NGHIÊN CỨU CÁ NHÂN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
Đề tài tiểu luận: NGHIÊN CỨU QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC
TẾ VỀ VIỆC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC TẠM
THỜI DO ĐẠI DỊCH.
1
LỜI CAM KẾT
“Tôi xin cam đoan tiểu luận này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong tiểu luận là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tơi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện tiểu luận này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong tiểu luận đã được chỉ rõ nguồn
gốc”
2
Mục Lục
3
1.
PHẦN ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
1.1.
Sự kiện
Vào tháng 03/2020 do tác động của đại dịch Covid-19, khách sạn HEWH tại
Hà Nội gập tổn thất to lớn khơng thể duy trì hoạt động trong tình trạng vắng
khách . Buộc lịng ban quản trị khách sạn phải đưa ra 2 phương án cho nhân
viên. Một là, trong thời gian 4 tháng, các nhân viên muốn tạm nghỉ sẽ được hỗ
trợ một khoản “lương thất nghiệp” là 1,5 triệu đồng/tháng . Nếu dịch được kiểm
soát trong 4 tháng, khi quay lại làm việc (ngày 5/8/2020) họ sẽ được nhận tiền.
Hai là với các nhân viên tiếp tục làm việc, nếu làm đủ 18 ngày công sẽ được
nhận 4 triệu đồng, không phân biệt vị trí cơng việc.
1.2.
Các vấn đề pháp lý
Việc cho nhân viên nghỉ trong quãng thời gian này cần làm rõ là thời gian
“tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động” hay thời gian “ngừng việc” để có các
biện pháp trả lương phù hợp cho người lao động. Việc trả lương cho người lao
động tạm nghỉ việc là 1,5 triệu/tháng hay 4 triệu đồng khi đủ 18 ngày công
không phân biệt vị trí cơng việc có phù hợp với quy định của pháp luật không.
1.3.
Căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo
Căn cứ điều 31, 32, 96, 98 luật đồng lao động 2012
Căn cứ theo nghị định 90/2019/NĐ-CP.
1.4.
Câu hỏi nghiên cứu
4
- Việc cho nhân viên tạm nghỉ việc và thực hiện trả mức lương 1,5 triệu
đồng/tháng là đúng pháp luật hay không.
- Nhân viên sẽ được nhận khoản lương cho 4 tháng tạm nghỉ là 6 triệu
đồng khi họ quay lại làm việc thì có phù hợp với quy định của pháp luật hay
khơng.
- Tồn bộ nhân viên đều được trả cùng mức lương là 4 triệu đồng khi làm
việc đủ 18 ngày cơng khơng phân biệt vị trí thì có đúng với quy định của
pháp luật hay khơng.
1.5.
Nhận xét đánh giá, bình luận của người nghiên cứu
Có thể thấy vấn đề dịch bệnh xảy ra dẫn đến khó khăn trong hoạt động kinh
doanh là điều không ai mong muốn. Doanh nghiệp gập thiệt hại thì người lao
động cũng gặp khơng it khó khăn trong cuộc sống về kinh tế. Tuy nhiên niềm tin
và lòng trung thành của người lao động là cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp
và để giữ những người lao động giỏi và trung thành thì doanh nghiệp cần có các
biện pháp hỗ trợ nhân viên trong thời gian khó khăn.
Song song đó người lao động cũng cần cùng doanh nghiệp gồng gánh vượt
qua khó khăn trước mắt, duy trì hoạt động để trở lại mạnh mẽ sau khủng hoảng.
Người lao động nên chủ động theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, bổ
xung các kiến thức về Luật lao động hiểu rõ và đảm bảo các quyền lợi của mình
trong quá trình lao động
5
Đồng thời nhà nước cần nhanh chóng có các biện pháp tích cực giúp đỡ các
doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn ổn định để tiếp tục có thể
hoạt động kinh doanh, lao động trở lại sau khi vượt qua dịch bệnh.
6
2.
BÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Lời mở đầu
Trong vận động của nền kinh tế thì việc gặp các tác động bất khả kháng, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, phát triển cuộc sống của người
dân là điều không ai mong muốn. Nhưng khi có sự việc như đại dịch Covid-19
đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của cuộc sống, trong đó hoạt động kinh
tế bị tác động mạnh mẽ nhất. Và việc duy trì được hoạt động của doanh nghiệp
là ưu tiên thiết yếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên song song với việc đó doanh
nghiệp cũng cần có các biện pháp để hỗ trợ đảm bảo cuộc sống của người lao
động.
Tiền lương tác động trực tiếp đến cuộc sống của người lao động nên việc các
doanh nghiệp cần có biện pháp đảm bảo lương cho người lao động của mình
cũng là vấn đề quan trọng và cần có biện pháp đảm bảo. Vì thế các chính sách
được các doanh nghiệp đưa ra để duy trì hoạt động trong mùa dịch cũng cần
phải đảm bảo vấn đề lương cho người lao động duy trì cuộc sống và phù hợp với
quy định của pháp luật về lao động.
Cụ thể là vấn đề cắt giảm nhân sự, lương thưởng của doanh nghiệp, các chính
sách cắt giảm của doanh nghiệp để tồn tại cần phù hợp với thỏa thuận lao động
giữa người lao động và người sử dụng lao động. Sự kiện xảy ra dưới đây về
phương pháp xử lý của một doanh nghiệp thể hiện vấn đề được đặc ra và hướng
giải quyết của vấn đề.
2.2.
Nội dung sự kiện
Vào tháng 03/2020 tác động của đại dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến
nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch cụ thể là hoạt động kinh doanh lưu
7
trú khách sạn. Dẫn đến việc một số khách sạn, hệ thống khách sạn phải đóng cửa
hoặc hoạt động hạn chế cầm chừng. Thì việc cắt giảm lao động và các hoạt động
khơng cần thiết để có thể duy trì được sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp
trên bờ vực phá sản của nhiều doanh nghiệp là thiếu yếu và ưu tiên hàng đầu.
Khơng tránh khỏi tình trạng đó một khách sạn HEWH tại quận Hồn Kiếm
thành phố Hà Nội gặp tổn thất to lớn, phải thực hiện đóng cửa 4 trong số 9
khách sạn trong chuỗi khách sạn nên buộc ban quản trị phải đưa ra các biện
pháp cắt giảm nhân sự của khách sạn :
-
Một là, trong thời gian 4 tháng, các nhân viên muốn tạm nghỉ việc sẽ
được hỗ trợ một khoản “ lương thất nghiệp” là 1,5 triệu đồng/tháng. Nếu
dịch được kiểm soát trong 4 tháng, khi quay lại làm việc ( ngày 5/8/2020)
họ sẽ được nhận khoảng tiền 6 triệu cho 4 tháng.
-
Hai là, các nhân viên tiếp tục làm việc, nếu làm đủ 18 ngày công sẽ được
nhân khoảng lương là 4 triệu đồng, khơng phân biệt vị trí cơng việc.
2.3.
Các vấn đề pháp lý sự kiện và căn cứ pháp lý
Từ nội dung vấn đề, các vấn đề pháp lý cần được xác định là hình thức thanh
tốn tiền lương cho người lao động tạm thời nghỉ việc và mức tiền lương của
người lao động tiếp tục làm việc của khách sạn HEWH.
Thứ nhất, cần xác định việc tạm nghỉ trong thời gian 4 tháng này là “tạm hoãn
thực hiện hợp đồng lao động” hay là “ngừng việc” để có biện pháp trả lương phù
hợp. Trong trường hợp “tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động” thì khách sạn
HEWH khơng có nghĩa vụ phải thanh toán tiền lương cho người lao động. Còn
trường hợp “ngừng việc” khách sạn HEWH phải thực hiện thanh toán tiền lương
8
ngừng việc do hai bên thỏa thuận và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
do pháp luật quy định.
Thứ hai, người lao động được nhận trợ cấp là 1,5 triệu/tháng nhưng phải sau 4
tháng mới được chi trả vì lý do cơng ty hết tiền thì có phù hợp với quy định về
thanh toán tiền lương cho người lao động và các khoản nào khách sạn này cần
trả thêm cho người lao động.
Thứ ba, việc trả lương 4 triệu/tháng cho tất cả vị trí cơng việc theo đề nghị của
khách sạn. Cần xem xét có phù hợp với yêu quy định của luật lao động, trường
hợp tác động của dịch bệnh có phải là điều khoản để giảm mức lương của người
lao động hay khách sạn vẫn phải thanh toán lương cho người lao động theo hợp
đồng lao động hoặc theo số ngày làm việc thỏa thuận.
Theo khoản 5 điều 32 Bộ luật lao động 2012, thì việc “tạm hoãn thực hiện hợp
đồng lao động” do thỏa thuận từ hai bên thi về nguyên tắc, khách sạn KEWH
không phải thanh toán các khoản lương cho người lao động.
Theo khoản 3 điều 98 Bộ luật lao động 2012, thì trong trường hợp ngừng việc
vì nguyên nhân khách quan vì dịch bệnh theo yêu cần của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp
hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định ( theo Nghị định
90/2019/NĐ-CP, vùng I là 4.420.000 đồng/tháng, vùng II là 3.920.000
đồng/tháng, vùng III là 3.430.000 đồng/tháng và vùng IV là 3.070.000
đồng/tháng). Do đó việc trả mức lương 1.500.000 đồng/tháng mà khách sạn đưa
ra là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo điều 96 Bộ luật lao động 2012, người lao động được trả lương đầy đủ và
đúng thời hạn. Trường hợp không thể trả lương đúng thời hạn thì khơng được
9
chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động
một khoản tiền it nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Nên việc khách sạn chỉ thực hiện trả
lương sau 4 tháng là không phù hợp với quy định của pháp luật, khách sạn phải
thực hiện nghĩa vụ thanh toán lương cho người lao động hàng tháng theo thỏa
thuận hoặc trễ không quá 01 tháng kèm khoản tiền lãi phát sinh do thanh toán
chậm tiền lương.
Việc giảm lương của người lao động chỉ xảy ra khi người lao động bị chuyển
công việc khác theo điều 31 Bộ luật lao động 2012 hoặc căn cứ theo quyết định
xử lý kỷ luật mà hạ lương do bị điều chuyển công việc, bãi nhiệm hoặc giáng
cấp dẫn đến việc phải theo mức lương mới mới trong thang lương của công ty.
Nên việc trả lương 4 triệu đồng/tháng chi trả cho người lao động tiếp tục làm
việc không phân biệt cấp bậc là chưa phù hợp với quy định của pháp luật do
trường hợp dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh không phải là
điều khoản để hạ thấp mức lương của người lao động và nghĩa vụ doanh nghiệp
vẫn phải thanh toán đầy đủ lương cho người lao động theo hợp động lao động.
Tuy nhiên với trường hợp này khách sạn có thể thỏa thuận với người lao động
làm việc 18 ngày/tháng còn lại là thời gian ngừng việc nên khách sạn chỉ thanh
toán lương cho nhân viên theo hợp đồng cho 18 ngày làm việc và cộng với mức
lương thỏa thuận do ngừng việc.
2.4.
Nhận xét đánh giá về sự kiện
Có thể thấy vấn đề dịch bệnh xảy ra dẫn đến khó khăn trong hoạt động kinh
doanh là điều khơng ai mong muốn. Doanh nghiệp gập thiệt hại thì người lao
động cũng gặp khơng it khó khăn trong cuộc sống về kinh tế. Tuy nhiên để
doanh nghiệp ngày càng phát triển tiến xa hơn trong tương lai thì yếu tố niềm tin
10
và lòng trung thành của người lao động là cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp.
Để giữa được những người lao động giỏi và trung thành thì doanh nghiệp cần có
các biện pháp hỗ trợ nhân viên trong thời gian khó khăn. Song song đó người
lao động cũng cần cùng doanh nghiệp gồng gánh vượt qua khó khăn trước mắt,
duy trì hoạt động để trở lại mạnh mẽ sau khủng hoảng. Đồng thời nhà nước cần
nhanh chóng có các biện pháp tích cực giúp đỡ các doanh nghiệp và người lao
động vượt qua khó khăn ổn định để tiếp tục có thể hoạt động kinh doanh, lao
động trở lại sau khi vượt qua dịch bệnh.
Với trường hợp khách sạn HEWH gặp quá nhiều khó khăn trong hoạt động kinh
doanh nên buộc phải cắt giảm nhân sự nhưng các biện pháp khách sạn đưa ra
chưa thật sự phù hợp với quy định của pháp luật. Khách sạn cần đề xuất hình
thành các biện pháp khác phù hợp hơn và dựa trên sự đồng thuận của cả tập thể
người lao động và người sử dụng lao động trên căn cứ quy định của pháp luật.
2.5.
Ý kiến cá nhân về sự kiện trên
Việc dịch bệnh là vấn đề không ai mong muốn và cũng không thể lường trước
được đối với doanh nghiệp cung như người lao động. Sự kiện này là điển hình
cho phương thức xử lý của nhiều doanh nghiệp khi gặp phải khó khăn về kinh
tế, nhằm mục tiêu có thể duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Cũng điển hình
cho hình thức hỗ trợ người lao động của doanh nghiệp với người lao động của
mình.
Ở góc độ người lao động nên chủ động theo dõi tình hình hoạt động của doanh
nghiệp, bổ xung các kiến thức về Luật lao động hiểu rõ và đảm bảo các quyền
lợi của mình trong quá trình lao động. Hình thức xử lý của khách sạn tuy đã thể
hiện sự hỗ trợ người lao động của mình với người lao động tuy nhiên chưa phù
11
hợp với quy định pháp luật. Đồng ở khía cạnh người sử dụng lao động cũng cần
phải đảm bảo hỗ trợ người lao động đảm cuộc sống theo quy định của pháp luật.
Với các trường hợp tương tự doanh nghiệp nên chủ động liên hệ người lao động
của mình, thể hiện rõ vấn đề đang xảy ra với doanh nghiệp, tham khảo thống
nhất thêm sự hỗ trợ của cả người lao động cùng có biện pháp xử lý phù hợp vượt
qua khó khăn nhưng vẫn hỗ trợ được người lao động đảm bảo cuộc sống và phù
hợp với quy định của pháp luật. Từ đó gắng kết hơn trong mối quan hệ giữa
người lao động và người sử dụng lao động để đưa doanh nghiệp phát triển tốt
hơn trở lại sau khó khăn và cũng như tránh các trường hợp không đồng thuận
liên quan đến vấn đề pháp lý sau này.
12
Tài liệu tham khảo
Luật lao động 2012
Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2019
/>
13