Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Trả lời câu hỏi tiểu luận môn tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.87 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC .....

TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Họ và tên

:

Lớp

:

Môn

:

Mã sinh viên

:

......, tháng ..... năm 2021
MỤC LỤC


2
2


PHẦN 1. TIỂU LUẬN THEO CHỦ ĐỀ
“THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ”
1.



Quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc dân sự

Xác định thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ việc dân sự là một trong những
nội dung quan trọng đầu tiên mà người khởi kiện và Toà án cần phải quan tâm và hiểu khi
tham gia giải quyết một vụ việc dân sự. Nội dung này đã được quy định cụ thể và chi tiết
tại Chương III của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và bao gồm những vấn đề chính sau đây:
1.1. Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án

Theo quy định của pháp luật, khơng phải tất cả các vụ việc dân sự phát sinh đều
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án mà có thể do cơ quan, tổ chức khác có thẩm
quyền giải quyết. Do vậy, để phân biệt rõ ràng, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã liệt kê chi
tiết những tranh chấp/yêu cầu mà Tồ án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết dựa theo
những lĩnh vực chính như: (i) Những tranh chấp về dân sự; (ii) Những yêu cầu về dân sự;
(iii) Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình; (iv) Những u cầu về hơn nhân và gia
đình; (v) Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại; (vi) những yêu cầu về kinh
doanh, thương mại; (vii) Những tranh chấp về lao động; (viii) Những yêu cầu về lao động
và (ix) Quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức.
1.2. Thẩm quyền giải quyết của Toà án theo cấp

Hệ thống Tồ án gồm nhiều cấp có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ việc dân sự
khác nhau: Toà án nhân dân cập huyện, Toà án nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, để xác định cụ
thể toà án cấp nào có quyền thụ lý và giải quyết một vụ việc dân sự nhất định, Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015 căn cứ theo tính chất phức tạp của từng loại vụ việc và dựa vào
điều kiện vật chất, trình độ chun mơn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Toà án.
Việc xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án các cấp được quy định từ Điều 35
đến Điều 38 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó, Tồ án nhân dân cấp huyện có
thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của một số tranh chấp và yêu cầu giải quyết
việc dân sự nhất định. Tuy nhiên đối với những tranh chấp, u cầu “có đương sự hoặc tài
sản ở nước ngồi hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án, cơ quan cơ quan có thẩm quyền của
nước ngồi thì khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện” 1, trừ
1 (2015) Chính phủ, Khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

3
3


trường hợp đó là “hủy việc kết hơn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và
giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng
giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam” 2. Bên cạnh đó, các Tồ chun trách
của Tồ án nhân dân cấp huyện cũng có thẩm quyền thụ lý và giải quyết với từng loại vụ
việc dân sự riêng: (i) Toà dân sự giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự,
kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện; (ii)
Tồ gia đình và người chưa thành niên giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về
hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tồ án nhân dân cấp huyện; (iii) Trường hợp
Toà án nhân dân cấp huyện chưa có Tồ chun trách thì việc giải quyết vụ việc dân sự
được Chánh án Toà án tổ chức cơng tác xét xử và phân cơng.
Mặt khác, Tồ án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sở thẩm
các tranh chấp và yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhưng khơng
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên trong một số
trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của Toà án nhân dân cấp huyện thì Tồ án nhân
dân cấp tỉnh vẫn có đủ thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân
sự thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện. Xét với các Toà chuyên trách Toà
án nhân dân cấp tỉnh, bên cạnh việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu
cầu dân sự, các Toà chuyên trách Toà án nhân dân cấp tỉnh cịn có thẩm quyền giải quyết
theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp
luật của Tồ án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật trong
phạm vi chuyên môn chuyên trách của Tồ mình.

1.3. Thẩm quyền giải quyết của Tồ án theo lãnh thổ và sự lựa chọn của các đương

sự
Việc xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án theo lãnh thổ dựa trên nguyên tắc
bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tồ án diễn ra nhanh chóng, chính xác, vừa
bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, vừa đảm
bảo Tồ án có thẩm quyền giải quyết là Toà án thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng
của đương sự, là Tồ án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án.
Theo đó, Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định rõ cách thức
xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án theo lãnh thổ đối với từng trường hợp nhất
2 (2015) Chính phủ, Khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

4
4


định, nhưng được xác định theo 3 đặc điểm chính: Toà án là nơi cư trú, làm việc của
đương sự, Toà án nơi đặt tài sản tranh chấp (đối với bất động sản), Toà án nơi diễn ra sự
kiện pháp lý. Ngoài ra, mặc dù việc xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án theo lãnh
thổ được giới hạn cụ thể là Toà án nào nhưng pháp luật vẫn cho phép các bên đương sự
thoả thuận lựa chọn trong trường hợp có thể có nhiều Tồ án có thẩm quyền thụ lý và giải
quyết vụ việc dân sự.
Bên cạnh việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ, để bảo đảm thuận tiện cho nguyên
đơn, người yêu cầu khi tham gia tố tụng, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng cho phép
nguyên đơn, người yêu cầu lựa chọn Tồ án mà khơng cần sự đồng ý của bị đơn, người bị
yêu cầu. Đương nhiên rằng, việc lựa chọn này được giới hạn trong phạm vi nhất định và
điều kiện nhất định, cụ thể được quy định tại Điều 40 của Bộ luật này.
Như vậy có thể thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải quyết
của Toá án trong giải quyết vụ việc dân sự có thể được xác định dựa trên nhiều căn cứ
khác nhau. Ngồi ra, các quy định cũng đã có sự mở rộng hơn, ghi nhận quyền lựa chọn

của các đương sự trong việc xác định Toà án giải quyết.
2.

Áp dụng tình huống pháp lý thực tiễn

Có thể lấy một ví dụ về tình huống pháp lý thực tiễn liên quan đến việc xác định
thẩm quyền giải quyết của Toà án trong vụ việc dân sự như sau:
Căn cứ theo Bản án số 02/2021/DS-ST ngày 14/4/2021 về việc tranh chấp đòi lại tài
sản là nhà, đất và yêu cầu huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Toà án nhân dân
tỉnh Gia Lai, có thể tóm tắt nội dung vụ án như sau:
- Nguyên đơn là bà Lê Thị Phúc H.
Địa chỉ thường trú và nơi ở hiện nay tại: 473/1B đường H, phường 8, quận 3, thành
phố Hồ Chí Minh.
- Bị đơn là ông Lê Tấn H bà Nguyễn Thị T.
Địa chỉ thường trú: 27 đường N, phường H, thành phố P, tỉnh Gia Lai.
Nơi ở hiện nay: 405 P, ORANGE, 32127 FLORIDA USA (Mỹ)
Theo đó, bà Lê Thị Phúc H làm đơn khởi kiện đối với ông Lê Tấn H và bà Nguyễn
Thị T để yêu cầu Toà án giải quyết các nội dung sau:
5
5


- Buộc ông Lê Tấn H và bà Nguyễn Thị T trả lại cho bà toàn bộ nhà và đất có địa chỉ
tại số 27 đường N, tổ 1, phường H, thành phố P, tỉnh Gia Lai và công nhận quyền sử
dụng, quyền sở hữu tài sản trên đất là của bà.
- Tuyên huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở do Uỷ ban
nhân dân thành phố P, tỉnh Gia Lai cấp mang tên Lê Tân H và Nguyễn Thị T đối với nhà
và đất tại địa chỉ số 27 đường N, tổ 1, phường H, thành phố P, tỉnh Gia Lai.
Như vậy, đối với vụ tranh chấp dân sự này, thẩm quyền thụ lý và giải quyết của Toà
án được xác định như sau:

Tại tình huống pháp lý này, nội dung tranh chấp ở đây liên quan đến quyền sử dụng
đất và quyền sở hữu tài sản trên đất, do vậy căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Bộ luật Tố tụng
dân sự, đây là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án.
Bên cạnh đó, do ơng Lê Tấn H và bà Nguyễn Thị T hiện nay đang sinh sống ở Mỹ,
căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 và Điều 37, việc giải quyết tranh chấp thuộc
thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh.
Mặt khác, đối tượng tranh chấp của vụ án dân sự này là bất động sản, cụ thể là
quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất là nhà, do vậy căn cứ theo quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 39, Tồ án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Căn cứ từ những phân tích nêu trên, thẩm quyền thụ lý và giải quyết của Toà án đối
với vụ án tranh chấp này thuộc về Tồ án nhân dân tỉnh Gia Lai. Hay nói cách khác, thẩm
quyền được ghi nhận tại Bản án này đã được xác định chính xác.

6
6


PHẦN 2. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1. Chứng minh là quyền hay nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự? Q
trình đó bắt đầu và kết thúc khi nào? Giải thích.
1. Chứng minh trong tố tụng dân sự vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của các đương sự.
Giải thích:
Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự đã được Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015 ghi nhận cụ thể tại Điều 6 như sau: “đương sự có quyền và
nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho u cầu
của mình là có căn cứ và hợp pháp”.
Theo đó, quyền chứng minh được ghi nhận đối với tất cả các đương sự trong vụ việc
dân sự. Mặt khác, nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự lại không bắt
buộc đối với tất cả các đương sự trong tất cả các vụ việc dân sự mà tuỳ từng trường hợp
nghĩa vụ đó lại thuộc về các chủ thể và trong giới hạn khác nhau. Cụ thể:

(1) Đương sự có yêu cầu Tồ án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có nghĩa vụ
chứng minh yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp thông qua việc thu tập, cung cấp và giao
nộp cho Toà án các tài liệu, chứng cứ liên quan, trừ các trường hợp:
- Người khởi kiện là người tiêu dùng khơng có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bị
kiện có nghĩa vụ chứng minh mình khơng có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp
được cho Toà án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng
lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp
tài liệu, chứng cứ đó cho Tồ án.
Trường hợp người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với
người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về
người sử dụng lao động;
- Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.
7
7


(2) Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn
bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Toà án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho
sự phản đối đó.
2. Quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng
dân sự được thực hiện trong một thời hạn nhất định, cụ thể thời hạn đó “do Thẩm phán
được phân cơng giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị
xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự”3. Như vậy thời hạn này phụ thuộc vào quyết định của Thẩm phán
được phân công giải quyết vụ việc dân sự, tuy nhiên thời hạn này phải đảm bảo không

được quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc
dân sự được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Mặc dù quy định việc chứng minh phải được thực hiện trước thời điểm đưa vụ án ra
xét xử sở thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, tuy nhiên Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015 vẫn cho phép các đương sự cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà
Toà án đã yêu cầu nhưng đương sự khơng giao nộp được vì có lý do chính đáng sau thời
điểm nêu trên. Tuy nhiên đương sự cần phải chứng minh được lý do của việc chậm giao
nộp tài liệu, chứng cứ đó. Mặt khác, đối với những tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tồ án
không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự khơng thể biết được trong q trình giải
quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phien tồ
sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc
giải quyết vụ việc dân sự. Nội dung này được quy định tại Khoản 4 Điều 96 Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015.
Câu 2. Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng ở giai đoạn nào của q trình tố
tụng? Giải thích?
Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của q trình tố
tụng, hay nói cách khác là q trình giải quyết vụ án dân sự.
Giải thích:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Trong quá trình
giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức,
cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền u cầu Tịa án
3 (2015) Chính phủ, Khoản 4 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

8
8


đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời [...]”. Theo
đó quá trình giải quyết vụ án dân sự được thực hiện qua các bước: thụ lý vụ án, hoà giải,
chuẩn bị xét xử, mở phiên toà xét xử. Như vậy, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

có thể được thực hiện từ giai đoạn thụ lý vụ án đến giai đoạn mở phiên toà xét xử. Cụ thể,
Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng chỉ rõ: đối với giai đoạn trước thời điểm
mở phiên toà, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét,
quyết định. Trường hợp vì tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn
hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tịa án
có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp
đơn khởi kiện cho Tịa án đó. Đối với giai đoạn mở phiên tồ xét xử, tức tại phiên tồ thì
việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

9
9



×