường lao động ngày càng bị thu hẹp, vấn
đề già hóa một phần do những sinh viên sau khi hưởng chế độ trợ cấp học phí đã
ra nước ngồi làm việc để trốn tránh trách nhiệm thuế trong nước và tiếp tục học
tập và làm việc cho tới khi về hưu mới quay về đất nước và hưởng những đãi
ngộ về chăm sóc y tế dành cho người già. Bên cạnh đó, những người sinh năm
1940 và 1950 đến tuổi nghỉ hưu sẽ làm tăng độ tuổi của những người trên 65
tuổi được hưởng lương hưu. Nếu khơng có những biện pháp khắc phục sự mất
cân bằng này, nhà nước phúc lợi sẽ không bền vững về mặt tài chính.
Đối với vấn đề mơi trường, ý thức bảo vệ môi trường của họ cũng tương đối cao
khi khơng khí của họ trong lành, cơng viên khơng có rác nên cơng việc thu gom
rác tương đối nhàn. Thế nhưng, nhập khẩu carbon lại là nguyên nhân chính
khiến

07



môi trường là thách thức đôi với họ, hậu quả là các nước này rơi xuống cuối
bảng Chỉ số phát triển bền vững, mà xuất phát từ việc tiêu thụ lượng lớn thịt,
nhựa, xe hơi và gây ra thảm họa sinh thái.
4. Một số giá trị tham khảo, gợi mở cho Việt Nam
Cho dù vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về mơ hình nhà nước phúc lợi Bắc Âu
nhưng thực tế về sự phát triển ở đây là không thể chối cãi. Mặt kinh tế và mặt xã
hội ở đây có nhiều điểm tương đồng với chủ nghĩa xã hội nên đã khiến cho
người người có lầm tưởng đây là nhà nước Chủ Nghĩa Xã Hội. Thật khó để phủ
nhận những tương quan này là khơng có cơ sở. Bởi vậy, cũng có thể kết luận
rằng đây chính là hình mẫu lý tưởng nhất để Việt Nam noi theo, có những cái
nhìn và định hướng rõ ràng hơn để hướng đất nước đến với Chủ Nghĩa Xã Hội
hoàn chỉnh. Thế nên, qua phân tích về những ưu nhược điểm của nhà nước phúc
lợi Bắc Âu kể trên, có thể rút ra một vài gợi mở bài học cho Việt Nam như sau:
Một là, tập trung phát triển lĩnh vực tư nhân nhiều hơn để tạo nguồn tích lũy cho
xã hội. Nhiều nguồn tài liệu đã được phân tích và chỉ ra rằng một trong những
yếu tố tạo nên sự thành cơng nơi đây chính là do tích lũy tư bản trong quá khứ.
Tích lũy tư bản ở mức cao mới đem lại nguồn vốn để tái sản xuất xã hội, tái đầu
tư để tạo ra năng suất lao động và lượng của cải lớn. Cần tập trung nguồn lực
đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân, hạn
chế các chi phí giao dịch khơng cần thiết để đẩy nhanh q trình tích lũy tư bản
hơn.
Hai là, củng cố thêm hệ thống pháp lý, ngăn chặn triệt để vấn nạn tham nhũng.
Kinh nghiệm các nước Bắc Âu trong vấn đề ngăn chặn tham nhũng là rất rõ ràng
cho Việt Nam học theo. Tuy nhiên, việc học tập này cũng cần dựa nhiều vào tình
hình thực tế nội tại. Chẳng hạn như các quy định chi công quỹ ở Việt Nam
thường không phù hợp với thục tế và cập nhật chậm so với quá trình thực tế
khiến các công chức trung thực chịu thiệt so với những gì họ bỏ ra. Gợi ý này
vẫn là một câu hỏi mở cho các nhà hoạch định chính sách cân nhắc thêm cho
việc đưa ra quyết định của mình.


09


Ba là, tập trung đầu tư nhiều hơn về giáo dục, y tế, coi con người là trung tâm
của sự phát triển. Hiện nay giáo dục Việt Nam vẫn tồn đọng rất nhiều bất cập mà
thường xuyên xảy ra những tranh cãi. Phần Lan luôn tự hào về hệ thống giáo
dục tốt nhất thế giới. Không bài tập về nhà, hạn chế thi cử, tăng giờ chơi nhưng
vẫn đảm bảo chất lượng sinh viên, đó là một nghịch lý nhưng cần được nghiên
cứu và học hỏi về nền giáo dục này. Bên cạnh đó, chăm sóc y tế, xã hội cũng cần
đảm bảo sự công bằng, chú ý đến những bộ phận yếu thế trong xã hội.
Bốn là, cần nâng cao hệ thống thu thuế, vì đây là xương sống để hệ thống phúc
lợi xã hội hoạt động trơn tru. Cần áp dụng công nghệ kĩ thuật nhiều hơn về hệ
thống thu thuế này, cần tạo ra một app để quản lý chung hệ thống thu thuế toàn
quốc, hạn chế thu thuế trực tiếp để không bị chậm trễ và thất thoát khi thu thuế.
Một hệ thống thuế vững mạnh mới đảm bảo nguồn lực dồi dào cho các chính
sách cơng của nhà nước.
Năm là, vấn đề lịng tin xã hội. Thực tại nước ta, đa số người dân có niềm tin
mãnh liệt vào Đảng và Nhà Nước thế nhưng trốn thuế và tham nhũng vẫn là
những nhúc nhối mà Việt Nam đang đối mặt mà cội nguồn của những vấn nạn
này là một thể chế chính trị cịn yếu. Tại Bắc Âu, họ vẫn sẵn sàng trả mức thuế
cao vì họ tin chính phủ, mức tiền họ bỏ ra sẽ được đáp lại xứng đáng với hệ
thống phúc lợi xã hội tốt. Vậy nên, nâng cao chất lượng thể chế, xây dựng lịng
tin xã hội sẽ đem đến tín hiệu tích cực cho sự phát triển của đất nước trong
tương lai.
5. Kết luận
Nhà nước phúc lợi Bắc Âu với sự thình vượng, đồng đều và các chuẩn mực về
trách nhiệm cá nhân đã tiến đến việc hình thành cơ chế phúc lợi xã hội hào
phóng. Từ những thành tựu ấy, chúng ta có thể đẩy mạnh q trình tìm hiểu
nghiên cứu và áp dụng để hồn thiện cơng cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, khơng chỉ là hình ảnh mà cịn là
cách thức tiến hành. Chúng ta cần nhìn nhận kỹ hơn về thể chế này, qua đó có cơ
hội hé mở được những con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân
ta đang hướng tới.

09


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Happier Citizens
/>(2) Lý Luận Chính Trị
/>(3) OECD
/>(4) Trang Thông Tin Điện Tử – Hội Đồng Lý Luận Trung Ương
/>(5) Trang Thông Tin Điện Tử – Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương
/>(6) Wikipedia tiếng Việt:
/>(7) Wikipedia Tiếng Việt:
vi.wikipedia.org/wiki/Danh_sách_quốc_gia_theo_chỉ_số_phát_triển_con_người
(8) Wikipedia Tiếng Việt
vi.wikipedia.org/wiki/Chỉ_số_nhận_thức_tham_nhũng
(9) Youtube:
/>
09



×