Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Dùng lá giang với các món ăn để kháng khuẩn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.81 KB, 5 trang )

Dùng lá giang với các món ăn để
kháng khuẩn














Cây và hoa lá giang
Cây lá giang, hay lá vang có tên khoa học là
Ecdysanthera rosea, họ Apocynaceae. Lá giang là
cây mọc hoang. Nó là dây leo có mủ trắng, lá đơn
mọc đối có vị chua, phiến lá hình trứng. Hoa mọc
thành chùm, màu hồng lợt, 5 cánh đều nhau; đài
hoa hình ống, tràng hình chuông, 5 nhị ngắn,
nhiều noãn. Quả có hai đai. Hạt có chùm lông ở
đỉnh.
Trong quá trình khảo cứu về dược tính của saponin,
Richard Lipkin (Science news 1995) đã thông báo
một số saponin có tính kháng khuẩn. Vì thế chúng ta
không ngạc nhiên khi được biết saponin của lá giang
có tính kháng sinh với các chủng khuẩn Salmonella
typhi và Klebsiella.


Tại sao hay nấu lá giang với thịt gà?
Chất dịch trong ống tiêu hóa con gà có thể chứa vi
khuẩn sinh bệnh thương hàn (Salmonella typhi).
Trong quá trình làm gà, khuẩn này nhiễm qua thịt.
Như vậy thịt gà chưa nấu chín có thể lây bệnh
thương hàn. Để ngừa bệnh, người ta nấu thịt gà với
lá giang.
Ngoài ra, người xưa dùng lá giang trị phong. Ăn thịt
gà bị phong (phải chăng ho do phong hàn, nay gọi là
nhiễm trùng hô hấp). Thêm lá giang để trừ phong.
Đông y gọi là phối ngũ tương úy.
Lá giang thường chỉ nấu canh với cá chốt, cá
lòng tong… mà ít dùng với cá lớn?
Trong một rổ cá, người ta lựa cá lớn đem bán, còn lại
những con cá nhỏ như cá chốt, cá lòng tong, gọi
chung là cá tạp, để bán cho người ít tiền. Người dân
ở thành phố ít biết cá chốt và cá lòng tong vì ít bán ở
các chợ.
Cá nhỏ khó làm sạch ruột, vì vậy nguy cơ nhiễm
trùng đường ruột tăng lên. Lá giang kháng khuẩn,
phối hợp cá chốt với lá giang sẽ không bị tiêu chảy.
Người dân thích ăn cá chốt vì nó tuy nhỏ nhưng thịt
cá săn và ngọt. Cá lòng tong cũng ngọt không kém.
Hai loại cá này ngon và ít dị ứng hơn cá biển.
Ăn lá giang để kháng khuẩn
Nông dân ra đồng làm ruộng, ăn canh chua lá giang
có nhiều lý do:
+ Vật liệu có sẵn trong tầm tay.
+ Làm việc ngoài đồng nắng nóng nên ra mồ hôi
nhiều, khát nước.

+ Canh chua thanh nhiệt, giải khát.
+ Hai vị chua và chát đi đôi có tính thu liễm, cầm mồ
hôi.
+ Ăn uống ở ngoài ruộng khó giữ vệ sinh, dễ nhiễm
khuẩn. Lá giang có tính kháng khuẩn.
Điều cần biết là tránh nấu canh chua trong nồi nhôm.
Nếu dùng nồi nhôm, phải nấu nhanh và ăn ngay.
Chất chua ăn mòn nhôm, nồng độ nhôm trong canh
chua khá cao. Sau 15 phút nấu sôi, lượng nhôm tăng
lên 400 lần. Lượng nhôm cao trong thực phẩm làm
tăng nguy cơ rối loạn trí nhớ, gây chứng trầm cảm và
Alzheimer. Đó là kết quả thử nghiệm với nồi nhôm
chính phẩm; nồi nhôm thứ phẩm hoặc tái sinh còn
độc hại hơn nhiều.
Thịt bò xào lá giang
Nhiều người cho rằng món lá giang của dân nghèo là
không đúng. Trong các nhà hàng cũng có món thịt bò
xào lá giang. Thịt bò xắt mỏng xào với lá giang, nước
cốt dừa, đậu phộng rang giã nhỏ. Món này chua
chua, ngọt ngọt, lại béo ngậy… hết chỗ chê. Sự phối
hợp các vật liệu trong món ăn này cũng có ý nghĩa
của nó: thịt bò bổ dưỡng nhưng khó tiêu, chất chua
giúp tiêu hóa thịt, đậu phộng có protein thực vật, chất
béo, nước cốt dừa làm tăng khẩu vị.

×