Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tiểu luận Nghiên cứu vai trò của báo chí trong đại dịch Covid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.5 KB, 38 trang )

TIỂU LUẬN
VAI TRỊ CỦA BÁO CHÍ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

Ra đời lần đầu tiên vào khoảng thế kỉ XVI –XVII với mục đích ban đầu là phục
vụ nhu cầu thương mại cho tầng lớp tư sản Châu Âu, báo chí lúc bấy giờ là công cụ
đắc lực giúp chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.


Tới những năm đầu thế kỉ XIX, báo chí chuyển mình trở thành vũ đài của cuộc đấu
tranh chính trị - tư tưởng gay gắt, được các giai cấp thống trị sử dụng như một vũ
khí sắc bén để gây ảnh hưởng của mình và phân chia quyền lợi giai cấp.
Cho tới nay, khi cả thế giới bước vào cuộc cách mạng tồn cầu hố với sự phát triển
vượt bậc của khoa học kĩ thuật, vai trị của báo chí ngày càng được coi trọng và
nâng cao. Báo chí giờ đây trở thành quyền lực mềm, bên cạnh chính trị và kinh tế,
góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của quốc gia.
Tại Việt Nam, để song hành với con đường Xã Hội Chủ Nghĩa, hệ thống báo chí
đang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng, củng
cố đường lối của Đảng, phát triển kinh tế đất nước và hoàn thiện hơn trong lĩnh vực
văn hoá xã hội.
Cuối năm 2019, virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện ở người tại
thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và nhanh chóng biến thành đại dịch tồn cầu, gây
nên một hậu quả chưa từng có trong lịch sử nhân loại trong vòng 17 năm trở lại đây
(từ đại dịch SARS 2003). Ngay từ những ngày đầu bùng phát dịch bệnh, báo chí
Việt Nam đã cung cấp những thơng tin nhanh chóng, chuẩn xác và kịp thời tới công
chúng, cho thấy sự nhanh nhạy và hiệu quả của những người làm báo, góp phần


khơng nhỏ vào cơng tác đẩy lùi dịch bệnh của Chính phủ. Từ đó, đưa đất nước trở
thành một trong những đất nước điển hình cho mơ hình phịng chống đại dịch tồn
cầu hiệu quả nhất và liên tục được khen ngợi trên các diễn đàn báo chí quốc tế.
Bởi vậy, đi sâu nghiên cứu đề tài Vai trị của báo chí trong đại dịch Covid-19 với
chủ thể là Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội (PT-TH Hà Nội), cơ quan truyền
thơng báo chí trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, một trong những
khu vực thuộc nhóm tỉnh, thành có nguy cơ lây nhiễm cao và số lượng bệnh nhân
lớn nhất cả nước, là một việc làm thiết thực để cơng chúng có thể hiểu hơn về vai
trị và tầm quan trọng của cơ quan báo chị địa phương trong cuộc chiến chống Đại
dịch, đồng thời trở thành một trong những nguồn tư liệu hỗ trợ cho những sinh viên


theo học chun ngành báo chí, những phóng viên trẻ hay những đối tượng quan
tâm khác.

2.

Tình hình nghiên cứu

Hơn 4 thế kỉ từ khi xuất hiện tới nay, có thể nói những vấn đề về báo chí khơng
cịn là điều gì xa lạ với cơng chúng nói chung và giới nghiên cứu nói riêng.
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 và chủng virus SARS-CoV-2 thì chỉ mới xuất
hiện vào tháng 12 năm 2019 và tới thời điểm hiện tại vẫn đang là vấn nạn nghiêm
trọng toàn cầu. Cho tới nay, mặc dù trên các báo, đài cả trong nước và quốc tế liên
tục tuyên dương những thành tích và hiệu quả của hệ thống báo chí Việt Nam đã sát
cánh cùng người dân và đất nước, thực hiện truyền thông hiệu quả và có trách
nhiệm, nhưng chưa có một cơng trình nghiên cứu hồn chỉnh nào cho vấn đề này.
Như vậy, có thể nói nghiên cứu về Vai trị của báo chí trong đại dịch COVID-19
là một việc làm cấp thiết trước một đề tài hồn tồn mới mẻ.


3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích chính của tiểu luận này nhằm tìm hiểu và nghiên cứu vai trị của Đài
PT-TH Hà Nội với vấn đề phòng chống đẩy lùi đại dịch COVID-19, cụ thể là
những mặt làm được và những mặt còn tồn tại của Đài PT-TH cơ sở trong lĩnh vực
tuyên truyền nhằm giúp người dân tiếp cận được với những thơng tin chính thống
và chuẩn xác về dịch bệnh, từ đó hiểu được sự phức tạp của đại dịch và tầm quan
trọng của báo chí địa phương để đem nguồn thông tin kịp thời tới công chúng .
Đồng thời, tiểu luận này cũng nhằm đưa ra những giải pháp, phương hướng mang
tính bổ khuyết, gợi mở để nâng cao hơn nữa vai trò, tác dụng, hiệu quả của Đài TTTH địa phương đối với công cuộc đấu tranh chống Đại dịch.


4.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được xác định ở đây là Vai trò của Đài PT-TH Hà Nội
trong Đại dịch COVID-19. Đối tượng nghiên cứu bao gồm những mặt, đặc tính và
những quan hệ tồn tại; là những khía cạnh cơ bản của vấn đề nghiên cứu mà người
nghiên cứu quan tâm, có nhu cầu tìm hiểu và hướng tìm cách giải quyết. Một đề tài
nghiên cứu khoa học phải phù hợp với thực tế và đem lại hiệu quả; cập nhật, mới
mẻ, phù hợp với xu thế đi lên của sự phát triển xã hội.

5.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu ở đây được xác định là Vai trò của Đài PT-TH Hà Nội với

vấn đề phòng chống, đẩy lùi Đại dịch COVID-19.
Phạm vi thời gian được xác định từ thời điểm dịch bắt đầu xuất hiện tại Trung
Quốc (12/2019) cho đến nay (04/2020).
6.

Các phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp quan sát khoa học

Từ hoạt động quan sát thực tiễn tại Đài PT-TH Hà Nội, thu thập được những
thơng tin thực tế để tìm hiểu các hoạt động của cơ quan báo chí địa phương đối với
cơng cuộc chống Dịch. Quan sát công chúng để thấy được hiệu quả của việc truyền
tải thơng tin nhanh chóng, kịp thời và chuẩn xác trong bối cảnh Đại dịch bùng phát
trên tồn thế giới.
b.

Phương pháp phân tích, nhận xét, đánh giá

Thơng qua cách nhìn nhận của mình để đối chiếu giữa thực tiễn với lý luận, từ
đó đưa ra nhận xét đánh giá về những mặt làm được và những mặt chưa làm được
trong công tác thông tin tuyên truyền hiện nay. Đồng thời đề ra những giải pháp
khắc phục những điểm yếu và phát huy những mặt mạnh


c.

Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết

Nghiên cứu các tài liệu sẵn có để phân tích tích một cách rõ nét từng mặt của đối
tượng. Từ đó tổng kết lại những thơng tin đã phân tích sao cho cô đọng, khái quát
và tiêu biểu nhất.

7.

Bố cục nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về vai trị của báo chí và đại dịch COVID19
Giới thiệu chung về Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội
Đơi nét về Đại dịch COVID-19
Một số tác động của đại dịch COVID tại Việt Nam
Chương 2: Vai trò của Đài Phát Thanh – Truyền hình Hà Nội trong đại
1.1.
1.2.
1.3.

dịch COVID-19
2.1.
Thành tựu nổi bật Việt Nam đạt được trong Đại dịch COVID-19
2.2.
Vai trò của Đài Phát Thanh – Truyền hình Hà Nội trong cuộc chiến
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.

chống Đại dịch COVID-19
Vai trò định hướng và tạo lập dư luận
Vai trị chính trị
Vai trị kinh tế
Vai trị văn hoá – xã hội

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả của Đài Phát thanh – Truyền
hình Hà Nội trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19

3.1.
3.2.

Thực trạng
Một số giải pháp cụ thể


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRỊ CỦA BÁO CHÍ
VÀ ĐẠI DỊCH COVID19
1.1.

Giới thiệu chung về Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội

Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội là cơ quan truyền thơng báo chí trực
thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Ngồi hai lĩnh vực chính là phát
thanh và truyền hình, Đài đã thành lập Báo điện tử Hà Nội vào ngày 14 tháng 10
năm 2002, nhân dịp kỷ niệm 48 năm thành lập.
1.1.1. Vị trí của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội

Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội có trụ sở toạ lạc tại số 3-5 đường
Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là vị trí thuận lợi nhờ lợi thế vị trí


nội đô và là trung tâm của y tế, giáo dục, giao thương, văn hóa và chính trị. Đồng
thời, vị trí này tạo mối liên kết chặt chẽ với các cơ quan truyền thông khác lân cận
như báo VnMedia, báo Kinh tế & Đô thị (Huỳnh Thúc Kháng); đài Truyền hình
Việt Nam (Nguyễn Chí Thanh),…
Bên cạnh đó, sau chưa đầy 30 tháng khởi công xây dựng, tới năm 2013, Trung tâm
kĩ thuật Truyền dẫn phát sóng đã hồn thành và được Đài đưa vào sử dụng tại thôn

Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm (nay là phường Phú Đơ, quận Nam Từ Liêm),
Hà Nội.
1.1.2. Ban lãnh đạo của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội

Lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội gồm Tổng giám đốc – Tổng
biên tập và các Phó tổng giám đốc – Phó tổng biên tập, Phó tổng giám đốc phụ
trách kỹ thuật.



Tổng Giám đốc - Tổng Biên tập: Tơ Quang Phán
Phó Tổng Giám đốc - Phó Tổng Biên tập: Vũ Ngọc Minh, Kiều Thanh
Hùng, Đặng Võ Tuấn, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Thị Ánh Mai

a) Tổng Giám đốc – Tổng biên tập Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội là
người lãnh đạo cao nhất của Đài, chịu trách nhiệm toàn diện trước Ủy ban nhân dân
thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động của Đài;
b) Phó tổng giám đốc – Phó tổng biên tập, Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật
là người giúp Tổng giám đốc – Tổng biên tập, chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc – Tổng biên tập và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Tổng
giám đốc – Tổng biên tập vắng mặt, một Phó tổng giám đốc được Tổng giám đốc –
Tổng biên tập ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Đài;
c) Việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền
hình Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo tiêu chuẩn
chức danh và quy trình, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ. Việc


miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách
khác đối với Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình

Hà Nội thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

1.1.3. Chức năng của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội

Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND
thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo toàn diện của UBND thành phố Hà Nội, đồng thời, chịu sự quản lý nhà nước
về hoạt động báo chí của Bộ Thơng tin và Truyền thông; chịu sự chỉ đạo, định
hướng tuyên truyền của Thành ủy Hà Nội và Ban Tuyên giáo Trung ương; chịu sự
hướng dẫn về nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình
Việt Nam.
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội có chức năng thơng tin, tun truyền
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của thành phố; quản lý
thống nhất về nghiệp vụ và kỹ thuật phát thanh, truyền hình của Đài huyện, quận,
thành phố trực thuộc, xã, phường, thị trấn.
1.1.4. Nhiệm vụ của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội

1. Hồn thành nhiệm vụ chính trị của Đài theo yêu cầu của Thành ủy, Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được quy định cho các loại hình báo chí
theo quy định của Luật Báo chí.
3. Duy trì, phát triển và quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động
nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao; quản lý cơ sở vật chất, tài sản của
Đài theo quy định của Nhà nước.


4. Tạo nguồn thu để xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật tiên tiến
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và cải thiện đời sống cán bộ, viên chức, người lao động
của Đài.
1.1.5. Chiến lược, phương hướng phát triển của đài trong tương lai


Hiện nay các đài truyền hình trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn trong
kinh tế báo chí bởi sự cạnh tranh gay gắt với mạng xã hội, dịch vụ nội dung số
được dự báo sẽ phát triển ngày càng mạnh trong thời gian tới. Bởi vậy bên cạnh
truyền hình truyền thống thì việc đầu tư phát triển truyền hình online là xu thế tất
yếu khơng thể tránh khỏi.
Có thể thấy, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội đã và đang cố gắng khai
thác triệt để các phương thức truyền thông online (Mạng Facebook, Youtube) nhằm
đưa tin tức, sản phẩm truyền hình tiếp cận với người xem nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, các đơn vị làm truyền hình cũng cần cân nhắc và tính tốn thật kỹ
trong việc phát triển truyền hình online để tránh rơi vào tình trạng đầu tư lớn nhưng
hiệu quả mang lại chẳng được bao nhiêu.
Bên cạnh đó, Đài sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của một đài Phát thanh Truyền hình của Thủ đơ, tập trung khai thác nguồn thông tin diễn ra trên địa bàn
Thành phố, xây dựng các chương trình mang bản sắc riêng của Đài Thủ đô...để tạo
được sức hút đối với khán giả.
Thời gian gần đây, Đài PT - TH Hà Nội đã rất chú trọng việc mở các khóa
đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ PV - BTV - KTV, trong đó có mời các chuyên gia
nhiều kinh nghiệm đến từ các nước và chuyên gia báo chí trong nước đến giảng
dạy. Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nghiệp vụ làm phát thanh, truyền
hình để có những sản phẩm tốt hơn chính là giải pháp quan trọng hàng đầu để Đài
có thể phát triển và cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay.


1.2.
1.2.1.

Đôi nét về Đại dịch COVID 19
Nguồn gốc và giả thiết

Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân

là virus SARS-CoV-2, một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế
giới ban đầu tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5%
với SARS-CoV 2003 và có sự tương đồng đến 96% với các chủng coronavirus lây
nhiễm ở lồi dơi móng ngựa.
Dịch bệnh bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên
được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc,
bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới
chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là
với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam.
Trong khu chợ này có khoảng 1000 quầy bán gà, mèo, gà lôi, dơi, con dúi
(marmota), rắn độc, hươu đốm, các bộ phận của thỏ và nhiều loài động vật hoang
dã khác, do đó đã dẫn đến sự nghi ngờ rằng nguyên nhân gây bệnh có thể là một
loại coronavirus mới được bắt nguồn từ động vật.
Mặc dù cho tới nay nguồn động vật hoang dã tự nhiên của 2019 ‐nCoV và vật
chủ trung gian truyền 2019-nCoV sang người vẫn chưa được xác nhận. Tuy nhiên,
đã có 33 trong số 585 mẫu động vật thu được từ chợ chỉ ra chứng cứ của virus bắt
nguồn từ loài dơi.
Một báo cáo vào ngày 22 tháng 1 năm 2020 từ Đại học Bắc Kinh, Đại học Y học cổ
truyền Trung Hoa Quảng Tây, Đại học Ninh Ba và Học viện Công nghệ Sinh học
Vũ Hán so sánh khuynh hướng sử dụng codon của 2019-nCoV với người, dơi,
gà, nhím, tê tê và 2 lồi rắn, và họ kết luận rằng "rắn là nguồn động vật hoang dã có
thể nhất của 2019‐nCoV" để sau dó truyền sang con người, trong khi những người


khác sử dụng dữ liệu tái tổ hợp và khuynh hướng sử dụng codon SARS/MERS đã
bác bỏ lý luận này và cho rằng sự kiện tái tổ hợp có lẽ đã xảy ra trong dơi.
Một bài báo phát hành ngày 23 tháng 1 năm 2020 trên bioRxiv từ các thành viên
của Viện Virus học Vũ Hán, Bệnh viện Kim Ngân Đàm Vũ Hán, Đại học Viện Hàn
lâm Khoa học Trung Quốc và Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa dịch bệnh tỉnh
Hồ Bắc gợi ý rằng 2019-nCoV có lẽ có nguồn gốc từ dơi, do phân tích của họ chỉ ra

rằng ở mức bộ gen tổng thể thì 2019-nCoV là 96% đồng nhất với coronavirus dơi
nhận dạng năm 2013.
Một bài báo khác qua bình duyệt của Domenico Benvenuto et al. cho rằng 2019nCoV là một coronavirus khác biệt với virus SARS, có lẽ đã được truyền từ dơi hay
vật chủ khác cung cấp khả năng lây nhiễm sang con người.
1.2.2. Phương thức lây truyền và dấu hiệu lâm sàng

Virus SARS-CoV-2 chủ yếu lây lan qua các giọt bắn trong không khí khi một
cá nhân bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi trong phạm vi khoảng 3 foot (0,91 m) đến 6
foot (1,8 m), tuy nhiên virus cũng có thể lây truyền qua đường tiếp xúc.
Dựa trên thông tin do các cơ quan y tế Đại Lục cung cấp, các triệu chứng của
bệnh gồm sốt trong 90% trường hợp mắc bệnh, mệt mỏi và ho khan trong 80%
trường hợp, 20% bị khó thở và suy hơ hấp chiếm 15%. X-quang ngực đã tiết lộ các
dấu hiệu ở cả hai phổi. Các xét nghiệm máu thường cho thấy số lượng bạch
cầu thấp (giảm bạch cầu và giảm bạch cầu lympho). Những người cao tuổi hoặc
mắc bệnh lý nền có nguy cơ chuyển biến sang tình trạng nghiêm trọng cao hơn.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), 25% số
người bệnh có thể khơng có triệu chứng gì hoặc triệu chứng khơng rõ ràng.


Thời gian ủ bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới ước tính từ 2 đến 10 ngày, và 2
đến 14 ngày bởi Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 2 bởi một số nhà nghiên cứu ở Trung
Quốc, bao gồm cả bác sĩ khám phá ra SARS, đã tìm thấy bằng chứng về thời gian ủ
bệnh kéo dài đến 24 ngày.
1.2.3. Cách phòng chống

Hiện nay, SARS-CoV-2 chưa có thuốc điều trị hoặc vắc-xin đặc hiệu, tuy nhiên các
tổ chức y tế trên tồn Thế giới đã cơng bố các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy
cơ bị lây nhiễm SARS-CoV-2. Các khuyến nghị tương tự như các khuyến nghị
được công bố cho các virus corona khác và bao gồm: rửa tay thường xuyên bằng xà

phòng và nước; không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay chưa rửa sạch; và
thực hành vệ sinh đường hô hấp tốt, giữ khoảng cách với người có biểu hiện ho, hắt
hơi. Những người nghĩ rằng mình có khả năng đang mang virus nên đeo khẩu trang
phẫu thuật và tìm kiếm trợ giúp y tế bằng cách gọi cho bác sĩ hơn là đến cơ sở y tế.
Để ngăn ngừa lây truyền dịch bệnh, Bộ Y tế Việt Nam đưa ra khuyến cáo:


Duy trì vệ sinh sạch sẽ hàng ngày: lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa
bằng chất sát khuẩn thơng thường.



Khơng tổ chức hoạt động đơng người tại gia đình, nơi lưu trú.



Khơng đi du lịch đến vùng có dịch bệnh. Hạn chế đến nơi đơng người, nếu
cần thiết thì đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và đúng cách.



Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay
hoặc ống tay áo để giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ
bừa bãi nơi công cộng. Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng sau khi ho hoặc hắt
hơi.




Tăng cường thơng khí nhà ở.




Tránh mua bán tiếp xúc với các lồi động vật hoang dã.



Giữ ấm cơ thể, ăn thức ăn đã được nấu chín kỹ, đủ chất, nghỉ ngơi, sinh hoạt
hợp lý, rèn luyện thể thao, tăng cường vệ sinh cá nhân. rửa tay bằng nước rửa
tay 30ph một lần, một lần rửa tay kéo dài tối thiểu 20 giây.



Nếu có bất kỳ hiện tượng, triệu chứng bất thường xảy ra ở cơ thể giống như
triệu chứng của bệnh, hãy lập tức đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám và
cách ly kịp thời. Chú ý khai báo thành khẩn lịch trình di chuyển trong vòng 14
ngày vừa qua để các bác sĩ nắm được.

1.2.4.

Một vài số liệu về Đại dịch

Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, với
các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó, vào ngày 8 tháng
12 năm 2019. Hơn 700 người, bao gồm hơn 400 nhân viên y tế, những người tiếp
xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh sau đó đã được theo dõi. Thông qua
phương pháp xét nghiệm phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược đã
chẩn đoán và phát hiện 41 người ở Vũ Hán đã được xác nhận là bị nhiễm
virus 2019-nCoV, trong đó có hai người được báo cáo là một cặp vợ chồng mà một
trong hai người chưa bao giờ đến khu chợ, ba người khác là thành viên trong cùng

gia đình đó và làm việc tại quầy hải sản ở chợ.
Vào ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong đầu tiên xảy ra với một người đàn ơng 61
tuổi ở Vũ Hán.
Tính đến ngày 18 tháng 1, số trường hợp được xác nhận trong phịng thí nghiệm là
65, bao gồm 62 ở Trung Quốc, hai ở Thái Lan và một ở Nhật Bản.


Hai ngày sau, ngày 20 tháng 1, Trung Quốc thông báo tình hình dịch bệnh ngày
càng lây lan nhanh chóng với 140 bệnh nhân mới, bao gồm hai người ở Bắc Kinh
và một người ở Thâm Quyến.
Tính đến ngày 22 tháng 1, số trường hợp được xác nhận mắc bệnh trong xét
nghiệm là 550, gồm 541 người ở Trung Quốc đại lục, 4 người ở Thái Lan, 2 người
ở Việt Nam, 1 người ở Nhật Bản, 1 người ở Hàn Quốc, 1 người ở Đài Loan, 1
người ở Ma Cao, một người ở Hồng Kông và một người ở Hoa Kỳ.
Các trường hợp tử vong được xác nhận bên ngoài Trung Quốc đại lục tính đến ngày
3 tháng 3 năm 2020 bao gồm 1 đàn ông người Vũ Hán tại Philippines, 2 người tại
Hồng Kơng, một bà cụ ngồi 80 tuổi, 1 cụ già 80 tuổi và 3 người khác tại Nhật
Bản, 1 trường hợp ở Đài Loan, 1 người tại Hoa Kỳ, 2 người Nhật ngoài 80 tuổi và
4 người khác trên tàu du lịch Diamond Princess, một người đàn ông Trung Quốc và
một người khác ở Pháp, 77 người tại Iran, 29 người ở Hàn Quốc và 52 ở Ý.
Trong giai đoạn đầu, số ca mắc bệnh tăng gấp đôi sau mỗi 7 ngày rưỡi. Vào ngày
26 tháng 2 năm 2020, WHO báo cáo rằng, khi các trường hợp mới được báo cáo
giảm ở Trung Quốc nhưng đột nhiên tăng ở Ý, Iran và Hàn Quốc. Và lần đầu tiên,
số trường hợp mới bên ngoài Trung Quốc đã vượt quá số trường hợp mới ở Trung
Quốc vào ngày 25 tháng 2 năm 2020.
Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, lần đầu tiên WHO tuyên
bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, trước bối cảnh số ca nhiễm trên toàn cầu đã
vượt mốc 126.000 và dịch đã lan ra 123 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngày 3 tháng 4 năm 2020, số ca nhiễm COVID-19 trên tồn cầu chính thức chạm
mốc 1 triệu. Tới ngày 15/4, số người nhiễm vượt mốc 2 triệu.



Tính đến ngày 27 tháng 4 năm 2020, hơn 207.008 ca tử vong có liên quan tới
COVID-19. Theo đài Trung ương Trung Quốc NHC, phần lớn ca tử vong có độ
tuổi cao – khoảng 80% ca là người có độ tuổi lớn hơn 60, và 75% trong số họ có
bệnh lý nền như bệnh tim mạch và đái tháo đường.
Tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2020, số ca tử vong trên toàn cầu do COVID-19 đã
vượt qua con số 10.000 người.

Theo bảng cập nhật tự động trên trang web who.int của Tổ chức Y tế Thế giới,
tính đến 17h30’ ngày 26/04/2020 theo giờ Việt Nam, toàn thế giới đã có 2 774 135
ca nhiễm Covid-19, 190 871 ca tử vong trên toàn bộ 213 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ảnh 1.1. Bảng so sánh các trường hợp mắc COVID-19 của WHO tại các Châu lục tính đến
17h30’ ngày 26/04/2020 theo giờ Việt Nam

Dưới đây là bảng số liệu những quốc gia có ca mắc và tử vong do COVID-19
cao nhất trên thế giới đã được xác nhận bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO (tính đến
17h30’ ngày 26/04/2020 theo giờ Việt Nam).


Vị trí

Quốc gia

1
2
3
4
5


Mỹ
Tây Ban Nha
Ý
Đức
Anh

Số ca mắc được
xác nhận
899 281
219 764
192 994
152 438
143 468

Bảng 1.1. Những quốc gia có ca mắc COVID-19 cao nhất trên thế giới
tính đến 17h30’ ngày 26/04/2020 theo giờ Việt Nam

Vị trí

Quốc gia

1
2
3
4
5

Mỹ
Ý

Tây Ban Nha
Pháp
Anh

Số ca tử vong
được xác nhận
46 204
25 969
22 524
22 212
19 506

Bảng 1.2. Những quốc gia có ca tử vong do COVID-19 cao nhất trên thế giới
tính đến 17h30’ ngày 26/04/2020 theo giờ Việt Nam

Tại Việt Nam, ca nhiễm đầu tiên được xác nhận lần đầu tiên tại Việt Nam vào
ngày 23 tháng 1 năm 2020. Đến ngày 13/2/2020, Việt Nam ghi nhận tổng số 16 ca
mắc COVID-19.
Ngày 25/2/2020, Việt Nam chữa hoàn tồn thành cơng 16 bệnh nhân mắc COVID19 đồng thời đánh dấu ngày thứ 12 khơng có ca mắc mới.
Tuy nhiên, tối ngày 6 tháng 3, Hà Nội đã công bố trường hợp thứ 17 dương tính với
virus corona, là một phụ nữ 26 tuổi. Trường hợp 17 đã chấm dứt chuỗi liên tiếp 22
ngày Việt Nam khơng có thêm ca nhiễm mới, mặc dù trong thời gian đó đã có
nhiều trường hợp nghi nhiễm và được cách ly. Tối ngày 19 tháng 3, tổng số bệnh
nhân trên cả nước lên 85.


6h00 ngày 17/4/2020, Việt Nam lần thứ hai ghi nhận khơng có ca mắc bệnh mới
trong vịng 24h.
Tính đến ngày 29 tháng 4, Việt Nam ghi nhận 270 ca nhiễm, trong đó có 219 bệnh
nhân đã xuất viện và chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.

6h00 ngày 30/4/2020, Việt Nam bước sang ngày thứ 14 không phát hiện ca nhiễm
mới. Tiếp tục trở thành 1 trong những quốc gia đi đầu trong cơng cuộc phịng
chống đại dịch COVID-19.

1.3.

Một số tác động của đại dịch COVID tại Việt Nam

Giống như hầu hết nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam bị ảnh hưởng do sự
bùng phát của dịch bệnh, doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt
là các ngành sản xuất công nghiệp, dệt may, da giày, du lịch, dịch vụ, giao thông và
xuất nhập khẩu… sẽ bị tác động mạnh.
Cụ thể, theo báo cáo sơ bộ dựa trên cơ sở nghiên cứu Báo cáo của Ban chỉ đạo
Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus
Corona gây ra, Ủy ban Về các vấn đề xã hội nhận định có nhiều doanh nghiệp tạm
ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2019); 10% doanh
nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất và khi dịch có diễn biến phức tạp trên 15%
doanh nghiệp phải cắt giảm quy mơ sản xuất, kinh doanh.
Tính đến ngày 26/3/2020, có khoảng 600 000 người phải nghỉ việc và khơng có thu
nhập tại tp HCM. Nhà nước sẽ phải huy động và triển khai các gói hỗ trợ kinh tế để
hỗ trợ doanh nghiệp và người dân thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ người lao
động ổn định cuộc sống trong bối cảnh việc làm khó khăn.
Dịch COVID-19 cịn ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế bao gồm hàng hải, hậu
cần hay các lĩnh vực phân phối, bán lẻ trong nước. Ngành hàng không bị ảnh


hưởng nặng nề, nhiều chuyến bay bị hủy bỏ, lượng khách du lịch đến Việt Nam sụt
giảm.
Đối với lĩnh vực y tế, theo Ủy ban Về các vấn đề xã hội, do vừa phải đảm bảo
công tác khám bệnh, chữa bệnh thường xun, vừa đảm nhiệm cơng tác phịng,

chống dịch bệnh COVID-19 (giám sát dịch, hỗ trợ các tuyến, cách ly người nhiễm
và nghi nhiễm, điều trị người nhiễm, hỗ trợ các tuyến trong phòng, chống dịch…)
nên một số cơ sở y tế xuất hiện tình trạng quá tải kéo dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ,
nhất là nguy cơ lây nhiễm chéo vi rút SARS-Cov2.
Trong danh mục dự trữ quốc gia mới chỉ có thuốc phịng, chống dịch bệnh mà chưa
có một số trang thiết bị, vật tư y tế, đồ bảo hộ thiết yếu phục vụ công tác phịng,
chống dịch, cơng tác khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc dịch bệnh nên nếu dịch
lan rộng, số người mắc nhiều sẽ ảnh hướng lớn đến công tác khám bệnh, chữa bệnh
và có nguy cơ lây nhiễm đối với đội ngũ cán bộ y tế. Trên thực tế, ngành y tế trong
thời gian chống dịch vừa qua đã xảy ra tình trạng thiếu khẩu trang y tế. Bên cạnh
đó, khó khăn trong việc đặt mua các thiết bị y tế như máy thở, máy xét nghiệm,
máy X-quang, Kit test xét nghiệm COVID-19… do nguồn cung khan hiếm và giá
bị đẩy lên cao. Do đó, cần có phương án để chủ động về trang thiết bị, vật tư y tế,
thuốc, đồ bảo hộ và các trang thiết bị cá nhân cho nhân viên y tế… nhằm đáp ứng
cơng tác phịng, chống dịch bệnh hiện nay cũng như bảo đảm dự phòng sau khi kết
thúc dịch và bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế.
Số lượng người đến khám bệnh, chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế hiện đang giảm
mạnh, tại nhiều Bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội như Bạch Mai, Thanh
Nhàn, Việt Nam-Cu Ba… số lượng bệnh nhân đến khám giảm 30%-50%. Việc này
một mặt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người có bệnh khi tự chữa bệnh tại nhà,
mặt khác có thể tác động đến khoảng 240 bệnh viện tự bảo đảm chi tiền lương từ
nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài


có thể tác động đến kinh phí hoạt động của các cơ sở y tế thực hiện tự chủ về tài
chính.
Đối với lĩnh vực giáo dục, do ảnh hưởng của dịch bệnh, ban đầu một số trường
đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ Tết Canh Tý đến hết 9 tháng 2.
Ngày 6 tháng 2, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Ban Chỉ đạo
phòng, chống dịch bệnh của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (tại đây được gọi tắt là "Bộ

GD và ĐT") đã họp và thống nhất đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố căn
cứ tình hình thực tế kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm một tuần nữa.
Cuối tháng 3/2020, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, tất cả cả trường trên
tồn quốc ra quyết định nghỉ học vơ thời hạn. Ngày 31 tháng 3, Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành công văn hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học
kỳ II năm học 2019-2020 đối với cấp THCS, THPT.
Việc nghỉ học kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học trên cả
nước, từ đó nảy sinh ra những phương thức học tập mới bao gồm dạy học online và
học trực tuyến trên truyền hình – các phương pháp mà trước đây ít được sử dụng
hoặc chỉ được sử dụng trên quy mô nhỏ ở một vài cơ sở giáo dục. Mặc dù các
phương pháp này không thể thuận tiện so với phương pháp học thông thường do sự
ngặt nghèo về thời gian giảng dạy và khó có thể tương tác trực tiếp đến học sinh,
nhưng đây là những biện pháp tốt nhất để đảm bảo sức khoẻ cho các em học sinh,
sinh viên mà vẫn có thể tiếp thu kiến thức trên trường học, tránh làm chậm tiến độ
dạy học của học kì II năm học 2019-2020.
Ngồi ra, các kì thi tốt nghiệp lớp 12 và trung học phổ thông quốc gia cũng có
những thay đổi liên tục để phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài và đảm bảo tâm
lí cho các em học sinh.
Về lĩnh vực thể thao và truyền hình, vì dịch bệnh, giải đấu V. League (2020) bị trì
hỗn đến tháng 3 cho đến khi có văn bản đồng ý từ Tổng cục TDTT, ảnh hưởng đến


việc chuẩn bị của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam cho vịng loại World Cup
2022 sắp tới. Ngồi ra, Liên đồn Ơ tơ Quốc tế (FIA) và Chính quyền Hà Nội cũng
đã quyết định hỗn Cuộc đua Cơng thức 1 (F1) tại Hà Nội (Vietnamese Grand
Prix). Bên cạnh đó, nhiều chương trình truyền hình bị ngưng trệ, hỗn phát sóng.
Những chương trình có đơng khán giả đến trường quay cũng phải thay đổi mơ hình
sản xuất.

CHƯƠNG 2: VAI TRỊ CỦA ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH HÀ

NỘI TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
2.1.

Thành tựu nổi bật Việt Nam đạt được trong Đại dịch COVID-19

Theo mục 1.5.4 , tính đến cuối tháng 4/2020 đã có gần 3 triệu ca nhiễm Covid-19
và hơn 190 000 ca tử vong trên toàn thế giới với nước đứng đầu là Mỹ (gần 1 triệu
ca). Ttiếp theo là Ý, Tây Ban Nha, Anh, Pháp,….với con số vẫn lên đến hàng trăm
nghìn ca nhiễm. Tuy nhiên, kéo dài danh sách xuống dưới mãi mới có thể tìm thấy
Việt Nam với chỉ vỏn vẹn 270 ca nhiễm, trong đó 225 trường hợp đã được chữa khỏi
và xuất viện, thâm chí khơng có ca tử vong nào.


Với đường biên giới liền kề với Trung Quốc, những số liệu này thoạt nhìn có vẻ
khơng thể tin nổi, nhưng đây chính là sức mạnh của Đảng, Nhà nước và nhân dân
Việt Nam khi đồng lòng đấu tranh chống Đại dịch. Sức mạnh diệu kì của Việt Nam đã
khiến cho thế giới phải ngả mũ thán phục và được nhắc tới liên tục trên diễn đàn quốc
tế.
Trang ASEAN Post ngày 9/4 đăng bài viết kêu gọi các nước thuộc Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như nhiều nước trên thế giới có thể học hỏi
từ phản ứng nhanh chóng của Việt Nam. Theo bài viết, so với các quốc gia thành
viên ASEAN khác như Malaysia và Indonesia... có hàng nghìn ca mắc COVID-19
và hàng trăm ca tử vong, số lượng ca nhiễm bệnh ở Việt Nam tương đối thấp và
hiện chưa có ca tử vong nào.
Trang tin "Mùa Xuân nước Nga" (Rusvesna) ngày 19-4 đăng bài viết có tiêu đề
"Phép màu Việt Nam - cách một dân tộc dũng cảm đánh bại đại dịch khủng khiếp".
Bài báo khẳng định Việt Nam là một trong những ví dụ thành công nhất trên thế
giới trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, nhấn mạnh điểm tạo nên sự khác
biệt trong tình hình dịch bệnh ở Việt Nam với các nước khác đó là mật độ lây
nhiễm rất thấp (chỉ hơn 260 trường hợp), tỉ lệ bệnh nhân được chữa khỏi cao (hơn

200) và đặc biệt là khơng có trường hợp tử vong, mặc dù Việt Nam có dân số
khoảng 100 triệu người, mật độ dân số cao và có biên giới chung với khu vực tình
hình dịch bệnh phức tạp.
Ðài Sputnik (Nga) ngày 23-4 dẫn nhận định của chuyên gia về Việt Nam học người
Nga M.Xi-un-nê-béc nhấn mạnh, Việt Nam chống dịch hiệu quả nhờ ba yếu tố
chính: Hành động nhanh chóng, kịp thời của chính quyền, thái độ có trách nhiệm
của người dân cũng như việc cơng khai, minh bạch thông tin. Bài viết lưu ý Việt
Nam đứng đầu bảng xếp hạng các quốc gia mà chính phủ có tỷ lệ tín nhiệm cao
nhất trong dân chúng về phản ứng trước dịch bệnh.


Bên cạnh những thành tích nổi bật về điều trị bệnh nhân được báo chí ca
ngợi, Y học Việt Nam cũng đã rất xuất sắc khi ngoài 200.000 bộ xét nghiệm
COVID-19 nhanh mua của Hàn Quốc, Việt Nam cũng đã tự sản xuất bộ kit xét
nghiệm riêng có thể giúp chẩn đoán COVID-19 chỉ trong một giờ. Đây là sản
phẩm được Bộ Khoa học và công nghệ đặt hàng nghiên cứu và sản xuất từ đầu vụ
dịch Covid-19, ra mắt ngày 5-3 và đã được sử dụng tại Việt Nam với hiệu quả phát
hiện bệnh tốt (độ nhạy 100% trên mẫu có từ 5 copy).
Ngày 25-4, WHO đã cơng nhận sản phẩm xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam mở
ra cơ hội tư do thương mại ở tất cả các quốc gia thành viên của Khu vực kinh tế
châu Âu bao gồm Vương quốc Anh. Trước đó, Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh
cũng đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu (CE) và cấp giấy chứng nhận
lưu hành tự do (CFS) cho bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam, giúp sản
phẩm đủ điều kiện để lưu hành tại châu Âu. Nhà sản xuất bộ kit cho biết, hiện đã
ký hợp đồng để một công ty có trụ sở tại Anh và Hồng Kơng (Trung Quốc) làm đại
diện ủy quyền. Trước mắt, công ty ủy quyền sẽ xuất khẩu 1 triệu test kít/tháng tại
Anh, Ấn Độ, Mexico, Mỹ và một phần châu Âu.
Về kinh tế, các chiến dịch giải cứu nông sản hàng năm dù không cịn xa lạ gì
với người dân, nhưng năm nay nó lại càng trở nên thiết thực hơn bao giờ hết. Chiến
dịch giải cứu hàng trăm tấn thanh long đỏ từ ý tưởng ban đầu của ông Kao Siêu

Lực - "vua bánh mì" Việt sáng lập ra chuỗi cửa hàng bánh ngọt ABC, đã giải quyết
được cùng lúc hai nhiệm vụ: cứu nông sản Việt và thúc đẩy tiêu thụ trong nước.
Cuối tháng 2/2020, sau 1 tháng gây sốt ở Việt Nam, trên trang chủ của Business
Insider - tờ báo tài chính và kinh doanh hàng đầu nước Mỹ đã giới thiệu những
hình ảnh chân thực nhất về loại bánh mì độc đáo của Việt Nam tới độc giả quốc
tế. Bài báo mô tả rất kỹ ấn tượng thị giác, vị giác khi thưởng thức bánh mì thanh
long của nữ phóng viên, cơ dùng loạt tính từ cao độ để mơ tả: “shockingly pink”
(hồng “cực sốc”), “immediately impressed” (ngay lập tức bị ấn tượng), “perfectly


crusty” (giịn hồn hảo)... Sau Business Insider, nhiều tờ báo, trang tin khác cũng
đồng loạt dẫn tin về bánh mì thanh long của Việt Nam, ghi dấu ẩm thực Việt Nam
trên trường quốc tế.
Về văn hoá đại chúng, bài hát pop của Việt Nam có tên "Ghen Cơ Vy", là
một bản làm lại của bài hát "Ghen" năm 2017 do hai ca sĩ Min, Erik và nhạc sĩ
Khắc Hưng phối hợp cùng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường Việt Nam,
trực thuộc Bộ Y tế, nhằm mục đích hướng dẫn vệ sinh đúng cách để phòng
chống bệnh virus corona 2019 đã được lan truyền trên mạng trong bối cảnh dịch
virus corona đang hoành hành trên thế giới. Bài hát này kết hợp cùng "Vũ điệu rửa
tay" do Quang Đăng nhảy đã trở nên nổi tiếng trên thế giới khi được John
Oliver khen ngợi trong chương trình Last Week Tonight with John Oliver của
đài HBO ngày 1 tháng 3 năm 2020. Cả 2 video sau đó đã trở thành hiện tượng lan
truyền nhanh và được nhiều nơi trên thế giới xem là giai điệu ấn tượng cho chiến
dịch chống lại dịch bệnh này.

2.2.

Vai trò của Đài Phát Thanh – Truyền hình Hà Nội trong cuộc chiến
chống Đại dịch COVID 19


Theo từ điển Tiếng Việt, vai trò là chức năng và tác dụng của một cá nhân hay
một tập thể trong sự hoạt động, phát triển của một vấn đề, một sự việc nào đó.
Chính vì thế, để đất nước đạt được những hiệu quả trong cơng tác phịng chống
dịch như hiện nay thì vai trị của hệ thống báo chí Việt Nam là vô cùng quan trọng.
Dưới đây là bốn vai trị chính của báo chí trong đời sống xã hội.
2.2.1.

Vai trò định hướng và tạo lập dư luận

Vai trò của báo chí khơng chỉ là phản ánh đời sống xã hội qua việc thông tin
nhanh nhất, chân thực nhất những sự kiện thời sự trong đời sống (khác với việc
phản ánh của văn học là qua hình tượng nghệ thuật được hư cấu), mà còn ở việc


định hướng thông tin tới công chúng. Điều này, ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng về mặt nhận thức đối với người làm báo, khi mà thông tin trên mạng xã hội
ngày càng lớn.
Ngay từ những ngày đầu xuất hiện dịch bệnh, hàng loạt những thông tin sai lệch
đã xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội - từ Facebook, Youtube đến Twitter. Bất cứ
tin tức nào cũng có thể xuất hiện trên mạng xã hội, từ thuyết âm mưu cho rằng
“virus phát tán ra bên ngồi vì sự rò rỉ từ một dự án nghiên cứu virus trong phịng
thí nghiệm tại Vũ Hán”, “các quan chức chính phủ Mỹ hoặc một số nước khác đã bí
mật tạo ra virus corona hoặc được cấp phép phát triển virus này”, hay sự xuất hiện
của các bệnh nhân nhiễm virus ở các tỉnh thành trên cả nước, các trường hợp nguy
kịch tử vong,…đến mức có người đã ví rằng: “Nếu như Vũ Hán là tâm dịch Covid19, thì mạng xã hội là tâm dịch của tin giả”. Vì thế, với mục đích đập tan những
nguồn thơng tin khơng chính thống, sai sự thật, các nhà báo, phóng viên của Đài đã
ngày đêm làm việc để đem đến những thông tin chính xác và nhanh chóng cho
người dân qua các bản tin thời sự hàng ngày.
Ngày 6/6/2020 trên kênh H1 đã có bản tin “Phỏng vấn Luật sư về quy định pháp
luật xử lý việc đưa thông tin sai lên mạng xã hội”, nhằm răn đe các đối tượng đăng

tải hay có ý định đăng tải những thơng tin sai sự thật, đồng thời nâng cao kiến thức
cho người dân. Cụ thể, phóng viên Truyền hình Hà Nội đã có cuộc trao đổi với
Luật sư Bùi Đình Ứng - Đồn Luật sư TP. Hà Nội liên quan tới các quy định của
pháp luật về xử lý việc đưa thông tin sai về dịch Corona trên mạng xã hội. Trong
bài phỏng vấn, luật sư đã nêu rõ mức phạt cho các đối tượng trên là từ 10 đến 30
triệu đồng hoặc thâm chí có thể xử phạt hình sự từ 2 đến 7 năm tù tuỳ vào mức độ
vi phạm.
Như vậy có thể thấy, những thông tin mà nhà báo khai thác từ luật sư để cung cấp
cho người dân về mức độ xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự đã vơ
hình chung định hướng nhận thức của dư luận xã hội, giúp công chúng nâng cao


cảnh giác và hướng tới những thông tin minh bạch từ các nguồn tin chính thống
cung cấp, tránh trở thành nạn nhân của những thông tin giả, tin trái pháp luật.
Bên cạnh đó, hàng loạt những tin bài như: Hà Nội: Chủ động các biện pháp
phòng, chống dịch viêm đường hô hấp Corona (30/01/2020) , Hà Nội kêu gọi
tất cả các cấp chính quyền và mỗi người dân tham gia phòng chống dịch
Corona (03/02/2020), Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch từ cộng
đồng (04/02/2020). Người dân tích cực khai báo y tế tự nguyện (22/03/2020),…
đều mang mục đích định hướng và nâng cao ý thức người dân trong công cuộc
phòng chống đại dịch Covid-19, tránh chủ quan lơ là cảnh giác khi dịch bệnh
vẫn đang bùng phát nghiêm trọng trên tồn quốc.
Tóm lại, có thể nói sự phát triển của báo chí gắn liền với ý thức hệ, với lợi ích của
các tầng lớp dân cư, các tổ chức chính trị mà nó là đại diện. Báo chí có vai trị
khơng thể thối thác là nắm bắt, tạo dựng và định hướng dư luân xã hội (DLXH).
DLXH là bộ phận dễ bị tác động nhất, và khi bị tác động, dễ tạo nên những chuyển
biến và hành động xã hội có tính tức thì. Do đó, tác động đúng mức, đúng cách,
hợp lý vào DLXH có thể giúp tạo nên các phong trào xã hội, giải quyết các nhiệm
vụ xã hội cấp bách cũng như lâu dài. Ngược lại, tác động khơng đúng, đưa thơng
tin sai lạc, có thể dẫn đến hiểu nhầm, ngộ nhận tai hại. Do tính chất lan truyền rộng

rãi, do ảnh hưởng và uy tín đã được xác lập trong cộng đồng của cơ quan truyền
thơng, nên những thơng tin khơng chính xác, thiếu thận trọng, non yếu về chính trị
có thể gây thiệt hại khó lường cho cộng đồng và xã hội.

2.2.2.

Vai trị chính trị

Sau giải phóng đất nước, cả nước tiến lên xây dựng đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, báo chí trở thành cơng cụ hữu hiệu, giúp cho Đảng Nhà nước


×