Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.1 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CÂU LẠC BỘ HOÁ HỌC SỐ 2/THÁNG 10 - NĂM HỌC 2015-2016 Hạn nộp bài : 27/11/2015 Nộp cho Giáo viên dạy hóa lớp của học sinh đang học -----ĐỀ LỚP 10: Câu 1: Ion M3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p63d5. 1. Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm) của M trong bảng tuần hoàn. Cho biết M là kim loại gì? 2. Trong điều kiện không có không khí, cho M cháy trong khí Cl 2 thu được một chất A và nung hỗn hợp bột (M và lưu huỳnh) được một hợp chất B. Bằng các phản ứng hóa học, hãy nhận biết thành phần và hóa trị của các nguyên tố trong A và B. Câu 2: Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M2X. Cho biết: - Tổng số proton trong hợp chất bằng 46. - Trong hạt nhân của M có n - p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’. - Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm. 8 47. khối lượng.. 1. Tìm số hạt proton trong nguyên tử M và X. 2. Dựa vào bảng tuần hoàn hãy cho biết tên các nguyên tố M, X. 3. Liên kết trong hợp chất M2X là liên kết gì? Tại sao? Viết sơ đồ hình thành liên kết trong hợp chất đó. Câu 3: Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. a. Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxit. 16. b. Trong hợp chất của R với hiđro, R chiếm 17. phần khối lượng.. Không dùng bảng tuần hoàn, cho biết kí hiệu của nguyên tử R. c. Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết R là nguyên tố gì? Viết công thức electron và công thức cấu tạo oxit cao nhất của R.. ĐỀ LỚP 11:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 4,4g hỗn hợp sunfua kim loại có công thức MS (kim loại M có số oxi hóa +2 và +3 trong các hợp chất) trong lượng dư oxi.chất rắn thu được sau phản ứng được hòa tan trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO 3 37,8%. Nồng độ % của muối trong dung dịch thu được là 41,7%. a. Xác định công thức muối sunfua kim loại. b. Tính khối lượng HNO3 đã dùng. Câu 2: Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào m 2 gam dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO, N2O, N2 (đktc) và dung dịch A. thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư có 4,48 lít hỗn hợp khí Z bay ra (đktc). tỉ khối của Z so với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là 62,2gam. a. Tính m1, m2 biệt lượng HNO3 lấy dư 20% so với lượng phản ứng. b. Tính C% các chất trong dung dịch A. Câu 3: cho một lượng Cu2S tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 đun nóng, thu được dung dịch A1 và giải phóng khí A2 không màu,bị hóa nâu trong không khí.Chia A1 thành hai phần: - Thêm dung dịch BaCl2 vào phần 1 thấy tạp thành kết tủa trắng A3 thực tế không tan trong axit dư. - Thêm lượng dư NH3 vào phần 2 đồng thời khuấy đều,thu được dung dịch A 4 có màu xanh lam đậm. a. Xác định A1, A2, A3, A4. b. Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong thí nghiệm trên.. ĐỀ LỚP 12: Câu 1: 1. Chất A có công thức phân tử C 4H9O2N vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazơ . Hãy viết các đồng phân mạch hở có thể có của A..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2.Đốt cháy hoàn toàn m g một amin A bằng lượng không khí vừa đủ, thu được 6,72 lít CO2( đktc), 9 gam nước và 51,52 lít N2 ( đktc). Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của amin A. (giả sử không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó N2 chiếm 80% thể tích.) Câu 2: A là pentapeptit glu-gli-val-glu-ala, B là tripeptit ala-gli-lys. Đun nóng m gam Avà B bằng 1000ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được 148,1 gam muối. Tính m? Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 C2H2 C2H3Cl PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m 3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là bao nhiêu? (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%).
<span class='text_page_counter'>(4)</span>