Tải bản đầy đủ (.docx) (187 trang)

THỰC TRẠNG MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ 1-5 TUỔI; KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI TỈNH HẬU GIANG (2013 – 2015) (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 187 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

TRƯƠNG TỶ

THỰC TRẠNG MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Ở TRẺ 1-5 TUỔI; KIẾN THỨC, THỰC HÀNH
PHÒNG CHỐNG BỆNH CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ
VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TẠI TỈNH HẬU GIANG
(2013 – 2015)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Hà Nội – 2021


2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh Tay Chân Miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp, gây ra bởi
nhóm vi rút đường ruột họ Picornaviridae, trong đó phổ biến nhất là
Coxsackievirus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV 71). Đa số các trường hợp
mắc bệnh chỉ biểu hiện bệnh nhẹ và thường khỏi sau 7 - 10 ngày, tuy nhiên một
số trường hợp có thể biểu hiện bệnh trầm trọng, xuất hiện nhiều biến chứng và có
thể dẫn đến tử vong [1], [2], [3], [4].


Tại Việt Nam, hàng năm bệnh vẫn thường xảy ra với số ca mắc từ 10.000
đến 15.000 trường hợp/năm, trong đó khoảng 20 - 30 ca tử vong. Bệnh xảy ra
chủ yếu ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, tập trung ở nhóm tuổi dưới 3
tuổi [5]. Tuy nhiên, từ năm 2011 trở lại đây, cả nước ghi nhận 112.370 trường
hợp mắc bệnh Tay Chân Miệng tại 63 tỉnh thành. Số ca tử vong là 169. Khu vực
phía Nam chiếm 60% số ca mắc và 85,8% số ca tử vong do bệnh Tay Chân
Miệng trong cả nước [6]. Bệnh Tay Chân Miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết
các địa phương trên cả nước, số ca mắc thường tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ
tháng 9 đến tháng 12 [7].
Các trường hợp mắc và tử vong tập trung chủ yếu ở trẻ em, trong đó gần
3/4 số trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Đây là lứa tuổi nhỏ, chưa thể
tự thực hiện các biện pháp phòng bệnh nên sự gia tăng số mắc, tử vong phụ thuộc
nhiều vào kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc trẻ trong việc vệ sinh
phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng. Đặc biệt, bệnh Tay Chân Miệng ở Việt Nam
chủ yếu là do chủng EV71 nên người mắc bệnh dễ xảy ra các biến chứng nặng
như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn đến tử vong [5].
Ngồi ra bệnh cịn lây cho trẻ qua bàn tay của người chăm sóc. Các kết
quả điều tra chỉ ra rằng nhiễm EV71 dễ lây truyền thành dịch, gây ra các vụ
bùng phát lớn và sau đó lắng xuống. Dịch tễ học phân tử của các chủng EV71
được phân lập ở Hoa Kỳ và 5 quốc gia khác đã được Brown và cộng sự mô tả
[8].


3

Mặc dù hoạt động truyền thơng phịng, chống bệnh Tay Chân Miệng trong
thời gian qua đã được quan tâm song hiệu quả trong thực tế còn thấp tỷ lệ mắc
bệnh mới ngày càng tăng, kiến thức của người dân về các biện pháp phòng ngừa
bệnh Tay Chân Miệng còn hạn chế ở mức 50 – 60% [9]. Riêng Hậu Giang là tỉnh
có sự gia tăng số trường hợp bệnh Tay Chân Miệng cao đột biến, đồng thời chưa

có nghiên cứu kiến thức, thực hành của người dân về phòng ngừa bệnh Tay Chân
Miệng cho trẻ em như thế nào? Giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả như thế
nào?. Để trả lời vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Thực trạng mắc
bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ 1 – 5 tuổi; kiến thức, thực hành phòng chống
bệnh của người chăm sóc trẻ và hiệu quả can thiệp tại tỉnh Hậu Giang (2013
– 2015) với mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng mắc bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ 1 – 5 tuổi và kiến thức,
thực hành về phòng, chống bệnh của người chăm sóc trẻ tại tỉnh Hậu Giang năm
2013.
2. Đánh giá hiệu quả giải pháp truyền thông nâng cao kiến thức, thực
hành phòng, chống bệnh của người chăm sóc trẻ tại hai trường mầm non của
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang (2014 – 2015).


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Một số đặc điểm về bệnh Tay Chân Miệng
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế: bệnh Tay Chân Miệng (BTCM) là bệnh
thường gặp ở trẻ em với đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng
và kèm phát ban điển hình ở da, có hoặc khơng có lt miệng. Thơng thường,
phát ban điển hình dạng sẩn mụn nước ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, hoặc
cả lòng bàn tay, bàn chân. Trong một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng
và gây ra các biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện
sớm, điều trị kịp thời [7]. BTCM được ghi nhận lần đầu tiên tại Việt Nam vào
năm 2003. Năm 2008, Bộ Y tế chính thức đưa BTCM vào nhóm các bệnh truyền
nhiễm bắt buộc phải khai báo [10].
BTCM là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do
vi rút đường ruột gây ra. Những vi rút gây ra BTCM thuộc nhóm Enterovirus, họ
Picornaviridae (tên gọi này xuất phát từ pico: rất nhỏ và chứa RNA), họ này gồm

2 giống: Enterovirus và Rhinovirus. Tuy nhiên, hai nhóm tác nhân gây bệnh
thường gặp là CA16 và EV71. Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới
dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lịng bàn tay, lịng
bàn chân, mơng, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nãomàng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện
sớm và xử trí kịp thời.
Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Bệnh lây chủ yếu theo
đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm
bệnh. BTCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía
Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ
tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường
gặp ở trẻ từ 5 tuổi trở xuống, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu
tố sinh hoạt tập thể như trẻ


đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ
lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát [5]. Trong số những bệnh
nhân bị nhiễm EV71 hoặc CA16 có liên quan đến phân tử, độ tuổi dao động từ 6
tháng đến 8 tuổi, với 52 bệnh nhân (87%) dưới 5 tuổi. Có 39 bé trai và 21 bé gái,
tỷ lệ từ 1,9 đến 1 [11].
1.1.1. Đặc điểm về tác nhân gây bệnh
Những vi rút gây ra BTCM thuộc nhóm Enterovirus, họ Picornaviridae, họ
này gồm 2 giống: Enterovirus và Rhinovirus. Đặc điểm chung của các vi rút trong
họ Picornaviridae là hình cầu, đường kính 27 – 30 nm, lớp capsid gồm
60 tiểu đơn vị, khơng có lớp bao ngồi. Bên trong có chứa RNA, là thành phần di
truyền, nhân lên và gây nhiễm của vi rút [12].
Từ năm 1969, những loài enteroviruses mới đã được đặt tên theo số, khởi
đầu từ số 68 và ngày nay đã đến số 109.
Bảng 1.1. Typ huyết thanh (serotype) Enterovirus phân theo loài (species)
A


B

C

Polioviruses

D
1-3

2-8, 10, 12,
Coxsackie A viruses

9

14,16

Coxsackie B viruses

1, 11, 13, 15,
17-22, 24

1-6
1-9, 11-21,

Echoviruses

24-27, 29-34
71, 76, 89-92 69, 73-75, 77-

Enteroviruses


95-96, 99,

68, 70, 94

88,93, 97-98, 102, 104-105,
101,106-107

109

* Nguồn: Theo Solomon, T., và cộng sự (2010), [13]


Dựa theo giải trình tự gen, Enterovirus được chia thành bốn loài: A, B, C và
D. Enterovirus 71 được xếp vào lồi A, sau đó có thể được phân chia nhỏ
hơn thành 11 phân nhóm gen (subgenotypes): A, B (B1 ~ B5) và C (C1 ~
C5).
Trong phịng thí nghiệm, Enterovirus đề kháng với hầu hết các loại
thuốc khử trùng và các chất hịa tan lipid (ví dụ, ether), nhưng chúng nhanh
chóng bị bất hoạt khi sử dụng formaldehyde 0,3%, HCl 0,1N, hoặc clo dư tự
do ở nồng độ 0,3-0,5 ppm. Tuy nhiên, trên thực tế sự hiện diện của các chất
hữu cơ (có trong phân hoặc nước thải) giúp bảo vệ vi rút, vì vậy sự đề kháng
của vi rút có thể cao hơn kết quả nghiên cứu trong phịng thí nghiệm. Các vi
rút mất khả năng lây nhiễm khi đun nóng. Enterovirus có thể bền vững ở nhiệt
độ đơng lạnh trong nhiều thập kỷ, trong nhiều tuần, và ở nhiệt độ phịng trong
vài ngày. Enterovirus có thể được truyền qua đường phân - miệng từ bất kỳ
nước bề mặt hoặc nước ngầm nào như nước cửa sông, nước biển, sông, suối
và nước uống tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp, nước thải đã qua xử lý hoặc
chưa qua xử lý [14]. Enterovirus là tác nhân gây bệnh quan trọng ở người và
thường lây lan qua đường phân - miệng [15].

1.1.2. Đường lây và cơ chế lây truyền
BTCM lây truyền qua đường tiêu hoá: nước uống, bàn tay của trẻ hoặc
của người chăm sóc trẻ, các đồ dùng, đặc biệt là đồ chơi và vật dụng sinh
hoạt hàng ngày như chén, bát, đĩa, thìa, cốc bị nhiễm vi rút từ phân hoặc
dịch nốt phỏng, vết loét hoặc dịch tiết đường hơ hấp, nước bọt. Ngồi ra,
bệnh cũng có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp người - người qua các dịch
tiết đường hô hấp, hạt nước bọt [5]. Một số yếu tố có thể làm gia tăng sự lây
truyền và bùng phát dịch bao gồm: mật độ dân số cao, sống chật chội; điều
kiện vệ sinh kém; thiếu nhà vệ sinh; thiếu hoặc khơng có nước sạch phục vụ
cho sinh hoạt hàng ngày.
Mầm bệnh ra khỏi cơ thể người nhiễm bằng 3 đường: chất tiết hầu
họng, dịch mụn nước, phân và thời gian bài xuất kéo dài đến 11 tuần kể từ
ngày khởi phát [16], [17]. Ở môi trường bên ngoài, EV71 và các enterovirus
khác đã được


phát hiện trong nước bề mặt như nước suối và nước ngầm [14], [15] hoặc tại
các vật dụng trong gia đình (như giường, nắm cửa, các vật dụng khác) của trẻ
mắc bệnh.
Với BTCM, có hai phương thức lây nhiễm chính là kiểu trực tiếp và
gián tiếp. Phương thức lây truyền trực tiếp: là sự chuyển tức khắc tác nhân gây
bệnh từ nguồn bệnh hay ổ chứa đến ngõ vào thích hợp làm q trình nhiễm
trùng ở người có thể xảy ra. Kiểu lây truyền trực tiếp như hơn hít, giao hợp,
giọt nhỏ do ho, hắt hơi. Phương thức lây truyền gián tiếp: là kiểu lây truyền
thống qua các yếu tố chuyên chở như thực phẩm, nước, các vật dụng lây
nhiễm hoặc qua côn trùng. Xác định phương thức lây nhiễm có ý nghĩa quan
trọng trong việc lựa chọn phương pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Phương
thức lây truyền trực tiếp có thể được chặn đứng bằng các biện pháp xử lý
nguồn bệnh, phương thức lây truyền gián tiếp đòi hỏi các biện pháp khác như:
ăn sạch, uống sạch, vệ sinh cá nhân và hoàn cảnh.

Bảng 1.2. Tỷ lệ lây nhiễm EV71 trong các thành viên gia đình
Đối tượng lây nhiễm

Tỷ lệ %

Đối tượng lây nhiễm

Tỷ lệ %

Anh chị em ruột

84,0

Ông bà

28,0

Anh chị em họ

83,0

Cơ, chú (cậu dì)

26,0

Bố mẹ

41,0

Tỷ lệ nhiễm chung


52,0

* Nguồn: Theo Chang L.Y., và cộng sự (2004) [18].

Nghiên cứu theo dõi dọc trong vòng 6 tháng trên 94 hộ gia đình (bao
gồm 433 thành viên) có ít nhất 1 thành viên gia đình có bằng chứng của nhiễm
EV71. Tỷ lệ lây nhiễm EV71 với những người tiếp xúc trong hộ gia đình là
52% (176/339). Tỷ lệ lây nhiễm EV71 ở anh chị em ruột là 84% (70/83); ở
anh chị em họ là 83% (9/23), ở bố mẹ là 41% (72/175); ở ông bà là 28%
(10/36) và ở cô chú là 26% (5/19) [18]. Như vậy, có thể thấy kiểu lây truyền
BTCM là qua cả đường trực tiếp (tiếp xúc gần) và lẫn đường gián tiếp (qua
vật dụng, đồ chơi


nhiễm bẩn). Biện pháp kiểm sốt BTCM do đó cũng phải đa dạng và khó khăn
hơn so với một số bệnh truyền nhiễm chỉ có một kiểu lây truyền duy nhất, ví
dụ cách ly người ốm, rửa tay thường xuyên với xà phòng, tẩy rửa các vật dụng
sinh hoạt, đồ chơi của trẻ, tránh đến những nơi tập trung đông người…
Sự xâm nhập của vi rút vào tế bào vật chủ phụ thuộc vào các thụ thể đặc
hiệu. Có ít nhất là bảy thụ thể đặc hiệu cho các Enterovirus khác nhau đã được
xác định ở người và một thụ thể chức năng, glycoprotein p-selectin ligand-1,
được tìm thấy ở bạch cầu, là đặc hiệu cho EV71. Polisaccarit có nối với acid
sialic, có nhiều trong đường hơ hấp và đường tiêu hóa, tế bào tua, phân tử kết
dính gian bào – 3-grabbing khơng integrin (CD209), được tìm thấy duy nhất
trong tế bào tua ở các mô bạch huyết, cũng đã được xác định [19]. EV71 SKEV006 phát triển trong các tế bào Ltr051 cũng hiệu quả như trong các tế bào
RD. Tế bào Ltr246 cũng có thể hỗ trợ lây nhiễm EV71, nhưng hiệu giá vi rút
cuối cùng xấp xỉ 2,7% so với giá trị thu được trong các tế bào Ltr051 [20];
EV71 đặc biệt gây nhiễm tế bào ruột DLD-1 chứ không phải tế bào tủy K562.
Việc cạn kiệt glycans liên kết O hoặc glycolipid, nhưng không phải glycans

liên kết N, làm giảm đáng kể sự lây nhiễm EV71 của các tế bào DLD-1 [21].
Như vậy, ngõ vào hay đường xâm nhập của enterovirus là đường tiêu hóa,
đường hơ hấp nơi có nhiều thụ thể đặc hiệu với vi rút.
1.1.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Miễn dịch chủ động: cho đến nay chúng ta chưa có vắc - xin để bảo vệ
trẻ chống lại BTCM, vì vậy miễn dịch chủ động ở đây chủ yếu là đáp ứng của
cơ thể khi nhiễm enterovirus. Kết quả từ một nghiên cứu trên 696 đối tượng >
1 tuổi, không mắc TCM, cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm huyết thanh được điều
chỉnh theo tuổi đối với các cá thể trong vòng 1 tuổi là 62,9% đối với CA16 và
42,8% đối với EV71 mà không có sự khác biệt đáng kể về giới tính. Chỉ
12,0% và
27,0% trẻ em từ 1 - 4 tuổi có kháng thể với EV71 và CA16 tương ứng - cho
thấy
88% và 73% trẻ em trong độ tuổi này dễ bị nhiễm bệnh
[22].


Miễn dịch thụ động: có được từ mẹ truyền sang con. Một số nghiên cứu
cho thấy có sự tương quan giữa hiệu giá kháng thể kháng EV71 và CoxA16
giữa phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh của họ (rEV71 = 0,67, rCA16 = 0,56, với
p < 0,05). Tuy nhiên, kháng thể này giảm dần cho đến mức thấp nhất khi trẻ
được 6 đến 11 tháng tuổi, sau đó kháng thể kháng Enterovirus tăng dần để đạt
mức ổn định ở trẻ trên 5 tuổi [23].
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi,
đặc biệt ở nhóm dưới 3 tuổi với mức độ bệnh trầm trọng hơn. Người lớn ít
bị mắc bệnh có thể do đã có kháng thể từ những lần bị nhiễm hoặc mắc bệnh
trước đây.
1.1.4. Nguồn bệnh, thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ lây truyền
Người là vật chủ tự nhiên và duy nhất trong BTCM, do vậy nguồn
truyền nhiễm của BTCM là những người nhiễm enterovirus: người bệnh,

người vừa khỏi bệnh, người mang mầm bệnh không triệu chứng …
Người bệnh và người vừa khỏi bệnh: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, các
enterovirus nhân lên trong các mô bạch huyết của khoang hầu họng (amidan)
và ruột non (mảng Peyer), sau đó đến các hạch bạch huyết khu vực (hạch mạc
treo ruột), gây tình trạng vi rút máu nhẹ. Đa phần nhiễm vi rút được giới hạn ở
đây và khơng gây ra triệu chứng gì. Các Enterovirus thuộc họ Picornaviridae,
đó là những vi rút có kích thước rất nhỏ, chứa RNA. Chúng gây ra các rối
loạn với một loạt các biểu hiện lâm sàng, bao gồm các bệnh về da, nội tạng và
thần kinh. EV71 gây ra các đợt bùng phát lớn của BTCM, thường là ở trẻ em.
Loại vi rút này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1969 mặc dù một phân tích
cho thấy rằng EV71 đã lưu hành ở Hà Lan sớm nhất vào năm 1963 [12].
Trong giai đoạn này, có thể phát hiện được tác nhân gây bệnh ở phân, chất
dịch ngoáy họng, dịch mụn nước của bệnh nhân. Theo một nghiên cứu, tỷ lệ
phân lập được Enterovirus ở bệnh phẩm là dịch ngoáy họng là 49%
(288/592); ở dịch mụn nước là 48% (169/333); ở bệnh nhân khơng có biểu
hiện bóng nước, bệnh phẩm


ngốy họng và phân cho kết quả dương tính với enterovirus là 53% (138/259)
[17]. Như vậy, thời kỳ lây truyền BTCM bắt đầu một vài ngày trước khi phát
bệnh, mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh. Vi rút có thể tiếp tục được bài tiết từ
dịch hầu họng hoặc phân đến sau 2 tuần, cá biệt có thể tới 11 tuần kể từ khi
khởi bệnh [16].
Người mang mầm bệnh không triệu chứng: ngoài người bệnh, một số
lớn các cá nhân khác trong cộng đồng có thể nhiễm Enterovirus nhưng khơng
có bất kỳ triệu chứng nào.
Trong một nghiên cứu hồi cứu tiến hành tại Đài Loan vào năm 1999,
Chang L.Y và cộng sự năm 2002 cho thấy rằng trong tổng số 484 trẻ có huyết
thanh dương tính với EV71, 74% (62 trong số 84) đã phát triển
HFMD/herpangina khi các thành viên trong gia đình mắc HFMD/herpangina,

69% (20 trong số 29) đã phát triển HFMD/herpangina khi khơng tiếp xúc với
gia đình với BTCM/herpangina, nhưng chỉ 16% (58 trên 371) bị
HFMD/herpangina khi tiếp xúc với HFMD/herpangina [24]. Đến năm 20082009, trong nghiên cứu thuần tập tiến cứu, Lee và cộng sự năm 2012 cho một
kết quả khác: trong số những trẻ nhiễm EV71, 29% trường hợp nhiễm EV71 ở
trẻ nhỏ khơng có triệu chứng,
32% mắc bệnh không đặc hiệu và 39% phát triển herpangina/HFMD [25].
Hoặc một nghiên khác tại Phụ Dương (Trung Quốc) năm 2011 khảo sát những
người lớn khỏe mạnh chăm sóc trẻ mắc BTCM ghi nhận 16/32 (chiếm 50%)
những người lớn tiếp xúc gần với trẻ nhiễm EV71 cũng có mẫu phết họng
dương tính với EV71, trong khi đó người lớn chăm sóc những trẻ có xét
nghiệm âm tính với EV71 cũng có kết quả âm tính với EV71 [18].
Ở Việt Nam, theo Trần Như Dương và cộng sự năm 2014, tỷ lệ người
tiếp xúc gần nhiễm vi rút không triệu chứng trong ổ dịch là 48,5% (trong đó tỷ
lệ nhiễm vi rút khơng triệu chứng ở hộ gia đình là 45,9%, ở trường học là
64,3%). Trong những người nhiễm vi rút không triệu chứng, người lớn > 15
tuổi chiếm 66,7%, trẻ em < 5 tuổi chiếm 20,8%. Mặc dù kết quả từ những


nghiên cứu có thể khác nhau (do khác nhau về phương pháp, đối tượng, chọn
mẫu) nhưng đều cho thấy trong dân số có một tỷ lệ những người nhiễm EV71
khơng có triệu chứng hoặc có những biểu hiện khơng điển hình. Những người
nhiễm vi rút khơng có triệu chứng này là nguồn lây nhiễm EV71 tiềm năng
[26].
1.1.5. Triệu chứng bệnh Tay Chân Miệng
Nhiễm Enterovirus gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng, nhưng hai biểu
hiện thường gặp nhất là ở da niêm mạc và nhiễm trùng thần kinh trung ương
[5], [27], [28].
1.1.5.1. Triệu chứng ở da – niêm mạc
Dấu hiệu điển hình của BTCM là sốt nhẹ và phát ban dạng sẩn-mụn
nước trên lòng bàn tay, bàn chân và nhiều sang thương loét ở miệng. Ở trẻ

lớn, biểu hiện của bệnh thường điển hình. Ở trẻ dưới 2 tuổi, hình ảnh phát
ban thường lan rộng hơn và khơng điển hình. Trong vụ dịch một số trẻ có thể
chỉ có viêm họng mụn nước (VHMN) với dấu hiệu đặc trưng là sốt và sự
hiện diện của sang thương loét chủ yếu ở thành sau khoang miệng, lưỡi gà,
amidan, và vòm miệng [18].
Cả BTCM và VHMN là đều do enterovirus A (HEV-A), bao gồm CA
(týp huyết thanh 2-8, 10, 12, 14, 16) và EV71. Các týp enterovirus thường
cùng lưu hành trong các vụ dịch BTCM/VHMN và trên lâm sàng không thể
phân biệt tổn thương da và niêm mạc là do typ vi rút nào. Trong hầu hết các
trường hợp, nhiễm enterovirus cấp tính là lành tính, tự giới hạn. Các tổn
thương ở da khỏi một cách tự nhiên, không để lại sẹo. Vấn đề lâm sàng
thường gặp nhất của bệnh BTCM/VHMN là đau do loét miệng, ăn uống kém
và có thể dẫn đến mất nước. Tuy nhiên, những năm gần đây các vụ dịch
BTCM do EV71 tại Châu Á đã ghi nhận những trường hợp bệnh nghiêm
trọng kèm theo triệu chứng thần kinh trung ương, suy tuần hồn hơ hấp và đơi
khi gây tử vong [29]; Mặc dù bệnh bại liệt hầu hết đã được loại trừ trên toàn
thế giới, nhưng các đợt bùng phát lớn do vi rút EV71 có liên quan đã được
chứng kiến ở các nước Châu Á -


Thái Bình Dương trong 10 năm qua [30], [31]. Ngồi ra, nhiễm Enterovirus
cịn có các biểu hiện khác như nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm dạ dày
ruột, phát ban khơng điển hình do vi rút, và ở trẻ nhỏ là hen phế quản trầm
trọng, viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Hơn 20% người lớn tiếp xúc trong vụ
dịch ở Đài Loan có các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên, và
hơn
50% bị nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng [5], [18], [27], [28].
1.1.5.2. Triệu chứng ở thần kinh trung ương và toàn thân
Triệu chứng thần kinh trung ương: khoảng 10-30% các trường hợp
BTCM do EV71 nhập viện tại châu Á xuất hiện các biến chứng thần kinh

trung ương.
540 (74%) trẻ em bị BTCM nhẹ. 185 (26%) trẻ em nghi ngờ có liên
quan đến thần kinh trung ương và yêu cầu khám dịch não tủy; 102 (55%)
trong số họ có tăng sinh dịch não tủy và 83 (45%) cịn lại có phát hiện dịch
não tủy bình thường. Trong số 102 trẻ bị BTCM có tăng sinh dịch não tủy, 33
(32%) bị viêm não và 3 (3%) bị viêm não liên quan đến suy hô hấp (cả 3
chết). Trong số 273 trẻ em được nuôi cấy EV71 dương tính, 187 (69%) bị
BTCM nhẹ, 34 (13%) có BTCM khơng tăng sinh dịch não tủy và 52 (19%) có
BTCM có tăng sinh dịch não tủy [32]. Trong 773 trẻ em (485 trẻ em trai
[63%]) được tuyển chọn. 540 trẻ em (70%) mắc BTCM nhẹ; 83 (11%) bị
BTCM nặng khơng có biến chứng thần kinh trung ương; 102 (13%) mắc
BTCM với bệnh thần kinh trung ương, 3 trong số đó tử vong [33]. Viêm thân
não, một dạng đặc biệt của viêm não với các dấu hiệu thần kinh điển hình
[34], dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng lớn đến hàng nghìn trẻ em và có 8 ca tử
vong tại Malaysia năm 1998 [35], Tuổi trung bình của bệnh nhân là 2,5 tuổi
(phạm vi, 3 tháng đến 8,2 tuổi). 28 bệnh nhân bị BTCM (68%), và 6 người
mắc bệnh herpangina (15%). Bảy bệnh nhân khác khơng có tổn thương da
hoặc niêm mạc. Ba hội chứng thần kinh được xác định: viêm màng não vô
khuẩn (ở 3 bệnh nhân); viêm não thân não, hoặc viêm não hình thoi (ở 37
bệnh nhân); và liệt mềm cấp tính (ở 4 bệnh nhân), sau đó là


viêm não ở 3 bệnh nhân. Ở 20 bệnh nhân bị viêm não, hội chứng được đặc
trưng bởi giật cơ và run, mất điều hòa hoặc cả hai (bệnh cấp I). 10 bệnh nhân
bị rung giật cơ và liên quan đến thần kinh sọ não (bệnh cấp II). Ở bảy bệnh
nhân, nhiễm trùng thân não gây ra rung giật cơ thống qua, sau đó là suy hơ
hấp khởi phát nhanh, tím tái, tưới máu ngoại vi kém, sốc, hơn mê, mất phản xạ
mắt búp bê và ngừng thở (bệnh cấp III); năm bệnh nhân trong số này chết
trong vòng 12 giờ sau khi nhập viện [5], [27], [28], [36].
Kể từ khi được phát hiện vào năm 1969, EV71 đã được công nhận là

nguyên nhân thường xuyên gây ra các vụ dịch BTCM liên quan đến di chứng
thần kinh nghiêm trọng trong một tỷ lệ nhỏ các trường hợp. Đã có sự gia tăng
đáng kể hoạt động của dịch EV71 trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình
Dương kể từ năm 1997 [37]. Viêm não do EV71 thường là viêm thân não, và
khác với hầu hết các enterovirus khác, thường kèm theo triệu chứng tim mạch
nghiêm trọng. Những triệu chứng này được cho do phù phổi thần kinh, mặc
dù cơ chế này vẫn còn gây tranh cãi.
Một nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, tỉ lệ biến chứng là 47,7% (bệnh
nhân có ít nhất một biểu hiện biến chứng từ nhẹ đến nặng). Các biến chứng
thường gặp là viêm màng não vô khuẩn (36,8%), viêm não (9,1%), liệt mềm
cấp (8,4%), co giật (6%), sốc (2,1%), phù phổi cấp (2,1%), liệt thần kinh sọ
(0,7%), viêm cơ tim (0,2%). Biến chứng có thể xuất hiện rất sớm trong ngày
đầu tiên, nhưng thường từ ngày thứ 2-5, một vài trường hợp muộn hơn vào
ngày 6-8. Nhóm BTCM do EV71 thường có biến chứng nhiều hơn nhóm
khơng phải là EV71 với tỉ suất chênh là 1,57 (1,06-2,33) [38].
Trong số 27 trẻ BTCM nặng được điều trị immunoglobulin tại khoa
Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng II cho thấy trẻ < 3 tuổi là lứa tuổi gặp nhiều nhất
(85,2%). Triệu chứng được ghi nhận đầu tiên của bệnh là sốt (88,9%); giật
mình (96,2%), rung giật cơ (76,9%), da dạng hồng ban (88,9%) là những dấu
hiệu gặp nhiều nhất. Biến chứng thường xảy ra trong vòng 5 ngày đầu của
bệnh


(92,6%) nhất là ngày 2 - 3; Các dấu hiệu mạch nhanh (96,3%), thở nhanh
(77,8%), huyết áp tăng (70,4%) cũng được ghi nhận [39].
Nhận xét trên 538 trẻ BTCM nhập viện cho thấy có đến 91% các trẻ này
chưa đến 36 tháng tuổi. Số trẻ có triệu chứng thần kinh là 448 (83,3%). Trong
số trẻ có triệu chứng thần kinh, 189 trẻ (35,1%) có biến chứng nặng (viêm
màng não, viêm não thân não, viêm não tủy và liệt mềm cấp). Số trẻ có biến
chứng hơ hấp tuần hồn là 90 (16,7%), trong đó 22 trẻ (4,1%) phù phổi và sốc.

Có 16 trẻ tử vong, chiếm tỉ lệ 3%. Sốt là mốc thời gian đáng tin cậy để theo
dõi diễn tiến bệnh. Trẻ bệnh thường bị biến chứng thần kinh vào ngày 2, biến
chứng hơ hấp - tuần hồn vào ngày 3 của sốt. Có 14/16 trẻ tử vong trong vịng
24 giờ sau khi xuất hiện biến chứng hô hấp - tuần hoàn, vào ngày 3 hoặc kể từ
lúc sốt [40].
Ở Việt Nam, biến chứng thần kinh thường gặp là viêm màng não vô
khuẩn chiếm tỷ lệ 36,8%. Các biến chứng thần kinh khác như viêm não, liệt
mềm cấp, liệt thần kinh sọ não chiếm tỷ lệ thấp dưới 10%. 9 trong số 16 bệnh
nhân có hội chứng giống như bại liệt (56%) và 1 trong số 5 bệnh nhân bị viêm
cơ não (20%) có di chứng liên quan đến yếu và teo chân tay. 18 trong số 28
bệnh nhân suy tim phổi sau khi can thiệp vào thần kinh trung ương (64%) bị
yếu và teo chân tay, 17 (61%) phải nuôi bằng ống, và 16 (57%) yêu cầu hỗ trợ
máy thở. Trong số những bệnh nhân được đánh giá tâm lý vận động trẻ bằng
Test Denver II, chậm phát triển thần kinh chỉ được tìm thấy ở 1 trong số 20
bệnh nhân (5%) có liên quan đến thần kinh trung ương nặng và ở 21 trong số
28 bệnh nhân (75%) bị suy tim phổi [41].
Triệu chứng tồn thân: trẻ có thể có các dấu hiệu rối loạn thần kinh
thực vật như vã mồ hôi lạnh, đốm da, nhịp tim nhanh, thở nhanh, tăng huyết
áp và tăng đường huyết, có nguy cơ tiến triển nhanh chóng đến suy tim. Suy
tim cấp tính đã được ghi nhận ở 19% bệnh nhân bị viêm não do enterovirus,
có tỷ lệ tử vong là 77%. Nó khơng phải do viêm cơ tim mà có thể do tổn
thương thần


kinh tim. [42]. Bất thường về biến thiên nhịp tim [43] (là một phương pháp
không xâm lấn đánh giá nguy cơ suy tim) và Troponin I cao [44] là những xét
nghiệm hữu ích, có thể giúp các bác sĩ xác định liệu bệnh nhân có nguy cơ
biến chứng tồn thân nghiêm trọng trước một vài giờ [5], [27], [28].
Nhận xét về 17 bệnh nhi được chẩn đoán BTCM tử vong tại Khoa Hồi
sức và Khoa Nhiễm Thần Kinh Bệnh Viện Nhi Đồng I cho thấy bệnh nhi

BTCM tử vong trong bệnh cảnh kịch phát với sốt cao, mạch nhanh, tổn
thương thần kinh, suy hơ hấp và suy tuần hồn. Biến chứng thần kinh thuờng
xảy ra vào ngày thứ 2 - 3 của bệnh. Khoảng 10 giờ sau nhập viện thì có biến
chứng hơ hấp và khoảng 1 giờ sau khi xảy ra suy hơ hấp thì có biến chứng
suy tuần hồn. Thời gian trung bình từ lúc nhập viện đến lúc tử vong là 25
giờ [45].
1.1.6. Chẩn đoán bệnh Tay Chân Miệng
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế [2], chẩn đoán BTCM dựa vào triệu chứng
lâm sàng, xét nghiệm tác nhân (nếu có điều kiện) và các yếu tố dịch tễ.
Chẩn đoán:
a. Chẩn đoán ca lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học.
- Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc
bệnh trong cùng một thời gian.
- Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lịng bàn tay, lịng bàn
chân, gối, mơng, kèm sốt hoặc khơng.
b. Chẩn đốn xác định: Xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có vi rút gây
bệnh.
Tiên lượng:
BTCM do CA16 thường là một bệnh nhẹ và tự lành sau 7 - 10 ngày mà
không cần điều trị. BTCM gây nên do EV71 cũng có thể gây nên viêm màng
não, viêm não vi rút có thể gây tử vong. Trong các vụ dịch xảy ra ở Malaysia
năm 1997 và ở Đài Loan năm 1998 một số trường hợp viêm não do loại vi rút
này đã tử vong. Các biến chứng khác có thể xảy ra là viêm cơ tim cấp, viêm
phổi…[28].


Biến chứng:
BTCM có thể có các biến chứng về thần kinh (Viêm não, viêm não tủy,
viêm màng não); Biến chứng tim mạch, hô hấp (viêm cơ tim, phù phổi cấp,
tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch)... [5], [27], [28].

1.1.7. Điều trị bệnh Tay Chân Miệng
Nguyên tắc điều trị: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị
hỗ trợ; Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng; Bảo đảm dinh
dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng [5], [28].
1.1.8. Phịng bệnh Tay Chân Miệng
Hiện chưa có vắc - xin phòng bệnh đặc hiệu. Áp dụng các biện pháp
phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực
tiếp với nguồn lây [5].
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phịng (đặc biệt sau khi thay quần áo,
tã lót, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung
dịch khử khuẩn khác.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ
chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
1.2. Một số đặc điểm về dịch tễ học của bệnh Tay Chân Miệng
1.2.1. Tình hình mắc bệnh Tay Chân Miệng trên thế giới
Những vụ dịch BTCM xảy ra từ năm 1969 sau đó liên tục được ghi
nhận ở các quốc gia thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương với chu kỳ 2-3 năm
có một đợt bùng phát. Đến giữa những năm 1990 có thể được phân loại hoặc
là “lành tính” hoặc là “nghiêm trọng” dựa theo biểu hiện lâm sàng [46].
Năm 1973 ở Nhật Bản có 3.269 trường hợp mắc và năm 1978 có 36.301
trường hợp mắc, trong đó có một số trường hợp biểu hiện triệu chứng thần
kinh


trung ương, thậm chí có trường hợp tử vong nhưng biểu hiện lâm sàng của hầu
hết các trường hợp là điển hình của BTCM [47].
Năm 1975, tại Bulgaria ghi nhận sự bùng phát của dịch bệnh với số
trường hợp mắc lớn và một số lượng lớn các trường hợp tử vong, ban đầu

được cho là do bệnh bại liệt hoặc viêm não do các ca bệnh khơng có biểu hiện
điển hình của BTCM, năm 1976 chỉ có một số trường hợp lẻ tẻ mắc bệnh
được phát hiện, năm 1977 không có trường hợp nào nhiễm bệnh [48].
Năm 1978, tại Hungary, chỉ có bốn trường hợp được chẩn đốn là
BTCM
trong số 323 trường hợp nhiễm EV71 [49].
Năm 1997, có 31 trẻ em đã chết trên tổng số 2.628 ca mắc ở bang
Sarawak (Malaysia).
Năm 1998, có một ổ dịch ở Đài Loan được ghi nhận với 90.000 ca mắc
gây bệnh chủ yếu cho trẻ em, trong đó có 320 bệnh nhân nặng và 55 bệnh
nhân tử vong [50]. Năm 1999 có 405 bệnh nhân mắc bệnh nặng, hầu hết đều
từ 5 tuổi trở xuống; bệnh nặng đã được thấy ở tất cả các vùng của hòn đảo.
Các biến chứng bao gồm viêm não, viêm màng não vô khuẩn, phù phổi hoặc
xuất huyết, liệt mềm cấp tính và viêm cơ tim. 78 bệnh nhân tử vong, 71 người
trong số đó (91%) từ 5 tuổi trở xuống. Trong số những bệnh nhân tử vong, 65
(83%) bị phù phổi hoặc xuất huyết mạch vành. Trong số những bệnh nhân
được phân lập vi rút, EV71 có mặt ở 48,7% bệnh nhân ngoại trú mắc BTCM
không biến chứng [51].
Trong năm 2016, tại Singapore có số mắc tích lũy là 39.911 ca, ở Ma
Cao là 3.479 ca, ở Nhật Bản là 61.965 ca [52].
Năm 2007, vụ dịch lớn nhất của BTCM tại Ấn Độ đã diễn ra tại Tây
Bengal (phía Đơng Ấn Độ) làm lây lan ra vùng Kolkata bên cạnh làm cho 380
trẻ mắc.
Năm 2008, tại Trung Quốc, đợt bùng phát dịch bắt đầu từ tháng ba tại
Phụ Dương, An Huy, trong số 6.049 trường hợp được báo cáo từ ngày 1 tháng


3 đến ngày 9 tháng 5 năm 2008, 3.023 (50%) phải nhập viện, 353 (5,8%) nặng
và 22 (0,36%) tử vong. EV71 được xác nhận là mầm bệnh nguyên nhân của
đợt bùng phát [53].

Đến ngày 22 tháng 5 năm 2007, 1.149 trường hợp được xác định theo
định nghĩa này đã được báo cáo bởi hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm quan
trọng của Trung Quốc. Đa số những bệnh nhân này (970, 84,4%) dưới 5 tuổi.
Tỷ lệ mắc cao nhất xảy ra với 540 trường hợp trong tuần thứ 10 của đợt bùng
phát này. 11 trong số các trường hợp BTCM (0,96%) là nặng, có các biến
chứng thần kinh, chẳng hạn như viêm não thân não và viêm màng não vô
khuẩn [54]. Năm 2009, có 17 trẻ em đã chết trong một vụ dịch trong tháng ba
và tháng tư năm 2009 ở tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, làm lây lan
sang tỉnh Hà Nam gây cái chết cho 18 trẻ [55].
Tại Indonesia, nơi mà bệnh thường được gọi là cúm Singapore hoặc
cúm Singapura Singapore, bệnh đã được báo cáo tại khu vực Jakarta, bắt đầu ở
8 trẻ nhỏ. Đến cuối tháng tư, cơ quan y tế tại Jakarta đã cảnh báo các trung
tâm y tế cộng đồng và tiến hành các bước phòng ngừa, bao gồm cả việc sử
dụng các máy quét nhiệt tại các sân bay và tránh đi du lịch đến Singapore [56].
Từ 1 – 31/8 2017, tại Trung Quốc có 173.367 ca mắc BTCM trong đó có
7 trường hợp tử vong. Tỷ lệ mắc BTCM tại Trung Quốc cao nhất trong năm
2014 và thấp nhất là năm 2017. Tương tự ở Nhật Bản, tính đến 6/9/2017, có
263.188 trường hợp mắc BTCM trong đó cao nhất ở tuần 35 với 17.580 ca
mắc… [56].


* Tình hình bệnh Tay Chân Miệng tại khu vực Tây Thái Bình Dương tính
đến tháng 11/2012.
Bảng 1.3. Số ca mắc bệnh Tay Chân Miệng tại một số nước Châu Á
(2011-2012)
Số ca mắc bệnh Tay Chân Miệng
Quốc gia

cộng dồn


Tỉ số
2012/2011

Trung Quốc

Năm 2012
1.774.581

Năm 2011
1.217.768

Hồng Kông

438

358

1,2

1.536

1.058

1,5

Nhật Bản

57.873

321.456


0,2

Triều Tiên

4.600

Singapore

34.942

15.912

2,2

Việt Nam

116.418

Macao

1,5

* Nguồn: Theo số liệu từ báo cáo của WHO (2011) [56]

Bảng 1.3 các nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Macao và Singapore
ghi nhận số mắc tay chân miệng năm 2012 cao hơn cùng kỳ năm 2011. Nhật
Bản số ca mắc tay chân miệng năm 2012 giảm hơn năm 2011.
1.2.2. Tình hình mắc bệnh Tay Chân Miệng tại Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình mắc bệnh Tay Chân Miệng trong cả nước

Trong năm 2005, 764 trẻ em đã được điều trị tại một bệnh viện ở thành
phố Hồ Chí Minh, với chẩn đốn mắc BTCM. Tất cả trẻ nhập học đều được
lấy bệnh phẩm (dịch mụn nước, phân, tăm bông) để phân lập Enterovirus bằng
nuôi cấy tế bào. Kết quả xét nghiệm 411 mẫu bệnh phẩm, có 173 mẫu (42,1%)
phân lập được chủng EV71 và 214 mẫu (52,1%) là CA16. Trong số các
trường hợp nhiễm EV71 được xác định, 51 trường hợp (29,5%) có biến chứng
do bệnh thần kinh cấp tính và 3 trường hợp (1,7%) đã tử vong. EV71 được
phân loại trong suốt cả năm, với thời kỳ phổ biến cao hơn vào tháng 10 đến
tháng 11. Phân tích phát sinh lồi của 23 chủng EV71 cho thấy trong nửa đầu
năm 2005, vi rút thuộc 3


phân nhóm là C1, C4 và một phân nhóm chưa được mơ tả trước đó là C5, đã
lưu hành ở miền Nam Việt Nam. [57].
Theo báo cáo hàng năm của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: năm
2011 có 113.121 trường hợp mắc, 170 ca tử vong, chỉ tính từ tháng 1 năm
2011 đến tháng 9 năm 2011, cả nước đã có 42.673 ca ghi nhận là mắc bệnh và
có 98 ca tử vong [58], [59]. Năm 2012 có 157.654 ca mắc, 45 ca tử vong [60].
Như vậy, số ca mắc BTCM có chiều hướng tăng mạnh trong 3 năm gần
đây (2010 – 2012). Nếu như từ năm 2008 trở về trước, mỗi năm có từ 3000 ca
trở xuống mắc bệnh, thì từ 2010 đến nay con số đó đã tăng gấp từ 3 – 5 lần
mỗi năm.
Nếu như trước đây bệnh chỉ tập trung chủ yếu ở một số tỉnh phía Nam
thì 3 năm gần đây BTCM đã có mặt ở hầu hết 63 tỉnh/thành phố trên cả nước.
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng năm 2011, cả nước ghi nhận
112.370 trường hợp mắc BTCM tại 63 tỉnh thành. Số ca tử vong là 169. Khu
vực phía Nam chiếm 60% số ca mắc và 85,8% số ca tử vong BTCM trong cả
nước [10]. Trong giai đoạn 2005 – 2007, số ca mắc BTCM dưới 3000 ca. Năm
2008, khi BTCM được đưa vào danh sách bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải
khai báo, số ca mắc tăng lên hơn 3 lần so với giai đoạn 2006 – 2007. Tỷ lệ

chết/mắc năm
2005 là 2,95%, trong giai đoạn 2008 – 2011, tỷ lệ này dao động trong khoảng
0,06-0,23 [10].
Bảng 1.4. Tình hình bệnh Tay Chân Miệng của các vùng miền năm 2011
Địa phương
Cả nước
Miền Nam
Miền Trung
Tây Nguyên
Miền Bắc

Số mắc

Mắc/100.000
dân

Số
chết

113.121
70.261
17.116
5.215
20.529

126,4
297,8
145,4
127,4
51,6


170
145
19
3
3

Tỷ lệ
Chết/100.000
chết/mắc
dân
(%)
0,19
0,15
0,43
0,21
0,16
0,11
0,07
0,06
0,01
0,01

Nguồn: Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, (2011) [58]


Qua bảng 1.4 cho thấy Miền Nam với dân số là 33.811.335 người
(chiếm khoảng 30% dân số cả nước), có số mắc BTCM chiếm tới 62,11% của
cả nước (70.261/113.121 ca), số mắc/100.000 dân là 297,8 ca và số chết cũng
chiếm tỷ lệ cao nhất (145/170 ca = 82,86%).

Miền Bắc dân số nhiều hơn Miền Nam (39.820.998 người), số mắc chỉ
chiếm 18% của cả nước (20.529 ca/113.121 ca), số mắc/100.000 dân là thấp
nhất 51,6 ca và số chết cũng chiếm tỷ lệ thấp nhất (3/170 = 1,76%).
Miền Trung xếp thứ 2: số mắc gần bằng Miền Bắc (17.116 ca/113.121
ca = 15,13%), số mắc/100.000 dân là 145,4 ca và số chết đứng thứ 2 (sau
Miền Nam) (19 ca/170 ca = 11,18%).
Khu vực Tây Nguyên đứng thứ 3 cả nước: số mắc là 5215 ca/113121 ca
= 4,6%), số mắc/100.000 dân là 127,4 ca và số chết là 3/170 ca = 1,76%).
Bảng 1.5. Tình hình bệnh Tay Chân Miệng của các vùng miền năm 2012
Địa phương

Số mắc

Mắc/100.000

Chết/100.000

Dân

Số
chết

dân

Tỷ lệ
chết/mắc
(%)

Cả nước


157.654

176,1

45

0,05

0,03

Miền Nam

88.294

261,1

41

0,12

0,05

Tây Nguyên

7.286

177,9

1


0,02

0,01

Miền Trung

17.889

151,9

3

0,03

0,02

Miền Bắc

44.185

111,0

0

-

0,00

(Nguồn: Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, 2012) [61]


Bảng 1.5 thấy, tổng số mắc cả nước là 157.654 ca, tăng 44.533 ca (gấp
1,4 lần) so với năm 2011. Tất cả các miền, khu vực đều tăng cả số tuyệt đối và
chỉ số mắc trên một trăm nghìn dân. Tuy nhiên, số chết đã giảm nhiều, từ 170
ca (2011) xuống còn 45 ca (2012), giảm 125 ca (giảm 3,8 lần) và số ca chết
vẫn chủ yếu tập trung ở các tỉnh Miền Nam.
Năm 2011 có 13/63 tỉnh/thành phố có chỉ số mắc/100.000 dân từ 200 ca
trở lên; năm 2012 tăng lên 24/63 tỉnh/thành phố có chỉ số mắc trên 100.000
dân


từ 200 ca trở lên gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu (696,0); Bắc Kạn (576,1); Đồng
Tháp (478,8); Bến Tre (465,6); Hải Phòng (353,1); Đà Nẵng (346,8); Yên Bái
(340,3); Đồng Nai (336,5); Long An (325,9); Vĩnh Long (318,7); Tây Ninh
(313,5); Bến Tre (312,9); Đồng Nai (297,6); Hồ Bình (288,0); Sóc Trăng
(254,0); Long An (236,8); Bạc Liêu (226,0); Tiền Giang (222,1); Vĩnh Long
(221,4); Kon Tum (218,5); Cà Mau (292,6); Đắk Kắk (288,0); Khánh Hồ
(285,4); Lâm Đồng (260,4); Lào Cai (226,3); Hồ Bình (229,3); Tiền Giang
(223,7); Hậu Giang (222,9); Quảng Ngãi (221,1); Cao Bằng (208,4); Lạng
Sơn (203,5); Quảng Trị (202,6); Vĩnh Phúc (200,3) [58].
1.2.2.2. Tình hình mắc bệnh Tay Chân Miệng tỉnh Hậu Giang
Trong 2 năm 2009 và 2010, số ca mắc BTCM chỉ có 7 và 25 ca bệnh.
Tuy nhiên từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011, số ca mắc đã tăng vọt
lên 1.822 (231,0/100.000 dân). Năm 2012, số ca mắc có giảm nhưng vẫn ở
mức cao 1.712 ca (222,9/100.000 dân) đưa Hậu Giang xếp vào 1 trong 24
tỉnh/thành phố có chỉ số mắc BTCM cao nhất tồn quốc (từ 200 ca
mắc/100.000 dân).
Các trường hợp mắc BTCM trong 4 năm (2009 – 2012) trong tồn tỉnh
Hậu Giang, thì số mắc BTCM cao nhất lần lượt là huyện Vị Thủy, huyện Long
Mỹ, huyện Phụng Hiệp với số ca lần lượt là 1.046, 670 và 649. Mặt khác trong
năm 2012, ba địa phương mắc BTCM cao nhất lần lượt là huyện Vị Thuỷ,

huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh là 467, 335 và 334 (Bảng 1.6).


Bảng 1.6. Tình hình bệnh Tay Chân Miệng tỉnh Hậu Giang (2009-2012)
Địa phương

2009

2010

2011

2012

Chung

Huyện Vị Thuỷ

1

3

545

497

1.046

Huyện Long Mỹ


2

6

432

230

670

Huyện Phụng Hiệp

1

8

305

335

649

Thành phố Vị Thanh

0

2

261


334

597

Huyện Châu Thành A

1

2

98

117

218

Huyện Châu Thành

0

1

100

116

217

Thị xã Ngã Bảy


2

3

88

83

176

Tổng số

7

25

1.829

1.712

3.573

Nguồn số liệu từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang [3]

Năm 2009 – 2012 tỷ lệ BTCM trên 100.000 dân của ba địa phương là
huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh là cao nhất so với
các địa phường còn lại và cao hơn tỷ lệ mắc trung bình của tỉnh Hậu Giang.
Trong năm 2009 và 2010 tỷ lệ mắc BTCM trên 100.000 của tỉnh Hậu Giang
rất thấp so với tỷ lệ mắc BTCM của cả nước lần lượt 0,08 và 2,94.
Năm 2011, địa bàn có tỷ lệ mắc BTCM trên 100.000 cao nhất trong tỉnh

Hậu Giang là huyện Vị Thủy, thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ lần lượt
là 489, 321 và 248; Tương tự năm 2012, địa bàn có tỷ lệ mắc BTCM trên
100.000 cao nhất trong tỉnh Hậu Giang là huyện Vị Thủy, thành phố Vị Thanh
và huyện Phụng Hiệp lần lượt là 446, 411 và 157; Năm 2013, tỷ lệ mắc
BTCM trên 100.000 cao nhất trong tỉnh Hậu Giang là thành phố Vị Thanh,
huyện Vị Thủy, huyện Châu Thành và huyện Phụng Hiệp lần lượt là 159, 142,
88 và 59 (Bảng 1.7).


Bảng 1.7. Tình hình bệnh Tay Chân Miệng trên 100.000 dân của
tỉnh Hậu Giang (năm 2009-2012)
Địa phương
Huyện/TX/TP

Tỷ lệ mắc BTCM trên 100.000 dân
Năm
2009

2010

2011

2012

Huyện Vị Thủy

0,09

2,69


489*

446*

Thành phố Vị Thanh

0,00

2,46

321*

411*

Huyện Phụng Hiệp

0,05

3,75

143

157

Huyện Long Mỹ

0,12

3,45


248*

132

Thị xã Ngã Bảy

0,31

4,66

137

129

Huyện Châu Thành

0,00

1,09

109

126

Huyện Châu Thành A

0,09

1,76


86

103

Tổng số

0,08

2,94

215

201

* Nguồn số liệu từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang [3]

1.3. Một số yếu tố liên quan và kiến thức, thực hành của người chăm sóc
trẻ về phòng, chống bệnh Tay Chân Miệng
1.3.1. Yếu tố gây bệnh
BTCM có tính chất theo mùa ở Châu Á ơn đới với mùa hè cao điểm và
ở Châu Á cận nhiệt đới với các đỉnh vào mùa xuân và mùa thu, nhưng không
phải ở Châu Á nhiệt đới. Các yếu tố nguy cơ đối với BTCM bao gồm vệ sinh,
tuổi tác, giới tính và tiếp xúc xã hội [62]. Theo báo cáo của Viện Pasteur thành
phố Hồ Chí Minh trong số 100 trường hợp mắc BTCM trong năm 2011, có 62
trường hợp do EV71 và 38 trường hợp do Enterovirus khác .


Bảng 1.8. Đặc điểm vi rút học ở các trường hợp bệnh Tay Chân Miệng
Phân bố của tác nhân gây bệnh
Bệnh nặng

Năm

(+) EV71

Tử vong

(+) EV khác

Số lượng

(+) EV71
Số lượng (%)

Số lượng

%

Số lượng

%

2011

1.386

61,1

544

24,0


145

76 (52)

2012

744

66,0

194

17,2

41

35 (85)

2013

493

67,6

111

15,2

21


20 (90)

2014

211

44,9

102

25,0

8

8 (100)

2015

63

20,2

54

17,3

5

3 (60)


* Nguồn: Theo Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh (2016), [63]

EV71 dường như đang nổi lên như một loại Enterovirus hướng thần
kinh độc lực ngày càng quan trọng trong kỷ nguyên tiêu diệt bệnh bại liệt sắp
tới. Vì khơng có tác nhân chống vi rút hiệu quả nào, nên việc phát triển vắc xin để phòng bệnh ban đầu được coi là lựa chọn tốt nhất trong số các chiến
lược kiểm soát EV71 [64]. Việc phát hiện lẻ tẻ phân nhóm C4 vào cuối năm
2014 và sự phân cụm chặt chẽ của các trình tự C4 đó với các trình tự C4 đã
được báo cáo trước đây từ Việt Nam cho thấy rằng, sau khi gây ra đợt bùng
phát lớn vào năm
2011–2012, dẫn đến > 200.000 ca mắc và > 200 ca tử vong, phân nhóm C4
tiếp tục lưu hành ở mức độ lây truyền thấp ở Việt Nam và gây nhiễm trùng
khơng có triệu chứng không đủ nặng để bệnh nhân phải đến bệnh viện [64].
1.3.2. Yếu tố tự nhiên - dân số - xã hội
BTCM ở khu vực phía Nam bắt đầu tăng từ tháng 1, tăng chậm từ tháng
2 cho đến tháng 5. Đặc biệt tăng mạnh vào tháng 6 và tăng đột biến vào các
tháng 7, 8, 9. Số ca tử vong xuất hiện liên tục từ tháng 1 cho đến tháng 7.


×