Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

DE KIEM TRA HOC KI I 12 GDTX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.51 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG TRUNG TÂM GDTX TP HẢI DƯƠNG. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề kiểm tra gồm: 01 trang). Đề bài Câu 1: (4 điểm) 1. Nêu phương pháp hóa học để giải quyết các vấn đề sau: a, Khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu. Biết mùi tanh của cá là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. b, Rửa lọ đựng dung dịch anilin. 2. Trình bày cách nhận biết 3 chất lỏng đựng trong các lọ riêng biệt sau: glucozơ, tinh bột, lòng trắng trứng. 3. Nêu khái niệm polime. Dựa theo nguồn gốc, có những loại polime nào? Câu 2: (3,5 điểm) Viết PTHH của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có): 1, Trùng ngưng H2N - [CH2]7 - COOH 2, HCOOCH=CH2 + NaOH 3, C2H3COOCH3 + NaOH 4, CH3COOH + C2H5OH 5, Trùng hợp CH2=CH2 6, Thủy phân saccarozơ 7, H2N-CH2-CH2-COOH + HCl Câu 3: (2,5 điểm) Cho 3,6 g Mg tác dụng hoàn toàn với 250 ml dung dịch AgNO3 1M. a, Viết PTHH của phản ứng. b, Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng. ( Ag=108 , Fe=56 , H=1 , Cl=35,5 , N=14, Na=23 , O=16 ).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu. Câu 1 (4đ). Câu 2 (3,5đ) Câu 4 (2,5đ). Đáp án và biểu điểm. Đáp án 1.Mỗi ý đúng HS được 0,75 điểm a, dùng giấm ăn, các amin tác dụng với axit axetic tạo thành muối tan, do đó loại bỏ được amin. b, dùng dung dịch HCl: C6H5NH2 + HCl  C6H5NH3Cl 2. Lấy mẫu thử: 0,25 đ Nhận biết đúng mỗi chất: 0,5đ × 3 chất = 1,5đ 3. Nêu đúng khái niệm polime và phân loại polime: polime tổng hợp, polime thiên nhiên và polime bán tổng hợp. Viết đúng mỗi phản ứng: 0,5đ a, PTHH: Mg + 2AgNO3  Mg(NO3)2 + 2Ag b, Tính mol Mg = 0,15 mol; mol AgNO3 = 0,25 mol (0,25đ) so sánh mol của Mg và AgNO3 thấy Mg còn dư và AgNO3 hết sau phản ứng. (0,25đ) mol Ag = mol AgNO3 = 0,25 mol. Tính khối lượng Ag = 0,25×108=27g (0,25đ) Mol Mg phản ứng = 0,125 mol, còn dư 0,025 mol (0,25đ) Khối lượng Mg = 24×0,025=0,6g (0,25đ) Khối lượng chất rắn sau phản ứng=27,6g (0,25đ). Điểm 1,5. 1,75 0,75 3,5 1,0 1,5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×