Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

bai hi lien mon cua hoc sinh 8a giao vien huong dan pham thi thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.64 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI DỰ THI TÍCH HỢP LIÊN MÔN: “ NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NGĂN CHẶN NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM QUA CÁC MÔN HỌC THỰC TẾ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”. ************************************ 1. Tên tình huống: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ ĐƯA RA MỘT VÀI GIẢI PHÁP PHẦN NGĂN CHẶN NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM. * Tình huống như sau: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó ngăn chặn và đảo ngược, không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên phạm vị toàn cầu. Nó ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực có liên quan đến đời sống và hoạt động của con người. Vậy làm thế nào để có thể tìm ra những giải pháp để ứng phó với vấn đề trên. Theo bạn : Bạn sẽ có giải pháp gì để giải quyết tình trạng trên?. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống. a. Kiến thức:. Giúp mọi người có thể tìm hiểu sâu hơn những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra. - Nắm bắt được những kiến thức xung quanh để phân tích, góp phần tìm ra biện pháp làm giảm biến đổi khí hậu. - Biết kết hợp các môn học, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống. - Giúp các bạn rèn tốt khả năng nhận biết những nguyên nhân, hậu quả, thực trạng biến đổi khí hậu, phân tích vấn đề, liên hệ thực tế. c. Thái độ: Qua việc tìm hiều nguyên nhân về BĐKH đã giúp em và các bạn hiểu rõ được việc có ý thức về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Có tình cảm yêu quý quê hương đất nước, yêu quý thiên nhiên và tôn trọng các di sản văn hóa. Đặc biệt, có ý thức giảm nhẹ BĐKH và tích cực, chủ động đối phó với những thách thức do BĐKH gây ra theo phương châm tại chỗ, dựa vào sức mình là chính.. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống. - Suy nghĩ và đưa ra tình huống. - Tìm cách giải quyết tình huống. - Nhớ lại những kiến thức đã học và xem lại các kiến thức liên môn liên quan có thể áp dụng để giải quyết tình huống mà chúng em đã đưa ra.. 4. Giải pháp giải quyết tình huống. - Trong tình huống mà chúng em đã đưa ra thì chúng em đã vận dụng kiến thức liên môn sau để giải quyết một cách thích hợp: Trường THCS TT Sao Vàng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Môn sinh học. + Môn hóa học. + Hoạt động ngoài giờ. + Kỹ năng sống.. 5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống * Tình huống: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó ngăn chặn và đảo ngược, không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên phạm vị toàn cầu. Nó ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực có liên quan đến đời sống và hoạt động của con người. Nguyên nhân chính là do sự biến động của tự nhiên và hoạt động của con người. Vậy làm thế nào để có thể tìm ra những giải pháp để ứng phó với thực trạng trên. Theo bạn : Bạn sẽ có giải pháp gì để giải quyết tình trạng trên?. a. Giải quyết tình huống: Biến đổi khí hậu đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn nhân loại. Đây là một vấn đề nóng bỏng, được đặc biệt quan tâm không chỉ của riêng quốc gia nào. Nếu mỗi quốc gia, mỗi người dân chúng ta không tự có những biện pháp và động thái tích cực, thì chắc chắn trong tương lai không xa, tình trạng BĐKH sẽ trở nên trầm trọng hơn, có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực có liên quan đến đời sống và hoạt động của con người.Tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, sức khỏe con người.Nguyên nhân chính là do sự biến đổi của các hệ tự nhiên, hệ sinh thái và do hoạt động của con người. Qua những tiết học thực tế trong nhà trường, các học sinh chúng tôi muốn được chia sẻ một số hiểu biết của mình BĐKH hiện nay. * Liên môn bộ môn địa lí: Chúng ta đều biết, biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay là nhiệt độ tăng lên, khí hậu Trái đất nóng lên. Ngay trong chương trình sách địa lý đã cho chúng em thấy rằng: diễn biến nhiệt độ trung bình Trái Đất thời kì từ năm 1850 đến năm 2100.. (Ảnh minh họa) Trường THCS TT Sao Vàng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nhiệt độ trái đất đang có xu hướng tăng khiến cho Trái đất nóng lên, cao hơn nhiệt độ trung bình hiện nay (150 c). Từ năm 1850 đến nay, nhiệt dộ trung bình tăng 0,740 c.BĐKH tác động đối với tự nhiên và tài nguyên; đến điều kiện và tài nguyên khí hậu: nhiệt độ TB tăng; lượng mưa trung bình tăng; lượng bốc hơi trung bình tăng; ...; Tài nguyên đất: ngập lụt do nước biển dâng;chất lượng đất thoái hóa; Tài nguyên nước: tài nguyên nước mặt; biến đổi dòng chảy; Nước ta cũng bị ảnh hưởng của tác động đến kinh tế - xã hội: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, ...Tác động đến các khu vực địa lí – khí hậu: Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Không chỉ thế, mực nước biển cũng dâng cao. Trong TK XX mực nước biển trung bình dâng cao 10 – 25cm với tốc độ tăng trung bình 1 – 2mm/năm. + Thời kỳ 1993 – 2003 mức nước biển đã dâng cao ~ 2,8mm/năm, trong đó tăng khoảng 1,6mm/năm do giãn nở nhiệt độ và khoảng 1,2mm/năm do băng tan.. (Ảnh minh họa: Dự kiến các mức tăng của mực nước biển đến năm 2100 ) Sự xuất hiện và có chiều hướng gia tăng của các thiên tai, bão lớn (siêu bão), lốc xoáy, lũ lụt, lũ quét, hạn hán... thường xuyên, đột ngột và bất thường hơn, trái với các quy luật thông thường, cường độ cũng lớn hơn, quy mô cũng rộng lớn hơn.. (Ảnh minh họa ) Ở Việt Nam, Biến đổi của nhiệt độ: Trong 50 năm qua là 0,6 – 1,800c trong mùa đông, 0,2 – 0,80 0C trong mùa xuân, 0,5 – 0,90 0C trong mùa hè và 0,4 – 0,80 0C trong mùa thu. Trường THCS TT Sao Vàng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tính chung cả năm, mức tăng nhiệt độ trong nửa thập kỷ vừa qua là 0,6 – 0,90 0C. Biến đổi của lượng mưa:lượng mưa năm phổ biến là giảm trên các vùng khí hậu phía Bắc (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ) và tăng trên các vùng khí hậu phía Nam, rõ rệt nhất ở Nam Trung Bộ. Biến đổi về mùa mưa là biến đổi của một số hiện tượng KH cực đoan. Biến đổi của tần số xoáy thuận nhiệt đới trên Biển Đông (XTNĐBĐ) ~ 12.4 /năm.. (Ảnh minh họa ) Biến đổi về mùa bão ở Việt Nam. Cao điểm của mùa bão ở Việt Nam là tháng 9, trùng với tháng cao điểm của mùa bão trên Biển Đông. Biến đổi của mực nước biển. Mực nước biển tăng ~ 15-20 cm/50 năm. Mưa, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng cao . Mưa đá diễn ra trên diện rộng ở miền Bắc năm 2006 và những năm gần đây. Lũ lụt nghiêm trọng ở Tây Nguyên năm 2007. Rét đậm, rét hại kỉ lục ở miền Bắc năm 2008 làm HS không thể đến trường… *Liên môn bộ môn sinh học: Sự biến động của sinh vật tự nhiên và môi trường sinh sống. Bệnh tật gia tăng. Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Chất thải trong hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…), chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí, do các hiện tượng như gió, mưa, bão, cháy rừng, núi lửa….làm suy thoái tầng ozon, hiệu ứng nhà kính, mưa axit,….và làm biến đổi khí hậu. Sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2005.Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng là do chiến tranh, cháy rừng, tập quán canh tác lạc hậu đốt nương làm rẫy; Do nhu cầu phát triển KT-XH nên quá trình khai thác rừng mạnh mẽ (khai thác làm củi, gỗ, lâm sản) làm cho diện tích rừng và rừng tự nhiên giảm rất nhanh và làm mất cân bằng sinh thái. Gia tăng thiên tai bão lụt, hạn hán; Sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu. Hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng đối với môi trường: Đối với môi trường không khí: Rừng bị chặt phá làm tăng lượng CO 2. Tăng nhiệt độ không khí, thủng tầng ozon, ô nhiễm khí quyển. Rừng bị chặt phá rừng sẽ phá vỡ cân bằng sinh thái làm cho đất bị xói mòn rửa trôi, hạ mức nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy của sông, làm khí hậu Trái Đất nóng lên, Trường THCS TT Sao Vàng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> mất nơi sinh sống của nhiều loài động vật, giảm số lượng loài động, thực vật …. Nguyên nhân làm mất cân bằng hệ sinh thái. Nhiệt độ tăng làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần thể của nhiều hệ sinh thái.Nhiệt độ tăng làm tăng khả năng cháy rừng, vừa gây thiệt hại về tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lượng phát thải khí nhà kính làm gia tăng biến đôi khí hậu.Vì thế, chúng ta phải tìm gia những giải pháp khắc phục kịp thời như: Sự cần thiết phải cần trồng, bảo vệ rừng, khai thác rừng một cách hợp lí. Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. Bạn có thể đã biết cây xanh hấp thụ khí CO 2 rất tốt. Nhưng bạn có biết, đại dương cũng chính là một bể chứa CO2 khổng lồ. Giảm lượng rác thải nhà bếp. Trung bình mỗi năm một người thải lượng rác cao gấp 10 lần trọng lượng cơ thể mỗi người. 1kg rác đem chôn lấp sản xuất khoảng 2kg khí mêtan. Tái chế giấy, thuỷ tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác để giảm các nguyên liệu mới, có thể giúp tiết kiệm năng lượng. Giảm lượng giấy sử dụng: sử dụng cả 2 mặt giấy và tái chế giấy có thể tiết kiệm 2,5kg khí nhà kính đối với mỗi kg giấy sử dụng. Hạn chế sử dụng túi ni lông. Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Bạn có biết, sử dụng tủ lạnh tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm được gần 1 nửa tấn CO2 mỗi năm so với sử dụng tủ lạnh thông thường.. (Ảnh minh họa )Hãy sử dụng các thiết bị có dán nhãn Tiết kiệm năng lượng. Chọn mua những sản phẩm địa phương, vì việc vận chuyển sản phẩm nhập khẩu sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu gây phát thải nhiều khí nhà kính. Xanh hóa nghề nghiệp: hãy áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường ngay trong ngành học hoặc trong môi trường làm việc. Ví dụ: Xây dựng một trường học không rác thải, một môi trường làm việc xanh sạch, làm những dụng cụ học tập từ những vật dụng tái chế, thiết kế các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, tận dụng các vật liệu địa phương hoặc các vật liệu an toàn trước bão lũ… * Liên môn bộ môn hóa học: Sự thay đổi thành phần và chất lượng của khí quyển. Gia tăng của các chất KNK trong khí quyển với tỉ lệ rất nhỏ, nồng độ rất thấp nhưng tác hại rất lớn: Sự thay đổi nồng độ của các KNK trong 100 năm trở lại đây: CO 2 tăng 20%, CH4 tăng 90%. Trực tiếp gây nên hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên. Là các chất khí độc hại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của sinh vật, của con người; Các khí gây ra HƯNK tỉ lệ : Trường THCS TT Sao Vàng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> CO2: 50%; CH4: 16%; N2O: 6%; O3: 8%; CFC: 20%. Ảnh hưởng tới các quá trình tự nhiên và mọi mặt hoạt động của con người một cách trực tiếp và gián tiếp. Ngày nay đã có rất nhiều khu công nghiệp xuất hiện, nó đã giúp cho con người có việc làm, có thu nhập ổn định. Nhưng chính điều đó đã ảnh hưởng một phần lớn đến khí hậu.Trong các nhà máy xí nghiệp đã thải ra các chất độc hại.. (Ảnh minh họa ) Muốn hạn chế của biến đổi khí hậu thì chúng ta cần phải giáo dục các thế hệ sau này cần phải hạn chế sử dụng sáu loại khí nhà kính chính bao gồm: CO2; CH4; N2O; HFCs; PFCs và SF6. Khí CO2 được thải ra khi đốt cháy các nhiên liệu hóa học như than, dầu , khí đốt,..Nó chính là nguồn khí thải do con người gây ra là chủ yếu.Từ các bãi rác lên men từ thức ăn ,từ các bệnh viện, từ những hệ khí dầu tự nhiên đã phát sinh ra khi CH 4, N2O phát thải từ phân bón và các họa động công nghiệp. PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm . SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá rình sản xuất nghành magiet. Hạn chế sử dụng túi ni lông. Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Bạn có biết, sử dụng tủ lạnh tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm được gần 1 nửa tấn CO2 mỗi năm so với sử dụng tủ lạnh thông thường.. (Ảnh minh họa )Hãy sử dụng các thiết bị có dán nhãn Tiết kiệm năng lượng. Trường THCS TT Sao Vàng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Chọn mua những sản phẩm địa phương, vì việc vận chuyển sản phẩm nhập khẩu sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu gây phát thải nhiều khí nhà. kính * Liên môn hoạt động ngoài giờ: Hiện nay trong các trường học, hoạt động ngoại khoá của học sinh, việc giáo dục về biến đổi khí hậu có vai trò rất quan trọng, tác động mạnh đến nhận thức của học sinh. Trong những năm qua, trường THCS TT Sao Vàng đã làm rất tốt bộ môn giáo dục này. Việc tuyên truyền sâu rộng những hoạt động của trường thông qua “Website” của trường, qua chương trình phát thanh, tờ rơi, khẩu hiệu được tiến hành thường xuyên đến toàn thể các thầy cô giáo, học sinh và các bậc phụ huynh. Trong những hoạt động này, học sinh sẽ là nhân vật trung tâm, tự làm ra sản phẩm học tập cho chính mình, chủ động tham gia vào các quá trình hoạt động, giáo viên đóng vai trò người thiết kế, hướng dẫn và giám sát quá trình hoạt động của học sinh thực hiện với chủ đề "BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU". Học sinh ở các khối lớp sưu tầm các tư liệu theo các chủ đề và làm tập san theo lớp: Chủ đề "Học sinh phải làm gì để thích ứng với biến đổi khí hậu"; Biến đổi khí hậu ở Việt Nam, những thuận lợi và thách thức; Biến đổi khí hậu khu vực và thế giới, hậu quả. Mỗi khối chọn lựa 1 đội tuyển tham dự hoạt động tập thể với 3 vòng thi - Vòng 1: Màn chào hỏi, giới thiệu đội tuyển. - Vòng 2: Thi biểu diễn thời trang đuợc thiết kế từ các vật liệu thải (nilong, giấy Vòng 3: Thi Hùng biện theo chủ đề. Thi kiến thức qua các câu hỏi trắc nghiệm. Qua đó giúp chúng em có ý thức bảo vệ môi trường thực sự thay đổi rõ rệt, hiện tượng vứt rác bừa bãi đã giảm hẳn, vệ sinh các lớp đã sạch đẹp hơn, và mới đây các lớp đã tham gia "Tết trồng cây" tại trường. Ngoài hình thức ngoại khoá chuyên môn, trường còn tổ chức nhiều hình thức ngoại khoá sinh động, thu hút được phần lớn các em học sinh tham dự, tạo những sân chơi bổ ích như "Ngày hội truyền thông", Hội thảo "Văn hoá học đường", Lễ hội Dân gian Việt Nam... Nhà trường cho học sinh ham gia các hoạt động thực tiễn: Tổ chức cho HS cắt dọn cỏ, trồng hàng cây ven đường, khuyến khích các em thường xuyên quét dọn đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải ở địa phương.. Trường THCS TT Sao Vàng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> (Ảnh minh họa ) Phương tiện truyền thông của thị trấn, cũng như các cuộc mít tinh cổ đông của học sinh đi. Các khu vực sản xuất của khu dân cư, tình trạng sử dụng phân bón hóa chất, thuốc trừ sâu của bà con nông dân .Các loại rác thải, nước thải ở nông thôn đã được sử dụng hợp lí, hạn chế rấ nhiều sự ô nhiêm nhức cách đây vài năm. 6.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Một thế giới bền vững là thế giới không có phát thải khí nhà kính và sử dụng rộng rãi nguồn tài nguyên tái sinh và tất cả rác thải được xử lí và tái chế. Để có được một thế giới như vậy, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực to lớn để giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính và nhiều công ước và nghị định quốc tế quan trọng đã được ký kết. Biện pháp để bảo vệ môi trường môi trường, phòng chống, ứng phó với các thiên tai ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Ở Việt Nam ta, Giáo dục biến đổi khí hậu là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Giáo dục biến đổi khí hậu còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước - người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hoà với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục biến đổi khí hậu là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Có thể ai cũng biết rằng, nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên (HS, SV) các cấp học và gần 1 triệu giáo viên (GV), cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy. Đây cũng chính là lực lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường. Đích quan trọng của giáo dục biến đổi khí hậu là không chỉ cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ. Có thể thấy rằng, giáo dục biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ cấp thiết. Tôi dẫn ra đây lời của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Công Thành: "Cuộc chiến chống lại BĐKH, ngăn ngừa những tác động có hại của nó là một cuộc chiến đấu chung, đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia phải chung tay góp sức". Hi vọng rằng, mục tiêu của GDBĐKH là "từ nhận thức biến thành hành động", thì những người dân sống trên Trái Đất này cũng từ nhận thức của mình, biến thành hành động đầu tiên: đưa giáo dục BĐKH vào chính công việc của mình, chính việc làm của mình hàng ngày. Từ sự quan tâm sâu sắc đó, khiến chúng em có được những điều chia sẽ này. Chúng em hy vọng rằng sẽ góp Trường THCS TT Sao Vàng.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> một phần nhỏ bé của mình, chung tay cùng xã hội nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện các biện pháp ứng phó với các tác động của BĐKH. Việc ứng phó với BĐKH cần thiết phải có sự tham gia hành động của tất cả mọi người. Hãy bắt đầu từ chính bản thân và gia đình bạn, những tế bào nhỏ nhất của xã hội. Sao Vàng, ngày 4 tháng 11 năm 2015 Học sinh 1/ Vũ Thị thu Hằng 2/ Lê Thị Hương Thảo. Kí tên ……………………………. ………………………………. Trường THCS TT Sao Vàng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×