Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HƯỚNG dẫn điều TRỊ cơn ĐAU QUẶN THẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.52 KB, 2 trang )

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ CƠN ĐAU QUẶN THẬN
Khoa Ngoại Thận – Tiết Niệu 2016
Cơn đau quặn thận khởi phát khi có tình trạng bế tắc đột ngột bên trong đường tiết niệu trên,
bắt đầu kể từ tiểu đài thận – đài thận nhỏ - đài thận chính-bể thận-niệu quản đến miệng niệu quản đổ
vào bàng quang. Bế tắc gây ứ nước làm tăng áp lực đột ngột bên trong hệ thống đài bể thận, tác
động đến mạng thần kinh võ bao thận và niệu quản gây khởi phát cơn đau.
Nguyên nhân gây khởi phát cơn đau thường là do sự di chuyển của sỏi từ thận xuống niệu
quản. Cơn đau khởi phát đột ngột, đau co thắt dữ dội sau đó giảm dần nhưng khơng hết hồn tồn,
bắt đầu từ vùng hông lưng lan ra trước bụng xuống vùng bẹn, bìu, lan đến đầu dương vật. Các triệu
chứng đi kèm: tiểu máu đại thể hoặc vi thể, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, sốt nhiễm trùng niệu.
Đau quặn thận là đau tự nhiên, bệnh nhân nằm yên hoặc thay đổi tư thế thậm chí di chuyển
để giảm cơn đau nhưng vô hiệu. Ngược lại, các trường hợp viêm phúc mạc hoặc viêm ruột thừa,
bệnh nhân muốn nằm im, không muốn đụng đến bụng, bất kỳ một sự thay đổi tư thế đều làm bệnh
nhân rất đau. Do đó khi khám bệnh nên chờ một vài giây để quan sát bệnh nhân, nếu bệnh nhân nằm
yên thì nên nghĩ đến các nguyên nhân khác ngoài cơn đau quặn thận.

ĐIỀU TRỊ:
-

Giảm đau, giảm co thắt.
Kháng viêm nonsteroid như Diclofenac uống, tiêm cơ, tiêm TM có thể kiểm sốt cơn đau

nhanh và hiệu quả. Trong một số trường hợp có thể thêm thuốc giảm đau có nguồn gốc thuốc phiện
như Pethidine hoặc Morphine.
Khuyến cáo diều trị giảm đau của EUA:
Ưu tiên 1: Diclofenac sodium, Indomethacin,Ibuprofen
Ưu tiên 2: Hydromorphine hydrochloride + atropine, Methamizol, Pentazocine, Tramadol.
-

Sốt
Nếu bệnh nhân đau quặn thận do sỏi được xác định trên phim, kèm sốt > 39°C thì nghĩ đến



tình trạng nhiễm trùng do bế tắc. Chỉ định cấy nước tiểu, cấy máu, điều trị kháng sinh và dịch
truyền. Chỉ định dẫn lưu thận nếu sốt không giảm sau vài giờ sử dụng kháng sinh.
- Chỉ định can thiệp:


1. Đau không đáp ứng với thuốc giảm đau, hoặc trong trường hợp lúc đầu đáp ứng với thuốc
giảm đau, sau đó tái phát và khơng đáp ứng với thuốc giảm đau nữa. Chỉ định dẫn lưu thận (đặt
thông jj hoặc mở thận ra da qua da) hoặc điều trị lấy sỏi cấp cứu.
2. Kèm theo sốt, nhiễm trùng.
3. Chức năng thận giảm do sỏi
4. Tình trạng bế tắc > 4 tuần (bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng thận).



×