Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Fintech và crowdfunding - Xu hướng tài trợ mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.06 KB, 10 trang )

Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA

"CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG"

Fintech và CROWDFUNDING - XU HƯỚNG TÀI TRỢ MỚI
CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở Việt Nam HIỆN NAY
TS. Lương Thị Thu Hằng1
Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn
bộ khu vực doanh nghiệp. Sự năng động, sáng tạo, ham học hỏi và tư duy mở của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang trở thành động lực cho tăng trưởng và phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang gặp khó khăn trong huy động
vốn từ các ngân hàng thương mại đặc biệt từ sau khủng hoảng tài chính 2008-2009. Sự ra
đời và phát triển của Cơng nghệ Tài chính Fintech trên thế giới và ở Việt Nam trong thời
gian qua đã cung cấp các hình thức huy động vốn mới cho các doanh nghiệp này. Trong
đó phải kể đến nền tảng Crowdfunding - được biết đến với tên “gọi vốn cộng đồng”. Mặc
dù nền tảng Crowdfunding đã rất phát triển trên thế giới và đáp ứng được nhu cầu vốn
lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, song ở Việt Nam, hình thức này vẫn cịn rất hạn
chế. Bài viết thực hiện phân tích vai trị của nền tảng Crowdfunding trong việc tài trợ
vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phân tích thực trạng phát triển Crowdfunding
tại Việt Nam đồng thời đưa ra một số gợi ý nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền tảng
Crowdfunding ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: nền tảng, crowdfunding, gọi vốn cộng đồng, doanh nghiệp vừa và nhỏ
1. Khái qt về Fintech
Cơng nghệ Tài chính - Fintech:
Cơng nghệ Tài chính (Financial Technology - Fintech) là một trong những đổi mới
sáng tạo bậc nhất trong lĩnh vực công nghiệp tài chính và đang phát triển với tốc độ rất
nhanh dựa trên nền tảng kinh tế chia sẻ và công nghệ thông tin (Lee và Shin, 2018).
Fintech được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của khu vực tài chính thơng qua việc cắt
giảm chi phí, tăng chất lượng các dịch vụ tài chính, tăng mức độ đa dạng hóa và tạo nên


một khu vực tài chính ổn định. Sự phát triển công nghệ trong cơ sở hạ tầng, Dữ liệu lớn,
phân tích dữ liệu và thiết bị thơng minh cho phép các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech
1

Email:

113


Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA

"CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG"

trở nên cạnh tranh so với các tổ chức tài chính truyền thống. Điều nay buộc các tổ chức
tài chính truyền thống phải mở rộng đầu tư vào công nghệ để giữ vững được thị phần.
Theo báo cáo hàng năm về Fintech của KPMG (2015), Trung Quốc và Mỹ là hai
quốc gia dẫn đầu về số lượng các công ty và công ty khởi nghiệp Fintech. Sự phát triển
của Fintech trên toàn thế giới đã thay đổi cách thức dự trữ, tiết kiệm, vay nợ, đầu tư,
sử dụng và bảo vệ tiền của các cá nhân và tổ chức. Theo Lee và Shin (2018) có 6 mơ
hình kinh doanh Fintech bao gồm thanh toán (payment), quản lý tài sản (wealthy
management), gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), cho vay (marketplace lending), thị
trường vốn (capital market) và dịch vụ bảo hiểm (insurance services). Trong đó, gọi vốn
cộng đồng là một trong những mơ hình kinh doanh Fintech góp phần tạo nên xu hướng
tài trợ vốn mới cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Crowdfunding:
Theo Ủy ban Châu Âu (2016), Crowdfunding (tạm dịch là Gọi vốn cộng đồng) là
hình thức gọi vốn từ cộng đồng nhằm mục đích tăng quỹ cho một dự án cụ thể. Nền
tảng của Crowdfunding là các trang web cho phép kết nối trực tiếp giữa người gọi vốn và
nhà tài trợ. Theo World Bank (2013), Crowdfunding là một cách thức tăng vốn cho các
doanh nghiệp và các tổ chức thông qua mạng Internet dưới hình thức gây quỹ hoặc đầu

tư từ rất nhiều cá nhân trong nền kinh tế. Theo GPFI (2016), Crowdfunding được dùng
để chỉ kỹ thuật tài trợ dựa theo thị trường (market-based financing technique) - nơi các
dòng vốn nhỏ đến một số lượng lớn các cá nhân trong nền kinh tế. Crowdfunding dựa
trên nền tảng các web trực tuyến và điện thoại thông minh để kết nối những người cho
vay để tài trợ cho một doanh nghiệp, một dự án hoặc các nhu cầu về vốn khác. Tổng quát
lại, có ba yếu tố quan trọng tạo nên Crowdfunding: (1) lượng vốn nhỏ; (2) đến từ rất
nhiều cá nhân hoặc tổ chức; (3) dựa trên nền tảng công nghệ số.
Theo Kirby và Worner (2014), Crowdfunding có thể được phân loại thành 4 nhóm chính:
Thứ nhất là gây quỹ từ thiện (donation): đây là một hình thức mà tổ chức xã hội,
tổ chức phi chính phủ vận động qun góp giúp đỡ vùng thiên tai, người có hồn cảnh
đặc biệt.
Thứ hai là gọi vốn cộng đồng trên cơ sở quà tặng (rewards-based crowdfunding):
đây là hình thức mà các doanh nghiệp nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp
(startup) kêu gọi hỗ trợ vốn từ các cá nhân, đổi lại các cá nhân sẽ nhận được một phần
quà. Dạng gọi vốn này không phải là vay nợ truyền thống mà được sử dụng nhằm mục
đích tăng sức hấp dẫn cho dự án hoặc thâm nhập thị trường.
114


Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA

"CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG"

Thứ ba là gọi vốn thơng qua bán cổ phần (equity crowdfunding): hình thức này
tương tự như việc mua cổ phiếu của một doanh nghiệp mới có tiềm năng. Hình thức gọi
vốn cộng đồng này có quy mơ tương đối nhỏ trên tồn cầu song đã có mức tăng trưởng
ấn tượng trong những năm gần đây. Ở châu Mỹ, 598.05 triệu USD cổ phần đã được bán
thông qua nền tảng Crowdfunding năm 2015 (tăng trưởng 120% so với năm 2014). Ở
châu Âu, gọi vốn bằng cách bán cổ phần đạt mức 422 triệu EUR (tương đương 467 triệu
USD) năm 2015.

Thứ tư là gọi vốn bằng cách vay nợ (debt crowdfunding): đây là hình thức cho phép
người cho vay kết nối trực tiếp với người gọi vốn hoặc đầu tư vào các nghĩa vụ nợ thông
qua nền tảng công nghệ. Jenik và cộng sự (2017) đã phân loại gọi vốn cộng đồng dựa
trên vay nợ thành 3 dạng: cho vay phi lợi nhuận, cho vay định hướng xã hội và cho vay
thương mại. Theo đó, người gọi vốn trên nền tảng phi lợi nhuận sẽ tiếp cận với người
cho vay mà không kỳ vọng vào lợi nhuận tài chính. Các doanh nghiệp khởi nghiệp xã
hội thường gọi vốn vay cộng đồng dưới hình thức này. Cho vay định hướng xã hội nhằm
tài trợ cho các cộng đồng hoặc vùng địa lý cụ thể và vẫn tạo cơ hội hưởng lợi tức cho
người cho vay. Ví dụ, nền tảng MYC4 cho phép nhà tài trợ cho vay tiền đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia đang phát triển tại châu Phi trong một vài lĩnh vực
cụ thể. Cho vay thương mại khơng hướng tới nhóm tài trợ cụ thể nào hay không tạo ra
tác động xã hội, ví dụ như CreditEase ở Trung Quốc, RainFin tại Nam Phi, Crowdo ở
Malaysia hay LendingClub ở Mỹ.
2. Crowdfunding - xu hướng tài trợ mới cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) được xem là một trong những nhân tố quan trọng
góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở cả những quốc gia phát triển và
đang phát triển. Chính sự năng động, tư duy mở và ham học hỏi của các doanh nghiệp
SMEs đã giúp các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, từ đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn bộ khu vực doanh nghiệp
và thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của cả nền kinh tế.
Tầm quan trọng của khu vực SMEs được thể hiện thông qua những đóng góp vào
tăng trưởng việc làm, sản lượng đầu ra, kim ngạch xuất khẩu và thúc đẩy tinh thần
doanh nhân. Theo Keskin và cộng sự (2010), khu vực SMEs đóng góp hơn 55% GDP và
hơn 65% tổng lao động ở các nền kinh tế thu nhập cao. Ở các quốc gia thu nhập thấp,
SMEs đóng góp 60%GDP và 70% tổng lao động. Con số này ở các nước có thu nhập
trung bình lần lượt là 70% và 95%.
115



Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA

"CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG"

Mặc dù có vai trị quan trọng như vậy trong nền kinh tế song các doanh nghiệp vừa
và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn so với các doanh nghiệp lớn do quy mô
nhỏ, mức độ đa dạng hóa thấp và khơng đáp ứng u cầu về tài sản đảm bảo. Đặc biệt,
kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008-2009, hoạt động cho vay của
ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có nhiều thay đổi. Các ngân hàng trở
nên thận trọng hơn khi cho vay với loại hình doanh nghiệp này do nguy cơ đối mặt với
rủi ro cao hơn trong điều kiện kinh tế phục hồi chậm chạp. Các doanh nghiệp SMEs tiếp
tục phải đối mặt với nhiều khó khăn trong huy động vốn.
Trong điều kiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn từ các ngân hàng
thương mại, huy động vốn trực tuyến trở nên dễ dàng hơn đối với các SMEs. Sự phát
triển của Crowdfunding đã và đang tạo ra sự cạnh tranh mới đối với hoạt động của các
ngân hàng truyền thống, khơng những góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường
tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn giúp làm tăng lợi nhuận cho các SMEs
(Fenwick và cộng sự, 2017). Ngoài ra sự xuất hiện của các hình thức cho vay mới cịn góp
phần làm giảm rủi ro hệ thống và tăng mức độ đa dạng hóa sản phẩm tài trợ.
Dưới đây là những lý do tại sao các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng huy
động vốn thông qua nền tảng Crowdfunding hơn các phương thức truyền thống như vay
ngân hàng.
Thứ nhất, Crowdfunding thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư có vốn. Nguyên
nhân là do Crowdfunding mang lại mức lợi tức cao hơn cho nhà đầu tư so với gửi tiết
kiệm. Họ được tự lựa chọn các dự án để tài trợ dựa trên thông tin các doanh nghiệp cung
cấp. Ngoài ra việc chia vốn huy động thành các gói nhỏ với lượng tiền khác nhau đã hấp
dẫn cả những nhà đầu tư có ít vốn. Tất nhiên, đi kèm với lợi tức cao là rủi ro lớn. Do vậy,
đầu tư với lượng tiền lớn thường phù hợp với những nhà tài trợ ưa thích rủi ro hoặc đã
có sự chuẩn bị kỹ càng trước sự biến động mạnh của lợi tức.
Thứ hai, các doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn so với các sản

phẩm cho vay truyền thống. Chi phí vận hành nền tảng giao dịch trực tuyến thấp hơn so
với chi phí vận hành của một ngân hàng thương mại. Các ngân hàng phải đầu tư chi phí
lớn cho cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, xây dựng thương hiệu,... Do vậy, chi phí của
khoản vay thơng qua ngân hàng sẽ cao hơn so với nền tảng Crowdfunding.
Thứ ba, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp startup dễ dàng
tiếp cận được vốn đầu tư thông qua Crowdfunding hơn so với khoản vay của ngân hàng.
Để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh, các ngân hàng xây dựng một quy trình
cấp tín dụng chặt chẽ, địi hỏi cao về tài sản đảm bảo và tính hiệu quả của dự án đầu tư.
116


Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA

"CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG"

Trong khi đó, thơng qua nền tảng Crowdfunding, khoản tài trợ được sự đồng thuận từ
cả hai phía (các nhà đầu tư có vốn và doanh nghiệp cần vốn), nhà đầu tư sẽ chủ động lựa
chọn các dự án mà họ kỳ vọng có khả năng tăng trưởng trong tương lai.
Thứ tư, Crowdfunding mang lại sự tiện lợi cho nhà tài trợ và người gọi vốn cả về
thời gian và thủ tục giấy tờ. Nền tảng trực tuyến hoạt động 24/7, không phân biệt không
gian và khoảng cách địa lý, cần ít giấy tờ tài liệu và cho phép q trình vay và hồn trả
diễn ra nhanh chóng.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, nhà tài trợ thông qua nền tảng Crowdfunding
cũng phải đối mặt với không ít rủi ro. Trong đó rủi ro lớn nhất là rủi ro mất vốn. Các
ngân hàng với quy trình tín dụng chặt chẽ còn phải đối mặt với rủi ro tín dụng, do vậy,
tài trợ thơng qua Crowdfunding, mức độ rủi ro mất vốn sẽ cao hơn rất nhiều. Trong
trường hợp khách hàng không trả được nợ, các ngân hàng thương mại cịn có thể phát
mãi tài sản đảm bảo để thu hồi vốn (trừ những sản phẩm cho vay tín chấp). Trong khi
đó, các nhà tài trợ thơng qua nền tảng Crowdfunding không nắm giữ bất kỳ tài sản nào
của người gọi vốn, một khi dự án thất bại, các nhà tài trợ có thể sẽ mất đi tồn bộ số

vốn của mình (điều này sẽ cịn phụ thuộc vào hợp đồng được ký kết giữa chủ dự án và
nhà tài trợ). Để tự giảm thiểu rủi ro tín dụng cho mình, điều quan trọng nhất là các
nhà tài trợ phải có đầy đủ thơng tin để tìm hiểu về người gọi vốn và đánh giá chính xác
khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, việc minh bạch
thông tin vẫn là một trong những vấn đề chưa được giải quyết triệt để trong nền tảng
Crowdfunding. Thậm chí, ở hầu hết các quốc gia, nhà tài trợ không được tiếp cận với
lịch sử vay nợ của người gọi vốn. Hiện nay, trên thế giới chỉ có ở hai quốc gia là Mỹ và
Trung quốc, nhà tài trợ biết được thông tin về lịch sử vay nợ của người gọi vốn trên
nền tảng công nghệ Crowdfunding. Một rủi ro nữa hồn tồn có thể xảy ra đó là trục
trặc cơng nghệ khiến nền tảng Crowdfunding mất tồn bộ dữ liệu về khoản vay. Mặc
dù hợp đồng vay nợ giữa nhà tài trợ và doanh nghiệp gọi vốn là bằng chứng cho khoản
vay, song cũng tốn nhiều thời gian để khôi phục lại thông tin liên quan đến khoản giải
ngân, số tiền hoàn trả và lãi vay.
3. Thực trạng huy động vốn thông qua nền tảng Crowdfunding
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2017), tính đến 1/1/2017, cả nước có 518.000
doanh nghiệp thực tế đang tồn tại, trong đó số lượng doanh nghiệp lớn chiếm 1,9% tổng
số doanh nghiệp, giảm 2,3% so với năm 2012, doanh nghiệp vừa tăng 23,6%, doanh
nghiệp nhỏ tăng 21,2%, doanh nghiệp siêu nhỏ tăng 65,5%, chiếm 74% tổng số doanh
117


Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA

"CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG"

nghiệp. Cũng như tình hình chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong huy động
vốn được trình bày ở phần 2, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cũng khó khăn
trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả và tính năng động
của loại hình doanh nghiệp này. Mặc dù số liệu của Tổng cục Thống kê chỉ ra tỷ trọng áp

đảo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực doanh nghiệp, song nếu các SMEs
không được hỗ trợ về vốn để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thì đóng góp cho nền kinh
tế chung của cả nước sẽ bị hạn chế.
Chính vì vậy, sự ra đời và phát triển của Fintech trong đó có nền tảng Crowdfunding
sẽ mang lại các hình thức tài trợ mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
IG9 là nền tảng Crowdfunding lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 04/2013.
IG9 sau đó đã gọi vốn cộng đồng thành công cho 40 dự án với quy mô từ 7-15 triệu đồng
cho một dự án. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, trang web này đã âm thầm đóng
cửa vào năm 2014. Sau IG9, một số nền tảng Crowdfunding khác đã đi vào hoạt động
như FirstStep, Comicola, Fundstart, Charity Map, Betado, Fundingvn. Tuy nhiên cho tới
thời điểm hiện tại, chỉ còn ba nền tảng hoạt động chuyên nghiệp là Comicola, Betado và
Fundstart.
Comicola là trang gây quỹ chuyên dành cho mảng truyện tranh. Theo thông tin
trên website của Comicola, nền tảng này đã gọi vốn thành công được 9 dự án xuất bản
truyện tranh với tổng số vốn lên tới 1.293.905.000 đồng. Trong đó có một số dự án gọi
vốn thành công vượt cả số vốn kỳ vọng ban đầu. Ví dụ: dự án Hoa Văn Đại Việt kêu gọi
được 141.390.000 đồng, vượt 41%; hay dự án xuất bản cuốn sách Pop-Up “Sài Gòn Phố”
kêu gọi được 240.775.200 đồng, vượt 61% so với số vốn dự định ban đầu. Hình thức của
các dự án Crowdfunding qua trang Comicola là gọi vốn cộng đồng dựa trên quà tặng.
Dự án chia thành các gói nhỏ tương ứng với số tiền và phần quà sẽ tặng cho khách hàng
đóng góp.
Betado là nền tảng gọi vốn cộng đồng với mục tiêu tạo cơ hội đưa các sản phẩm sáng
tạo của người Việt ra thị trường. Được thành lập vào năm 2015, tiền thân là dự án gây
quỹ cộng đồng cho tập 1 và tập 2 cuốn truyện tranh “Truyền thuyết Long Thần Tướng”,
Betado đã nhanh chóng phát triển và trở thành nền tảng gọi vốn cộng đồng lớn nhất
Việt Nam cả về giá trị vốn huy động lẫn số lượng các dự án thành công. Cho tới thời
điểm hiện tại, Betado đã gọi vốn thành công 13 dự án với tổng số vốn huy động được là
1.604.340.000 đồng.
Fundstart chính thức đi vào hoạt động hỗ trợ huy động vốn cho các dự án sáng tạo
vào tháng 04/2016. Nền tảng này hoạt động dựa trên mơ hình gọi vốn cộng đồng dựa

118


Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA

"CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG"

trên quà tặng. Chủ dự án chia sẻ ý tưởng cùng Fundstart, cộng đồng yêu thích sẽ ủng hộ
tiền thông qua hệ thống của nền tảng Crowdfunding trong một thời hạn nhất định. Nếu
chiến dịch gọi vốn thành công, chủ dự án phải đảm bảo quyền lợi cho người ủng hộ vốn
và tặng quà cho họ theo cam kết đã được đăng tải trên nền tảng gọi vốn và hợp đồng đã
ký kết. Nếu chiến dịch không thành công, tiền vốn được trả lại cho người ủng hộ. Tới
thời điểm hiện tại, nền tảng Fundstart đã gọi vốn thành công cho 4 dự án với số tiền huy
động đạt mức 287.239.000 đồng.
Ngoài ba trang đang hoạt động chun nghiệp như trên cịn có nền tảng Fundingvn
đang trong quá trình thử nghiệm. Fundingvn ra đời với mục tiêu chính là kết nối các
dự án với cộng đồng nhà đầu tư trên cơ sở giải quyết các vấn đề về vốn và phát triển
kinh doanh. Theo thông tin trên website Funding.vn, các chủ dự án có thể đăng tải các
dự án lên website, các dự án này sẽ được xét duyệt và thẩm định kỹ càng bởi các chuyên
gia trước khi đến với cộng đồng/nhà đầu tư nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro cho cộng
đồng/nhà đầu tư. Tổng số dự án gọi vốn được công bố trên website là 88 dự án, tuy nhiên,
trong giai đoạn hiện tại, Fundingvn chưa chính thức đi vào huy động vốn thật mà chỉ tập
trung vào hợp tác với startup Wheel để giúp các dự án có trải nghiệm về mơ hình, có sự
chuẩn bị kỹ về kiến thức và cách thức tiến hành chiến dịch, làm tiền đề cho việc gọi vốn
thành công sau này. Mỗi một cá nhân đăng ký tham gia sẽ được cấp một tài khoản ảo trị
giá 30.000.000 vnđ để có vốn tài trợ cho các dự án mình kỳ vọng.
Như vậy, có thể thấy mặc dù nền tảng Crowdfunding đã rất phát triển trên thế giới
song ở Việt Nam vẫn cịn mới mẻ với hình thức chủ yếu là gọi vốn cộng đồng thông qua
quà tặng, đồng thời tổng số vốn huy động thông qua các nền tảng gọi vốn chuyên nghiệp
như Comicola, Betado hay Fundstart vẫn còn rất khiêm tốn. Sở dĩ gọi vốn cộng đồng

thông qua quà tặng được lựa chọn chủ yếu là do bản chất của hình thức này là pre-sale
(hàng được bán trước khi được sản xuất) và nhà tài trợ cảm thấy yên tâm hơn khi số tiền
mình bỏ ra sẽ nhận lại được một phần quà. Các hình thức gọi vốn cộng đồng cịn lại đặc
biệt thơng qua bán cố phần và cho vay thậm chí cịn chưa được triển khai ở Việt Nam. Có
thể kể đến hai nguyên nhân chính như sau: Thứ nhất là do tâm lý e ngại rủi ro của nhà
đầu tư/nhà tài trợ Việt Nam trong điều kiện khung pháp lý về hình thức gọi vốn này chưa
được ban hành để bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia; Thứ hai là do tâm lý e ngại
minh bạch thông tin về dự án của người gọi vốn trong điều kiện vấn đề bản quyền công
nghệ và ý tưởng ở Việt Nam vẫn cịn nhiều hạn chế. Dự án khơng rõ ràng, cụ thể thì khó
huy động được vốn, trong khi nếu dự án được trình bày chi tiết q sẽ có thể bị sao chép.
119


Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA

"CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG"

4. Một số đề xuất phát triển nền tảng crowdfunding nhằm hỗ
trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay
Xuất phát từ xu thế phát triển của Fintech nói chung và Crowdfunding nói riêng
trên thế giới và Việt Nam, xuất phát từ việc khó tiếp cận vốn vay ngân hàng của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và xuất phát từ thực trạng phát triển hạn chế của
nền tảng Crowdfunding ở Việt Nam hiện nay, tác giả đưa ra một số đề xuất đối với cả cơ
quan quản lý nhà nước, nhà tài trợ, người gọi vốn và đơn vị cung cấp dịch vụ (nền tảng)
nhằm phát triển Crowdfunding trở thành kênh gọi vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Cần sớm ban hành khung pháp lý đối
với Crowdfunding nhằm xây dựng địa vị pháp lý cho tổ chức cung cấp dịch vụ gọi vốn
cộng đồng, xây dựng nguyên tắc hoạt động, quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
tham gia. Điều này sẽ bảo vệ quyền lợi của các nhà tài trợ/nhà đầu tư, từ đó, tâm lý e

ngại rủi ro sẽ được giảm thiểu và các nhà tài trợ/nhà đầu tư sẽ sẵn sàng tham gia nhiều
hơn vào các nền tảng gọi vốn. Không những thế, việc ban hành khung pháp lý đối với
Crowdfunding còn giúp cơ quan quản lý Nhà nước quản lý tốt hơn hoạt động của các
nền tảng này từ đó góp phần ổn định khu vực tài chính. Ví dụ về trách nhiệm của bên gọi
vốn như: Pháp luật cần quy định bên gọi vốn phải đảm bảo tính trung thực và chịu trách
nhiệm với mọi thông tin cung cấp cho cộng đồng. Bên gọi vốn phải đảm bảo thực hiện
dự án đúng tiến độ, đúng mục đích như đã cam kết, cần phải chi tiết cách thức hoàn trả
cho nhà tài trợ như quà tặng hoặc vốn và lãi vay...
Thứ hai, đối với nhà tài trợ/nhà đầu tư: Cần tìm hiểu chi tiết thơng tin về dự án,
thông tin về người gọi vốn, tránh đầu tư một cách cảm tính và theo đám đơng. Cần
nghiên cứu kỹ hợp đồng tài trợ với người gọi vốn để nắm rõ quyền lợi của mình khi đầu
tư vào dự án và trách nhiệm của người gọi vốn khi dự án không thành công.
Thứ ba, đối với người gọi vốn: Cần minh bạch thông tin về dự án cũng như thông
tin cá nhân về chủ dự án cho cộng đồng nếu muốn gọi vốn thành công, cần lựa chọn nền
tảng Crowdfunding uy tín, có kinh nghiệm gọi vốn cộng đồng thành công cho nhiều dự
án. Người gọi vốn cần cụ thể hóa cách thức gọi vốn: thơng qua quà tặng hay bán cổ phần
hay vay nợ. Cần xây dựng hợp đồng gọi vốn với các điều khoản cụ thể về quyền lợi và
trách nhiệm của mỗi bên để tăng thêm lòng tin của nhà đầu tư/nhà tài trợ đối với dự án.
Thứ tư, đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ gọi vốn cộng đồng (hay đối với các nền
tảng Crowdfunding): Hoạt động của nền tảng Crowdfunding được coi là hiệu quả nếu
thành công trong chiến dịch gọi vốn từ cộng đồng cho các dự án. Do vậy, bên cạnh việc
120


Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA

"CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG"

có các chun gia lựa chọn dự án tiềm năng, công tác Marketing, quảng bá dự án là một
trong những hoạt động quan trọng nhất góp phần tạo nên thành công của một chiến

dịch gọi vốn. Các nền tảng Crowdfunding cần xây dựng được đội ngũ nhân viên hội tụ
đủ ba điều kiện sau: giỏi công nghệ (để xây dựng nền tảng, hạn chế rủi ro công nghệ),
giỏi tài chính (để lựa chọn dự án tiềm năng), giỏi Marketing (để thu hút nhà đầu tư/tài
trợ cho dự án). Mặc dù các đơn vị cung cấp dịch vụ hạn chế trách nhiệm sau khi chiến
dịch gọi vốn thành công, song trong giai đoạn đầu phát triển nền tảng Crowdfunding tại
Việt Nam, các đơn vị này cần trở thành trung gian kết nối hiệu quả giữa nhà tài trợ và
người gọi vốn, giám sát và cơng khai q trình sử dụng vốn để tăng thêm niềm tin đối
với các nhà đầu tư.
5. Kết luận
Fintech và Crowdfunding đang trở thành xu hướng phát triển mới ở các quốc gia
trên toàn thế giới. Việt Nam khơng thể nằm ngồi xu hướng này, thậm chí Việt Nam
cần biết tận dụng cơ hội, đón đầu xu hướng để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài
chính trong nước và hội nhập với quốc tế. Ngoài ra, thúc đẩy sự phát triển Fintech và
Crowdfunding còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi
nghiệp có thêm kênh huy động vốn hiệu quả với chi phí thấp, từ đó thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế. Trong điều kiện nền tảng Crowdfunding ở Việt Nam vẫn
còn kém phát triển, số lượng các đơn vị cung cấp dịch vụ gọi vốn chun nghiệp cịn
q ít và chủ yếu tập trung vào hình thức gọi vốn thơng qua q tặng, cần thiết phải có
những động lực để thúc đẩy nền tảng này ở Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến sự cần thiết
xây dựng khung pháp lý cho gọi vốn cộng đồng, xây dựng địa vị pháp lý cho các nền tảng
gọi vốn, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia. Ngoài ra, các nhà tài
trợ/nhà đầu tư cũng cần phải tự trang bị thông tin cần thiết để bảo hiểm rủi ro cho chính
mình khi tham gia hình thức đầu tư này, người gọi vốn cần minh bạch hóa thơng tin nếu
muốn dự án thành công và các đơn vị cung cấp dịch vụ gọi vốn cần đảm bảo đủ ba điều
kiện: giỏi công nghệ, giỏi tài chính, giỏi Marketing và trở thành trung gian hiệu quả giữa
người gọi vốn và nhà tài trợ. Có như thế, nền tảng Crowdfunding mới thực sự trở thành
kênh huy động vốn hiệu quả bên cạnh các phương thức huy động truyền thống.

121



Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA

"CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG"

Tài liệu tham khảo
1. European Commisstion (2016), “Crowdfunding in the EU Capital Markets Union”,
Brussels: European Commission.
2. Fenwick, M., Vermeulen, E., McCahery, J.A. (2017), “Fintech and the Financing of
Entrepreneurs From Crowdfunding to Marketplace Lending”, Law Working Paper
No 369/2017.
3. GPFI (Global Partnership for Financial Inclusion) (2016), “Global Standard-Setting
Bodies and Financial Inclusion: The Evolving Landscape”, www.gpfi.org/sites/
default/files/documents/GPFI_WhitePaper_Mar2016.pdf
4. Jenik, I., Lyman.T, B. and Nava, A.(2017), “Crowdfunding and Financial Inclusion”,
CGAP Working Paper March 2017.
5. Keskin, H., Senturk, C., Sungur, O., Kiris, H. (2010), “The Importance of SMEs in
Developing Economies”, 2nd International Symposium on Sustainable Development,
June 8-9 2010, Sarajevo
6. Kirby, E. and Worner, S. (2014), “Crowdfunding: An Infant Industry Growing Fast”,
Madrid: IOSCO, />7. KPMG (2015), ”Annoucing the world’s leading Fintech Innovators for 2015”.
8. Lee, I. and Shin, Y.J. (2018), ”Fintech: Ecosystem, business models, investmentt
decisions and challenges”, Business Horizons (2018) 61, 35-46.
9. World Bank (2013), “Crowdfunding in Emerging Markets: Lessons from East
African startups”, Washington, D.C: World Bank, www.infodev.org/infodev-files/
wb_crowdfundingreport-v12.pdf
10. />11. />12. />13. />Ngày gửi bài: 17/5/2018
Ngày gửi lại bài: 30/5/2018
Ngày duyệt đăng: 02/06/2018


122



×