Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

bai giang thuc hanh lai xe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.77 KB, 33 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI 1: TẬP LÁI NGUỘI TẠI CHỔ SỐ NGUỘI ( KHÔNG NỔ MÁY) A. Mục đích Giúp học sinh hiểu biết được cách: - Sử dụng các thiết bị trên xe ôtô - Thực hành các động tác lên xuống xe tư thế ngồi lái và phương pháp lấy trả lái. - Thực hiện các thao tác phối hợp điều khiển như ly hợp ga và cần số. B. Yêu cầu - Biết sử dụng các trang thiết bị trên xe ôtô - Thực hiện được các thao tác lên xuống xe ngồi đúng tư thế lái về các hướng. - Thực hiện các quy trình như khởi hành, đổi số, dừng, đỗ xe. C. Nội dung: I. CÔNG TÁC KIỂM TRA AN TOÀN TRƯỚC KHI LÊN XE.. Trước khi cho xe hoạt động người lái xe phải thực hiện công việc kiểm tra an toàn bao gồm các nội dung : - Kiểm tra mức dầu bôi trơn trong cácte của động cơ qua thước thăm dầu. Nếu thiếu phải bổ sung, chất lượng dầu không đảm bảo thì phải thay dầu . - Mở nắp két nước để kiểm tra làm mát, nếu thiếu phải bổ sung đủ bằng nước sạch . - Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa, nếu thiếu phải bổ sung cho đủ nhu cầu xe hoạt động . - Kiểm tra áp lực hơi của lốp . - Kiểm tra an toàn xung quanh xe và gầm xe … II. THAO TÁC LÊN XUỐNG XE VÀ TƯ THẾ NGỒI LÁI.. 1.Động tác lên xe - Quan sát phía trước và sau xe và tình trạng giao thông xung quanh nếu thấy an toàn mới được lên xe. - Mở cửa xe : Người đứng chếch về hướng tiến của xe về phía sau một góc 45 0 Và cách bậc lên xống khoảng cách đến 40 - 50 cm, tay trái mở cửa của xe và chuyển vào nắm ở thành cửa tay phải nắm vào thành cabin, chân trái bước lên một bước để thu ngắn khoảng cách đưa chân phải đặt lên bàn đạp ga xoay người ngồi vào đệm lái rút chân trái lên đặt vào vị trí chân côn, tay trái đóng cửa và chuyển về nắm vành tay lái. Chú ý : Đưa chân trái, đầu vào cabin mới được đóng cửa sau đó chân phải đặt vào vị trí chân ga. 2. Tư thế ngồi lái : - Tâm người ngồi thẳng với trục lái, mắt nhìn thẳng phía trước, lưng dựa 2/3 phía dưới đệm, hai chân đặt đúng vị trí đã định, đầu gối mở thoái mái, tay cầm đúng vị trí vô lăng, tay trái 9-10 giờ, tay phải 2-3 giờ. - Điều chỉnh ghế sao cho chân đạp hết hành trình của bàn đạp côn, phanh mà còn dư lực. 3. Xuống xe. - Trước khi xuống xe phải quan sát nếu thấy an toàn mới được xuống xe. - Tay trái mở và đẩy cánh cửa, chân trái bước xuống đất, tay trái vịn vào thành cửa đưa người ra xoay nhẹ , rút chân phải bước xuống đất sau đó rút chân phải xuống đất lùi lại một bước, tay trái đóng cửa nhẹ. III. GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN CÁC TRANG THIẾT BỊ TRÊN XE Ô TÔ. 1. Giới thiệu chung:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trên xe ôtô gồm 12 danh mục cơ bản trong buồng lái. 1. Vô lăng lái. 2. Bàn đạp ly hợp. 3. Bàn đạp ga ( Chân ga ). 4. Bàn đạp phanh. 5. Cần điều khiển phân tay. 6. Cần gài số. 7. Khoá điện. 8. Công tắc còi đèn. 9. Công tắc điều khiển gạt mưa. 10. Công tắc đèn, đèn pha, đèn cốt, đèn xin đường và đèn xin vượt. 11. Các loại đồng hồ và đèn báo trong bảng đồng hồ. 12. Một số bộ phận điều khiển khác. 2.Vị trí - Tác dụng - cách sử dụng trong buồng lái. - Vị trí: Đặt bên trái buồng lái. - Tác dụng: Điều khiển hướng chuyển động của ôtô. - Cách sử dụng: Muốn xe đi về hướng nào thì đánh vô lăng về phía đó. * Bàn đạp ly hợp ( Bàn đạp côn ) - Vị trí : Bàn đạp ly hợp bố trí bên trục lái. - Tác dụng: Dùng để cắt nối truyền động từ động cơ đến hệ thống truyền lực. - Cách sử dụng: Dùng lực bàn chân trái, đạp xuống sàn xe một cách dứt khoát,(cắt côn). - Nối côn: Làm ngược lại, nhưng nhã từ từ. * Bàn đạp ga: ( Chân ga). - Bàn đạp ga được bố trí bên phải trục lái. - Tác dụng: Điều khiển hệ thống nhiên liệu làm làm tăng giảm lượng nhiên liệu chế độ làm việc của động cơ. - Cách sử dụng: Dùng chân phải đẻ điều khiển bàn đạp ga khi đạp chân ga xuống làm tăng ga, khi giảm chân ga lên là giảm ga. Chú ý : Khi sử dụng vào bàn đạp ga, phải phù hợp vào số vòng quay của máy, phù hợp với tốc độ của máy tăng ga từ từ. - Trừ trường hợp vù ga xuống số phải cắt côn. * Bàn đạp phanh : - Vị trí : Được đặt trên trục lái.Bên trái bàn đạp ga. - Tác dụng : Điều khiển hệ thống phanh,làm cho xe giảm tốc độ cao, xuống tốc độ thấp hoặc dừng đổ xe. - Cách sử dụng : Dùng bàn chân phải để điều khiển bàn đạp phanh, đạp bàn đạp xuống làm hãm phanh, nới bàn đạp lên là nhả phanh. Chú ý : Điều khiển bốn bánh ăn đều. Giảm bớt tốc độ dùng mũi bàn đạp từ từ. - Đột biến đạp nhanh và mạnh. - Đối với phanh dầu, đạp nháy 2 -3 lần khi bàn đạp phanh có hiệu lực là được..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> * Cần điều khiễn phanh tay. - Vị trí: Cần điều khiễn phanh tay đặt bên phải người lái. - Tác dụng: Phanh tay dùng để giữ cho xe đứng yên trên đường có độ dốc nhất định .Khi dừng xe hoặc đỗ xe hoặc hỗ trợ cho phanh chân khi cần thiết. - Cách sử dụng: Dùng tay phải kéo về phía sau hết hành trình( phanh xe) + Nhả phanh: Bóp hãm chốt cần phanh đẩy về phía trước hết hành trình. Chú ý: Khi xe đang chạy không được kéo phanh “ trừ trường hợp đột biến xảy ra để hỗ trợ phanh chân”. * Cần gài số: - Vị trí: Đặt bên phải người lái. - Tác dụng: Dùng để điều khiển các cặp bánh răng trong hộp số làm thay đổi tốc độ xe chuyển động lùi . - Cách sử dụng: Dùng bàn tay áp sát lên quả nắm( tay phải). - Dùng lực cánh tay và lực bàn tay đi về số. Chú ý: Không được ép số, không được đi số khi chưa cắt côn. * Khoá điện: - Vị trí: Đặt ở bên phải bên võ trục lái, hoặc đặt bên thành bảng đồng hồ phía trước mặt người lái. - Tác dụng: Đóng mở các mạch điện của xe và dùng để khởi động động cơ. - Cách sử dụng: khoá điện thường có 4 nấc. + Nấc 0: - Vị trí cách điện. + Nấc 1: - Cấp điện hạn chế cho radio casset, bảng đồng hồ. + Nấc 2: - Cấp điện cho các thiết bị trên xe ôtô + Nấc 3: - Khởi động, động cơ nỗ “chìa khoá tự động quay về nấc 2”. * Công tắc còi điện: - Vị trí : Nằm ở tâm vành vô lăng lái hoặc ở gần vành vô lăng lái. - Tác dụng : Còi để phát ra âm thanh đẻ báo hiệu cho người và phương tiện tham gia giao thông biết có xe ôtô đang chuyển động tới gần. - Cách sử dụng : ấn xuống còi kêu, nhã ra còi hết kêu. * Công tắc điều khiển gạt mưa. - Vị trí: nằm bên phải bên trục vô lăng lái. - Tác dụng: Dùng để gạt nước bám trên mặt kính, khi trời mưa hoặc sương mù hoặc khi kính chắn gió bị mờ. - Cách sử dụng: Công tắc này thường có 4 nấc. + Nấc 0: - Ngừng gạt. + Nấc 1: - Gạt từng lần một. + Nấc 2: - Gạt chậm. + Nấc 3: - Gạt nhanh. Chú ý: Có thể kéo công tắc gạt nước lên phía trên để điều khiển phụ nước rửa kính. * Công tắc đèn: “đèn pha, cốt, đèn xi nhan và đèn xin đường”. - Vị trí: Bố trí bên lái trục vô lăng lái. - Tác dụng: Dùng để bật hoặc tắt các loại đèn trên xe ôtô như đèn pha, cốt và các loại đèn chiếu sáng. - Cách sử dụng:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> a. Điều kiện đèn pha cốt: + Nấc 0: Tất cả các loại đèn tắt. + Nấc 1: Bật sáng đèn kích thước, đèn hậu, đèn chiếu sáng đồng hồ. + Nấc 2: Bật sáng đèn pha (đèn cốt) và những đèn phụ trên. b. Điều khiễn đèn xin đường : Khi thay đổi hướng chuyển động hoặc dừng xe cần gạt công tắc phía dưới để xin đường. Rẽ phải hoặc rẽ trái đèn báo sẽ hiện thị trên bản đồng hồ nhấp nháy theo chiều mũi tên. c. Điều khiễn đèn xin vượt: - Khi muốn vượt xe cần gạt công tắc đèn lên, xuống về phải vô lăng lái liên tục đẻ nháy đèn pha báo hiệu xin vượt. * Các loại đồng hồ và đèn báo trong bảng đồng hồ. - Vị trí trước mặt người lái. - Tác dụng: Báo hiệu cho người lái xe biết tình trạng hoạt động của xe ôtô trong điều kiện xấu để sửa chửa khắc phục. - Cách sử dụng: a. Đồng hồ tốc độ: Biểu thị Km xe ôtô chạy trong 1 giờ, trong đồng hồ có bộ phận hiển thị báo tổng quảng đường xe ôtô đã chạy. b. Đồng hồ đo số vòng quay động cơ (vòng/phút) c. Đồng hồ báo nhiên liệu. d. Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát. e. Đèn phanh( nếu sáng báo hiệu đang hãm phanh hoạc thiếu dầu phanh) f. Đèn báo dầu máy ( nếu sáng báo hiệu tình trạng dầu bôi trơn có vấn đề). g. Đèn cửa xe: ( nếu sáng báo hiệu cửa xe đống chưa chặt) h. Đèn nạp ắc quy ( nếu sáng báo hiệu việc nạp ắc quy có vấn đề). * Một số bộ phận điều khiển khác. - Công tắc điều hoà nhiệt độ - Công tắc Radio - Casset . - Nút để mở đóng cửa kính cửa sổ. - Bộ phận điều khiển mở, cốp sau, cốp trước( capô). - Bộ phận điều khiển mở nắp thùng nhiên liệu. - Bộ phận điều chỉnh vị trí ghế lái, ghế khách. III. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN VẬN HÀNH XE. 1. Khởi hành a. Chuẩn bị trước khi khởi hành. - Tình hình khởi động của các loại đồng hồ. - Kiểm tra hoạt động của hệ thống lái, phanh, côn, gầm, đèn còi, gạt mưa. b. Phương pháp khởi hành xe ở đường bằng : Muốn khởi hành xe được êm dịu, không rung giật phải phối hợp nhịp nhàng, chính xác giữa ly hợp, ga, số.Trình tự khởi hành thực hiện như sau : - Đạp ly hợp. - Gài số 1. - Phát tín hiệu báo đèn hiệu xe chuyển bánh bằng còi, xi nhan trái. - Quan sát : Nhã phanh tay. - Tăng ga từ từ kết hợp nhã côn từ từ cho xe chuyển bánh..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Khi xe chuyển bánh nhã hết ly hợp. c. Khởi hành xe ở đường xuống dốc : - Các bước thao tác giống như khởi hành xe ở đường bằng chỉ khác : nhã ly hợp thì đồng thời nhã phanh tay. d. Khởi hành xe ở dốc lên : - Khác với khởi hành xe ở đường bằng nhã ly hợp cho đến khi thấy máy yếu, xe rung, mới nhã phanh tay và nhã hết ly hợp tăng thêm ga cho xe tiến lên. 2. Thay đổi số a.Vị trí của một số loại xe 1. 3. 5. 1. 3. 5. 2. 4. R. 2. 4. R r. Huyn dai 1T 1,5T ISUZU 1,5T b. Phương pháp điều khiển cần số - Người lái xe đặt lòng bàn tay phải vào núm cần số, dùng lực của cánh tay đưa cần số vào vị trí thích hợp, khi thao tác không được nhìn vào cần số để thao tác, phải dứt khoát, thao tác xong phải đưa tay về vị trí nắm vành vô lăng. c. Thao tác tăng giảm số a. Tăng số : - Tăng ga lấy đà khi đã đủ đà. - Cắt côn, ra số 0, nối côn, cắt côn vào số lên của số cao hơn đồng thời nhã côn tiếp tục tăng ga các số khác cũng tương tự. Chú ý : - Tuỳ điều kiện mặt đường mới được tăng số. - Khi tăng số không được vù ga . - Không được nhìn vào buồng lái hay cần số. - Không được thả hai tay, không được đi số tắt. b. Giảm số : - Trước khi giảm số thì phải giảm ga hoặc rà phanh. - Giảm thứ tự từ số cao đến số thấp. - Cắt côn ra số 0 - Nhã côn đồng thời vù ga. - Nhã côn cắt côn xuống số kề đó. - Nhã côn tăng ga. - Xuống các số khác cũng tương tự. Chú ý : Tuỳ mặt đường mà xuống số, tuỳ vào số cao thấp mà vù ga cho thích hợp. - Không nhìn vào buồng lái và cần số.Không được sử dụng côn đơn. 3. Điều khiển vành tay lái (vô lăng) * Vị trí cầm trên vô lăng : Nếu coi vành vô lăng như chiếc đồng hồ thì tay trái cầm ở vị trí 9h - 10h tay phải cầm ở vị trí 2h - 3h. * Phương pháp điều khiển vô lăng : Khi xe chạy muốn xe đi về hướng nào thì đánh vô lăng về hướng đó..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Lấy lái sang phải : Tay phải kéo tay trái đẩy vành vô lăng sang bên phải, khi tay phải chạm sườn nếu lấy lái tiếp thì nới lỏng tay phải lúc đó tay trái vẫn vuốt lái xuống dưới. Đồng thời chuyển tay phải nắm vào vị trí 9h - 11h tiếp tục lấy lái như vậy cho đến khi nào đủ lái thì thôi. + Lấy lái sang trái : Tay trái kéo tay phải đẩy ngược chiều kim đồng hồ khi tay trái chạm vào sườn nếu muốn lấy lái tiếp thì nới lỏng tay trái lúc đó tay phải vẫn vuốt lái xuống dưới. Đồng thời chuyển tay trái nằm vào vị trí 1h - 3h tiếp tục lấy lái như vậy cho đến khi nào đủ lái. Khi vào vòng cua cần lấy lái nhiều thì các động tác lặp đi lặp lại như trên. Chú ý : - Không bắt ngữa tay. - Không khoá chéo tay. - Không dùng sức mạnh để lấy lái. - Không nắm quá chặt vô lăng. - Không đùn đẩy hoặc lấy lái giật cục. 3. Các sai phạm thường gặp. - Đi ga bị giật cụt. - Nhã côn nhanh bị rung giật. - Dừng xe bị chết máy. - Đổi số côn ga không phù hợp, số bị kêu kẹt nhầm số, thao tác lái xe còn nhìn vào Cabin, bị choạng lái trong khi đổi số. - Khi lấy lái phải, trái bị đùn lái hoặc mốc lái 4. Dừng và đỗ xe. a. Dừng xe : Khi xe đang chạy muốn dừng xe lại, trước hết phải giảm tốc độ phải giảm số đến số 2, quy trình dừng xe được thực hiện như sau : - Phát tín hiệu dừng xe, lái xe về bên phải, giảm ga giảm về số 2, đạp phanh chân khi xe dừng, đạp ly hợp đạp phanh cho xe dừng lại. - Kéo hết phanh tay. - Ra số 0 nhã ly hợp. Chú ý : Đối với trường hợp đặc biệt không cần phải giảm số mà phanh cho xe dừng lại ở bất kỳ số nào. b. Đỗ xe : Sau khi xe đã dừng muốn đỗ xe thì thao tác như sau : - Cho động cơ chạy ga căng ty vài phút để nhiệt độ động cơ giảm nếu máy quá nóng rồi mới ngắt khoá điện, gài số 1 hoặc số lùi, kéo phanh tay, cần thiết chèn xe lại. Chú ý : - Không được rú ga khi tắt máy. - Quan sát đường và biển báo hiệu. - Đậu sát lề theo quy định. - Không gây trở ngại cho giao thông. - Cắt ắc quy đóng kính cửa buồng lái. - Kiểm tra dụng cụ đồ nghề, kiểm tra an toàn trước khi rời xe. .................................................. BÀI 2.TẬP LÁI XE TẠI CHỔ SỐ NÓNG (CÓ NỔ MÁY).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> a. Mục đích : Giúp cho học sinh nắm được : - Biết quy trình khởi động động cơ. - Kết hợp nghe tiếng nổ của động cơ để thực hiện các thao tác đổi số thích hợp. b. Yêu cầu : - Làm được các công việc chuẩn bị kỹ thuật trước khi khởi động động cơ. - Tự khởi động điện động cơ đúng theo quy trình. - Biết phân biệt được tiếng nổ của động cơ, phán đoán đúng tốc độ để phối hợp các thao tác đổi số. c. Nội dung. I.THỰC HÀNH QUY TRÌNH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ. 1. Công tác chuẩn bị a. Công tác chuẩn bị : Kiểm tra nếu thiếu đổ thêm nước, nhiên liệu, dầu nhờn, dung dịch ắc quy. - Kiểm tra và xiết chặt và điều chỉnh hệ thống điện, dây dẫn cao áp, máy phát điện ắc quy. - Tình hình hoàn chĩnh, bên ngoài xe biễn số dụng cụ. b.Phát hành động cơ. + Phát hành động cơ bằng máy khởi động điện. + Ra số 0 kéo chặt phanh tay, chân côn đạp sát sàn mới bật khoá điện để đề cho máy nổ. + Phát hành động cơ bằng máy kéo đẩy trôi dốc. + Những điều cần chú ý khi khởi động máy ( Kiểm tra độ an toàn kéo phanh tay ra số 0 chèn chặt chẽ kiễm tra các hệ thống bôi trơn của động cơ ). II. KẾT HỢP NGHE TIẾNG MÁY ĐỂ THỰC HIỆN CÁC THAO TÁC TĂNG GIẢM SỐ.. 1. Khi máy nổ. - Nghe tiếng máy nổ ở các mức chạy chậm trung bình và lớn. 2. Thực hiện các thao tác tăng giảm số a. Tăng số : Thứ tự từ thấp đến cao. - Số 1 khởi hành xe. - Tăng lên số 2 ga nhẹ đạp côn đồng thời nhã ga tay đưa cần số về số 0 nhã côn, đạp lại vào số 2 nhã côn, ga nhẹ. - Số 3 và số 4 và số 5 cứ tương tự nhưng ga cao dần lên. Chú ý : Đi số càng cao thì lấy đà càng dài và nhã côn càng nhanh. b. Giảm số : Từ cao xuống thấp. - Giảm tốc độ nhã ga. - Cắt côn ra số 0 nối côn lại ngay ra số thấp hơn. - Nhã côn tăng ga. - Xuống các số khác cũng tương tự như trên. c. Những sai phạm thường gặp - Đi số không lấy đà, nhã côn nhanh, giảm số không vù ga hay đi nhầm số, trong khi đi số còn nhìn vào Cabin, cần số, hoặc suy nghĩ chần chừ không dứt khoát. III. ĐIỀU KHIỂN VÔ LĂNG. + Lấy lái sang phải + Lấy lái sang trái.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> .................................................. BÀI 3. TẬP LÁI XE TRONG BÃI PHẲNG a. Mục đích : Hướng dẫn thực hành cho học sinh nắm vững : - Thao tác khởi động và dừng đỗ xe trên bãi phẵng. - Thao tác đổi số xe khi chuyễn động trên bãi. - Chuyễn hướng xe sang bên phải và bên trái và lái cho xe chạy đúng hướng. b. Yêu cầu : - Khởi hành được xe và dừng đỗ xe đúng quy định, thao tác không được chết máy, ít rung giật. - Biết nghe tiếng máy và phán đoán đúng tốc độ phù hợp khi đổi số ở tốc độ chậm và trung bình của mỗi số. - Biết điều khiển xe đi đúng hướng, ổn định tương đối. c. Nội dung : I. THỰC HIỆN CÁC THAO TÁC KHỞI HÀNH, DỪNG XE Ở TRÊN BÃI PHẲNG.. 1. Khởi hành xe. a. Chuẩn bị trước khi khởi hành. - Tình hình hoạt động của các loại đồng hồ. - Kiểm tra hoạt động của hệ thống lái, phanh côn, gầm, đèn, còi, gạt mưa. b. Phương pháp khỡi hành xe ở đường phẵng. Muốn khởi hành xe được êm dịu không chết máy, không rung giật phải phối hợp nhịp nhàng chính xác giữa ly hợp, ga, phanh trình tự khởi hành thực hiện như sau : - Đạp ly hợp. - Gài số 1. - Phát tín hiệu báo hiệu xe chuyển bánh ( bằng còi, xi nhan trái). - Quan sát : Nhả phanh tay. - Tăng ga từ từ kết hợp nhả côn từ từ cho xe chuyển bánh, khi xe chuyển bánh nhả hết ly hợp. c. Khởi hành xe ở đường xuống dốc. - Các bước thao tác giống khi khởi hành xe ở đường bằng chỉ khác : nhả ly hợp đồng thời phải nhả phanh tay. d. Khởi hành xe ở dốc lên : - Khác với khởi hành xe ở đường bằng nhả ly hợp cho đến khi thấy máy yếu, xe rung, mới nhả phanh tay và nhả hết ly hợp tăng thêm ga cho xe tiến lên. 2. Dừng và đỗ xe. a. Dừng xe : Khi xe đang chạy muốn dừng xe lại, trước hết phải giảm tốc độ phải giảm số đến số 2, quy trình dừng xe được thực hiện như sau : - Phát tín hiệu dừng xe, lái xe về bên phải, giảm ga giảm về số 2, đạp phanh chân khi xe dừng, đạp ly hợp đạp phanh cho xe dừng lại. - Kéo hết phanh tay. - Ra số 0 nhả ly hợp. Chú ý : Đối với trường hợp đặc biệt không cần phải giảm số mà phanh cho xe dừng lại ở bất kỳ số nào..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> b. Đỗ xe : Sau khi xe đã dừng muốn đỗ xe thì thao tác như sau : - Cho động cơ chạy ga căng ty vài phút để nhiệt độ động cơ giảm nếu máy quá nóng rồi mới ngắt khoá điện, gài số 1 hoặc số lùi, kéo phanh tay, cần thiết chèn xe lại. Chú ý : - Không được rú ga khi tắt máy. - Quan sát đường và biển báo hiệu. - Đậu sát lề theo quy định. - Không gây trở ngại cho giao thông. - Cắt ắc quy đóng kính cửa buồng lái. - Kiểm tra dụng cụ đồ nghề, kiểm tra an toàn trước khi rời xe. II. THAO TÁC ĐỔI SỐ KHI XE ĐANG CHUYỂN ĐỘNG. 1. Tăng số : - Tăng từ số 1, 2, 3. - Xe đi số 1 tăng ga lấy đà, nhả ga đạp côn, đồng thời ra về số 0 tiếp tục gài số 2. - Nhã côn từ từ đồng thời tăng ga và lần lượt lên số 3 cũng tương tự. 2. Giảm số : - Giảm số từ 3, 2, 1. - Giảm tốc độ cho xe chạy chậm lại. - Đạp côn ra số 0 - Đạp côn, đồng thời gài số thấp hơn đang chạy, nhả côn từ từ. ................................................... BÀI 4. TẬP LÁI XE TRONG HÌNH SỐ 3 VÀ SỐ 8 GHÉP, TIẾN LÙI THEO HÌNH CHỮ CHI a. Mục đích : Hướng dẫn lái xe trên đường vòng hẹp lấy trã lái nhanh và chính xác kết hợp với các thao tác đổi số hình thành được kỹ năng lái xe ôtô. b. Yêu cầu : Sau khi học xong học sinh phải làm được : - Lấy trã lái không đùn, rút, điều khiển xe đi đúng đường ở các cấp số quy định cho từng đoạn, không ép số, ép ga. - Tăng giảm số trong phạm vi và đúng vị trí quy định. c. Nội dung : I. PHƯƠNG PHÁP LÁI XE TRONG HÌNH SỐ 8.. 1.Dựng hình : Lối vào.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Kích thước : Tâm cách tâm 12m. Hạng B. Bán kính vòng nhỏ 3,5m. Vòng lớn 7m. Hạng B. 2. Thao tác thực hiện Cho xe tiến sát các vạch ở vòng tròn phí ngoài với khoảng cách 30 - 50cm. Bám vòng ngoài thực hiện lái xe đi theo hình số 8 sau đó mới đi ra số 3. Thực hiện nguyên lý lấy lái bên nào dùng kính bên đó kiểm tra. 3. Yêu cầu : Xe không đè lên vạch và va cộc tưởng tượng đi đúng yêu cầu kỹ thuật, phối hợp nhịp nhàng đúng thao tác. II. LÁI XE TRONG HÌNH SỐ 3 GHÉP. - Đối với hình số 3 phương pháp thực hiện lái xe giống như hình số 8 chỉ khác là yêu cầu cao hơn.( Phải lấy lái nhanh và trả lái nhanh). Yêu cầu : - Xe không đè lên vạch và va chạm cộc tượng trưng. - Phối hợp nhịp nhàng các thao tác. III. PHƯƠNG PHÁP LÁI XE ÔTÔ HÌNH CHỬ CHI. 1. Dựng hình. B A. D C. B’. A’. E ’. D. C’. E’.  Kích thước hình chử chi thực hành lái xe ôtô tiến và lùi theo loại xe được tính AA’ = 1,5a. A B’ = 1,5b..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trong đó : a : là chiều rộng của xe ôtô. b : là chiều dài của xe ôtô. 2. Phương pháp lái xe ôtô tiến qua hình chử chi - Khi lái xe ôtô tiến qua hình chử chi qua lấy các điểm B ,C’,D là điểm chuẩn. - Khởi hành và cho xe xuất phát vào hình bằng số 1 tốc độ ổn định, cho xe tiến sát vào vạch trái với khoảng cách ( giữa bánh xe và vạch) từ 20 - 30cm. - Khi tấm chắn phía trước đầu xe ngang với điểm B thì từ từ lấy hết lái sang phải. - Khi quan sát đầu xe vừa cân đối với 2 vạch thì từ từ trả lái sang trái đồng thời điều chỉnh cho xe tiến sát vào vạch phải với khoảng cách từ 20 - 30cm.Khi quan sát thấy tấm chắn phía trước đầu xe ngang với điểm C’ thì từ từ lấy lái sang trái, khi đầu xe cân với hai vạch thì từ từ trả lái sang phải, điều chỉnh cho xe tiến sát vạch trái với khoảng cách từ 20 - 30cm. Tiếp tục thao tác như đã trình bày để đưa xe ra khỏi hình. 3. Phương pháp lái xe ôtô lùi qua hình chử chi. Khi lái xe ôtô lù qua hình chử chi lấy các điểm D’, C và B’ làm điểm chuẩn, quan sát gương chiếu hậu để xác định hướng lùi của xe, xác định khoảng cách bước đầu, giữa bánh xe và vạch để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. - Gài số lùi, cho xe chạy ở tốc độ chậm, đồng thời từ từ điều khiển cho xe lùi sát vạch phải với khoảng cách từ 10 - 20cm. Khi quan sát thấy điểm D’ cách bánh xe sau khoảng 20 - 30 cm thì lấy hết lái sang phải đồng thời quan sát gương chiếu hậu trái, để điều chỉnh khoảng cách giữa hai bánh xe và điểm C với khoảng cách từ 10 - 20cm. - Khi điểm C cách bánh xe sau khoảng cách từ 10 - 20cm thì lấy hết lái sang trái. Tiếp tục thao tác như đã trình bày để lùi xe ra khỏi hình. IV.NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM THƯỜNG XẢY RA.. - Cầm lái. Mất hướng lùi. Đánh trả lái đùn không dứt khoát. - Ga không ổn định, sử dụng côn chưa đúng.. ....................................... BÀI 5. TẬP LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG BẰNG a. Mục đích : - Hướng dẫn cho học sinh đi đúng hướng. - Biết phương pháp căn đường và các phần đường. - Phương pháp quan sát, phán đoán và xử lý các tình huống với nội dung : tránh vượt, dừng và đỗ xe. b. Yêu cầu : Sau khi học xong học sinh phải làm được : - Thực hiện thao tác tăng, giảm số ở tốc độ trung bình của các số kết hợp điều khiển xe đi đúng hướng. - Phán đoán và xử lý được các tình huống giao thông đơn giản ( tránh xe, người và chướng ngại vật ). - Điều khiển xe đi đúng phần đường ở các tốc độ trung bình của mỗi số, bảo đảm trật tự an toàn giao thông. c. Nội dung : I. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MẶT ĐƯỜNG, PHÂN CHIA MẶT ĐƯỜNG VÀ ĐIỀU KHIỂN XE ĐI ĐÚNG PHẦN ĐƯỜNG..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1. Xác định mặt đường và phần đường. + Là phương pháp xác định vị trí và đường đi của ôtô đi trên mặt đường. + So sánh vị trí của người lái với điểm chuẩn di chuyển tự chọn trên mặt đường ” Thường lấy điểm trên trục tim đường “. + Nếu lấy vị trí của người lái sát với điểm chuẩn tức là xe đã đi đúng hướng. + Nếu vị trí của người lái lệch về bên nào của điểm chuẩn tức là ôtô đã lệch về bên đó. + Xe ôtô phải chuyển động song song với trục tim đường nếu bị lệch phải chỉnh lại ngay, nếu không xe sẽ lao khỏi đường. 2. Phân chia mặt đường và điều khiển xe đi đúng phần đường ( Căn đường) Khi xe ôtô tránh nhau : - Cần chia đường thành hai phần, chia phần tưởng tượng của mình ra 3 phần bằng nhau và điều khiển xe sao cho tâm của người lái trùng với đường phân chia thứ nhất tính từ tim trục tâm đường. - Khi tránh ổ gà hay chướng ngại vật cần căn đường theo bánh xe bên trái, thường tâm người lái và tâm của vệt bánh xe trước bên trái cách nhau khoảng 1 - 1,5m. II. QUAN SÁT PHÁN ĐOÁN XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG TRÊN ĐƯỜNG BẰNG.. 1.Tránh xe, tránh người và chướng ngai vật. Tránh nhau trên mặt đường hẹp : a. Giảm tốc độ. Cần thiết phải dừng lại nhường đường. b. Khi dừng xe để nhường đường phải đứng ngay ngắn không để chếch đầu hoặc thùng xe ra ngoài. 2. Vượt xe người và súc vật. a. Khi cần thiết phải vượt xe, vượt ở nơi được phép vượt. b. Quan sát phía trước. c. Phát tín hiệu xin vượt bằng còi, đèn. d. Khi xe trước đã bằng lòng nhường đường và đã tránh về bên phải thì tăng tốc độ để vượt lên ‘‘ vượt bên trái ’’. e. Khi đã vượt qua đủ khoảng cách an toàn cho xe bị vượt thì từ từ lái xe về phần đường của mình. Cho xe sau vượt. f. Nếu chưa đủ điều kiện an toàn, giảm tốc độ. h. Đi sát lề đường bên phải cho đến khi xe sau đã vượt qua không gây cản trở cho xe xin vượt. 3. Dừng đỗ xe trên đường. Khi cần dừng xe thao tác như sau : - Khi còn khoảng cách chổ dừng 30 - 50m giảm tốc độ phát tín hiệu xin đường dừng xe, bật xin nhan phải về số 2. - Lái xe vào vị trí dừng, đạp nhẹ phanh ( rà phanh không cắt côn ). - Về số 2 đạp côn cho xe sát lề đường đạp phanh cho xe dừng, kéo phanh tay, ra số 0. Chú ý : Quan sát trước khi mở cửa và xuống xe, cấm dừng ở những nơi không được phép dừng theo luật..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> III. THỰC HÀNH THAO TÁC ĐỔI SỐ KẾT HỢP ĐIỀU KHIỂN XE XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG.. 1. Tăng số : Tăng từ số 1 đến số 5 theo thứ tự từ thấp đến cao. 2. Giảm số : Giảm từ số 5 đến số 1 theo thứ tự từ cao xuống thấp. Chú ý : - Mặt đường mưa dễ trượt sương mù. - Nơi giao nhau đường không ưu tiên ngã ba, ngã tư. - Nơi đông người ,đông dân, trường tiểu học trẻ em chạy qua đường. - Quan sát báo hiệu hệ thống đường bộ để triệt để chấp hành. - Sử dụng tốc đọ phù hợp với mặt đường đúng luật. 3. Các thiếu sót chủ yếu : - Khởi hành xe rung giật. - Tăng giảm số : Kết hợp côn, ga , số chưa thuần phục sẽ dễ bị choạng lái. - Hay bị bất ngờ khi gặp tình hống xử lý lúng túng. ( Khi giảm số tốc độ còn lớn đồng thời nhả côn nhanh dẫn đến sự chuyển động của xe yếu ). .......................... . ............................ BÀI 6. TẬP LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG TRUNG DU,ĐÈO NÚI a. Mục tiêu : Giúp cho học sinh biết : - Thực hành thao tác khi xe vào đường vòng và lên xuống dốc. - Thực hành đổi số ngang dốc. - Thực hành dừng xe đúng mục tiêu và khởi hành xe ngang dốc. - Phán doán xử lý và thực hiện biện pháp an toàn khi xe chạy trên đường đèo núi. b. Yêu cầu : - Nhận thức và thực hiện được những biện pháp an toàn cần thiết khi lái xe trên đường vòng và đèo dốc. - Thực hiện các thao tác đổi số trên đường dốc, sử dụng phanh khống chế tốc độ khi xe xuống dốc. - Khởi hành xe ngang dốc đúng quy trình thao tác. c. Nội dung : I. LÁI XE VÀO ĐƯỜNG VÒNG TRÊN ĐƯỜNG TRUNG DU MIỀN NÚI.. - Giảm tốc độ, cần thiết về số chậm. - Quan sát phán đoán chiều rộng của đường. - Nháy đèn xin đường nếu có xe ngược chiều. - Nhường đường cho xe khác vào gần đường vòng. - Tăng cường quan sát chướng ngại vật. - Báo hiệu bằng còi. - Thực hiện quay vòng với tốc độ phù hợp với bán kính quay vòng.Nếu cua trái bàn đạp ga quá tim đường.Nếu cua phải bàn đạp ga vừa đến tim dường. II. THAO TÁC PHỐI HỢP ĐỔI SỐ TRÊN ĐƯỜNG DỐC.. 1. Thay đổi số khi lái xe lên dốc. a. Lái xe lên dốc cao. - Chọn số phù hợp với tốc độ dốc số 1 hoặc dốc số 2..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Điều khiển chân ga cho xe từ từ lên dốc. - Khi lên gần đỉnh dốc, giảm tốc độ báo hiệu đi sát về bên phải. - b. Lái xe lên dốc trung bình. - Tăng tốc lấy đà tới giữa dốc thì về số. - Nếu yếu đà nới bàn đạp ga và xuống số tắt đối với động cơ dầu. c. Lái xe lên dốc thấp. - Tăng tốc lấy đà trước khi đến chân dốc để vượt dốc. 2. Đổi số khi xuống dốc. + Quan sát, xác định độ dốc, tình trạng mặt đường để chọn số thích hợp. - Độ dốc thấp : dùng số cao ga nhẹ. - Độ dốc cao : Về số thấp kết hợp phanh, phối hợp để khống chế tốc độ. - Xuống dốc dài : Tuỳ theo độ dốc để về số cho phù hợp sử dụng phanh động cơ, phanh chân dùng để hỗ trợ. Chú ý :Khi chạy xe trên đường dốc phải giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe. + Lên dốc đề phòng xe trước tụt dốc. + Xuống dốc đề phòng xe sau mất phanh. + Không được chạy số 0 khi xe đang xuống dốc. III. DỪNG XE ĐÚNG MỤC TIÊU VÀ KHỞI HÀNH XE NGANG DỐC.. 1. Dừng xe đúng mục tiêu Chọn mục tiêu, giảm tốc độ, phát tín hiệu đèn về số thấp ( số 1 hoặc sô 2 ) đạp đỡ côn khi đầu xe ngang mục tiêu đạp hết côn và dùng phanh chân cho xe dừng hẳn lại. 2. Khởi hành ngang dốc a. Khởi hành ngang dốc : - Tăng ga đồng thời nhả côn từ từ cho đến khi côn có tầm ép thì nhả phanh tay tăng ga và tiếp tục nhả côn từ từ cho đến khi xe chuyển động nhanh. b. Khởi hành xe xuống dốc : - Đạp phanh chân kéo phanh tay. - Đạp côn vào số 1 nhả phanh tay nhả côn đồng thời nhả phanh chân. IV. PHÁN ĐOÁN XỬ LÝ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI XE ĐANG CHẠY TRÊN ĐƯỜNG ĐÈO DỐC.. - Đường bằng tăng cường quan sát ngã 3 ngã 4. - Xuống dốc lên dốc đi số phù hợp với độ dốc làm chủ tốc độ ( Chú ý : Cấm vượt khi lên hoặc xuống dốc ). - Tăng cường quan sát phía trước sau vố độ dốc có đường cua vòng khuất tầm nhìn, khi xuống dốc không được dùng số 0 để xả dốc. - Luôn luôn kiểm soát được hệ thống phanh. ----------------------------------------BÀI 7. TẬP LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG PHỨC TẠP a. Mục đích : Hướng dẫn học sinh thao tác điều khiển xe trên đường phức tạp đảm bảo an toàn trên đường giao thông. b. Yêu cầu :.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Phân tích được loại đường phức tạp phán đoán xử lý để điều khiển phương tiện an toàn. c. Nội dung : I. ĐIỀU KHIỂN TRÊN ĐOẠN ĐƯỜNG XẤU ( MẶT ĐƯỜN THẤP MẤP MÔ ĐẦY Ổ GÀ ). 1. Các tình huống phổ biến : - Đường đang thi công trùng tu, đại tu. - Đường bị xuống cấp hoặc nhiều ổ gà. 2. Kỷ thuật điều khiển : - Khi lái xe qua mặt đường nhiều ổ gà phải giảm tốc độ về số thấp giữ đều ga. - Khi vượt qua rãnh nhỏ cắt ngang mặt đường, phải về số 1 và từ từ cho hai bánh trước xuống rãnh tăng ga cho hai bánh trước vượt lên khỏi rãnh tiếp tục để bánh sau từ từ xuống rãnh rồi tăng ga dần cho xe ôtô lên khỏi rãnh. II. LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG TRƠN LẦY. - Khi chạy ở đường cứng và đường trơn khả năng bám của bánh xe với mặt đường giảm, các bánh ôtô rất dể bị trượt quay và trượt ngang, khi lái xe trên đường cứng và trơn người lái xe phải giữ vững tay lái cho xe chuyển động tốc độ chậm, khi vào đường cua vòng phải đi đều ga không lấy nhiều và không phanh gấp nếu ôtô trượt ngang thì điều khiển cho xe vào giữa đường. - Khi ôtô chuyển động trên đườn lầy mặt đường bị biến dạng nhiều, trường hợp này cần cho xe lùi lại và tìm mọi biện pháp làm tăng độ bám của bánh với mặt đường. III. ĐIỀU KHIỂN QUA NƠI ĐÔNG NGƯỜI NƠI THÀNH PHỐ THỊ XÃ. 1. Lái xe ở chổ giao nhau đi thẳng qua đường giao nhau. - Quan sát tín hiệu đèn ( quan sát bên trái ). - Quan sát chỉ dẫn trên mặt đường ( quan sát tín hiệu đèn ). - Quan sát về phía đối diện ( quan sát người đi bộ đèn xanh đã sáng ). - Cách quan sát các tín hiệu biển báo giao thông nhìn vào các biển báo hoặc tín hiệu nếu có không chỉ nhìn vào một điểm mà nhìn rộng bao quát xem ôtô có được đi thẳng không, nếu có xe ngược chiều đang xin rẽ trái để phán đoán xe nào được đi qua trước căn cứ vào quy tắc giao thông đường bộ vào tốc độ cự ly tính tới chổ đường giao nhau. - Đi sát mép phải - Sẵn sàng xử lý chướng ngại vật. - Quan sát an toàn. - Từ từ tăng tốc. + Xử lý trước khi xe rẽ phải : Cho xe chạy về phía tâm đường. Đi vào bên trái của xe trước đang rẽ phải nếu đè lên vạch tim đường thì tạm dừng xe hoặc đi chậm lại. + Xử lý trước khi rẽ trái : Cho xe chạy về phía bên phải. Đi vào bên phải của xe trước đang rẽ. Trường hợp cần thiết phải dừng xe hoặc đi chậm lại. 2. Lái xe ở chỗ giao nhau. - Ra tín hiệu rẽ phải. - Quan sát an toàn phía sau. - Đổi làn đường bên phải. ( Chú ý chướng ngại vật ở phía phải ). - Cách chổ rẽ 30m phát tín hiệu rẽ phải bám vào chổ rẽ đường. - Giảm tốc độ và an toàn bên phải. - Tăng tốc độ hoà vào dòng chảy giao thông. - Quan sát các tín hiệu biển báo giao thông nhìn vào biển báo đèn tín hiệu không chỉ nhìn một điểm mà nhìn rộng bao quát xem ôtô có được rẽ phải không đi sát vào phía phải của đường nếu có xe đang đi chéo nhau có xe ngược chiều đang rẽ trái để phán.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> đoán xe nào có quyền đi trước ở chỗ đường giao nhau cần căn cứ vào quy tắc giao thông đường bộ và tốc độ cự ly tới chổ đường giao nhau. + Cách chọn vị trí : - Phía rẽ phải không có người đi bộ có xe rẽ phải đi sát vào mép phải giảm tốc độ từ tăng tốc hoà vào dòng chảy giao thông. - Phía rẽ phải có người đi bộ có xe rẽ phải có xe rẽ trái trường hợp bám theo xe trước để rẽ phải cũng phải chú ý người đi bộ. - Trường hợp có xe rẽ trái phải phán đoán xem xe nào được đi trước. 3. Rẽ trái ở chổ đường giao nhau. - Phát tín hiệu xin đổi làn, quan sát an toàn đặc biệt bên trái. - Đổi làn đường sang trái ( chú ý chướng chướng ngại vật phía trái ). - Cách chổ rẽ 30m phát tín hiệu rẽ trái giảm tốc độ. - Cho xe chạy chậm tới phía tâm đường giao nhau mới rẽ trái ( chú ý an toàn ). Tăng tốc độ hoà vào dòng chảy giao thông. - Quan sát biển báo và tầm nhìn đèn tín hiệu để ôtô được rẽ trái không tìm cách đổi làn nếu có xe đang đi chéo nhau hoặc có xe ngược chiều đi tới có xe đang rẽ trái, phải cần phán đoán xe nào được phép đi trước. * Chọn vị trí : - Phía rẽ trái không có xe ngược chiều đi thẳng tới hoặc có xe đi ngược chiều rẽ phải. - Sớm đổi làn bám vạch trên đường. - Quan sát an toàn và tiến chậm tới chỗ giao nhau. - Từ từ tăng tốc hoà vào dòng chảy giao thông. + Phía đường rẽ trái có xe ngược chiều rẽ phải có người đi bộ. - Chú ý quan sát an toàn đặc biệt đối với người đi bộ. - Nếu thấy phức tạp khó rẽ trái thì phải tạm thời dừng xe lại. - Không gây ảnh hưởng tới xe khác. IV. THỰC HÀNH THAO TÁC ĐIỀU KHIỂN XE QUA CẦU CỐNG HẸP.. Lái xe qua cầu cống hẹp. - Khi lái xe ôtô qua cầu cống rộng và phẳng thì thao tác lái xe như trên đường thẳng. - Khi lái xe ôtô qua cầu cống hẹp và bề mặt không phẳng thì gài số thấp, giữ đều ga cho xe qua từ từ nhưng không đi sát rìa cầu. Chú ý xử lý qua chỗ tiếp giáp giữa cầu với mặt đường để xe vào và ra khỏi êm dịu. - Khi lái xe ôtô qua cầu có lát gỗ dẫn hướng cần căn bánh xe lăn đúng băng gỗ lát trên mặt cầu khi xe qua cầu phao cần chú ý đến mức độ rung động của cầu để đảm bảo an toàn phải cài số thấp và giữ tốc độ chậm ổn định không nên chuyển số hay phanh gấp trên cầu. ---------------------------------------------------BÀI 8. TẬP LÁI XE BAN ĐÊM a. Mục tiêu : - Hướng dẫn sử dụng các loại đèn với cường độ màu sắc phù hợp tình hình đường sá và thời tiết. - Nhận biết và lợi dụng ánh sáng điều khiển xe đi đúng hướng lái xe ban đêm an toàn. - Thực hành quan sát quay đầu xe trong các tình hống bảo đảm an toàn. b. Yêu cầu :.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Sử dụng được các loại đèn khi cần thiết và điều khiển xe chạy đúng đường dưới ánh sáng của các loại đèn khác nhau. - Sử dụng và cảm nhận được các tín hiệu ánh sáng khi tránh, vượt, đỗ, dừng xe. c. Nội dung : I. LÁI XE BAN ĐÊM.. 1. Chọn sử dụng ánh sáng các loại đèn chiếu sáng. - Ban đêm phải sử dụng tất cả các loại đèn chiếu sáng để soi đường báo hiệu theo dõi quá trình làm việc của xe. - Bình thường cần sử dụng đèn pha. 2. Sử dụng đèn tín hiệu. - Khi tới gần xe chạy ngược chiều phải chuyển từ pha sang cốt. - Khi vượt bật đèn cốt và nháy đèn xin đường. - Khi cần đỗ hoặc khởi hành cần bật đèn xin đường phát tín hiệu đèn trước sau xe. - Khi có mưa to hoặc sương mù bật đèn cốt và đèn vàng (nếu có). 3. Phán đoán xử lý điều khiển xe chạy ban đêm. - Khi thấy trên mặt đường phía xa có bóng điện. - Khi đến gần bóng điện thì bóng điện mất đó là ổ gà nhỏ, nếu bóng điện còn thì ổ gà lớn phải tránh ổ gà. - Khi xe chạy nếu tháy ánh sáng đèn đỏ về một bên thì đó là chổ đường vuông góc phía không nhìn thấy là tối là vùng đất thấp. - Nếu tự nhiên thấy mặt đường thì đó là đường vòng gấp hoặc xuống dốc lái xe phải giảm tốc độ. - Bình thường ánh sáng đèn chiếu xa nếu thấy chỉ chiếu sáng ngay trước mắt đó là đường lên dốc. - Nếu thấy chiếu sáng nhỏ xa hơn là đường xuống dốc. - Khi tới gần xe chạy ngược chiều phải chuyển đèn pha sang đèn cốt để phán đoán. - Trời mưa to sương mù dùng gạt mưa và hỗ trợ đèn vàng ( nếu có ). II. QUAY ĐẦU XE .. 1. Chọn vị trí quay đầu. Rộng ngã 3 ngã 4 ở những chổ cho phép quay đầu ( theo luật định ). 2. Thực hiện việc quay đầu. a. Quay đầu theo phương pháp quay vòng..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Quan sát vòng quay của xe. - Dự kiến quay đầu. - Tốc độ chậm bám sát lề đường bên phải. - Phát tín hiệu quay đầu. - Đánh hết lái sang trái đầu xe ngang qua đường tăng cường quan sát xung quanh khi xe quay vòng. b. Quay đầu xe nơi đường giao nhau tại ngã ba có đường rẽ trái và đường rẽ phải. • Rẽ trái : Trước hết quan sát xung quanh và nhường đường cho xe chạy bên trái mình chờ cho xe khác qua rồi hãy đi. • Rẽ phải : Chú ý quan sát nhường đường cho người đi bộ. c. Quay đầu xe theo hướng kết hợp tiến lùi..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Số 1 tốc độ chậm cho xe đi sát lề bên trái lấy sang phải cho xe chạy từ từ sang lề đường bên phải khi xe sắp tiếp lề đường cắt côn đạp nhẹ phanh đồng thời nhanh chống trã lái thẵng đạp phanh dừng hẳn xe lại quan sát phía sau đánh lái sang trái cho xe lùi từ từ khi bánh xe sắp tiếp mép đường thì trã lái dừng hẳn lại cài số tiến cho xe chuyển hướng nếu một lần thực hiện mà xe vẫn quay đầu không được thì tiếp tục nhiều lần để đảm bảo cho xe quay trở đầu. 3. Những vấn đề chú ý khi quay đầu. - Khi quay đầu phải tiến già lùi non, nếu xét thấy nguy hiểm thì dừng lại quay tiếp. - Mặt đường đủ độ cứng không sạt lở. -------------------------------------------------BÀI 9. TẬP LÁI XE CÓ TẢI a. Mục đích : Gắn học tập với sản xuất, nhà trường với xã hội thực hiện chuyển kỹ năng học hành thành kỹ năng sản xuất. b. Yêu cầu : - Nâng cao kỹ năng tổng hợp điều khiển đựoc phương tiện khi có hàng an toàn trên đường giao thông công cộng. - Phát huy trình độ tay nghề vận chuyển tới đích đảm bảo chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, thực hiện đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ vận tải quy định cho người lái xe trong giao thông bảo quản và xếp dở hang hoá. c. Nội dung : I. THỰC HIỆN CÁC THAO TÁC KHI XE CÓ HÀNG.. - Khi lái xe chở hàng vào đường cua vòng cầu đi ở tốc độ chậm. Không lấy lái quá nhanh để lực quán tính không làm rơi hàng hoá và không làm lệch xe. - Khi lái trên đường xấu có nhiều ổ gà cần đi với tốc độ chậm. Không phanh gấp hoặc tăng ga đột ngột để tránh xô vở hàng hoá..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Khi tránh vượt xe phải chọn tốc độ phù hợp và xử lý sớm để đảm bảo an toàn. II. CÔNG TÁC GIAO NHẬN CHO MỘT CHUYẾN XE.. Người lái xe vận chuyển hàng đến khi giao hàng phải có trách nhiệm cao : - Nhận : Phải có giấy tờ hàng hoá kèm theo số lượng hàng hoá đủ và đảm bảo an toàn. + Nếu có hàng nghiêm phong kẹp chì ( nguyên đai nguyên kiện ) người lái xe phải đảm bảo không tự động mở kẹp chì khi chưa có lệnh giao và nhận. - Giao : Khi giao hàng các văn bản phải ký tá rõ ràng giữa người giao và nhận và có sự nhất trí cao. III. ĐẶC ĐIỂM XẾP DỠ VÀ HƯỚNG DẪN XẾP DỠ HÀNG HOÁ KHI VẬN CHUYỂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC CHUYÊN CHỞ.. - Hàng hoá phải ràng buộc chặt chẽ. - Khi vận chuyển nếu hàng dễ vỡ phải được phủ kín che đậy cẩn thận ( tránh bụi, ỗi hoá ). - Hàng hoá xếp dỡ không vượt quá quy định chiều cao, chiều rộng và tải trọng của xe phải chấp hành theo luật định ( đảm bảo không ảnh hưởng đến luật giao thông ). IV. BẢO QUẢN VÀ KIỂM TRA HÀNG HOÁ PHƯƠNG TIỆN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN.. - Xe chở hàng đúng trọng tải quy định không được chở hàng quá tải, phải chằng buộc cẩn thận. - Những loại hàng hoá dễ gây bụi bẩn che chắn kỹ càng bằng bạt hoặc bằng vật liệu khác. - Những loại hàng hoá cồng kềnh quá khổ phải chú ý các biện pháp an toàn tránh va chạm vào người và phương tiện giao thông khác. - Khi vận chuyển hàng có chất lỏng dễ cháy tránh những nơi có chất gây cháy ( phải có dụng cụ phòng cháy chữa cháy ). V. CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT CHO QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN.. - Giấy đăng ký xe. - Giấy phép lái xe. - Giấy phép kinh doanh và vận chuyển. - Giấy giao nhận và hợp đồng chở hàng. - Giấy bảo hiểm xe. - Ngoài ra còn có một số giấy tờ khác có liên quan trong quá trình vận chuyển phải mang theo dầ đủ. .................................................. Bµi 10 phần A : BÀI TẬP LÁI ĐƯỜNG TỔNG HỢP a. Môc tiªu : Gióp cho häc sinh biÕt : - Thực hành khởi hành và tăng số 15m tăng 3 số theo quy định bài thi. - Thực hành kỹ năng điều khiển xe trên đờng dài 2km đúng quy trình. - Thực hành dừng xe đúng mục tiêu đúng địa điểm - Phán đoán xử lý và thực hiện biện pháp an toàn khi xe chạy trên đờng thi. b. Yªu cÇu : - Nhận thức và thực hiện đợc những yêu cầu cần đạt đợc trong bài thi. - Thùc hiÖn c¸c thao t¸c ®iÒu khiÓn xe an toµn, nhÞp nhµng, chÝnh x¸c vµ chÊp hµnh đúng nội quy tập lái..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> c. Néi dung : I. Trình tự các bước thực hiện 1. Chuẩn bị: - Điều chỉnh ghế, gương… - Thắt dây an toàn - Đk xe đến vạch xuất phát 2. Khởi hành và tăng số: - Bật đèn xi nhan trái khi xuất phát. - Gài số 1. - Nhả phanh tay trước khi xuất phát. -Tăng số :Trong khoảng 5m tăng số 2 và khoảng 10m còn lại tăng từ số 2 lên số 3. - Tắt đèn xi nhan để hòa nhập vào làn đường. 3. Điều khiển xe phù hợp địa hình, tình huống giao thông ,quay trở xe trên đường nhip nhàng chính xác đúng quy trình, địa điểm: - Hv thứ 1: Từ vị trí xuất phát Khởi hành và tăng số sau đó điều khiển xe trên đường Triệu Quang Phục vòng rẽ trái qua ngã ba trạm điện quay lại giảm tốc độ giảm số, bật xi nhan và dừng xe ở vạch dừng thứ 1. - Hv thứ 2: Từ vị trí dừng thứ 1 Khởi hành và tăng số sau đó điều khiển xe trên đường Triệu Quang Phục quay đầu vòng lại đến điểm dừng thứ 2. - Hv thứ 3: Từ vị trí dừng thứ 2 Khởi hành và tăng số sau đó điều khiển xe trên đường Triệu Quang Phục vòng rẽ trái qua ngã ba trạm điện quay lại giảm tốc độ giảm số, bật xi nhan và dừng xe ở vạch xuất phát kết thúc bài. 4. Dừng xe kết thúc bài: - Bật đèn xi nhan phải trước khi dừng xe. - Giảm hết số ( thứ tự và về số 1)khi dừng xe. - Kéo phanh tay khi dừng xe. Điểm dừng B : Hv thứ 2. Đường Triệu Quang Phục. Cổng trường. Xuất phát A : Hv thứ 1. Điểm dừng C : Hv thứ3. Đường Hà Huy Tập.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> II. Yêu cầu đạt được: 1. Bật và tắt đèn xi nhan hợp lý khi khởi hành. 2. Nhả phanh tay trước khi khởi hành, xe không bị rung giật mạnh. 3. Trong khoảng cánh 15m phải tăng từ số 1 lên số 3. 4. Sử dụng số phù hợp với tình trạng mặt đường. 5. Chấp hành quy tắc giao thông đường bộ như: Biển báo hiệu đường bộ, tốc độ và khoảng cách quy định, đèn tín hiệu giao thông, vạch kẻ phân làn đường, nhường đường cho các xe ưu tiên, tránh ,vượt xe khác. 6. Thực hiện theo hiệu lệnh của giáo viên. 7. Bật đèn xi nhan phải trước khi dừng xe. 8. Giảm hết số khi dừng xe. 9. Dừng xe dúng vị trí vi định. 10. Xe dừng hẳn. III. Các lổi bị trừ điểm: 1. Không thắt dây an toàn(đối với loại xe có trang bị dây an toàn) bị trừ 2 điểm. 2. Không bật đèn xe nhan trái trước khi khởi hành , bị trừ 2 điểm. 3. Không tắt đèn xi nhan trái trước khi xe đã hòa nhập vào làn đường, bị trừ 2 điểm. 4. Khởi hành xe bị rung giật mạnh, bị trừ 2 điểm. 5. Xe bị chết máy. Mỗi lần bị trừ 2 điểm. 6. Không nhả hết phanh tay khi khởi hành, bị trừ 2 điểm. 7. Trong khoảng cánh 15m không tăng từ số 1 lên số 3, bị trừ 2 điểm. 8. Sử dụng tay số không phù hợp với tình trạng mặt đường, bị trừ 2 điểm. 9. Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, mỗi lần bị trừ 5 điểm. 10. Thí sinh bị truất quyền sát hạch khi: a) Không thực hiện theo hiệu lệnh của sát hạch viên. b) Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn. c) Khi tăng hoặc giảm số, xe bị choạng lái quá làn đường theo quy định. 11. Không vào đúng số khi tăng hoặc giảm số, bị trừ 2 điểm. 12. Không bật đèn xi nhan phải trước khi dừng xe, bị trừ 2 điểm. 13. Không giảm hết số trước khi dừng xe, bị trừ 2 điểm. 14. Không kéo phanh tay khi dừng xe, bị trừ 2 điểm. --------------------------------------------------------. BÀI 10 phần B : BÀI TẬP LÁI HÌNH TỔNG HỢP BÀI THI SỐ 1 : XUẤT PHÁT I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN :. 1. Thắt dây an toàn. 2. Xe đổ ở vị trí vạch xuất phát. 3. Khi có lệnh xuất phát bật đèn xi nhan trái. 4. Tắt xi nhan trái 5m sau vạch xuất phát ( đèn xanh trên xe tắt). 5. Lái xe đến bài thi số 2..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> II. YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC.. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.. Thắt dây an toàn trước khi xuất phát. Khởi động nhẹ nhàng không bị rung giật. Bởt đèn xi nhan trái trước khi xuất phát. Tắt xi nhan trái 5m sau vạch xuất phát ( đèn xanh trên xe tắt). Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút. Lái xe theo quy tắc giao thông đường bộ. Tốc độ chạy không quá 24km/h đối với hạng B.. III. CÁC LỖI BỊ TRỪ ĐIỂM.. 1. Không thắt dây an toàn bị trừ 5 điểm. 2. Không bật đèn xi nhan trái khi xuất phát bị trừ 5 diiểm. 3. Không tắt đèn xi nhan trái ở khoảng cách 5m so với vạch xuất phát bị trừ 5 điểm. 4. Không bật và tắt đèn xi nhan trái bị trừ 5 điểm. 5. Qúa 20s kể từ khi có lệnh xuất phát ( đèn xanh trên xe bật sáng ) không đi qua vạch xuất phát bị trừ 5 điểm. 6. Qúa 60s khi có lệnh xuất phát không đi qua vạch xuất phát bị truất quyền thi sát hạch. 7. Lái xe trên vĩa hè bị truất quyền thi. 8. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn bị truất quyền thi. 9. Lái xe chết máy mỗi lần trừ 5 điểm. 10. Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút mỗi lần trừ 5 điểm. 11.Lái xe quá tốc độ quy định cứ 3s trừ 1 điểm. IV. THI HÌNH. -----------------------------------------------. BÀI THI SỐ 2 : DỪNG VÀ KHỞI HÀNH XE NGANG DỐC.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN :. 1. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường đến vạch ( khoảng cách a ) không quá 200 mm. 2. Khởi hành lên dốc nhẹ nhàng, không bị tụt dốc, bảo đảm thời gian quy định. 3. Lái xe đến bài thi số 4. II. YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC :. 1. 2. 3. 4. 5. 6. -. Dừng xe cách vạch đường quy định không quá 200mm. Khởi hành xe êm dịu không bị tụt dốc. Xe qua vị trí dừng trong khoảng thời gian 30 giây. Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút. Lái xe theo quy tắc đường bộ. Tốc độ xe chạy không quá : 24 km/h đối với hạng B, D. 20 km/h đối với hạng C, E.. III. CÁC LỖI BỊ TRỪ ĐIỂM.. 1. 2. 3. 4.. Không dừng ở vị trí vạch dừng quy định bị truất quyền thi. Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định ( A > 200mm ), bị trừ 5 điểm. Dừng xe quá vạch dừng quy định bị truất quyền thi. Qúa thời gian 30s kể từ khi dừng xe không khỏi hành xe quá vị dừng bị truất quyền thi. 5. Xe bị tụt dốc 50 cm kể từ khi dừng xe bị truất quyền thi. 6. Lái xe trên vĩa hè bị truất quyền thi. 7. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn bị truất quyền thi. 8. Xe bị chết máy mỗi lần bị trừ 5 điểm. 9. Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút mỗi lần trừ 5 điểm. 10. Lái xe quá tốc độ quy định cứ 3s trừ 1 điểm. 11. Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 3 quá quy định cứ 3 giây trừ 1 điểm. 12. Điểm thi dưới 80 điểm bị truất quyền thi. IV. THI HÌNH :.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> ----------------------------------------------BÀI THI SỐ 3 : DỪNG NHƯỜNG ĐƯỜNG CHO NGƯỜI ĐI BỘ I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN :. 1. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường đến vạch ( khoảng cách a ) không quá 200 mm. 2. Lái xe đến bài thi số 3. II. YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC :. 1. 2. 3. 4. -. Dừng xe cách vạch dừng không quá 200mm. Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút. Lái xe theo quy tắc đường bộ Tốc độ xe chạy không quá : 24 km/h đối với hạng B, D. 20 km/h đối với hạng C, E.. III. CÁC LỖI BỊ TRỪ ĐIỂM.. 1. Không dừng ở vị trí vạch dừng quy định bị trừ 5 điểm. 2. Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định ( A > 200mm ), bị trừ 5 điểm. 3. Dừng xe quá vạch dừng quy định bị trừ 5 điểm. 4. Lái xe trên vĩa hè bị truất quyền thi. 5. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn bị truất quyền thi. 6. Lái xe bị chết máy mỗi lần bị trừ 5 điểm. 7. Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút mỗi lần trừ 5 điểm. 8. Lái xe quá tốc độ quy định cứ 3s trừ 1 điểm. 9. Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 4 quá quy định cứ 3 giây trừ 1 điểm. 10. Điểm thi dưới 80 điểm bị truất quyền thi. IV. HÌNH THI :.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> ---------------------------------------------------------. BÀI THI SỐ 4 : QUA VỆT BÁNH XE ĐƯỜNG HẸP VUÔNG GÓC. I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN. 1. Lái xe để bánh xe trước và bánh xe sau bên lái phụ qua vùng giới hạn của hình vệt bánh xe. 2. Lái xe qua đường hẹp vuông góc trong vùng giới hạn của hình thi trong thời gian 2 phút 3. Lái xe qua vệt kết thúc bài thi và đến bài thi số 4. II. YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC :. 1. 2. 3. -. Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút. Lái xe theo quy tắc đường bộ Tốc độ xe chạy không quá : 24 km/h đối với hạng B, D. 20 km/h đối với hạng C, E.. III. CÁC LỖI BỊ TRỪ ĐIỂM :. 1. Đi không đúng hình của hạng xe bị truất quyền thi. 2. Bánh xe trước và bánh xe sau bên phụ không qua vùng giới hạn của hình vệt bánh xe, bị truất quyền thi. 3. Bánh xe đè vào đường giới hạn mỗi lần trừ 5 điểm. 4. Bánh xe đè vào đường giới hạn cứ 5s bị trừ 5 điểm. 5. Thời hạn thực hiện bài thi cứ quá 2 phút trừ 5 điểm. 6. Lái xe trên vĩa hè bị truất quyền thi. 7. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn bị truất quyền thi. 8. Lái xe bị chết máy mỗi lần bị trừ 5 điểm. 9. Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút mỗi lần trừ 5 điểm. 10.Lái xe quá tốc độ quy định cứ 3s trừ 1 điểm..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 11.Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 5 quá quy định cứ 3 giây trừ 1 điểm. 12. Điểm thi dưới 80 điểm bị truất quyền thi. IV. THI HÌNH :. --------------------------------------------------------BÀI THI SỐ 5 :. QUA NGÃ TƯ CÓ TÍN HIỆU ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG. I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN :. 1. Chấp hành theo tín hiệu đèn điều khiển giao thông. - Đèn màu đỏ phải dừng lại. - Đèn tín hiệ màu xanh hoặc màu vàng được phép đi. 2. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường đến vạch dừng( khoảng cách A không quá 200mm ). 3. Bật đèn xi nhan trái khi qua ngã tư rẽ trái. 4. Bật đèn xi nhan phải khi qua ngã tư rẽ phải. 5.Lái qua ngã tư trong thời gian quy định. 6. Lái qua ngã tư không phạm vi vạch kẽ đường. 7. Lái xe đến bài thi số 5. II. YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC :. 1. Chấp hành theo tín hiệu đèn điều khiển giao thông. 2. Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 200mm. 3. Bật đèn xi nhan trái khi qua ngã tư rẽ trái. 4. Bật đèn xi nhan phải khi qua ngã tư rẽ phải. 5. Xe qua ngã tư rong thời gian 20s. 6. Lái qua ngã tư không vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. 7. Giữ tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút. 8. Tốc độ xe chạy không quá : - 24 km/h đối với hạng B, D. - 20 km/h đối với hạng C, E. III. CÁC LỖI BỊ TRỪ ĐIỂM :. 1. Vi phạm tín hiệu đèn giao thông ( khi qua ngã tư, khi đèn tín hiệu màu đỏ ) bị trừ 10 điểm..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 2. Dừng xe quá vạch dừng quy định bị trừ 5 điểm. 3. Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định ( A > 200mm ), bị trừ 5 điểm. 4. Không bật đèn xi nhan khi rẽ trái hoặc rẽ phải bị trừ 5 điểm. 5. Quá 20s từ khi đèn tín hiệu màu xanh bật sáng không lái xe qua vạch, kết thúc ngã tư, bị trừ 5 điểm. 6. Quá 30s kể từ khi đèn tín hiệu màu xanh bật sáng không lái qua vạch kết thúc ngã tư bị truất quyền thi. 7. Lái xe vi phạm vạch kẻ đường để thiết bị báo không thực hiện đúng trình tự bài thi bị truất quyền thi. 8. Lái xe trên vĩa hè bị truất quyền thi. 9. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn bị truất quyền thi. 10. Xe bị chết máy mỗi lần bị trừ 5 điểm. 11. Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút mỗi lần trừ 5 điểm. 12. Lái xe quá tốc độ quy định cứ 3s trừ 1 điểm. 13. Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 5 quá quy định cứ 3s trừ 1 điểm. 14. Điểm thi dưới 80 điểm bị truất quyền thi. IV. THI HÌNH :. BÀI THI SỐ 6. QUA ĐƯỜNG VÒNG QUANH CO I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN :. 1. Lái xe qua đường vòng quanh co trong vùng giới hạn của hình thi trong thời gian 2 phút. 2. Lái xe qua vệt kết thúc bài thi và đến bài thi số 7. II. YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC :. 1. Đi đúng quy định của hạng xe thi. 2. Bánh xe không đè vào đường giới hạn ống khí..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 3. Hoàn thành bài thi trong thời gian 2 phút. 4. Giữ tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút. 5. Tốc độ xe chạy không quá : - 24 km/h đối với hạng B, D. - 20 km/h đối với hạng C, E. III. CÁC LỖI BỊ TRỪ ĐIỂM :. 1.Đi không đúng hình của hạng xe bị truất quyền thi. 2. Bánh xe đè vào đường giới hạn ống khí mỗi lần bị trừ 5 điểm. 3. Bánh xe đè vào đường giới hạn ống khí cứ 5s trừ 5 điểm. 4. Thời hạn thực hiện bài thi cứ quá 2 phút trừ 5 điểm. 5. Lái xe trên vĩa hè bị truất quyền thi. 6. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn bị truất quyền thi. 7. Xe bị chết máy mỗi lần bị trừ 5 điểm. 8. Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút mỗi lần trừ 5 điểm. 9. Lái xe quá tốc độ quy định cứ 3s trừ 1 điểm. 10. Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 6 quá quy định cứ 3s trừ 1 điểm. 11. Điểm thi dưới 80 điểm bị truất quyền thi. IV. THI HÌNH :. ................................................... BÀI THI SỐ 7 : GHÉP XE VÀO NƠI ĐỔ I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN. 1. Lái xe tiến vào khoảng cách khống chế để lùi vào nơi ghép xe ( đối với hạng xe B và C ) hoặc khu vực để ghép xe ngang đối với hạng xe C và E. 2. Lùi để ghép xe vào nơi đổ. 3. Dừng xe ở vị trí đổ quy định. 4. Lái xe qua vạch kết thúc bài thi đến bài thi số 8. II. YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC :. 1. Đi đúng quy định của hạng xe thi. 2. Bánh xe không đè vào đường giới hạn ống khí. 3. Hoàn thành bài thi trong thời gian 2 phút..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 4. Giữ tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút. 5. Tốc độ xe chạy không quá : - 24 km/h đối với hạng B, D. - 20 km/h đối với hạng C, E. III. CÁC LỖI BỊ TRỪ ĐIỂM :. 1.Đi không đúng hình của hạng xe bị truất quyền thi. 2. Bánh xe đè vào đường giới hạn ống khí mỗi lần bị trừ 5 điểm. 3. Bánh xe đè vào đường giới hạn ống khí cứ 5s trừ 5 điểm. 4. Đổ xe không đúng vị trí quy định ( không có tín hiệu báo cáo kết thúc trừ 5 điểm ). 5. Thời hạn thực hiện bài thi cứ quá 2 phút trừ 5 điểm. 6. Lái xe trên vĩa hè bị truất quyền thi. 7. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn bị truất quyền thi. 8. Xe bị chết máy mỗi lần bị trừ 5 điểm. 9. Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút mỗi lần trừ 5 điểm. 10. Lái xe quá tốc độ quy định cứ 3s trừ 1 điểm. 11. Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 6 quá quy định cứ 3s trừ 1 điểm. 12. Điểm thi dưới 80 điểm bị truất quyền thi. IV. THI HÌNH.. --------------------------------------------------------BÀI THI SỐ 8. THAY ĐỔI SỐ TRÊN ĐƯỜNG BẰNG I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN :. 1. Trên quãng đường 25m kể từ khi bắt đầu bài thi phải thay đổi số và tốc độ như sau : a. Đối với hạng xe B từ số 1 lên số 2 và trên 24km/h..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> b. Đối với hạng xe D từ số 2 lên số 3 và trên 24km/h. a. Đối với hạng xe C, E từ số 2 lên số 3 và trên 20km/h. 2. Trên quãng đường 25m còn lại của bài thi phải thay đổi số và tốc độ ngược lại. 3. Lái xe đến bài thi số 10. II. YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC. 1. Trên quãng đường 25m còn lại của bài thi phải thay đổi số và tốc độ như sau : a. Đối với hạng xe B từ số 1 lên số 2 và trên 24km/h. b. Đối với hạng xe D từ số 2 lên số 3 và trên 24km/h. a. Đối với hạng xe C, E từ số 2 lên số 3 và trên 20km/h. 2. Trên quãng đường 25m còn lại của bài thi phải thay đổi số và tốc độ ngược lại. 3. Hoàn thành bài thi trong thời gian 2 phút. 4. Giữ tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút. III. CÁC LỖI BỊ TRỪ ĐIỂM :. 1. Không thay đổi số theo quy định bị trừ 5 điểm. 2. Không thay đổi tốc độ theo quy định bị trừ 5 điểm. 3. Không thay đổi đúng số và đúng tốc độ theo quy định bị trừ 5 điểm. 4. Thời hạn thực hiện bài thi cứ quá 2 phút trừ 5 điểm. 5. Lái xe trên vĩa hè bị truất quyền thi. 6. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn bị truất quyền thi. 7. Xe bị chết máy mỗi lần bị trừ 5 điểm. 8. Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút mỗi lần trừ 5 điểm. 9. Lái xe quá tốc độ quy định cứ 3s trừ 1 điểm. 10. Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 9 quá quy định cứ 3s trừ 1 điểm. 11. Điểm thi dưới 80 điểm bị truất quyền thi. IV. THI HÌNH.. 2 4. 2 4. T s. .................................................. BÀI THI SỐ 9 : TẠM DỪNG CHỖ CÓ ĐƯỜNG SẮT CHẠY QUA I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN :.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 1. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường đến vạch ( khoảng cách a ) không quá 200 mm. 2. Lái xe đến bài thi số 9. II. YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC.. 1.Dừng xe cách vạch dừng không quá 500mm. 2.Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút. 3.Tốc độ xe chạy không quá : - 24 km/h đối với hạng B, D. - 20 km/h đối với hạng C, E. III. CÁC LỖI BỊ TRỪ ĐIỂM :. 1. Không dừng ở vị trí vạch dừng quy định bị trừ 5 điểm. 2. Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định ( A > 200mm ), bị trừ 5 điểm. 3. Dừng xe quá vạch dừng quy định bị trừ 5 điểm. 4. Lái xe trên vĩa hè bị truất quyền thi. 5. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn bị truất quyền thi. 6. Lái xe bị chết máy mỗi lần bị trừ 5 điểm. 7. Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút mỗi lần trừ 5 điểm. 8. Lái xe quá tốc độ quy định cứ 3s trừ 1 điểm. 9. Tổng thời gian thực hiện đến bài thi số 4 quá quy định cứ 3 giây trừ 1 điểm. 10. Điểm thi dưới 80 điểm bị truất quyền thi. IV. HÌNH THI :. --------------------------------------------------------BÀI THI SỐ 10 : KẾT THÚC I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN :. 1. Bật đèn xi nhan phải trước khi qua vạch kết thúc. 2. Lái xe qua vạch kết thúc và dừng xe. II. YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC :.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 1. Bật đèn xi nhan phải trước khi qua vạch kết thúc. 2. Lái xe qua vạch kết thúc . 3. Giữ tốc độ động cơ không quá 4.000 vòng/phút. 4. Tốc độ xe chạy không quá : - 24 km/h đối với hạng B, D. - 20 km/h đối với hạng C, E. III. CÁC LỖI BỊ TRỪ ĐIỂM :. 1. Không qua vạch xuất phát kết thúc truất quyền thi 2. Lái xe trên vĩa hè bị truất quyền thi. 3. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn bị truất quyền thi. 4. Điểm thi dưới 80 điểm bị truất quyền thi. 5. Trước khi qua vạch kết thúc : a. Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút mỗi lần trừ 5 điểm. b. Lái xe quá tốc độ quy định cứ 3s trừ 1 điểm. c. Tổng thời gian thực hiện đến bài thi quá quy định cứ 3 giây trừ 1 điểm. IV. HÌNH THI :. ...................................................

<span class='text_page_counter'>(34)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×