Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận_Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về chữ ký số tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.96 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ....

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Ngày sinh:
Lớp:
Ngành đào tạo:
Địa điểm học:
Thời gian thực tập:
Mã course học:

……………………………….…
……………………………….…
……………………………….…
……………………………….…
Luật kinh tế
……………………………….…
Từ ………….. đến ……………..
……………………………….…

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ
Đề tài: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về chữ ký
số tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Bình Định


2

Hà Nội, ….


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................0
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
PHẦN 2. NỘI DUNG BÁO CÁO.....................................................................................4
1.

Khái quát về chữ ký số..............................................................................................4

1.1.

Khái niệm chữ ký số................................................................................................4

1.2.

Giá trị pháp lý và điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số.................................4

2.

Khái quát về dịch vụ chứng thực chữ ký số.............................................................6

2.1

Khái niệm dịch vụ chứng thực chữ ký số...............................................................6

2.2

Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.................................7

3.

Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.......8


4.

Thực tế áp dụng pháp luật về chữ ký số tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Bình

Định.................................................................................................................................... 9
4.1.

Khái quát về Trung tâm Kinh doanh VNPT - Bình Định......................................9

4.2.

Thực tế áp dụng pháp luật về chữ ký số tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Bình

Định ............................................................................................................................... 11
PHẦN 3. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN........................................................................13
1.

Kiến nghị về việc áp dụng quy định pháp luật về chữ ký tại Trung tâm Kinh

doanh VNPT - Bình Định...............................................................................................13
2.

Kết luận.................................................................................................................... 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................15


1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1

2

3

4
5
6

Từ đầy đủ
Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 do
Chính Phủ ban hành hướng dẫn Luật Giao dịch
điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ
ký số.

Từ viết tắt
Nghị định 130/2018/NĐ-CP

Thông tư 06/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 do Thông tư 06/2015/TT-BTTTT
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định
Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký
số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Thông tư 16/2019/TT-BTTTT ngày 05/12/2019 Thông tư 16/2019/TT-BTTTT
do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy
định về Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng
về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
theo mơ hình ký số trên thiết bị di động và ký số
từ xa.

Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Định
Trung tâm
Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam
VNPT
Giấy phép số 576/GP-BTTTT ngày 31/12/2019
Giấy phép
giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
công cộng.


2
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Trong xã hội 4.0 ngày nay, khi công nghệ thông tin và truyền thông đang ngày càng
phát triển đã kéo theo sự đi lên của giao dịch điện tử, thay thế dần cho các giao dịch
truyền thống. Tại nhiều nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, Chính phủ
đã và đang có chủ trương đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ điện tử; theo đó u cầu
về an tồn, an ninh thơng tin, dữ liệu cho người dùng cũng được đặt ra và đòi hỏi phải
được ưu tiên hàng đầu trong quá trình này. Với u cầu đó, nhiều phương pháp đã ra đời,
được xem như những giải pháp nhằm xoá đi nỗi lo về an ninh thông tin cho người sử
dụng: phương pháp mã hoá, chứng chỉ số, cơ sở hạ tầng khố cơng khai, chữ ký số,....
Trong đó, đặc biệt kể đến chữ ký số đây là hình thức đã xuất hiện vài năm trở lại đây và
ngày càng được nhiều chủ thể lựa chọn sử dụng để đơn giản hoá các hoạt động, đặc biệt là
đối với doanh nghiệp.
Theo đó, để đảm bảo tính thống nhất về tiêu chuẩn, yêu cầu, điều kiện thực hiện, các
vấn đề liên quan đến chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã được thể chế hoá
thành những quy định cụ thể tại các điều khoản và văn bản pháp luật nhất định trong hệ
thống pháp luật Việt Nam. Vậy việc áp dụng những quy định này trong thực tiễn liệu có
thực sự hiệu quả và thiết thực, các chủ thể liệu có tuân thủ một cách nghiêm túc những
quy định này là vấn đề được các nhà làm luật nói chung và Chính phủ nói riêng ln quan
tâm. Qua những đánh giá đó có thể hồn thiện, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật nhằm

phù hợp hơn với thực tiễn. Xuất phát từ thực tế và yêu cầu nêu trên, em đã lựa chọn đề tài
“Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về chữ ký số tại Trung tâm Kinh doanh
VNPT - Bình Định”. Theo đó, Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Định là đơn vị thuộc
Tập đồn Bưu chính viễn thơng (VNPT) – là một trong những tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký số cơng cộng (cịn gọi là “các CA cơng cộng”).
Để thực hiện nghiên cứu và hồn thiện đề tài này, trong phạm vi bài báo cáo dưới
đây em sẽ đi tìm hiểu một cách khái quát nhất các quy định pháp luật Việt Nam liên quan
đến chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Qua đó, dựa theo thực tiễn hoạt động về


3
chữ ký số, cụ thể là dịch vụ chứng thực chữ ký số cơng cộng tại Tập đồn Bưu chính viễn
thơng nói chung và Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Định nói riêng để so sánh và có
những đánh giá nhất định về hoạt động thực tiễn trên cơ sở quy định pháp luật. Cuối cùng
là đưa ra những kiến nghị hoặc đề xuất nhằm hoàn thiện hoặc phát triển thêm chất lượng
chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng thực tiễn tại Trung tâm Kinh doanh
VNPT – Bình Định.


4
PHẦN 2. NỘI DUNG BÁO CÁO
1.

Khái quát về chữ ký số

1.1. Khái niệm chữ ký số

Khái niệm về chữ ký số đã được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 3 Nghị định
130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 do Chính Phủ ban hành hướng dẫn Luật Giao dịch điện
tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (sau đây gọi là “Nghị định

130/2018/NĐ-CP”) như sau:
“6. "Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông
điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã khơng đối xứng, theo đó, người có được thơng điệp
dữ liệu ban đầu và khóa cơng khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa
cơng khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự tồn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu
trên.”
Có thể thấy khái niệm ở trên được xây dựng bởi các nội dung: định nghĩa chữ ký số
là một dạng “chữ ký điện tử”, đưa ra cách thức tạo nên chữ ký số đó là “bằng sự biến đổi
một thông thiệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã khơng đối xứng” và 2 tính năng của chữ
ký số đối với người ký. Từ đó có thể hiểu một cách đơn giản, chữ ký số có giá trị pháp lý
tương đương với chữ ký tay của cá nhân hoặc con dấu của tổ chức và được sử dụng trong
các giao dịch điện tử.1
1.2. Giá trị pháp lý và điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số

Chữ ký số có giá trị như chữ ký tươi đối với cá nhân hoặc con dấu đối với cơ quan,
tổ chức trong các văn bản điện tử. Với vai trị quan trọng đó, pháp luật đã đưa ra quy định
cụ thể liên quan đến việc xác định giá trị pháp lý của chữ ký số để đảm bảo tính tuân thủ
1 MISA eSign (2020), Chữ ký số là gì? Quy định về chữ ký số doanh nghiệp nào cũng cần biết.
Link: />

5
và thống nhất trong quan điểm. Cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định
130/2018/NĐ-CP, chữ ký số chỉ có giá trị pháp lý khi:
(i) Đối với một văn bản mà pháp luật quy định cần có chữ ký sẽ được xem là đáp
ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an
tồn theo quy định của pháp luật (sẽ được phân tích sau đây). Trong trường hợp này, chữ
ký số có giá trị như chữ ký tươi của cá nhân.
(ii) Đối với một văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức sẽ được xem là đáp

ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số của cơ quan, tổ chức và chữ ký số
đó được đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, chữ ký số
có giá trị như con dấu của cơ quan, tổ chức.
(iii) Chữ ký số nước ngoài được cấp phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định của
pháp luật sẽ có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Quy định này nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài hoặc đã có chữ ký số nước ngồi
được phép sử dụng tại Việt Nam.
Tại cả ba trường hợp được nêu ở trên về giá trị pháp lý của chữ ký số, đều nhắc đến
yêu cầu về “đảm bảo an toàn”, như vậy có thể thấy được yếu tố an tồn đối với chữ ký số
có vị trí rất quan trọng. Theo đó, để đáp ứng được tính “an tồn”, chữ ký số cần phải đạt
được 3 điều kiện:
(i) Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được
bằng khố cơng khai trên chứng thư số đó. Để hiểu rõ hơn thì “chứng thư số” được hiểu là
“một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm
cung cấp thông tin định danh cho khóa cơng khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ
đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí
mật tương ứng”2.
(ii) Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khố bí mật tương ứng với khố cơng
khai trên chứng thư số được cấp bởi một trong các tổ chức: 1-Tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký số quốc gia; 2-Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên
dùng Chính phủ; 3- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cơng cơng; 4-Tổ
2 Chính phủ (2018), khoản 7 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.


6
chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chun dùng.
(iii) Khố bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. Để làm rõ thì
“khố bí mật” được định nghĩa là “một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã

khơng đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số”3.
2.

Khái quát về dịch vụ chứng thực chữ ký số

2.1

Khái niệm dịch vụ chứng thực chữ ký số
Để hiểu được khái niệm về thuật ngữ “dịch vụ chứng thực chữ ký số”, trước hết cần

hiểu một cách khái quát nhất về “dịch vụ” nói chung. Dịch vụ có thể được hiểu là sản
phẩm của lao động, không tồn tại dưới dạng vật chất do một bên cung cấp cho bên khác
nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng. Như vậy, kết quả của hoạt động dịch vụ
là vơ hình, bởi vậy thường không dẫn tới quyền sở hữu bất kỳ yếu tố sản xuất nào. Quá
trình cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ được diễn ra đồng thời.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, dịch vụ chứng thực
chữ ký số được định nghĩa là “một loại dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do tổ chức
cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp cho thuê bao để xác thực việc thuê bao
là người đã ký số trên thông điệp dữ liệu”.
Như vậy, nói một cách khái qt thì dịch vụ chứng thực chữ ký số là việc mà tổ chức
cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp việc chứng thực chữ ký số cho thuê bao
nhằm đáp ứng nhu cầu là xác nhận việc thuê bao là người đã ký số trên thông điệp dữ
liệu. Trong đó, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số là tổ chức cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký điện tử thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số thực hiện cung cấp các dịch vụ
về chứng thực chữ ký số sau:

3 Chính phủ (2018), khoản 3 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.



7
(i) Tạo cặp khoá hoặc hỗ trợ tạo cặp khoá bao gồm khố cơng khai và khố bí mật
cho th bao;
(ii) Cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số của thuê bao;
(iii) Duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số;
(iv) Cung cấp thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký số của thuê bao đã ký số
trên thông điệp dữ liệu.
Hiểu theo tổng quát thì những dịch vụ được cung cấp ở đây bao hàm tất cả các vấn
đề liên quan đến quá trình sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật.
2.2

Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là một loại tổ chức cung

cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng của tổ chức này chỉ
tập trung vào cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng chữ ký số trong hoạt động công cộng,
điều này khác với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng hay tổ
chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia. Theo quy định của pháp luật, hoạt
động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của những tổ chức này được coi là hoạt
động kinh doanh có điều kiện, tức là phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhất định được
pháp luật quy định mới được phép kinh doanh.
Để thực hiện việc cung cấp dịch vụ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
công cộng phải đáp ứng hai điều kiện:
(i) Có giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (giấy phép này do Bộ
Thơng tin và Truyền thơng cấp);
(ii) Có chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia
cấp.
Trong đó, đối với điều kiện đầu tiên, để được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng
thực chữ ký số, tổ chức phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về chủ thể, tài chính, nhân
sự và hạ tầng kỹ thuật. Điều này nhằm đảm bảo trong quá trình hoạt động, tổ chức cung



8
cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đảm bảo cơ bản được những điều kiện, yêu
cầu hoạt động đặt ra về cả chuyên môn lẫn hệ thống tổ chức, qua đó bảo vệ được quyền,
lợi ích của các cá nhân, tổ chức sử dụng chữ ký số và dịch cụ chứng thực chữ ký số.
3.

Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
Để được đưa vào sử dụng, chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số phải đảm bảo

tuân thủ theo những tiêu chuẩn nhất định mà pháp luật quy định bắt buộc áp dụng.
Đối với tiêu chuẩn chung bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ
ký số gồm có các loại tiêu chuẩn sau:
(i) Tiêu chuẩn bảo mật cho HSM và thẻ mật mã;
(ii) Tiêu chuẩn mật mã và chữ ký số;
(iii) Tiêu chuẩn thông tin, dữ liệu;
(iv) Tiêu chuẩn chính sách và quy chế chứng thực chữ ký số;
(v) Tiêu chuẩn giao thức lưu trữ và truy xuất chứng thư số;
(vi) Tiêu chuẩn kiểm tra trạng thái chứng thưu số;
(vii) Tiêu chuẩn dịch vụ cấp dấu thời gian4.
Ngoài ra, đối với chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mơ hình ký số trên
thiết bị di động và ký số từ xa, bên cạnh đáp ứng tiêu chuẩn chung nêu trên đối với chữ ký
số và dịch vụ chứng thực chữ ký số còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn riêng biệt khác
nhằm đảm bảo phù hợp với hình thức cung cấp là từ xa hay trên điện thoại di động. Chữ
ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mơ hình ký số trên thiết bị di động cần đáp
ứng những loại tiêu chuẩn về:
(i) Tiêu chuẩn mật mã và chữ ký số;
(ii) Tiêu chuẩn thông tin, dữ liệu;
4 Bộ Thơng tin và Truyền thơng (2015), phụ lục đính kèm Thông tư số 06/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 quy định

Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.


9
(iii) Tiêu chuẩn chính sách và quy chế chứng thực chữ ký số;
(iv) Tiêu chuẩn giao thức lưu trữ và truy xuất chứng thư số;
(v) Tiêu chuẩn kiểm tra trạng thái chứng thư số;
(vi) Tiêu chuẩn bảo mật cho HSM quản lý khố bí mật của tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký số.
Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mơ hình ký số từ xa cũng cần phải
đáp ứng những loại tiêu chuẩn như trên và bổ sung thêm tiêu chuẩn hệ thống thiết bị quản
lý khố bí mật, chứng thư số và tạo chữ ký số của khách hàng.5
Mặc dù cùng loại tiêu chuẩn, tuy nhiên đối với từng trường hợp, do có đặc tính riêng
biệt, các tiêu chuẩn chi tiết và quy định áp dụng lại được xác định khác nhau. Chính vì
vậy, các tổ chức khi hoạt động cần chú ý tìm hiểu rõ để tuân thủ đúng tiêu chuẩn đề ra đối
với trường hợp của mình, tránh trường hợp áp dụng thiếu, áp dụng không đúng tiêu chuẩn
yêu cầu.
4.

Thực tế áp dụng pháp luật về chữ ký số tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Bình Định

4.1. Khái quát về Trung tâm Kinh doanh VNPT - Bình Định
Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Định (sau đây gọi là “Trung tâm”) được
thành lập theo quyết định số 825/QĐ-VNPT VNP-NS ngày 28/9/2015 của Hội đồng thành
viên Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông v/v thành lập Trung tâm kinh doanh VNPT-Bình
Định, đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (sau đây gọi là
“VNPT”). Vì vậy hoạt động kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Định
được thực hiện dựa trên hoạt động thuộc ngành nghề kinh doanh của VNPT.
Ngày 15/9/2009, VNPT là đơn vị đầu tiên cung cấp giải pháp chữ ký số trên thị
trường cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong hoạt động cơng cộng. Từ đó đến nay,

5 Bộ Thông tin và Truyền thông (2019), phụ lục đính kèm Thơng tư 16/2019/TT-BTTTT ngày 05/12/2019 quy định
về Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mơ hình ký số trên
thiết bị di động và ký số từ xa.


10
VNPT cũng là nhà cung cấp đầu tiên được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy
phép dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Sau thời
gian thẩm định hồ sơ hết sức nghiêm ngặt, ngày 31/12/2019, một lần nữa Bộ Thông tin và
Truyền thơng đã có quyết định cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
công cộng VNPT-CA cho VNPT với thời hạn là 10 năm.
VNPT cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng VNPT-CA đối với các loại
chứng thư số sau:
(i) Chứng thư số cá nhân (dành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân);
(ii) Chứng thư số SSL (dành cho website);
(iii) Chứng thư số cho CodeSigning (dành cho ứng dụng).
VNPT-CA được ứng dụng trong thương mại điện tử khi thực hiện các hoạt động liên
quan đến:
(i) Giao dịch chứng khoán;
(ii) Mua bán, đấu thầu qua mạng;
(iii) Internet banking (chuyển tiền qua mạng);
(iv) Chứng thực tính nguyên vẹn của hợp đồng, tài liệu;
(v) Chứng thực người tham gia giao dịch điện tử qua mạng internet.
Ngoài ra VNPT-CA cịn được ứng dụng trong chính phủ điện tử ở các hoạt động:
(i) Khai sinh, khai tử;
(ii) Cấp các loại giấy tờ và chứng chỉ;
(iii) Khai báo khải quan điện tử, thuế điện tử;
(iv) Hệ thống nộp hồ sơ xin phép: xuất bản, y tế, giáo dục, xây dựng. 6

6 Website Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam – VNPT Bình Định: “Giới thiệu dịch vụ VNPT-CA”

Link: />

11
4.2. Thực tế áp dụng pháp luật về chữ ký số tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Bình
Định
Trước hết, xét về điều kiện hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
VNPT-CA.
Trung tâm Kinh doanh VNPT – Bình Định là đơn vị kinh doanh dịch vụ trực thuộc
VNPT. Trung tâm thực hiện việc kinh doanh các ngành nghề tương ứng với VNPT, điều
kiện hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Trung tâm phụ thuộc vào
tính tuân thủ điều kiện của VNPT. Theo đó, VNPT đã thoả mãn đầy đủ 2 điều kiện đối với
tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng để được cung cấp dịch vụ là:
(i) Có giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do Bộ Thông tin
và Truyền thông cấp và đã gia hạn: Giấy phép số 576/GP-BTTTT ngày 31/12/2019 giấy
phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (sau đây gọi là “Giấy phép”)7.
(ii) Đã được Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp chứng thư
số.
Như vậy, Trung tâm với vai trò là đơn vị phụ thuộc của VNPT cũng đáp ứng đầy đủ
điều kiện để hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng VNPT-CA.
Thứ hai, về phương thức lưu khố bí mật của th bao.
Trung tâm thực hiện việc lưu khố bí mật của thuê bao trong USB Token đáp ứng
tiêu chuẩn FIPS PUB 140-2 tối thiểu mức 2. Điều này đáp ứng yêu cầu được quy định tại
Giấy phép đối với VNPT nói chung.
Thứ ba, về tính tn thủ đối với các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng.
VNPT nói chung và Trung tâm nói riêng ln đề cao và đặt chất lượng sản phẩm và
cung cấp dịch vụ lên hàng đầu. Do vậy, đối với các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt
buộc áp dụng đối với chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực (cụ thể
7 Tham khảo tại link: />

12

được quy định tại Thông tư số 06/2015/TT-BTTTT và Thông tư 16/2019/TT-BTTTT) đều
được đáp ứng đầy đủ và chính xác.
Điều này được thể hiện qua việc, theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13 Nghị
định 130/2018/NĐ-CP, trước hết VNPT phải đảm bảo có các phương án kỹ thuật đáp ứng
các yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống thông tin và các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn
bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực, sau khi
được phê duyệt bởi Bộ Thông tin và Truyền thơng mới được cấp Giấy phép. Ngồi ra,
trong hơn 5 năm hoạt động cung cấp chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (Từ năm
2015 đến nay), Trung tâm luôn nghiêm túc thực hiện theo mọi quy chuẩn, tiêu chuẩn yêu
cầu, chưa có phát sinh bất kỳ rủi ro hay sự cố nào gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền
lợi của khách hàng.
Tuy nhiên, khi đánh giá thực tiễn áp dụng quy định pháp luật tại Trung tâm, cũng
cần nhìn nhận rằng, đối với việc áp dụng tiêu chuẩn chữ ký số và chứng thực chữ ký số từ
xa theo quy định tại Thông tư 16/2019/TT-BTTTT bước đầu có tạo ra những khó khăn
nhất định. Những khó khăn này xuất phát từ việc các tiêu chuẩn đặt ra tại Thơng tư có u
cầu về đạt chứng nhận quốc tế. Điều này khiến chi phí triển khai thực hiện, giá thành sản
phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng cao và khó thực hiện trong thời gian ngắn. Mặc dù vậy,
có thể coi đây cũng chính là động lực để VNPT nói chung và Trung tâm nói riêng phát
triển nhằm nâng cao chất lượng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, qua đó hướng
tới đáp ứng chất lượng trên phạm vi quốc tế thay vì giới hạn lãnh thổ Việt Nam.


13
PHẦN 3. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1.

Kiến nghị về việc áp dụng quy định pháp luật về chữ ký tại Trung tâm Kinh
doanh VNPT - Bình Định
Nhìn chung, tại Việt Nam, hệ thống pháp luật quy định về cung cấp dịch vụ chữ ký


số, chứng thực chữ ký số trong giao dịch đã được ban hành tương đối đầy đủ, đã có những
quy định chi tiết về khung pháp lý, khung kỹ thuật. Theo đó, những năm gần đây nhiều
tiêu chuẩn đã được đặt ra, nhiều quy định mới bổ sung áp dụng đối với chữ ký số và dịch
vụ chứng thực chữ ký số theo xu hướng hội nhập hơn với quy định của pháp luật thế giới.
Chính vì vậy, để theo kịp được tiến độ phát triển và bắt kịp xu hướng này, đồng thời
tạo thế mạnh cạnh tranh, VNPT nói chung và Trung tâm nói riêng, trước hết cần phải cố
gắng đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn được pháp luật đặt ra, tuân thủ các quy định của
pháp luật về chữ ký số và việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Việc này cần được
chú ý từ việc phát triển hệ thống nguồn nhân lực thơng qua việc tìm kiếm, đào tạo và có
những chính sách khen thưởng, xử phạt phù hợp để thúc đẩy và tạo động lực nâng cao
chất lượng nhân sự của VNPT và Trung tâm. Ngoài ra, Trung tâm cũng nên ban hành
những quy trình, quy chế cụ thể liên quan đến hoạt động về chữ ký số tại trung tâm nói
riêng ngồi những quy trình, quy chế được áp dụng chung tại VNPT. Theo đó, những quy
định nội bộ này sẽ có sự tương thích và phù hợp hơn với thực tế đặc trưng tại Trung tâm,
quá đó sẽ sát sao và nâng cao hiệu quả trong quá trình áp dụng hơn.
Bên cạnh đó, ngồi việc áp dụng chính xác quy định của pháp luật, VNPT và Trung
tâm cũng cần xem xét, đánh giá dựa trên thực tế thị trường, xem xét học hỏi thêm từ các
quốc gia phát triển khác để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình, đồng thời mở
rộng phạm vi hoạt động. Theo đó khơng chỉ giới hạn tại lãnh thổ Việt Nam mà có thể thực
hiện việc cung cấp chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trên phạm vi thế giới. Để
làm được điều này, VNPT cũng như Trung tâm xem xét thực hiện, phát triển và đáp ứng
thêm các tiêu chuẩn khác được chuẩn hoá và áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới để
tạo thuận lợi cho bước hội nhập về sau. Ngoài ra không chỉ học tập về các tiêu chuẩn,


14
Trung tâm cũng cần nghiên cứu và tìm hiểu thêm về cách thức vận hành, hoạt động của
những mơ hình tiêu biểu, qua đó học tập và lựa chọn áp dụng vào thực tiễn mơ hình của
Trung tâm.
2.


Kết luận
Qua những tìm hiểu khái quát quy định pháp luật về chữ ký số, dịch vụ chứng thực

chữ ký số; đồng thời với những đánh giá tổng quan thực tế áp dụng pháp luật tại Trung
tâm Kinh doanh VNPT – Bình Định, có thể thấy rằng về cơ bản VNPT nói chung và
Trung tâm nói riêng đã tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật có liên
quan. Trong đó bao gồm cả quy định về điều kiện hoạt động, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu
chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực. Mặc dù
đã tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả hoạt động,
trong phạm vi bài báo cáo này, em đã đưa ra một số đề xuất liên quan đến quá trình áp
dụng pháp luật, đồng thời cung cấp dịch vụ của VNPT nói chung và Trung tâm nói riêng.
Theo đó, những đề xuất này được đưa ra đồng thời hướng tới sự hội nhập quốc tế trong
tương lai của VNPT, của Trung tâm và sau đó là của pháp luật nước ta.


15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 do Chính Phủ ban hành hướng dẫn Luật

Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Thông tư 06/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành quy định Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng
thực chữ ký số.
3. Thông tư 16/2019/TT-BTTTT ngày 05/12/2019 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành quy định về Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ
chứng thực chữ ký số theo mơ hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa.
4. MISA eSign (2020), Chữ ký số là gì? Quy định về chữ ký số doanh nghiệp nào cũng
cần biết.
Link: />5. Website Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam – VNPT Bình Định: “Giới thiệu

dịch vụ VNPT-CA”
Link: />6. Link:
/>


×