Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Có ngày mai hay không? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.42 KB, 10 trang )

Có ngày mai hay không? Nói gì với người
lao động trong tình hình khủng hoảng?
Khi nguồn lực tài chính của công ty đã bị cạn kiệt, biện pháp duy
nhất để thoát khỏi khủng hoảng có thể là lòng trung thành và sự
nhiệt tình của nhân viên. Bạn hãy thử suy tính xem liệu nên cứu
cái gì – tiền bạc hay là sự nghiệp kinh doanh? Hãy giữ lấy nhân
sự, để khi phục hồi, công ty của bạn sẽ trở thành một trong
những tên tuổi hàng đầu.

Nhật ký thị trường lao động Vào đầu tháng Mười năm nay,
hàng loạt doanh nghiệp lớn ở Nga đã buộc phải cắt giảm nhân
sự: tổ hợp luyện kim Magnit, tổ hợp giấy Baikal, nhà máy may
Amtel. Nhà máy ô tô Kamaz, Vaz, Gaz chuyển sang chế độ làm
việc bốn ngày/tuần và cho một bộ phận nhân viên nghỉ phép. Sau
ngày 10/10, trên thị trường lao động xuất hiện các thông tin về
việc sa thải nhân viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài
chính. Ngân hàng Matxcơva thông báo cắt giảm nhân viên. Khả
năng cắt giảm nhân viên cũng không bị loại trừ ở ngân hàng “Liên
bang”. Trong lĩnh vực thương mại, theo số liệu của Reuters, công
ty “Paterson” và ALLI cắt giảm khoảng một phần ba nhân viên.
Nhà bán lẻ “Vester” cũng có những động thái tương tự . Theo dự
báo của các chuyên gia, trong mạng lưới bán lẻ, từ nay đến cuối
năm, các công ty có thể cắt giảm tới 40% nhân viên. Đơn vị phát
triển dự án lớn của Nga là Mirax Group cũng đã sa thải bốn nhà
quản trị cấp cao do phải ngừng lại một số dự án đầu tư.
“Eurocement”, nhà sản xuất xi măng lớn nhất Nga đã cắt giảm
tiền lương nhân viên tại hầu hết các bộ phận do lo ngại về sự sụt
giảm giá bán. Bên bờ vực thẳmTheo dự báo của công ty quản lý
AXES, đến cuối năm 2008, việc cắt giảm nhân viên có thể diễn ra
trong khoảng một nửa các công ty của Nga. Ngoài ra, những
người đang giữ được việc làm của mình cũng đang bị mừng hụt,


vì các công ty đang lên kế hoạch “cắt xén” tất cả các khoản chi
phí xã hội và giảm quỹ lương tới 30%. Mong muốn cắt giảm chi
phí cho các chương trình xã hội và đặc biệt là quỹ lương có vẻ tự
nhiên. Tại sao lại phải nuôi những kẻ ăn bám trong khi không có
nguồn tài chính để kinh doanh?Một mặt, giải pháp trên đương
nhiên giúp doanh nghiệp giảm phí tổn. Nhưng mặt khác, việc cắt
giảm không đúng, che giấu thông tin với nhân viên, sự không
thông hiểu của mọi người về kế hoạch hành động của công ty sẽ
dẫn đến những hậu quả to lớn. Phải làm gì ?Quy tắc đầu tiên về
sự giao tiếp trong tình huống khủng hoảng là: không được chờ
đợi, mà phải hành động. Có một điều phải làm: không được để
nhân viên mất phương hướng, họ cần phải có mặt trong kế
hoạch vượt qua khủng hoảng của bạn. Vì vậy tôi đề xuất thực
hiện một số biện pháp khẩn cấp về cách thức đối thoại với nhân
viên. Hơn nữa, các nhân viên cũng đang chờ đợi ở các bạn một
cuộc nói chuyện cởi mở. Hãy tập hợp đội ngũ1. Thành lập đội
“phản ứng nhanh”, trong đó những nhà lãnh đạo hàng đầu của
công ty cần phải có mặt: giám đốc nhân sự, giám đốc quan hệ
công chúng, giám đốc tài chính và có thể có thêm giám đốc kinh
doanh. 2. Hãy báo trước cho nhân viên là “nhóm khủng hoảng”
đã được thành lập và sẽ được thông báo chính thức trong thời
gian tới.3. Hãy chuẩn bị bài diễn văn và công bố trên tất cả các
kênh truyền thông của công ty. Trong thông báo đầu tiên, người
ta trông chờ từ bạn sự nhận diện yếu tố tình huống khủng hoảng
và công bố các biện pháp áp dụng. Thông báo kiểu này được gọi
là thông báo “đối phó”. Thông báo “đối phó” cho phép giảm bớt
phần nào sức nóng của sự sợ hãi trong tập thể - sự thiếu hiểu
biết luôn luôn sinh ra quỷ dữ. Cũng trong thời gian này phải đưa
ra thời điểm để thực hiện kế hoạch hành động và hình thành
thông điệp đến nhân viên.Vào thời gian đầu của cuộc khủng

hoảng tài chính, khi các quyết định “quan trọng” về sự ủng hộ của
các ngân hàng lớn còn chưa rõ ràng, nhân viên của hầu hết công
ty tài chính rơi vào tình trạng hoảng hốt, bộ phận truyền thông nội
bộ của ngân hàng VTB24 đã đưa ra những bước đi khẩn cấp.
Ngay lập tức, phương án làm việc với nhân viên được đệ trình
lên Chủ tịch HDQT Ngân hàng để phê duyệt. Bất chấp tính khẩn
cấp của tình huống, vị Chủ tịch đã tự mình viết lại lời hiệu triệu,
bổ sung vào bài các quan điểm của mình về sự phát triển tình
hình kinh tế đất nước. Cũng trong ngày này, lời hiệu triệu được
đưa lên trang đầu của web site Ngân hàng và gửi cho nhân viên
qua thư điện tử. Bộ phận nhân sự mở đường dây nóng, tại đó,
nhân viên có thể nhận được thông tin đầy đủ về tình hình của
ngân hàng.Phân tích tình huốngĐể đánh dấu những bước đi
chính xác giải quyết vấn đề, ban lãnh đạo công ty và nhóm khủng
hoảng một lần nữa cần đánh giá chi tiết tình huống đang đặt ra.
Cần phải phân tích được sự trầm trọng của khủng hoảng trên thị
trường, khả năng của các đối tác và khách hàng, triển vọng phát
triển tương lai của cuộc khủng hoảng trong phân khúc thị trường
của bạn và đường hướng điều chỉnh công việc kinh doanh.Bộ
phận nhân sự cần phải đánh giá những chi phí nào cần chi cho
nhân viên trong các khía cạnh sau:- Các chương trình xã
hội;- Các hoạt động tập thể;- Đào tạo;- Quỹ

×