Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.23 MB, 72 trang )

GV: HÀ THẾ ANH

Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
1. Phương pháp kí hiệu
a) Đối tượng biểu hiện
- Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
- Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
b) Các dạng kí hiệu
- Kí hiệu hình học.
- Kí hiệu chữ.
- Kí hiệu tượng hình.


c) Khả năng biểu hiện
- Vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng (quy mô) của đối tượng.


- Chất lượng của đối tượng.




2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
a) Đối tượng biểu hiện


- Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội.





b) Khả năng biểu hiện
- Hướng di chuyển của đối tượng.
- Khối lượng của đối tượng di chuyển.
- Tốc độ của đối tượng di chuyển.
3. Phương pháp chấm điểm
a) Đối tượng biểu hiện
- Biểu hiện các đối tượng phân bố khơng đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.


b) Khả năng biểu hiện
- Sự phân bố của đối tượng.
- Số lượng của đối tượng.
4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
a) Đối tượng biểu hiện
- Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào
phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.




b) Khả năng biểu hiện
- Số lượng của đối tượng.
- Chất lượng của đối tượng.
- Cơ cấu của đối tượng.
5. Ngồi các phương pháp trên cịn có các phương pháp khác biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản
đồ
- Phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng, phương pháp
nền chất lượng…





Bài 3. Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
I. VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
1. Trong học tập
- Bản đồ là phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện kĩ năng Địa lí.
- Bản đồ là nguồn tri thức và được xem là quyển SGK thứ 2 của người học Địa lí.
2. Trong đời sống
- Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống:
+ Bản đồ chỉ đường.
+ Phục vụ các ngành sản xuất.
+ Sử dụng trong quân sự.
II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, ATLAT TRONG HỌC TẬP
1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ
a) Chọn bản đồ phù hợp với nội dung và mục đích sử dụng
b) Đọc bản đồ
- Xem và hiểu tỉ lệ bản đồ.
- Nghiên cứu kĩ bản chú giải.
c) Xác định phương hướng trên bản đồ
- Dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến.
- Quy ước:
+ Đầu trên kinh tuyến hướng Bắc, dưới hướng Nam.
+ Bên phải vĩ tuyến hướng Đông, trái hướng Tây.
2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat
- Các yếu tố trên bản đồ được biểu hiện độc lập nhưng có mối quan hệ với nhau. Để xác định mối quan hệ
đó cần có kiến thức về địa lí và sử dụng được bản đồ.
Bài 5. Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất
I. KHÁI QUÁT VỀ VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI
1. Vũ Trụ

- Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ thiên hà.
- Thiên hà chứa hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất gọi là Dải Ngân Hà.
2. Hệ Mặt Trời
- Khái niêm: Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.
- Hệ Mặt Trời gồm có:
+ Mặt Trời ở trung tâm.
+ Các thiên thể chuyển động xung quanh: các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, các thiên thạch.
+ Các đám bụi khí.
- Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh
và Hải Vương tinh.


3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
- Vị trí thứ 3 tính từ Mặt Trời trở ra, khoảng cách trung bình từ Mặt Trời đến Trái Đất là 149,6 triệu km.
- Là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có sự sống.
- Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
II. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
1. Sự luân phiên ngày, đêm
- Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
- Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.
- Giờ quốc tế: giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.
- Giờ ở múi bên phải số 0 sớm hơn giờ ở múi bên trái số 0.
- Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
- Kinh tuyến 180 là kinh tuyến đổi ngày quốc tế.



3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
- Lực làm lệch hướng là lực Côriôlit.

- Biểu hiện:
+ Nữa cầu Bắc lệch về bên phải.
+ Nữa cầu Nam lệch về bên trái.



- Nguyên nhân: do Trái Đất tự quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với các vận tốc dài khác nhau ở
các vĩ độ.
- Lực Côriôlit tác động đến sự chuyển động của các khối khí, dịng biển, dịng sông, đường đạn bay trên bề
mặt Trái Đất.
Bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất
I. CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HẰNG NĂM CỦA MẶT TRỜI
- Khái niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng khơng có thật của Mặt Trời diễn ra hằng năm giữa hai chí
tuyến.
- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời
chuyển động.
- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).


- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.
- Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.


- Khu vực khơng có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.
II. CÁC MÙA TRONG NĂM
- Mùa là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên bán cầu Nam và bán cầu Bắc lần lượt
ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo.
- Mùa ở bán cầu Bắc:
+ Mùa xuân: 21/3 đến 22/6

+ Mùa hạ: 22/6 đến 23/9
+ Mùa thu: 23/9 dến 22/12
+ Mùa đông: 22/12 đến 21/3
- Mùa ở bán cầu Nam: ngược lại
III. NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA VÀ THEO VĨ ĐỘ
- Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn
theo mùa và theo vĩ độ.



×