Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Dò mạch cảnh xoang hang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.96 KB, 4 trang )

DỊ ĐỘNG MẠCH CẢNH XOANG
HANG
I.

ĐẠI CƯƠNG:
 Thơng trực tiếp động mạch cảnh xoang hang có bản chất do xuất hiện luồng thông trực
tiếp từ động mạch cảnh trong vào trong xoang hang. Bệnh lý này chiếm tỷ lệ cao ở Việt
Nam, do liên quan cơ chế sinh bệnh sau chấn thương do tai nạn giao thông hoặc tai nạn
sinh hoạt.


Các phương pháp điều trị thông động mạch cảnh xoang hang được cải tiến và đem lại
nhiều tiến bộ vượt bậc trong những năm qua, giúp thay đổi hoàn toàn tiên lượng
bệnh.Các phương pháp điều trị cũ, nhiều rủi ro, có khả năng biến chứng nguy hiểm đã
được thay thế bởi những phương pháp tiên tiến với tỉ lệ thành công cao, ít biến chứng.

II.

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐỐN:
II.1 LÂM SÀNG :
 Biểu hiện bằng các triệu chứng lồi mắt, ù tai, cương tụ kết mạc.
Thông thể trực tiếp thường nặng nề hơn thể gián tiếp.

II.2 CẬN LÂM SÀNG:
 Siêu âm doppler mạch vùng cổ và hốc mắt.
 MSCT sọ não :
• Giãn tĩnh mạch mắt trên.
• Thay đổi các cơ vận nhãn.
• Lồi mắt.
• Tiêm thuốc cản quang thấy xoang hang 2 bên không tương xứng và giãn bên tổn


thương.
 Chụp mạch não số hóa xóa nền ( DSA).

PHÂN LOẠI:


Dựa vào kiểu thơng, vị trí, hình thái tổn thương. Barrow và cộng sự đã đưa ra

bảng phân loại sau:
• Loại A:Thơng trực tiếp động mạch cảnh trong và xoang hang.
• Loại B: Thông gián tiếp giữa các nhánh mang cứng động mạch cảnh trong và xoang hang
(hiếm gặp)


• Loại C: Thông gián tiếp giữa các nhánh cảnh ngồi và xoang hang.
• Loại D:Thơng gián tiếp giữa các nhánh màng cứng của cả động mạch cảnh ngoài và cảnh

trong vào xoang hang.

Tĩnh mạch dẫn lưu:
• Dẫn lưu ra phía trước qua các tĩnh mạch mắt trên mắt dưới,tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch
cảnh.
• Dẫn lưu phía sau qua các tĩnh mạch đá dưới về tĩnh mạch cảnh trong.
• Dẫn lưu phía dưới qua đám rối tĩnh mạch chân bướm, tĩnh mạch cảnh ngồi và đơi khi

tĩnh mạch lỗ trịn lớn và lỗ bầu dục.
• Dẫn lưu sang xoang hang đối bên qua các xoang gian hang và chẩm ngang.
 Phân loại lưu thơng:
• Lưu lượng thơng cao:Tất cả các nhánh động mạch cảnh trong đổ về xoang hang.
Không thấy hiện hình động mạch não khi chụp hình động mạch cảnh bên tổn



thương.
Lưu lương thơng vừa: Chụp động mạch cảnh trong bên tổn thương thấy hiện hình
các động mạch cùng bên kèm dãn tĩnh mạch mắt hoặc tĩnh mạch xoang hang.Các



nhánh động mạch ngấm thuốc khơng bằng bên đối diện, lưới mạch máu thưa.
Lưu lượng thơng thấp: Hình các động mạch não hiện hình như bên khơng tổn



thương.
Phân loại mức độ dãn xoang tĩnh mạch hang: Được đo bằng cách so sánh với

đường kính động mạch cảnh trong đoạn sát xoang hang và chia làm 3 mức độ:
• Dãn lớn: >3 lần so với đường kính động mạch cảnh trong.
• Dãn vừa: <3 lần so với đường kính động mạch cảnh trong nhưng >2.
• Dãn vừa: >2 lần so với đường kính động mạch cảnh trong.
III.

ĐIỀU TRỊ:
III.1.Nội khoa:
Điều trị giảm nhẹ triệu chứng.

III.2.Can thiệp nội mạch:
Điều trị khi có triệu chứng hoặc có nguy cơ xuất huyết
 Nút mạch bằng bóng tách rời.
 Nút mạch bằng coil.

Kháng sinh dự phòng:


Mặc dù việc sử dụng kháng sinh dự phòng được ủng hộ bởi nhiều bác sĩ can
thiệp thần kinh nhưng có những nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm trùng chung liên
quan đến can thiệp thần kinh là rất thấp. Riêng quan điểm chúng tôi nên sử dụng
kháng sinh dự phịng vì tình hình thực tế ở Việt Nam thường hay tái sử dụng lại
những dụng cụ đã qua sử dụng và chúng tôi đề xuất sử dụng kháng sinh dự phòng


giống như một cuộc phẫu thuật mở sọ là sử dụng cephazoline 1g trong vòng 1h
trước khi can thiệp.
IV.

THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
A : Nếu

+Bít tắc hồn tồn lỗ thơng.
+Khơng tắc lịng động mạch cảnh trong.

B: Nếu

+Bít tắc hồn tồn lỗ thơng.
+ Gây tắc lịng động mạch cảnh.

C: Khơng gây tắc hồn tồn lỗ thơng nhưng lưu lượng thơng cịn rất nhỏ.Dấu hiệu thể
hiện lưu lượng thơng cịn nhỏ:
+Tĩnh mạch xoang hang hiện hình muộn.
+Có hiện tượng lưu thuốc muộn ở xoang hang.

D: Thất bại : Luồng thơng cịn cao.
Chụp lại mạch máu não kiểm tra khi có triệu chứng.
BIẾN CHỨNG:
1. Liệt vận nhãn thống qua.
2. Nhồi máu não do co thắt động mạch cảnh đoạn mấu giường.
V.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Lei Feng, Philip M. Meyers, Randall T. Higashidaes (2005), Treatment of
Dural
2.

Arteriovenous

Fistulas.

In:

M.B

horowit,

E.l.Levy.

neuroendovascular Surgery. S.Karger. Basel-Switzerland(2005) 160-179.
Harrigan, Mark R., Deveikis,John P (2013). Dural Arteriovenus Fistulas.
In: U.Joseph Schoepf, Handbook of Cerebrovascular Disease and
Neurointerventional Teachnique, second edition, Spinger Science +

3.


Business Media NewYork 2013, pp 603-625.
Stacey Quintero Wolfe and Mohammad Ali Aziz-Sultan (2011), Intracranial
Arteriovenous Fistulae. In Eric M.Deshaies, MD; Christopher S.Eddleman,
MD, PhD; Alan S.Boulos, MD, FACS Handbook of neuroendovascular
Surgery. Thieme New York. Stuttgart 288-300




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×