Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

tại sao sự ra đời của đảng cộng sản việt nam gắn liền với công lao của nguyễn ái quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.85 KB, 17 trang )

MÔN HỌC: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN LINH


DANH SÁCH NHÓM 1
Họ và tên

Lớp

Nguyễn Huỳnh Thanh Nguyên

D15ATM03

Trương Quang Duy

D18MTKT01

Phạm Huỳnh Minh Hiếu

D17XDDD

Hoàng Ngọc Phước Sang

D16PM02

Nguyễn Minh Vương

D16PM02

Nguyễn Mạnh Cường



D16KTRN

Nguyễn Hoàng Thành Đạt

D16KTRN

Phạm Đức Huỳnh

D16KTRN

Lâm Nguyễn Phương Nam

D16KTRN

Đỗ Hoàng Long

D17AVKD03


Tại sao sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt
Nam gắn liền với công
lao của Nguyễn Ái
Quốc ?


NỘI DUNG
1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4. NHỮNG CÔNG LAO CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
5. KẾT LUẬN


1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1.1. Tình hình thế giới:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, phong trào cách mạng thế giới phát
triển.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành cơng và phong trào cơng nhân ở
phương Tây gắn bó mật thiết với phong trào giải phóng dân tộc ở phương
Đông.
- Quốc tế Cộng sản thành lập (1919).
- Nhiều Đảng Cộng sản các nước ra đời: Pháp (1920), Trung Quốc (1921)

- Hệ tư tưởng tư sản đã ảnh hưởng vào Việt Nam từ trước Chiến tranh thế
giới thứ nhất, sau chiến tranh vẫn tiếp tục chi phối phong trào yêu nước (tư
tưởng Tam dân).


Tác động:
- Con đường cách mạng vô sản tác động mạnh mẽ đến việc lựa chọn con
đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
- Tác động tới sự hình thành hai khuynh hướng vô sản và tư sản trong
phong trào yêu nước Việt Nam.


1.2. Tình hình trong nước:

- Về kinh tế: Thực dân Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác Việt Nam lần

thứ hai, làm cho kinh tế nước ta có sự biến đổi: nền kinh tế tư bản Pháp tiếp
tục được mở rộng và bao trùm lên nền kinh tế phong kiến VN.
- Về xã hội: Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, bên cạnh các giai cấp cũ là
địa chủ tiếp tục bị phân hóa; nơng dân ngày càng bị bần cùng; thì xuất hiện
những giai cấp mới như cơng nhân, tiểu tư sản, tư sản có điều kiện tiếp thu
các trào lưu tư tưởng tiến bộ bên ngoài (tư tưởng dân chủ tư sản, vô sản).
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản chống thực dân
Pháp phát triển nhưng thất bại.


Tác động:
Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt. Khuynh hướng
cứu nước cũ (dân chủ tư sản) thất bại, đòi hỏi cách mạng Việt Nam phải có
con đường cứu nước mới, đúng đắn: phong trào giải phóng dân tộc theo
con đường cách mạng vơ sản ra đời và ngày càng phát triển.


2. CƠNG TÁC CHUẨN BỊ
 Chuẩn bị tư tưởng, chính trị:
- Sau 8 năm bôn ba khắp thế giới, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập
Đảng Xã hội Pháp.
- Ngày 18-6-1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vec-xai “Bản yêu sách
của nhân dân An Nam” đòi quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng.
- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Từ đó, Người
quyết tâm đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga.
- Ngày 25-12-1920, Người tham dự Đại hội Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán
thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và là một trong những người sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp.



- Năm 1921, Người tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa để đoàn kết
các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, ra báo “Người cùng
khổ” là cơ quan ngôn luận của Hội, viết bài cho báo Nhân đạo, viết Bản án
chế độ thực dân Pháp.
- Tháng 6-1923, Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và dự
Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924), trình bày tham luận về vị trí,
chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa
phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các
nước thuộc địa…
- Các sách báo, tham luận tại các Đại hội, hội nghị quốc tế trên là tài liệu
truyền bá cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vơ sản được bí
mật chuyển về VN, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng
Cộng sản.


 Chuẩn bị về tổ chức:
- Tháng 6-1925, Người thành lập HVNCMTN ở Quảng Châu (Trung Quốc),
là một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản, một tổ chức quá độ
để tiến lên thành lập Đảng Cộng sản.
- Thông qua HVNCMTN, một đội ngũ cán bộ cách mạng được đào tạo, chủ
nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào công
nhân phát triển, là sự chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.


3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY
DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC
- Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời: Đông Dương
Cộng sản đảng (6-1929), An Nam Cộng sản đảng (8-1929), Đơng Dương

Cộng sản liên đồn (9-1929) nhưng hoạt động riêng lẻ, nếu kéo dài sẽ gây
chia rẽ lớn, cần phải hợp nhất lại.
- Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu
tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản từ ngày 6-1 đến 7-2-1930, ở
Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Tham gia hội nghị có hai đại biểu
Đơng Dương Cộng sản đảng, hai đại biểu An Nam Cộng sản đảng và hai
đại biểu ngoài nước.
- Tại hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của
các tổ chức cộng sản riêng lẻ.


- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành
một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
(là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng). Nhân dịp thành lập Đảng,
Nguyễn Ái Quốc cũng đã ra Lời kêu gọi.
- Ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng gia nhập Đảng
Cộng sản Việt Nam. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, cả ba tổ chức
cộng sản ở Việt Nam đã hợp nhất thành một đảng thống nhất: Đảng Cộng
sản Việt Nam.


4. NHỮNG CÔNG LAO CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ SỰ RA ĐỜI CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN
- Từ 1911-1920, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, tìm ra con
đường cứu nước đúng đắn, đó là đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Từ 1920-1925, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản để đi đến thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam (3-2-1930).

- Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam,
vạch ra đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc.


• Cơng lao lớn nhất
- Đó là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam,
con đường kết hợp độc lập dân tộc với Chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần
yêu nước với tinh thần quốc tế vơ sản, con đường mà trước đó chưa có nhà
cách mạng VN nào tìm ra.
- Nhờ tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, mới dẫn đến việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, tiền đề quan trọng dẫn đến những
thắng lợi của cách mạng Việt Nam ở các giai đoạn sau (cách mạng tháng
Tám, kháng chiến chống Pháp, cống Mĩ thắng lợi…).


5. KẾT LUẬN
- Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (ngày 03/02/1930) là một tất yếu khách
quan, bắt nguồn từ thực tiễn cuộc đấu tranh của nhân dân chống sự nô dịch đế
quốc, được soi rọi dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phù hợp với quy
luật vận động của cách mạng thế giới và sự nghiệp cách mạng nước ta.
- Đảng ra đời đã đáp ứng những yêu cầu khách quan, thiết yếu và cấp bách của
dân tộc là độc lập, tự do và phát triển.
- Đảng thành lập là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó có cơng lao to lớn của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, người thực hiện sứ mệnh lịch sử sáng lập chính đảng vơ sản ở
Việt Nam, với những sáng tạo lý luận xuất sắc.
- Từ đây, cách mạng Việt Nam có một đảng cách mạng chân chính dẫn đường
cho toàn dân đứng lên đánh đổ ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến đem
lại độc lập cho dân tộc, ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.



CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE !



×