Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.39 KB, 3 trang )
Fluor và răng miệng
Trong thiên nhiên, Fluor luôn ở trạng thái kết hợp với một chất khác như calci,
phosphate hoặc ở trạng thái hòa tan trong nước với một lượng nhỏ Fluor. Ở dạng thực
phẩm, Fluor có trong cá biển, trà, rau, mễ cốc (đậu, bắp...), trong xương răng của con
người và động vật. Fluor có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống sâu răng,
làm răng cứng chắc hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng có thể sẽ dẫn đến tình
trạng ngộ độc Fluor.
FLUOR VÀ MEN RĂNG
Men răng là tổ chức cứng nhất của cơ thể. Thành phần chủ yếu của men răng là
apatit, chiếm đến 96%. Fluor là nguyên tố không mùi vị, có khả năng ngấm vào men
răng, biến các apatit thành fluoroatit, làm cho men răng cứng chắc hơn và ít bị hòa tan
trong acid nên phòng được sâu răng.
Trẻ từ khi mới sinh cho đến 7-8 tuổi, nếu cơ thể hấp thu tốt Fluor qua nước
uống, sữa, muối, viên Fluor... thì Fluor sẽ ngấm và men răng. Sau 7-8 tuổi nếu dùng
kem đánh răng hoặc nước súc miệng có pha Fluor thì các ion Fluor có thể ngấm thêm
vào men răng cho đến 12-15 tuổi.
Như vậy Fluor chỉ có khả năng ngấm vào men răng tốt nhất trong khoảng từ 7-
15 tuổi.
CÁC DẠNG FLUOR
Fluor ngấm vào men răng bằng hai đường:
- Fluor dùng toàn thân.
- Fluor dùng tại chỗ.
1. Fluor dùng toàn thân
Là loại Fluor hấp thu vào cơ thể bằng đường tiêu hóa như Fluor trong nước
uống, muối ăn, Fluor viên, Fluor giọt...
Không được áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp dùng Fluor toàn thân, mà chỉ
dùng một biện pháp (hoặc uống nước Fluor hóa, hoặc ăn muối có Fluor, hoặc uống
viên hay giọt có Fluor...).
Fluor hóa nước uống là một biện pháp ít tốn kém nhưng hữu hiệu và an toàn
nhất để giảm sâu răng trong những nhóm dân cư lớn. Từ 10 năm nay, nước máy của
TPHCM đã có hàm lượng Fluor đúng tiêu chuẩn.