Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.99 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT BÀU BÀNG TRƯỜNG THCS LONG BÌNH Số. /KHCM-THCS LB. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Long Nguyên, ngày 10 tháng 09 năm 2014. KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2014 -2015 - Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học của PGD-ĐT Bàu Bàng số 443/PGDĐT-THCS, ngày 8/9/2014; - Căn cứ vào kế hoạch Hiệu trưởng trường THCS Long Bình năm học 2014-2015; - Căn cứ vào tình hình thực tế của trường THCS Long Bình; - Bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học 2014 – 2015 như sau: A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: I. Tình hình đội ngũ: 1. CBGV-CNV: - Tổng số CBGV-CNV: 59, trong đó: BGH 2, Bảo vệ 3, NVPV 2, Thư viện 1, Thết bị 1, Kế toán 1, TTDL 1, TPT Đội 1, Giám thị 2, NVYT 1, Phụ trách phòng Lý 1, Phụ trách phòng Sinh 1, Giáo viên trực tiếp dạy lớp 42 (Toán 7, Văn 8, Sử 2, Địa 3, GDCD 2, Anh văn 5, Lý 3, Hóa 3, Sinh 3, TD 3, Nhạc 1, Họa 1) - Trình độ đội ngũ đạt chuẩn trở lên. - Hiện tại còn thiếu: 7 2. Học sinh: - Tổng số học sinh: 891/28 lớp (K6: 9 lớp – 287hs -139 nữ, K7: 7lớp – 215hs – 109; K8: 6 lớp- 194hs – 92 nữ; K9: 6 lớp – 195hs – 103 nữ) II. Cơ sở vật chất: 16 phòng học, 1P Lý, 1P Sinh, 1P Hóa, 2 P NN, 1P Tin, 1P Nhạc, 1P Họa. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tương đối đủ phục vụ nhu cầu dạy học 2 ca, tuy nhiên so với số lượng học sinh hiện còn thiếu phòng học để tổ chức dạy 2 buổi. III. Kết quả năm học trước: 2013 – 2014: 1. giáo viên: - GVDG: Cấp trường: 29 người - SKKN, đề tài NCKHSPUD: cấp huyện 1A, 10B, 7C - LĐTT: 40 người - CSTĐCS: 10 - UBNDtỉnh khen: 2 người - SGD khen: 9 người - UBND huyện khen: 11 người - UBND huyện công nhận LĐTT: 10 người - Chi bộ trong sạch vững mạnh - Đơn vị LĐXS tỉnh khen - CĐCS XS LĐLĐ tỉnh khen - Đội XS tỉnh Đoàn khen - Đoản thanh niên vững mạnh 2. Học sinh: - TNTHCS: 96.73% - Lên lớp sau thi lại: 97.94% - Trúng tuyển lớp 10: 74.36% - HSG Olympic: 4 hs (Văn 1, Sinh 1, GDCD 2) - IOE: 1 giải nhì tỉnh - Sao khuê: 1 giải nhì tỉnh.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - THTH huyện môn Sinh: 1 giải - TDTT: 1 giải nhì bóng chuyền nữ - Xếp loại học lực: G 7.59%, Khá: 34.11%; Tb: 56.37%; Yếu: 2.06% - Xếp loại hạnh kiểm: Tốt 90.09%; Khá: 9.87%; Tb: 0.13% IV. Những thuận lợi và khó khăn: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục & Đào tạo Bàu Bàng, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và Chi bộ nhà trường tạo động lực giúp cán bộ quản lý thúc đẩy công tác chỉ đạo chuyên môn của nhà trường được mạnh hơn. - Đội ngũ cán bộ-giáo viên và nhân viên đa số có năng lực chuyên môn vững vàng và có tâm huyết, nhiệt tình trong công tác. - Hoạt động của các tổ chuyên môn đi vào nền nếp và có hiệu quả. - Đa số học sinh có nề nếp, chăm ngoan. - Có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa Ban Giám hiệu nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, ở địa phương và Ban đại diện cha mẹ học sinh. - Trên cơ sở kế thừa kết quả giáo dục năm học trước làm động cơ và bàn đạp để tiếp tục phát huy những mặt mạnh và khắc phục tối đa những mặt còn hạn chế. 2. Khó khăn: - Trường nằm trên địa bàn học sinh chủ yếu là con em công nhân cao su nên việc quan tâm chăm sóc còn nhiều hạn chế. Xuất hiện nhiều điểm Internet trên địa bàn ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giáo dục của nhà trường. - Ý thức tự học của một số học sinh chưa cao. - Trình độ tay nghề của giáo viên chưa đồng đều. Còn một số giáo viên chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và còn hạn chế việc cập nhật công nghệ thông tin nên chưa đổi mới về phương pháp dạy học vì vậy chất lượng dạy - học chưa đáp ứng với yêu cầu của phụ huynh học sinh. - Tuy cơ sở vật chất khá tốt so với các trường trong Huyện, nhưng vẫn chưa đáp ứng tối đa nhu cầu dạy và học, còn thiếu phòng học, sân chơi bãi tập chật hẹp làm ảnh hưởng đến chất lượng các phong trào VHVN tập luyện TDTT... - Trang thiết bị dạy học còn thiếu so với nhu cầu giảng dạy và học tập. B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM: - Tiếp tục thực hiện cuộc vân động “hai không” với bốn nội dung của Bộ trưởng BGD&ĐT. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ; thực hiện tốt chủ đề năm học " Đổi mới thực chất , hiệu quả nâng cao, chất lượng bền vững ‘ với phương châm ‘ Năng động – sáng tạo’ và khẩu hiệu hành động ‘ Tận tâm, tận tụy, tận lực, tất cả vì học sinh thân yêu’ đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên trong nhà trường. -. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS. Sử dụng tối đa thiết bị dạy học hiện có và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 4. Nhà trường luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao đội ngũ nhà giáo với phương châm “ Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 5. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 6. Tăng cường nề nếp, kỷ cương, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm học thêm, trong thi cử và thi đua. Phải bảo đảm chất lượng giáo dục, chống chạy theo thành tích, hạ thấp chất lượng , làm phát sinh tiêu cực. 7. Quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và Phân cấp, phân quyền cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong côn tác quản lý và xử lý kịp thời những sai phạm trong chuyên môn và các hoạt động khác đối với giáo viên (nếu có) ở phạm vi cho phép. 8. CBGV-CNV và học sinh tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do đơn vị và các cấp tổ chức đạt hiệu quả chất lượng cao. C. NHIỆM VỤ CỤ THỂ: I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN: 1. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên: - Giáo viên tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng thường xuyên do trường, Phòng và Sở tổ chức. - Mỗi giáo viên có kế hoạch tự học tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, tạo điều kiện và động viên giáo viên trẻ đi học nâng cao. - Nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình đó là cơ sở để nâng cao chất lượng giảng dạy. - Nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm và đề tài NCKHSPUD, chuyên đề để áp dụng trong thực tiễn giảng dạy và học tập. - Các tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ, thao giảng và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dự. - Giáo viên thường xuyên nghiên cứu tài liệu và truy cập internet phục vụ cho công tác giảng dạy được tốt hơn. - Bồi dưỡng việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên, soạn giáo án điện tử . - Tăng cường trang thiết bị cho các phòng thực hành bộ môn, sửa chữa lắp đăt lại các phòng tin nhằm nâng cao chất lượng cho các môn thực hành và việc dạy tin học trong nhà trường. - Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ tổ trưởng. 2. Thi giáo viên dạy giỏi: - Đầu năm BGH lên kế hoạch hội thi GVDG cấp trường nhằm tuyển chọn giáo viên có đủ điều kiện dự thi GVDG các cấp. Tổ chuyên môn lập danh sách giáo viên đăng ký giáo viên dạy giỏi, mỗi tổ chuyên môn có ít nhất 4 giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi. - Ngoài ra mỗi giáo viên trong một học kỳ phải lên lớp ít nhất tiết dạy tốt chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học và ít nhất 1 tiết dạy khó có đánh giá xếp loại ghi sổ biên bản. - Mỗi giáo viên giỏi phải thể hiện sự sáng tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động học tập của học sinh, coi trọng thực hành. Tích cực Giáo dục và bồi dưỡng khả năng tự học của học sinh. 3. Bồi dưỡng học sinh giỏi: - Đầu năm nhà trường tuyển chọn học sinh có kết quả học tập khá giỏi ở các khối lớp 7,8,9 mỗi khối 1 lớp chọn làm nguồn đào tạo học sinh giỏi với chương trình giảng dạy có kiến thức nâng cao. Bố trí giáo viên giỏi có kinh nghiệm giảng dạy. - Làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng học sinh giỏi, động viên học sinh, phụ huynh học sinh, các thầy cô giáo tạo điều kiện để học sinh yên tâm tham gia trong các kỳ tập huấn học sinh giỏi. - Tổ chức thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp trường và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi tham gia dự thi các cấp. Việc Chọn đội tuyển học sinh giỏi phải khách quan, công bằng, chính xác và chất lượng. + Quy định tiêu chuẩn HSG: Môn dự thi đạt 8.0 trở lên, học lực khá trở lên, hạnh kiểm tốt..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Số lượng: Các GV bộ môn lựa chọn không giới hạn số lượng học sinh của từng môn, thông qua thi tuyển chọn mỗi bộ môn 2 học sinh. - GV bộ môn xây dựng kế hoạch và nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể. Thời gian bồi dưỡng bắt đầu từ tháng 10/2014. 4. Phụ đạo học sinh yếu kém thông qua hoạt động dạy thêm học thêm trong nhà trường: - Nhà trường xây dựng kế hoạch dạy thêm-học thêm trong nhà trường ngay từ đầu năm cho GV và HS tự nguyện đăng ký và tiến hành từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2014 nhằm tạo điều kiện để những học sinh yếu kém có cơ hội nắm vững lại kiến thức cơ bản để vươn lên và những học sinh khá giỏi nâng cao kiến thức hơn. - Mối giáo viên phải quan tâm số học sinh yếu kém ở các lớp dạy, có phương pháp và kế hoạch bồi dưỡng, kèm cặp thường xuyên, đồng thời kiểm tra đánh giá học sinh để điều chỉnh phương pháp truyền thụ kiến thức cho phù hợp để nâng cao chất lượng. - Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn để có kế hoạch và phân công những học sinh khá, giỏi trong lớp kèm những học sinh yếu kém. 5. Tổ chức ôn thi tuyển sinh lớp 10: - Ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 bắt đầu từ tháng 5/2015 đến trước khi thi tuyển một tuần. - GV dạy các môn thi tuyển sinh phải có kế hoạch ôn tập, giáo án ôn tập theo đề cương ôn thi do Sở GD ban hành. Tổ chức ôn tập cho học sinh theo kế hoạch của nhà trường. 6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy - Phân công đúng chức năng và nhiệm vụ đối với giáo viên CNTT. - Nhà trường tạo Webside, hộp thư điện tử để đăng tải bài viết, kế hoạch, giáo án, ngân hàng đề thi, trao đổi thông tin với các bộ phận trong nhà trường và các cấp. - Tổ chức giảng dạy, báo cáo chuyên đề bằng hình thức UDCNTT. - Mỗi tổ phải tạo ra hệ thống thông tin dữ liệu qua thư điện tử, Email dùng chung nhằm trao đổi thông tin hai chiều với BGH và các bộ phận trong nhà trường; khuyến khích giáo viên xây dựng giáo án điện tử để giảng dạy. - Ứng dụng các phần mềm công nghệ cao vào các tiết thực hành, các thí nghiệm “ảo” có hiệu quả. - Mỗi tháng có tổng hợp kiểm tra đánh giá việc ứng dụng CNTT trong giờ dạy. - 100% giáo viên biết sử dụng hộp thư điện tử, tham gia bồi dưỡng CNTT và tự học vi tính để nâng cao việc ƯDCNTT trong giảng dạy. 7. Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ và hoạt động của tổ ngoại ngữ. - Tăng cường công tác kiểm tra, bảo trì hệ thống nghe nhìn để đảm bảo việc giáo dục các kỹ năng ngoại ngữ cho học sinh. - Tiến hành việc dạy ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài.( nghe, nói, đọc, viết) - Thường xuyên tổ chức các hoạt động như: Hội thi hùng biện môn ngoại ngữ; khuyến khích học sinh sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp; … nhằm nâng cao các kỹ năng nghe – nói, đọc, viết của học sinh. - GV tích cực trong việc học tập, giao lưu để nâng cao trình độ ngoại ngữ. 8. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá 8.1. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học triệt để hơn, sâu rộng hơn đến từng cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. 8.1.1. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng, dự giờ thăm lớp của giáo viên; tổ chức hội thảo từ cấp trường, cụm trường, phòng, sở; tổ chức dự giờ, hội thi giáo viên giỏi các cấp. Đổi mới việc sinh hoạt tổ.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> chuyên môn, tăng cường theo hướng trao đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung giảng dạy, rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc gặp phải khi giảng dạy... 8.1.2. Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Giáo viên cần căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình và điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GDĐT để sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; khắc phục lối dạy học thuần tuý đọc - chép; chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc có nhóm và theo nhóm hợp lý; rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phự hợp với các đối tượng, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải; bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đó học, tránh ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất. 8.1.3. Chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ chính khoá; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; chú trọng liên hệ thực tế phù hợp với nội dung bài học. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tăng cường tổ chức các hoạt động như: Hội thi thí nghiệm - thực hành của học sinh, Ngày hội tự làm và sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên, Ngày công nghệ thông tin, ngày hội sử dụng ngoại ngữ… nhằm khuyến khích giáo viên và học sinh tăng cường sử dụng hợp lý, khai thác tối đa hiệu năng các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn. 8.1.4. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội của học sinh. 8.2. Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá. - Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS do Bộ GDĐT ban hành; tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. - Trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan; dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng; hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình. - Thực hiện đánh giá bằng nhận xét (không đánh giá bằng cho điểm) đối với các Thể dục ,âm nhạc và họa. - Đối với Giáo dục đạo đức, cần kết hợp giữa đánh giá bằng mức độ đạt được về kiến thức và kỹ năng với việc theo sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh. Đối với các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí cần tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đặt câu hỏi mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng và những kiến thức đó được học, hạn chế học sinh chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. 9. Phối hợp với chi đoàn giáo viên và Công đoàn nhà trường: - Tổ chức tuần lễ dạy tốt, học tốt, tiết học tốt thông qua hội giảng, thao giảng, dự giờ, hội thi GVDG, sinh hoạt chuyên đề…: có kiểm tra đánh giá cuối tháng, cuối đợt. - Hưởng ứng phong trào “tuần lễ học tập suốt đời” - Tổ chức hội thảo đổi mới phương pháp dạy học và học tập, biểu dương cá nhân và các tập thể tham gia phong trào dạy học và học tập tốt. - Tổ chức học tập quy chế thi, thực hiện các kỳ thi nghiêm túc. II. THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH TRONG CHUYÊN MÔN:.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1. Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục - Nhà trường tổ chức triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học theo hướng tinh giảmcủa Bộ GD-ĐT, khung thời gian năm học của SGD và PGD, khung phân phối chương trình... - Xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học theo quy định. - Thực hiện đúng, đầy đủ chương trình giảng dạy ghi trong phân phối chương trình, thời khóa biểu. - Đặc biệt coi trọng những tiết thực hành, tổng kết, ôn tập, kiểm tra, trả bài theo đúng quy định của từng chương. - Các tổ bộ môn xây dựng phân phối chương trình từng môn học linh hoạt nhưng phải đảm bảo theo khung thời gian đã quy định. 2. Hồ sơ tổ chuyên môn và hồ sơ cá nhân: - Thực hiện theo công văn số 398/SGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2014 của SGD-ĐT về việc chấn chỉnh lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường từ năm học 2014 – 2015. a. Hồ sơ tổ chuyên môn: do tổ trưởng chuyên môn quản lý gồm: 1. Sổ kế hoạch hoạt động chuyên môn năm, tháng, tuần 2. Sổ ghi nội dung các cuộc họp chuyên môn tổ. b. Hồ sơ cá nhân (GV trực tiếp giảng dạy) gồm: 1. Giáo án lên lớp (viết tay hoặc đánh máy; có thể soạn giáo án các môn học hoặc hoạt động giáo dục trong cùng một cuốn. 2. Sổ kế hoạch giảng dạy. 3. Sổ ghi chép hội họp 4. Sổ dự giờ. 5. Sổ điểm cá nhân 6. Sổ chủ nhiệm c. Quy định thực hiện HSSS: - Sổ sách phải được ghi chép đầy đủ và đúng thông nội dung quy định; bảo quản sạch, đẹp và được lưu trữ sau 1 năm khi kết thúc năm học. - Đầu năm học tổ trưởng chuyên môn kiểm tra trong tổ và có ký duyệt đồng thời được BGH kiểm tra đánh giá ký xác nhận. Trong năm học sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện hay kiểm tra theo chuyên đề theo lịch của BGH. Khi có thông báo phải nộp hồ sơ đúng thời gian, nơi quy định 3. Kiểm tra và chấm bài theo quy định * Đủ số bài kiểm tra theo quy định - Trước lúc kiểm tra, giáo viên hướng dẫn ôn tập ở trên lớp hoặc ở nhà - Số bài kiểm tra phải theo đúng phân phối chương trình quy định của từng bộ môn. * Đề kiểm tra - đáp án - Đề kiểm tra phù hợp với nội dung chương trình: + Nằm trong chương trình quy định + Phù hợp nội dung đã giảng dạy trên lớp - Đề kiểm tra phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của học sinh trong phạm vi môn học. + Nội dung đề kiểm tra phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ, thể hiện đúng mức độ yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng được xác định trong chương trình và sách giáo khoa của mỗi môn học. Lời văn, câu chữ rõ ràng, không sai sót. + Phân loại được trình độ học sinh ở các mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu. + Phù hợp với trình độ nhận thức, tâm sinh lý học sinh và thời gian quy định cho từng môn học..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Thang điểm 10 - Đề kiểm tra TNKQ: ngoài việc đảm bảo yêu cầu trên. - Đề kiểm tra chung do tổ chuyên môn phân công (người ra đề phải chéo khối) và nộp trước thời hạn kiểm tra 5 ngày. - Cách thức và hình thức đề kiểm tra + Các bài kiểm tra 15’ hoặc dưới 45’ không kiểm tra chung giáo viên tự ra đề và chấm theo quy định. + Tiến hành kiểm tra chung: . Bài khảo sát đầu năm 3 môn ( Toán, văn, anh) cả khối 7,8,9. Còn khối 6 ( TV, toán) . Kiểm tra học kỳ I: 6 môn ( Toán, lý, hoá, sinh, văn, anh) . Kiểm tra giữa kỳ II: 8 môn ( Toán, lý, hoá, sinh, văn, anh, sử , địa) * Chấm bài, chữa lỗi cho học sinh - Khi chấm bài, giáo viên gạch dưới những lỗi của học sinh, nhận xét rõ ràng để học sinh biết lỗi và có thể tự sửa chữa những lỗi dễ thấy. Bài kiểm tra 1 tiết trở lên kèm theo lời nhận xét cụ thể, nêu rõ ưu, khuyết điểm và phương hướng tiến lên của học sinh. - Bài kiểm tra 15 phút phải được trả học sinh chậm nhất trong vòng 1 tuần, 10 ngày đối với bài kiểm tra 45 phút trở lên. * Thực hiện quy định vào điểm chính xác trong sổ điểm, máy vi tính , đúng quy chế. Không tự động chữa điểm, nâng điểm tùy tiện khi chưa cho phép của BGH. * Thực hiện coi thi, kiểm tra đúng quy chế. 5. Quản lý giờ dạy, nền nếp - Chấp hành sự phân công của tổ, trường, đoàn thể. - Đảm bảo hội họp, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt tổ chuyên môn theo kế hoạch của tổ, trường, cụm và theo Điều lệ trường THCS + Họp tổ chuyên môn: mỗi tháng 2 lần theo quy định chuyên, trong đó dành dự giờ và rút kinh nghiệm, họp với nội dung họp chuyên môn định kỳ chủ yếu bàn về nội dung, chương trình, giảng dạy các bài khó, các tiết thực hành…rút kinh nghiệm về các tiết dự giờ, thao giảng, tìm giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn của tổ,… + Họp tổ chuyên môn đột xuất: khi có vấn đề về chuyên môn. - Báo cáo: + Đột xuất: theo yêu cầu chuyên môn của trường, của ngành. + Định kỳ: Mỗi tháng một lần vào đầu tuần cuối của tháng (từ thứ 2 đến thứ 4). Nội dung báo cáo: theo mẫu quy định. - Hành vi ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên thực hiện theo điều 34, điều lệ trường Phổ thong. - Chấp hành tốt các hành vi giáo viên không được làm, thực hiện theo điều 35 - điều lệ trường phổ thông. - Không vào muộn, ra sớm hoặc tự động đổi giờ, nhờ dạy thay tùy tiện. Mọi trường hợp nghỉ, đổi giờ phải báo cáo bằng văn bản cho Hiệu trưởng và thông báo cho tổ trưởng hoặc tổ phó chuyên môn biết để bố trí sắp xếp hợp lý không làm ảnh hưởng đến chất lượng. 6. Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học trong tiết học. - Nắm vững các thiết bị dạy học nhà trường hiện có. - Các tiết học có thí nghiệm, thực hành phải làm thí nghiệm, thực hành, không nói lý thuyết suông. - Sử dụng tối đa, có hiệu quả các đồ dùng dạy học. - Phụ trách phòng thí nghiệm phải đảm bảo hỗ trợ các thí nghiệm cho giáo viên đầy đủ, giáo viên đăng ký trước 1 tuần với phụ trách phòng thí nghiệm. Mượn, trả đúng yêu cầu của phòng thí nghiệm, luôn có ý thức bảo quản đồ dung thí nghiệm thực hành..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Tăng cường tổ chức các hoạt động như: Hội thi thí nghiệm - thực hành của học sinh, Ngày hội tự làm và sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên, Hội thi KHKT, kiến thức liên môn, ngày công nghệ thông tin, ngày hội sử dụng ngoại ngữ… nhằm khuyến khích giáo viên và học sinh tăng cường sử dụng hợp lý, khai thác tối đa hiệu năng các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn. 7. Đánh giá xếp loại chuyên môn của giáo viên trong sổ thanh tra. * Thực hiện kiểm tra: - Kiểm tra đột xuất: tổ trưởng kiểm tra ít nhất 20% giáo viên của tổ, BGH kiểm tra ít nhất 30 % GV nhà trường. Gồm dự giờ đột xuất, kiểm tra toàn diện. - Tổ trưởng kiểm tra chuyên môn đối với tất cả giáo viên ít nhất 1 lần/tháng, đảm bảo trong năm học 50% giáo viên được thanh tra toàn diện. * Ghi nhận thanh tra - Tiết dạy: Lấy theo kết quả tiết thao giảng có xếp loại của tổ hoặc các đợt thanh tra của trường, phòng. - Mỗi học kỳ đánh giá các tiết dạy; Các thông tin trong sổ phải được ghi rõ ràng, cẩn thận và đầy đủ. - Các mục khác: Lấy kết quả xếp loại kiểm tra các đợt. - Tổ trưởng là người kết luận đánh giá, xếp loại GV trong tổ. - Ban Giám hiệu phối hợp với tổ xác nhận kết quả của tổ chuyên môn. 8. Thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm - Không vi phạm các quy định dạy thêm, học thêm. - Dạy thêm học thêm phải đảm bảo điều kiện và thủ tục theo QĐ 54 của UBND tỉnh Bình Dương. 9. Lấy ý kiến đóng góp của học sinh - Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của học sinh để nắm bắt tình hình chất lượng đội ngũ nhăm tham khảo và có hướng điều chỉnh công tác giảng dạy và công tác giáo dục của GV cho phù hợp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. - Tùy tình hình thực tiễn mà lấy ý kiến học sinh khi cần thiết; không lạm dụng việc lấy ý kiến học sinh để trù dập, ghim chấm, hạ danh dự giáo viên. D. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU: I. Kết quả thực hiện đối với học sinh: 1. Chất lượng giáo dục: * Kết quả chung : - Tốt Nghiệp THCS : 98% - Học sinh lên lớp thẳng: 98% (Sau rèn luyện và thi lại trong hè) - Lưu ban sau khi thi lại dưới 2% - Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10: 80% - Tỉ lệ nghỉ bỏ học dưới : 1% * Xếp loại học lực: Giỏi: 9% Khá: 35% TB: 54% Yếu, Kém dưới: 2% * xếp loại hạnh kiểm: Tốt: 92 % Khá: 8% TB: 0% Yếu: 0% 2. Học sinh giỏi các môn thi các cấp: - Học sinh giỏi Olympic các môn văn hóa: cấp trường:18hs cấp huyện: 10hs cấp tỉnh: 4hs - Thực hành: 3 học sinh giỏi huyện, 1 h/s giỏi tỉnh - Máy tính Casio: 2 học sinh giỏi huyện, 1 h/s giỏi tỉnh - Giải thưởng sao khuê : 2 học sinh giỏi huyện, 1 h/s giỏi Tỉnh - Giải thưởng Lương Thế Vinh: 2 học sinh đạt huyện, 1 h/s giỏi Tỉnh - Giải thưởng giải toán trên Internet: 20 hs dự huyện đạt 5 hs, dự tỉnh: 5h/s đạt.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2 hs. - Giải thưởng giải Tiếng Anh trên Internet(IOE): 30 hs dự huyện đạt 5 hs, dự tỉnh: 5 h/s đạt 2 hs. II. Kết quả thực hiện thi đua đối với giáo viên: 1. Phong trào thi GVDG: 37/37 người đạt danh hiệu GVDG cấp tường; 4 người đạt danh hiệu GVDG cấp huyện; 2 người đạt danh hiệu GVDG cấp tỉnh. 2. Phong trào viết và áp dụng SKKN, đề tài NCKHSPUD: 41 người, trong đó đạt cấp huyện: 3A, 19B, 3C; đạt cấp tỉnh: 2A, 5B, 3C. 3. Đạt danh hiệu LĐTT: 43 người 4. CSTĐ cấp cơ sở: 30 người; cấp tỉnh: 1 người 5. UBND tỉnh khen: 1 người 6. Sở GD-ĐT khen: 5 người 7. UBND huyện khen: 5 người 8. UBND huyện công nhận LĐTT: 2 người III. Kết quả thi đua đối với đoàn thể và tập thể: 1. Chi bộ trong sạch vững mạnh huyện khen 2. Đơn vị: LĐXS tỉnh khen 3. Công đoàn XS LĐLĐ tỉnh khen 4. Đoàn TNCSHCM vững mạnh 5. Đội TNTPHCM XS tỉnh khen 6. Tập thể tổ: Sở GD-ĐT khen 3 tổ; UBND huyện khen 2 tổ IV. Các cuộc thi khác: 1. Thi làm DDDH đạt: cấp trường 2 ĐD/tổ; cấp huyện 4 ĐD; cấp tỉnh 2 ĐD. 2. Thi GVCN giỏi đạt: cấp trường: 10 người; cấp huyện: 6 người; cấp tỉnh: 2 người 3. Thi kiến thức liên môn giải quyết tình huống của GV đạt: cấp huyện 2 nhóm; cấp tỉnh 1 nhóm 4. Thi giải quyết tình huống vận dụng kiến thức liên môn của học sinh đạt: cấp huyện 2 nhóm; cấp tỉnh 1 nhóm. 5. Thi KH-KT đạt: cấp huyện 2 nhóm; cấp tỉnh 1 nhóm. Trên đây là nội dung kế hoạch chuyên môn năm học 2014 – 2015 của nhà trường. trong quá trình thực hiện có sự điều chỉnh kế hoạch theo từng thời điểm khi cần thiết nhằm mang lại hiệu quả các mặt hoạt động chất lượng cao hơn./. DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH P. HIỆU TRƯỞNG. Nơi nhận: - PGD (báo cáo) - Hiệu trưởng (chỉ đạo) - Tổ CM (thực hiện - Lưu: VT.
<span class='text_page_counter'>(10)</span>