Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.98 KB, 63 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Phát triển vùng chuyên canh là địi hỏi tất yếu của q trình xây dựng nền
nơng nghiệp hàng hóa có chất lượng cao trong điều kiện phát triển của KHKT,
công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, đây là một trong những chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong q trình đổi mới phát triển nền nơng
nghiệp theo hướng bền vững [3, tr.93]. Phát triển các VCCCCN đã cho phép các
địa phương khai thác tốt những lợi thế của từng vùng, tạo ra hàng hóa có chất
lượng cao. Qua đó, thúc đẩy nơng sản Việt Nam phát triển đáp ứng được nhu cầu
trong nước và xuất khẩu, đồng thời góp phần quan trọng vào phát triển KT - XH
của đất nước, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Huyện Ngọc Hồi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Kon Tum, là một Huyện có
vị trí địa lý và nguồn nhân lực thuận lợi cho phát triển các loại cây chuyên
canh, tạo nên các VCCCCN. Kinh tế của Huyện chủ yếu dựa vào nơng
nghiệp, trong đó lao động trong nông nghiệp chiếm 80,9% trong tổng số lao
động. Phát triển VCCCCN của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum ngày càng
đóng vai trị quan trọng trong phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa, khai thác
các lợi thế, nguồn lực của địa phương, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập,
xóa đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị xã hội, xây dựng nơng thơn
mới, góp phần thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ
sản xuất, thúc đẩy KT - XH của Huyện phát triển.
Chính những điều kiện thuận lợi đó, những năm qua dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi đã có
nhiều chủ trương, chính sách quan tâm, tạo điều kiện cho các VCCCCN phát
triển. Khuyến khích tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế tham gia phát
triển các VCC, thúc đẩy áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Đầu
tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện về chính sách vay vốn
6



thúc đẩy sản xuất phát triển. Xúc tiến thương mại cho các sản phẩm CCN trọng
điểm của Huyện về quy mô, cơ cấu, năng suất, chất lượng các loại CCN ngày
càng phát triển và mở rộng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế nông
nghiệp của Huyện.
Tuy nhiên, quá trình phát triển các VCCCCN của Huyện trong những
năm qua còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển KT - XH
như: Diện tích VCCCCN có xu hướng bị thu hẹp do phát triển các khu công
nghiệp, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của vùng. Trình
độ khoa học cơng nghệ còn hạn chế, chưa được áp dụng nhiều vào VCCCCN.
Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển của vùng cịn ít, thị
trường đầu ra cịn mang tính tự phát. Vì vậy đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến quá
trình phát triển của các VCCCCN cũng như phát triển kinh tế nông nghiệp và
KT - XH của Huyện. Với lý do đó tác giả chọn vấn đề “Phát triển vùng
chuyên canh cây công nghiệp ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum” làm đề tài
khóa luận Kinh tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Phát triển VCCCCN là một nội dung quan trọng trong chính sách phát
triển của Đảng và Nhà nước ta, đây là vấn đề thu hút được sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có thể kể đến như:
Nhóm tác giả Hà Văn Thành, Trương Đình Trọng, Nguyễn Thanh Tính
(2015), “Đề xuất quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa khu vực gị
đồi Quảng Bình” Tạp chí khoa học, Đại học Huế [12]. Cơng trình nghiên cứu dưới
góc độ kinh tế ngành nơng nghiệp, phân tích đánh giá những điều kiện tự nhiên
của khu vực gò đồi Quảng Bình để từ đó đề xuất phát triển các VCC hàng hóa
như: VCC cao su, cây sắn cao sản, hồ tiêu và vùng trồng rừng phòng hộ kết hợp
khai thác làm ngun liệu. Tuy nhiên, cơng trình chưa đề cập đến những lý luận
về phát triển các VCC, những yếu tố tác động của KT - XH đến phát triển VCC,
đặc biệt chưa bàn sâu về phát triển VCCCCN.
7



Văn Nhiên (2015), “Quy hoạch và phát triển các vùng chuyên canh cây
trồng và vật nuôi” Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum [9]. Qua bài báo, tác giả
đã đánh giá khái quát về tình hình tiến hành quy hoạch phát tiển nông nghiệp,
nông thôn của tỉnh Kon Tum. Sau nhiều năm thực hiện quy hoạch, thu hút đầu tư,
tỉnh Kon Tum đã hình thành những vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi, nhất
là chuyên canh cây công nghiệp như: Cây cao su, cà phê, hồ tiêu… tạo điều kiện
phân bố lại lao động, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người
dân nông thôn.
Hồ Phước Thành (2016), “Phát triển cây công nghiệp lâu năm trên địa
bàn huyện Đức Cơ” Luận văn thạc sĩ kinh tế [13]. Cơng trình ngiên cứu dưới
góc độ kinh tế nơng nghiệp, phân tích đánh giá những điều kiện phát triển của
cây công nghiệp trên địa bàn huyện Đức Cơ: Cây cao su, cà phê, hồ tiêu. Cơng
trình nghiên cứu phần nào đã đề cập đến cây công nghiệp. Tuy nhiên, cơng trình
chưa đề cập đến những lý luận về phát triển các VCCCCN.
Nguyễn Hồng Cử (2017), “Phương hướng phát triển bền vững sản
xuất nông sản xuất khẩu vùng Tây Ngun” Tạp chí khoa học và cơng nghệ,
số 5 [1]. Cơng trình đã phân tích đánh giá một cách khái quát sự phát triển
VCC sản xuất và xuất khẩu CCN lớn của Tây Nguyên với các loại cây chính
là cà phê, cao su, hồ tiêu... đây là những lĩnh vực sản xuất nơng sản xuất
khẩu có vai trị to lớn, quyết định đến sự phát triển của vùng Tây Nguyên.
Đồng thời, cơng trình cũng đánh giá thực trạng phát triển, nguyên nhân của
tình trạng phát triển thiếu bền vững của những VCC, từ đó đề xuất phương
hướng, giải pháp phát triển theo hướng bền vững của sản xuất nông sản xuất
khẩu vùng Tây Ngun.
Minh Hồng (2018), “Hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông
nghiệp” Luận văn thạc sĩ kinh tế [5]. Tác giả đánh giá khái quát quá trình phát
triển sản xuất nông nghiệp ở một số huyện của tỉnh Khánh Hòa trong những năm
qua. Trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi cây trồng theo hướng nâng cao giá trị gia
8



tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2018, với trọng tâm là hình thành các
VCC có sản lượng, quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường với mục tiêu đem
lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao thu nhập cho nơng dân. Cơng trình nghiên
cứu phần nào đã đề cập đến việc hình thành và phát triển các VCC. Tuy nhiên
chưa đề cập đến phát triển VCCCCN.
Tường Mạnh Dũng (2019), “Phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái
cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên” Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị học [2].
Cơng trình đã nghiên cứu đánh giá sự phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong
tái cơ cấu nông nghiệp. Cơng trình tập trung nghiên cứu các VCC nhãn, vải, cây
có múi và chuối. Đồng thời cơng trình cũng đã nghiên cứu cơ chế chính sách cho
phát triển VCC. Cơng trình đã đề cập đến đến những lý luận về VCC, tập trung
vào ngiên cứu VCC cây nông sản. Chưa đề cập đến phát triển các VCCCCN.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên cũng đã đề cập đến vấn đề các
VCC dưới các góc độ khác nhau và những vấn đề liên quan đến VCCCCN.
Những cơng trình trên là nguồn tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho quá trình
nghiên cứu phát triển VCCCCN của tác giả. Tuy nhiên cho đến nay chưa có cơng
trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về “Phát triển vùng chuyên canh
cây công nghiệp ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum” dưới góc độ Kinh tế chính trị.
3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
* Mục tiêu ngiên cứu
Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển VCCCCN ở
huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Đề xuất phương hướng và giải pháp phát
triển VCCCCN ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum thời gian tới.
* Nội dung nghiên cứu
Luận giải một số vấn đề lý luận phát triển VCCCCN ở huyện Ngọc
Hồi, tỉnh Kon Tum.
Đánh giá thực trạng phát triển VCCCCN ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển VCCCCN ở huyện Ngọc

Hồi, tỉnh Kon Tum.
9


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp.
* Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Giai đoạn 2016 - 2020.
Về không gian: Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Về nội dung: Phát triển VCCCCN trên các mặt quy mô, cơ cấu, chất lượng.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Khóa luận dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
* Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị
Mác - Lênin: Trừu tượng hóa khoa học, phương pháp kết hợp lơgic và lịch sử,
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. Khóa luận cũng tập trung nghiên cứu,
phân tích các tư liệu, dữ liệu, thơng tin từ các nguồn khác nhau.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Khóa luận góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển VCCCCN ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Kết quả nghiên cứu
của khóa luận góp phần cung cấp những luận cứ khoa học để địa phương
tham khảo trong phát triển VCCCCN ở Huyện trong thời gian tới.
7. Kết cấu
Khóa luận gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục
các cơng trình khoa học đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

10



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN
CANH CÂY CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM
1.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển vùng chuyên canh cây công
nghiệp ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
1.1.1. Một số quan niệm về phát triển vùng chuyên canh cây công
nghiệp ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
1.1.1.1. Quan niệm về vùng chuyên canh, vùng chuyên canh cây công
nghiệp
* Chuyên canh
Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Chuyên canh là chuyên trồng một
cây nông nghiệp nào đó” [17, tr.180].
Như vậy, chuyên canh là một trạng thái phát triển chun mơn hóa
trong lĩnh vực trồng trọt trên cơ sở một trình độ phát triển cao của PCLĐ xã
hội theo ngành trong lĩnh vực nông nghiệp. PCLĐ xã hội đã phân chia nền
sản xuất xã hội thành nhiều ngành nghề khác nhau, thúc đẩy sản xuất hàng
hóa phát triển. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, PCLĐ xã hội càng sâu sắc,
nó diễn ra ngay trong nội bộ từng ngành sản xuất, hình thành những ngành
kinh tế độc lập.
Như vậy, chính sự phát triển của phân cơng lao động xã hội và nền kinh
tế hàng hóa dưới tác động trực tiếp của sự phát triển của lực lượng sản xuất
làm cho tính chun mơn hóa sản xuất ngày càng cao. Đối với lĩnh vực nông
nghiệp cũng vậy, việc hình thành các VCC được diễn ra như một tất yếu
khách quan và là sản phẩm của PCLĐ dưới sự tác động của sự phát triển lực
lượng sản xuất.
Cây cơng nghiệp có thể hiểu là một bộ phận của ngành nông nghiệp thuộc
về lĩnh vực trồng trọt. Chuyên canh CCN là một phần của lĩnh vực trồng trọt
trong nông nghiệp. Dưới sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự PCLĐ trong

11


lĩnh vực nơng nghiệp, chun canh CCN được hình thành, phát triển dưới nhiều
hình thức khác nhau có thể phân chia theo thời gian và tính chất sinh trưởng của
cây trồng như sau: Chuyên canh cây ngắn ngày và chuyên canh cây dài ngày.
Tóm lại KHKT ngày càng phát triển thì tính chất chun mơn hóa trong
các VCC cũng ngày càng được phân chia một cách chi tiết, cụ thể, tùy theo
điều kiện phát triển của từng vùng.
* Vùng chuyên canh
Hiểu theo cách chung nhất, vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia
có các thuộc tính về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, mạng lưới
giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật và cộng đồng dân cư sinh sống.
Tùy vào mục đích nghiên cứu, người ta có thể chia theo địa lý kinh tế,
theo hành chính và theo xã hội của cộng đồng dân cư. Vùng có ranh giới
theo pháp lý hoặc ước lệ, có quy mô khác nhau do con người đặt ra. Vùng là
cơ sở để hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển theo lãnh thổ
trong quá trình phát triển KT - XH của đất nước.
Vùng chuyên canh là vùng mà thổ nhưỡng ở đó thích hợp với một hoặc
một số loại cây sau khi đã trồng thí nghiệm, thí điểm nên quyết định quy
hoạch ở vùng đó chỉ trồng loại cây đó để có kết quả kinh tế cao. Ví dụ: VCC
cây cao su, VCC cây hồ tiêu, hướng tập trung chuyên canh theo quy mô lớn.
Đối với các VCC được xác định là lãnh thổ, có những điều kiện khí
hậu, thổ nhưỡng thích hợp trồng một hoặc một số loại cây trồng nào đó đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Vùng chuyên canh được xác định là những vùng hay
tiểu vùng trong phạm vi đơn vị hành chính nào đó. Vùng chuyên canh được
quy hoạch và tạo điều kiện phát triển, phát huy được những tiềm năng thế
mạnh của vùng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào thúc đẩy sự phát
triển KT - XH của địa phương đó.
Theo đó, tác giả quan niệm: Vùng chuyên canh là khu vực có thổ

nhưỡng, khí hậu thích hợp với một hoặc một số loại cây trồng, được quy
hoạch mang tính chun mơn hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần
12


thúc đẩy sự phát triển KT - XH của địa phương.
Từ quan niệm trên có thể hiểu về VCC như sau:
Vùng chuyên canh là những lãnh thổ, khu vực địa lý có điều kiện thuận
lợi về mặt tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước, khống sản… cho sự phát
triển của cây trồng nào đó, mà các vùng khác khơng có hoặc có nhưng khơng
thuận lợi bằng.
Vùng chun canh là những vùng được quy hoạch, có chiến lược phát
triển, sản phẩm của VCC mang tính chun mơn hóa cao, có hiệu quả kinh tế
cao, sản phẩm tạo ra khơng chỉ phục vụ cho tiêu dùng mà còn phục vụ cho
ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
* Vùng chuyên canh cây cơng nghiệp
Theo PGS. TS. Vũ Đình Thắng: Cây công nghiệp là loại cây trồng cung cấp
nguyên liệu thô (chất liệu cốt yếu được sử dụng để sản xuất ra một thứ gì đó) để sử
dụng trong cơng nghiệp [15, tr.35].
Cây cơng nghiệp có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên
liệu giá trị cho công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến
thực phẩm. Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp cho phép sử dụng hợp lý
và có hiệu quả tư liệu sản xuất, đất đai, khí hậu, lao động. Góp phần tăng thu
nhập, cải thiện cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp ngày càng hợp lý hơn.
Từ những phân tích trên, tác giả quan niệm: Vùng chuyên canh cây
công nghiệp là khu vực tập trung trồng một hoặc một số cây công nghiệp
nhất định phù hợp với điều kiện tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng). Mang tính
chất chun mơn hóa cao, tạo khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng tốt, hiệu
quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT - XH của địa phương đó.

Theo đó, VCCCCN là một khái niệm tổng quát về vùng mà có thể
xác định được những phần diện tích thích hợp với mục đích sản xuất hàng
hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu. Xác định phạm
13


vi VCCCCN dựa trên yếu tố địa lý, cự ly, mức độ tập trung sản xuất, năng
lực về giao thông vận tải và bố trí cơ cấu cây trồng bảo đảm cung ứng sản
xuất hàng hóa.
Như vậy, VCCCCN có những đặc điểm cơ bản đó là:
Về khơng gian: VCCCCN là vùng sản xuất nơng nghiệp theo lĩnh vực
trồng trọt có ranh giới phụ thuộc vào vị trí địa lý, địa giới hành chính của địa
phương. Đây là những vùng hay tiểu vùng của địa phương có các yếu tố điều
kiện tự nhiên thuận lợi về đất đai, khí hậu cho một hoặc một số cây trồng.
Về quy mô sản xuất: VCCCCN là vùng có diện tích lớn, được quy
hoạch đầu tư phát triển một hoặc một số ít cây trồng chủ lực, phù hợp với
điều kiện tự nhiên và KT - XH của vùng.
Về hiệu quả kinh tế: VCCCCN là vùng có tính chun mơn hóa cao
trong sản xuất nên năng suất, chất lượng sản phẩm cao đáp ứng yêu cầu của
thị trường trong và ngoài nước, phục vụ ngành cơng nghiệp chế biến. Giá
thành sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, góp phần thúc đẩy KT - XH
trong vùng phát triển.
Về giải quyết các vấn đề xã hội: VCCCCN phát triển sẽ góp phần giải
quyết việc làm, xây dựng địa bàn ổn định, an ninh được giữ vững và từng
bước thực hiện các mục tiêu xã hội của vùng, địa phương.
Về lực lượng lao động: Ở các VCCCCN là lực lượng lao động có kỹ
thuật, kinh nghiệm, trong sản xuất, trồng một số loại CCN nhất định theo
truyền thống của địa phương, vùng.
1.1.1.2. Quan niệm về phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp ở
huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Theo quan điểm triết học: Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn của một sự vật. Q trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt
14


để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ [4, tr.56].
Phát triển VCCCCN là một quá trình chun mơn hóa trong sản xuất
nơng nghiệp dưới sự tác động của tiến bộ KHKT và sự phát triển của PCLĐ xã
hội, khai thác sử dụng có hiệu quả các điều kiện tự nhiên, điều kiện KT - XH
hiện có của vùng, tiểu vùng làm cho VCCCCN được gia tăng cả về quy mô, cơ
cấu và chất lượng. Từ đó tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng về an toàn thực
phẩm, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong vùng, ngoài vùng, phục vụ
chế biến và xuất khẩu. Theo đó, tác giả quan niệm: Phát triển VCCCCN là q
trình làm cho VCCCCN lớn lên về quy mơ, tăng về chất lượng, năng suất, hiệu quả
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng chun mơn hóa, tiến bộ, bền vững
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất nơng nghiệp hàng hóa và đời sống xã
hội nông thôn.
Trên cơ sở quan niệm về phát triển VCCCCN và đặc thù của huyện
Ngọc Hồi, theo tác giả: Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp ở
huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là làm cho vùng chuyên canh cây công
nghiệp tăng lên về quy mô, cơ cấu, chất lượng các loại cây cơng nghiệp theo
hướng chun mơn hóa, nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu sản xuất nơng nghiệp hàng hóa và đời sống xã hội nông thôn
trên địa bàn Huyện dưới sự tác động của Đảng bộ, chính quyền các cấp và
nhân dân trong địa phương.
Từ quan niệm trên, phát triển VCCCCN ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon
Tum được hiểu trên một số khía cạnh sau:
Mục đích phát triển VCCCCN ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Đẩy mạnh chun mơn hóa sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, khai

thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh của Huyện về
phát triển CCN. Nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy q trình chuyển dịch
CCKT và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn đáp ứng
15


được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh sự phát triển KT - XH gắn với đảm bảo
an ninh, quốc phòng trên địa bàn Huyện.
Chủ thể phát triển VCCCCN ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Chủ thể là cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng trong Huyện. Đây
là chủ thể lãnh đạo, tổ chức quản lý phát triển VCCCCN có nhiệm vụ xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH, đề án cho phát triển VCCCCN. Ban hành các
cơ chế, chính sách, triển khai tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả theo
chức năng nhiệm vụ trong quá trình phát triển VCCCCN.
Các cấp chính quyền địa phương, cá nhân (doanh nghiệp, hợp tác xã, các
hộ kinh tế...) là những chủ thể trực tiếp tổ chức, điều hành, thực hiện phát triển sản
xuất CCN, được cấp ủy, chính quyền, ban ngành địa phương ủng hộ góp phần
nâng cao hiệu quả phát triển các loại CCN.
Phương thức phát triển VCCCCN ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Đây là hoạt động có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, vì vậy
phương thức phát triển VCCCCN ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum của mỗi
chủ thể cũng khác nhau.
Phương thức chung: Dựa trên quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Huyện và các địa phương quy hoạch
và phát triển VCCCCN theo hướng chun mơn hóa cao, áp dụng tiến bộ
khoa học công nghệ hiện đại, mở rộng thị trường trong và ngồi nước, gắn với
cơng nghiệp chế biến.
Phương thức cụ thể: Đối với Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan ban
ngành chức năng của Huyện đề ra chủ trương, định hướng, quy hoạch, sử dụng

các cơng cụ, chính sách tác động hình thành các VCC, các khâu của quá trình
sản xuất và lưu thơng hàng hóa, đặc biệt là khâu sản xuất nhằm đảm bảo cho

16


VCCCCN có điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giải quyết
hài hịa lợi ích của các chủ thể trong tham gia phát triển VCCCCN.
Đối với người sản xuất của VCCCCN thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của
Huyện, Tỉnh và chính quyền các cấp. Tổ chức thực hiện sản xuất theo đúng
quy hoạch, tăng cường áp dụng KHKT tiên tiến hiện đại, nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, thực hiện đúng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn và tính
cạnh tranh trên thị trường.
Đối với hoạt động dịch vụ cho phát triển sản xuất ở các VCCCCN, cần
phát triển đầy đủ, đồng bộ các loại hình hoạt động dịch vụ từ đầu vào của quá
trình sản xuất như: Tín dụng, cung ứng vật tư, giống cây trồng, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật... đến hoạt động dịch vụ đầu ra của sản phẩm như thu
mua hàng hóa, các ngành chế biến hàng hóa... tạo điều kiện thuận lợi cho sản
xuất ở các VCCCCN.
1.1.2. Nội dung và nhân tố tác động đến phát triển vùng chuyên canh
cây công nghiệp ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
1.1.2.1. Nội dung phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp ở
huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
Một là, gia tăng quy mô, số lượng VCCCCN theo hướng hiện đại.
Thực hiện phát triển VCCCCN cần có quy mơ diện tích lớn, sử dụng
triệt để các diện tích hiện có, theo chủ trương, quy hoạch của Huyện. Trong
điều kiện hiện nay, khi diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp do q
trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa. Do đó, việc gia tăng quy mơ diện tích các
VCCCCN hướng đến những quy mô hiện đại là rất cần thiết. Tiếp tục đầu tư

xây dựng các VCC mới phát huy thế mạnh của từng vùng theo hướng chun
mơn hóa, mang tính chất hiện đại. Tăng tuổi thọ, độ dinh dưỡng của đất ở các
VCC thông qua ứng dụng KHKT, công nghệ trong sản xuất.

17


Trên cơ sở gia tăng về quy mơ diện tích các VCCCCN, cần có kế hoạch
cụ thể để tăng số lượng cây trồng ở các VCC. Nâng cao trình độ thâm canh,
các giống cây mang lại năng suất cao dưới sự phát triển của KHKT, công
nghệ hiện nay. Tập trung nâng cao số lượng một số loại CCN là thế mạnh của
Huyện như: Cao su, cà phê, hồ tiêu…
Với sự phát triển nhanh chóng của KHKT và biến đổi khí hậu tác động
mạnh mẽ đến nền nông nghiệp truyền thống và nơng nghiệp cơng nghệ cao.
Bên cạnh đó những địi hỏi khắt khe hơn trong quy trình sản xuất các sản
phẩm nơng nghiệp của các VCC. Do đó, cần khai thác tối đa hiệu quả nguồn
lao động dồi dào của Huyện, lấy đào tạo nghề nông nghiệp là trọng tâm.
Nâng cao chất lượng lao động đặc biệt trong các VCCCCN, làm bệ đỡ cho
quá trình phát triển KT - XH ở địa phương. Để từng bước chuyển dịch cơ cấu
lao động nông thôn, đẩy mạnh hiệu quả sản xuất ở các VCC.
Hai là, chuyển dịch cơ cấu VCCCCN một cách hợp lý.
Cơ cấu là cách thức tổ chức, sắp xếp các thành phần, các bộ phận trong
nội bộ theo tỷ lệ nhất định nhằm thực hiện một chức năng. Đối với xây dựng
cơ cấu VCCCCN ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum phải bảo đảm các yếu tố
như: Phát huy được lợi thế về thổ nhưỡng, về kỹ năng và kinh nghiệm của lực
lượng lao động, phải bảo đảm được tính hỗ trợ cho nhau khi có sản phẩm tiêu
thụ gặp khó khăn. Vì vậy, xây dựng cơ cấu VCCCCN ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum một cách hợp lý cần phải đảm bảo được các yếu tố sau:
Cơ cấu sản phẩm chuyên canh: Phát triển đa dạng hóa các loại hình
CCN phù hợp với điều kiện phát triển sản xuất của từng địa phương. Trong đó

chú ý chuyển dịch cơ cấu sản phẩm các VCC theo hướng giảm cả về số lượng
và tỷ trọng các vùng trồng cây không hiệu quả, tăng tỷ trọng và số lượng các
vùng trồng cây cao su, cà phê, hồ tiêu.

18


Cơ cấu địa bàn: Tập trung phát triển VCCCCN lâu năm: Trồng cây
cao su ở Pờ Y, Đăk Xú, Sa Loong, thị trấn Plei Kần. Trồng cây hồ tiêu ở Pờ
Y, thị trấn Plei Kần, Đăk Nông, Đăk Kan. Phát triển các VCC cà phê ở Đăk
Kan, Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang.
Cơ cấu thành phần kinh tế: Trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức sở
hữu, q trình phát triển VCCCCN trên địa bàn Huyện cần phát triển đa
dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia. Trong đó phát huy vai trị năng
lực sản xuất và tham gia phát triển hỗ trợ VCC của thành phần kinh tế Nhà
nước. Khuyến khích, phát huy vai trị của thành phần kinh tế tư nhân, doanh
nghiệp tư nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển các hợp
tác xã nông nghiệp kiểu mới trong sản xuất giống cây trồng, sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm. Phát huy vai trò của kinh tế hộ gia đình và các thành phần
khác. Giải quyết hài hịa lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và
người dân trong quá trình phát triển VCCCCN gắn với bảo vệ môi trường và
phát triển kinh tế bền vững.
Cơ cấu thị trường: Phát triển đa dạng các loại hình thị trường, trong đó
tập trung vào thị trường đầu ra cho sản phẩm của cây công nghiệp, mở rộng thị
trường trong Huyện, Tỉnh và ngoài tỉnh, tiến tới các thị trường các nước trong
khu vực và trên thế giới. Chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu những
sản phẩm là đặc trưng của Huyện trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Ba là, nâng cao chất lượng VCCCCN.
Chất lượng VCCCCN phải được thể hiện trên chất lượng của sản phẩm
CCN, năng suất lao động và nguồn lao động, hiệu quả KT - XH của các loại

CCN đem lại cho từng vùng, địa phương.
Thứ nhất, chất lượng sản phẩm: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
trong phát triển các VCCCCN, cây trồng phải bảo đảm chất lượng sản phẩm
như: Bảo tồn và phát triển các loại giống cây đem lại năng suất cao, có nguồn
19


gen quý, tạo ra lợi thế so sánh với các vùng khác.
Thứ hai, năng suất lao động: Phải nâng cao năng suất lao động ở các
VCCCCN. Các VCCCCN phải tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đồng đều, có
năng suất cao hơn hẳn với lối sản xuất truyền thống trước khi phát triển
chuyên canh. Trên cơ sở tăng cường tiến bộ KHKT và cơ giới hóa vào phát
triển các VCC, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các yếu tố làm tăng
năng suất lao động trong các VCCCCN trên địa bàn Huyện.
Thứ ba, hiệu quả kinh tế của VCC: Phát triển các VCCCCN trên địa
bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum làm cho các CCN phát huy được hiệu
quả kinh tế. Đem lại nguồn lợi kinh tế cao, giúp nhân dân địa phương xóa đói,
giảm nghèo, nâng cao thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Qua đó thúc đẩy KT - XH của vùng phát triển.
1.1.2.2. Những nhân tố tác động đến sự phát triển vùng chuyên canh
cây công nghiệp ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
Một là, điều kiện tự nhiên của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Huyện Ngọc Hồi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Kon Tum, cách trung
tâm thành phố Kon Tum khoảng 60 km theo Quốc lộ 14. Phía Bắc giáp huyện
Đăk Glei, phía Nam giáp huyện Sa Thầy, phía Đơng giáp huyện Đăk Tơ và
huyện Tu Mơ Rơng, phía Tây giáp nước Lào và Campuchia với chiều dài 62,7
km [Phụ lục 1]. Ngọc Hồi có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an
ninh và hợp tác phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng từng bước được nâng cấp
đồng bộ. Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện Ngọc Hồi giao lưu, phát triển
KT - XH với các địa phương và các vùng kinh tế trong cả nước. Với vị trí này,

cũng cho phép huyện Ngọc Hồi phát huy được thế mạnh của mình về các sản
phẩm của VCCCCN ra thị trường.
Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là huyện có địa hình núi trung bình
và khu vực thấp của tỉnh Kon Tum, theo Quyết định số 174/QĐ-UBND
ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi, tỉnh
20


Kon Tum “Về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện
Ngọc Hồi” thì huyện Ngọc Hồi có tổng diện tích tự nhiên là 83.936,22 ha,
trong đó đất nông nghiệp là 76.235,70 ha. Chất lượng đất của huyện Ngọc
Hồi được chia làm 4 nhóm đất chính gồm: Nhóm đất phù sa, nhóm đất
vàng, nhóm đất thung lũng và nhóm đất mùn vàng trên núi. Nên chất
lượng đất tương đối tốt, rất phù hợp với phát triển các loại CCN như: Cao
su, cà phê, tiêu, mía, lạc và các loại cây khác. Tuy nhiên, hiện nay chất
lượng đất đã có phần suy giảm một phần do q trình canh tác khơng khoa
học của nơng dân. Q trình đơ thị hóa cùng với sự phát triển của các khu
cơng nghiệp cũng đã lấy đi những vị trí đẹp, thuận lợi về giao thông để
làm đất công nghiệp và đô thị, do đó diện tích đất đai phục vụ cho phát
triển VCCCCN của Huyện có phần suy giảm.
Huyện Ngọc Hồi nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh
hưởng của khí hậu cùng cao ngun. Một năm có 2 mùa: Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Huyện nằm trong
tiểu vùng khí hậu nhiệt đới ẩm trung bình Tây Ngọc Linh và vùng trũng tỉnh
Kon Tum, lượng mưa trung bình nhiều năm 2.000 - 2.200 mm. Nhiệt độ trung
bình năm khoảng 22,40C, nhiệt độ trung bình cao nhất khoảng 30,85 0C, nhiệt
độ trung bình thấp nhất 150C. Nhiệt độ thấp nhất 7,50C vào tháng 1, nhiệt độ
tháng cao nhất 34,50C vào tháng 4. Độ ẩm trung bình năm 79,5% trong đó các
vùng núi cao như vùng phía Đơng Bắc Huyện, khu vực ngã ba biên giới, vườn
quốc gia ChưMomRay có độ ẩm cao 85%. Các vùng bình ngun, vùng trũng

thấp độ ẩm 75% - 80%, tháng có độ ẩm thấp nhất 70% (tháng 3), tháng có độ
ẩm cao nhất 90% (tháng 8).
Với những điều kiện về khí hậu thời tiết thuận lợi như vậy cho phép
huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ẩm gió
mùa. Thuận lợi cho vật ni, cây trồng phát triển, tạo một nền nơng nghiệp hàng
hóa đa dạng, phong phú, cho phép huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum phát triển các
21


VCCCCN là thế mạnh như: Chuyên canh cây cao su, cà phê, hồ tiêu…
Tuy nhiên, hiện nay với sự biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng
phức tạp, sự nóng lên của trái đất, sự thay đổi thất thường của thời tiết, nắng
mưa… cũng đang làm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của các
loại cây trồng. Vì vậy, quá trình phát triển VCCCCN ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum cần phải thích ứng, phù hợp với sự biến đổi khí hậu mà vẫn đảm
bảo được giá trị và lợi thế CCN của Huyện.
Huyện Ngọc Hồi có nguồn nước dồi dào, phong phú gồm nước mặt và
nước ngầm. Nằm trong hệ thống sông Đắk Pô Kô, hệ thống sông suối trên địa
bàn Huyện khá đa dạng. Nguồn nước mặt dồi dào về mùa mưa, ngoài ra trên địa
bàn Huyện cịn có các hồ chứa nước lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi không
chỉ cho sản xuất nơng nghiệp mà cịn cho sự phát triển cơng nghiệp, sinh hoạt
trong mùa khô. Nguồn nước ngầm của huyện Ngọc Hồi cũng hết sức phong phú,
có tiềm năng và trữ lượng khai thác khoảng 150.268 m³/ngày thuận lợi cho hoạt
động sinh hoạt và hoạt động tưới tiêu cho nông nghiệp. Như vậy, huyện Ngọc
Hồi, tỉnh Kon Tum có nguồn nước rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhất
là cho phát triển các VCC, trong đó có VCCCCN.
Hai là, những điều kiện KT - XH của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
ảnh hưởng đến sự phát triển các VCCCCN.
Cùng với sự phát triển kinh tế của các Huyện trong Tỉnh cũng như cả
nước. Huyện Ngọc Hồi được đánh giá là một trong những Huyện của tỉnh Kon

Tum, có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, CCKT đang dần chuyển
dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nơng nghiệp, nơng thơn có
nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt được cân đối.
Người nông dân bước đầu quan tâm đến sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh
lương thực. Cơng nghiệp, dịch vụ có bước phát triển khá. Cơng nghiệp địa
phương tuy cịn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt được những
22


thành tích đáng khích lệ. Một số ngành hàng tiếp tục được củng cố và phát triển,
lựa chọn các mặt hàng ưu tiên và có lợi thế để đầu tư chiều sâu, đổi mới công
nghệ, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Đây chính là động lực cho sự phát
triển của các VCCCCN.
Thứ nhất, dân cư và nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực huyện Ngọc hồi khá dồi dào. Dân số năm 2018 là
57.059 người, mật độ dân số là 86 người/km2 , Dân số trong độ tuổi lao động
31.705 người (nam 17.271, nữ 14.434), tỷ lệ lao động qua đào tạo 27,78%.
Lao động của huyện Ngọc Hồi chủ yếu tập trung ở khu vực nơng thơn, có
truyền thống lao động cần cù, sáng tạo đây là một trong những thuận lợi trong
phát triển một nền nơng nghiệp hàng hóa chất lượng cao. Tuy nhiên, lực
lượng đã qua đào tạo lại cơ bản hoạt động ở những ngành và lĩnh vực phi
nông nghiệp, lực lượng lao động ở nông thôn vẫn cịn sản xuất manh mún,
tiểu nơng, nhận thức về thị trường và nền sản xuất hàng hóa cịn nhiều hạn
chế. Đây cũng là một trong những cản trở cho sự phát triển nền nơng nghiệp
hàng hóa nói chung, đối với các VCCCCN nói riêng.
Thứ hai, hệ thống cơ sở hạ tầng.
Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của nền KT - XH nói chung và đối với các VCC nói
riêng. Thực tiễn cho thấy, địa phương nào có hệ thống kết cấu hạ tầng đầy đủ,
đồng bộ, hiện đại thì nền kinh tế ở đó phát triển nhanh ổn định và bền vững.

Ngược lại, địa phương nào có hệ thống kết cấu hạ tầng kém, khơng đầy đủ
đồng bộ thì ở đó KT - XH chậm phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng bao gồm:
Hệ thống giao thông, điện, đường, trường, trạm, khoa học kỹ thuật, công
nghệ, các nhà máy chế biến.
Thứ ba, chủ trương, chính sách phát triển các VCCCCN của huyện Ngọc Hồi.

23


Đây là nhân tố quan trọng, nó mang tính chất định hướng quyết định
đến sự phát triển của Huyện nói chung và các VCCCCN nói riêng. Bởi vì, chủ
trương chính sách phát triển đúng, phù hợp, kịp thời sẽ tạo động lực phát triển
và ngược lại. Do đó, để các VCCCCN của huyện Ngọc Hồi phát triển cần
phải có những chủ trương, chính sách của Tỉnh và Nhà nước, định hướng phát
triển đúng, khoa học, phù hợp với điều kiện từng vùng và kịp thời. Tạo điều
kiện cho người nông dân, các thành phần, lực lượng tham gia phát triển
VCCCCN một cách thuận lợi như về: Quy hoạch đất đai, hỗ trợ về vốn, thị
trường, giống cây trồng, chính sách ưu đãi khác sẽ là động lực tốt cho các
VCCCCN của Huyện phát triển.
Ba là, sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Thị trường là một yếu tố quan trọng trong phát triển KT - XH. Thị
trường là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, nó là yếu tố quyết định
đến sự phát triển của các ngành kinh tế, làm cơ sở cho các ngành, phân ngành
của nền kinh tế chuyển dịch CCKT, cơ cấu sản xuất theo tín hiệu của thị
trường. Bởi vấn đề cơ bản của thị trường là giải quyết được các nội dung: Sản
xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Đây là những vấn đề quan trọng đặt ra cho
huyện Ngọc Hồi khi phát triển các VCCCCN phải lựa chọn những loại CCN
nào có giá trị, phù hợp với điều kiện và là thế mạnh của Huyện để phát triển.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang
phát triển và ngày càng hoàn thiện là một trong những yếu tố quan trọng

trong phát triển các VCCCCN của các địa phương khác nói chung và huyện
Ngọc Hồi nói riêng. Hiện nay thể chế và các yếu tố thị trường ở nước ta
ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn, Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định: “Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
nhất là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tiếp tục được hồn thiện... các
yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thành và đồng bộ hơn, gắn
kết thị trường trong khu vực và quốc tế” [3, tr.97-98]. Đây là điều kiện thuận
24


lợi cho sự phát triển KT - XH của đất nước cũng như các ngành kinh tế, bởi
các yếu tố thị trường được hình thành đầy đủ, thì quá trình sản xuất, kinh
doanh phải dựa trên nguyên tắc của thị trường, theo cơ chế giá thị trường,
thực hiện theo mệnh lệnh của thị trường. Làm tăng khả năng năng động, chủ
quan của các cơ sở sản xuất, của các VCCCCN từ đó mà nâng cao năng lực
sản xuất và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế nói chung cũng như
VCCCCN của huyện Ngọc Hồi nói riêng.
Bốn là, sự phát triển của KHKT và công nghệ.
Hiện nay, khoa học và công nghệ đang phát triển rất nhanh. Thế giới
đang bước vào cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 đó là hợp nhất của
các thành tựu khoa học kỹ thuật, xóa bỏ ranh giới các lĩnh vực vật lý, kỹ
thuật số và sinh học. Những tiến bộ KHKT, công nghệ đang diễn ra đã và
ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự biến đổi CCKT của toàn cầu, cũng như của
Việt Nam. Trước hết, nó làm thay đổi các ngành kinh tế quốc dân. Làm
thay đổi các công cụ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thay đổi cả
phương thức lao động, tạo ra sự phát triển bền vững cho các ngành kinh tế
của mỗi quốc gia.
Đối với ngành nông nghiệp, KHKT đã tác động sâu rộng từ vấn đề
cơ giới hóa, thủy lợi hóa, tự động hóa và cách mạng về sinh học. Do đó,
trong nơng nghiệp hàng loạt giống cây trồng, vật ni được bảo tồn, phát

triển có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn, đáp ứng được nhu cầu của
con người. Đối với nước ta hiện nay vai trị của KHKT, cơng nghệ đã tham
gia vào chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ
bản sau: Chính sách khoa học cơng nghệ của Đảng và Nhà nước; sự lạc hậu
của công cụ lao động, trình độ tay nghề của lao động; khả năng hạn hẹp về
vốn đầu tư cho đổi mới khoa học và công nghệ.

25


Đổi mới và cơ cấu lại nền nông nghiệp nước ta trọng bối cảnh hội
nhập quốc tế hiện nay, vấn đề quan trọng là phải nhanh chóng và khơng
ngừng đổi mới KHKT và công nghệ. Thay đổi những kỹ thuật lạc hậu, ứng
dụng những tiến bộ KHKT hiện đại tiên tiến vào sản xuất. Như Đại hội XII
của Đảng xác định: “Thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất
là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp
và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn để tăng
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh
lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài...” [3, tr.92-93]. Điều đó cho thấy
việc ứng dụng KHKT và công nghệ vào nông nghiệp, làm chuyển dịch CCKT
nông nghiệp đang được Đảng và Nhà nước ta rất chú trong, quan tâm, nhằm
tạo ra một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển VCCCCN của
huyện Ngọc Hồi hiện nay. Để các VCCCCN của huyện Ngọc Hồi phát huy
được tiềm năng, thế mạnh, tạo ra được những bước đột phá so với các VCC
khác cũng như đưa sản phẩm của mình vào thị trường quốc tế cần phải đầu tư
ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Phát triển VCCCCN ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum hiện nay có vai
trị quan trọng, góp phần chuyển dịch CCKT của ngành nơng nghiệp của
Huyện nói riêng và các địa phương khác nói chung. Nó cho phép khai thác tối

đa những tiềm năng, thế mạnh của Huyện trong lĩnh vực nông nghiệp nhất là
về CCN, tạo ra sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường trong quá trình hội
nhập kinh tế. Đồng thời giải quyết được việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập
cho người dân, thúc đẩy KT - XH phát triển và góp phần hoàn thiện quan hệ
sản xuất trên địa bàn Huyện. Quá trình phát triển VCCCCN của huyện Ngọc
Hồi là phát triển về cả quy mô, số lượng, cơ cấu, chất lượng của các VCCCCN,
dựa trên những điều kiện thuận lợi của đất nước, của Huyện và xu thế hội
26


nhập quốc tế đem lại. Sự phát triển VCCCCN của Huyện phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố đó là: Những điều kiện tự nhiên và điều kiện KT - XH của huyện
Ngọc Hồi. Sự phát triển của KHKT và công nghệ đang tác động trực tiếp và
gián tiếp đến quá trình phát triển các VCCCCN.
1.2. Thực trạng phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp ở
huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum thời gian qua
1.2.1. Những thành tựu
Một là, quy mô, số lượng các VCCCCN ngày càng được mở rộng, dần đáp
ứng được yêu cầu sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum “Về thông qua quy hoạch tổng thể nông
nghiệp, nông thôn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm
2025”. Huyện Ngọc Hồi đã đẩy mạnh phát triển các VCCCCN theo hướng
sản xuất hàng hóa lớn: VCC cây cơng nghiệp lâu năm có VCC cây cao su ở
Pờ Y, Đăk Xú, Sa Loong, thị trấn Plei Kần. Trồng cây điều ở Đăk Nông, Đăk
Dục, Sa Loong. Trồng cây hồ tiêu ở Pờ Y, thị trấn Plei Kần, Đăk Nông, Đăk
Kan. Phát triển các VCC cà phê ở Đăk Kan, Đăk Nơng, Đăk Dục, Đăk Ang.
Q trình phát triển các VCC đã và đang tạo ra sự phát triển bền vững cho
huyện Ngọc Hồi nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng, đây là hướng đi đúng
cho sự phát triển KT - XH của Huyện.

Đối với vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, huyện Ngọc Hồi
hiện nay đã xây dựng được nhiều VCCCCN lâu năm có giá trị kinh tế cao, nổi
bật là VCC cây cao su, cà phê, hồ tiêu.
Vùng chuyên canh cây cao su: Toàn Huyện đã xây dựng được các VCC
cây cao su tăng. Năm 2016 diện tích gieo trồng 7.846 ha đến năm 2020 là
7.950 ha tăng 104 ha, diện tích thu hoạch năm 2016 là 4.992 ha đến năm 2020
là 5.491 ha tăng 499 ha, sản lượng thu hoạch năm 2016 là 8.715 tấn đến năm
27


2020 là 8.892 ha tăng 177 tấn. Sự chuyển dịch này cho thấy, Huyện đang tập
trung vào những vùng có điều kiện thuận lợi để cây cao su đạt hiệu quả cao
nhất, phát triển cây cao su thành cây chủ lực của Huyện. Tuy nhiên nó được tập
trung chuyên sâu vào các địa phương như: Pờ Y, Đăk Xú, Sa Loong, thị trấn
Plei Kần. Đây đều là những vùng có diện tích lớn và điều kiện tốt nhất của
Huyện [Phụ lục 2, bảng 2.1].
Vùng chuyên canh cây cà phê: Huyện Ngọc Hồi là huyện có diện tích
trồng cà phê khá lớn trong tồn Tỉnh, trong những năm qua diện tích trồng
cây cà phê có xu hướng tăng lên. Thơng qua thống kê, Huyện đã và đang
đẩy mạnh việc phát triển cây cà phê đạt hiệu quả cao nhất, phát triển cây cà
phê thành cây chủ lực của Huyện. Qua các năm diện tích gieo trồng cây cà
phê trên Huyện đã có sự tăng lên, trong năm 2016 - 2020 tăng thêm 268 ha.
Diện tích thu hoạch đã có sự tăng lên đáng kể từ năm 2016 - 2020 tăng 188
ha. Sản lượng thu hoạch tăng mạnh từ năm 2018 - 2020 tăng 196 tấn. Các
VCC trồng cà phê trên địa bàn Huyện như: Đăk Kan, Đăk Nông, Pờ Y, Đăk
Ang [Phụ lục 2, bảng 2.2].
Vùng chuyên canh cây hồ tiêu: Huyện Ngọc Hồi đã xây dựng được
nhiều diện tích trồng cây hồ tiêu khá lớn. Qua các năm diện tích trồng cây
hồ tiêu có xu hướng tăng. Huyện đã đưa ra các kế hoạch cụ thể để phát triển
cây hồ tiêu đạt hiệu quả cao. Phát triển cây hồ tiêu trở thành cây chủ lực của

Huyện. Qua các năm diện tích gieo trồng cây hồ tiêu đã có sự tăng lên rõ rệt,
đặc biệt là có sự tăng mạnh trong năm 2017 tăng thêm 112 ha và năm 2018
là 86 ha. Diện tích thu hoạch đã có sự tăng lên rõ rệt trong năm 2016 là 79
ha đến năm 2020 là 220 ha tăng 141 ha, sản lượng thu hoạch tăng dần theo
các năm 2016 là 127 tấn đến năm 2020 là 459 tấn tăng 332 tấn. Chủ yếu tập
trung tại các xã trên địa bàn Huyện như: Đăk Xú, Đăk Nông, Đăk Dục [Phụ
lục 2, bảng 2.3].

28


Đồng thời, địa phương đã đẩy mạnh xây dựng mở rộng quy mơ các VCC
tại khu vực có địa hình bằng phẳng rộng lớn và gần nguồn nước. Tạo điều kiện
thuận lợi cho các VCCCCN về giao thông, tưới tiêu, áp dụng KHKT. Đối với
các vùng đất của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum bao gồm 7 xã trong đó các xã
có diện tích trồng cây cơng nghiệp lớn như: Đăk Xú, Đăk Kan, Pờ Y, Sa Loong
với tổng diện tích cây cơng nghiệp 12.200 ha, chiếm 70,1% diện tích cây cơng
nghiệp của tồn Huyện. Từ đó cho thấy huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã tập
trung xây dựng được nhiều VCCCCN với quy mô ngày càng lớn, đây là hướng
đi đúng cho sự phát triển ngành nông nghiệp của Huyện.
Hai là, cơ cấu các VCCCCN chuyển dịch theo hướng hiện đại, chun
mơn hóa cao.
Cơ cấu vùng chun canh cây cơng nghiệp trong giai đoạn 2016 2020, có sự chuyển đổi tích cực sang sản xuất hàng hóa. Q trình phát triển
VCCCCN của huyện Ngọc Hồi trong những năm qua đã thúc đẩy sự chuyển
CCKT, trong lĩnh vực trồng trọt theo hướng hiện đại chun mơn hóa cao.
Trong đó các VCCCCN có chất lượng cao tăng dần về diện tích CCN
có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, cơ cấu cây trồng chuyển dịch
theo hướng hiệu quả như: Vùng chuyên canh cây cà phê theo tiêu chuẩn mới,
cây hồ tiêu theo mơ hình VGAP. Ngồi ra diện tích các VCCCCN hằng năm
được mở rộng, phát triển thay thế cho các loại cây trồng kém chất lượng.

Huyện đã đẩy mạnh việc chuyển đổi diện tích các loại cây khơng hiệu
quả sang trồng các loại cây công nghiệp như: Cây cao su, cà phê kết hợp với
chăn nuôi hiệu quả cao hơn. Thực hiện trong chuyển đổi sử dụng đất trong nội
bộ đất nông nghiệp, từ đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm. Năm
2017 chuyển đổi được 30,1 ha, năm 2019 và năm 2020 chuyển đổi được 25,6
ha trong đó tập trung vào xã Đăk Xú và Sa Loong, từ đó cho hiệu quả cao hơn
tạo thu nhập cao hơn cho người dân trong địa bàn Huyện [24, tr.03].

29


Các VCC cũng được chuyển dịch theo hướng chuyên môn, phù hợp với
điều kiện của từng địa phương trên địa bàn Huyện. Vùng chuyên canh cây cao
su tập trung ở Pờ Y, Đăk Xú, Sa Loong, thị trấn Plei Kần. Vùng chuyên canh
cây cà phê ở Đăk Kan, Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang. Vùng chuyên canh cây
hồ tiêu ở Pờ Y, thị trấn Plei Kần, Đăk Nông, Đăk Kan.
Cơ cấu thành phần tham gia phát triển VCCCCN cũng có sự thay đổi
theo hướng đa dạng và phong phú. Trước đây phát triển các VCCCCN
thành phần tham gia chủ yếu là hộ nơng dân, hiện nay đã có sự thay đổi.
Khơng chỉ có người nơng dân trực tiếp tham gia sản xuất mà cịn có nhiều
thành phần khác tham gia phát triển như các hợp tác xã năm 2016 là 8 hợp
tác xã đến năm 2020 là 13 hợp tác xã. Bên cạnh đó, huyện Ngọc Hồi đã có
nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào phát
triển ở các VCCCCN. Hiện nay trên địa bàn huyện Ngọc Hồi và tỉnh Kon
Tum, đã có nhiều cơ sở doanh nghiệp chế biến các sản phẩm của cây công
nghiệp và doanh nghiệp tham gia phát triển về cây giống cây trồng năm
2016 là 13 doanh nghiệp năm 2020 là 23 doanh nghiệp. Đây là điều kiện
thuận lợi cho Huyện phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình trong phát
triển VCCCCN [Phụ lục 4].
Huyện đã chủ động phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện cho người

nông dân tiếp cận các ngồn vốn vay ưu đãi. Đồng thời tạo mối liên kết các
mơ hình sản xuất các VCC, đã hình thành và giúp nơng dân liên kết với các
doanh nghiệp trong phát triển giống cây trồng và sản xuất trên địa bàn
huyện Ngọc Hồi.
Đối với chuyên canh cây cao su: Đã tổ chức liên kết với các doanh
nghiệp trong sản xuất cây cao su, xây dựng được mơ hình tiêu biểu:
Đối với mơ hình cao su Quốc doanh liên kết với nơng dân theo hình thức
nơng dân góp đất sản xuất, doanh nghiệp đầu tư chi phí đầu vào và kỹ thuật. Sản
phẩm chia theo tỷ lệ, mơ hình này được thực hiện ở Công ty trách nhiệm hữu
30


×