Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Cợ hội và thách thức của chuỗi siêu thị bán lẻ vinmart

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.9 KB, 12 trang )

Cợ hội và thách thức của chuỗi siêu thị bán lẻ Vinmart

Phần 1: cơ hội
Phần 2: Thách thức


Cơ hội
1/ Yếu tô dân tộc ngày càng được người dân trong nước ủng hộ
Yếu tố dân tộc chưa bao giờ là lỗi thời, nhất là trong thời buổi hội nhập
toàn cầu. Bản thân Chủ tịch Phạm Nhật Vượng cũng luôn mong muốn tới
một viễn cảnh mà sản phẩm Việt Nam đủ năng lực cạnh tranh ngang hàng
với những thương hiệu quốc tế, và ông cũng đã gửi gắm điều đó vào
thương hiệu VinMart.
Thứ nhất, yếu tố dân tộc đã được Vingroup thể hiện đầu tiên ở khía cạnh
nhận diện thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu của VinMart được thiết
kế với 2 màu sắc đặc trưng và chủ đạo là đỏ và vàng, dựa trên màu sắc và
tinh thần của cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam. Từ biển hiệu, POSM,
đồng phục nhân viên, cách bài trí trong hệ thống siêu thị và chuỗi bán lẻ
đều sử dụng chính 2 màu sắc này.


Thứ hai, sự chuyên nghiệp được VinMart thể hiện trong cách tổ chức bán
hàng. Các gian hàng trong VinMart hay VinMart+ được sắp xếp rất gọn
gàng, khoa học, với hơn 40.000 mặt hàng thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ
dùng gia đình,… đáp ứng nhu cầu khách hàng. Quy trình và phương tiện
thanh tốn, hệ thớng cơ sở dữ liệu khách hàng bài bản và hiện đại. Trải
nghiệm mua sắm cơ bản của khách hàng tại VinMart không hề kém cạnh
các đối thủ quốc tế.
Thứ ba, Vingroup luôn có những hoạt động thúc đẩy sản xuất nội địa, và
ưu tiên hàng nội địa trong hệ thống VinMart và VinMart+. Chính tập đồn
đã cơng bớ chương trình “Đờng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa”,


nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa sản xuất hàng tiêu dùng, góp phần
tạo nguồn thực phẩm sạch và có chất lượng trên thị trường, từ đó xây dựng
thương hiệu Quốc gia, và tiến tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Bản thân


người tiêu dùng Việt hoàn toàn có thể bắt gặp rất nhiều thực phẩm sạch, có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mang thương hiệu Việt trong hệ thống siêu thị
VinMart. Đặc biệt có thể kể đến thương hiệu rau củ quả sạch VinEco do
chính Vingroup đầu tư sản xuất, được phân phối độc quyền tại hệ thống
VinMart và VinMart+.
Thương hiệu Việt, mang hình ảnh đậm chất Việt, với nhiều hỗ trợ cho sản
phẩm Việt, và quy trình phục vụ, tổ chức mua sắm chuyên nghiệp là những
nỗ lực để VinMart khẳng định vị trí “Thương hiệu Việt mang tầm vóc quốc
tế”.

2/ Người tiêu dùng ngày nay luôn hướng về sản phẩm sạch, an toàn,
đảm bảo sức khỏe, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
BigC luôn định vị “đem đến mức giá rẻ nhất cho mọi người tiêu dùng
Việt”, sử dụng yếu tố giá cả làm lợi ích nổi bật mà người tiêu dùng nhận
được. Aeon Mall của Nhật Bản cũng được coi như là sự đảm bảo về chất
lượng khi người Việt luôn dành sự tín nhiệm rất cao với các sản phẩm xuất
xứ từ Nhật Bản. Hay ở mảng chuỗi cửa hàng tiện ích, Shop&Go, CircleK
nổi tiếng với sản phẩm nổi bật đi kèm thu hút người trẻ như các món mì
trộn, siro đá bào với giá thành rẻ, phục vụ 24/24, chưa kể đến rất nhiều đồ
ăn, thức uống ngoại nhập độc đáo khác. Vậy VinMart và VinMart+ có lợi
thế gì nổi bật?
Trước tiên, đó là việc cung cấp các sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm an
toàn, có ghi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chưa bao giờ người tiêu dùng Việt
Nam lại hoang mang đến vậy trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan,



không rõ nguồn gốc đang đe dọa sức khỏe họ hàng ngày. Nghiên cứu cũng
chỉ ra là người Việt sẵn sàng chi trả cao hơn để mua thực phẩm sạch, an
toàn cho gia đình họ. Trước tình hình đó, VinMart đã trở thành nơi được tín
nhiệm khi cung cấp những thực phẩm, rau củ quả sạch có ghi nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng. Điển hình, đó là sản phẩm rau quả sạch mang thương hiệu
VinEco, do chính Vingroup đầu tư sản xuất, tự cung tự cấp. Việc mua bán
thực phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sức khỏe của người Việt Nam rõ
ràng đã trở nên an toàn và đảm bảo hơn.


3.Việt Nam là 1 trong những thị trường bán lẻ tiềm năng được đánh
giá cao do dân số đông và sức mua ngày càng cải thiện.
Với độ phủ lên tới 1.700 cửa hàng VinMart+ và hơn 100 siêu thị VinMart
được phân bổ len lỏi vào từng ngõ ngách, con phố, các khu dân cư đông
đúc, người tiêu dùng đang được hệ thống này tạo điều kiện dễ dàng tìm
thấy VinMart ở bất cứ đâu. VinMart đang dần biến việc mua sắm của người
tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn, khi thực hiện liên tục các thương vụ M&A,
mở hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện ích hiện diện rộng rãi khắp các
con phố và nơi tập trung khu dân cư. Thay vì phải ra chợ cóc, sạp hàng lưu
động, cửa hàng bách hóa truyền thống, người tiêu dùng có thể mua thực
phẩm, đờ tiêu dùng an tồn và tin cậy tại một cửa hàng VinMart+ hay siêu
thị VinMart gần nơi mình sinh sống. Con số hơn 900 cửa hàng VinMart
bao gồm cả siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện ích và tương lai với mục tiêu
hơn 3000 cửa hàng hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm tiện lợi cho
người tiêu dùng.


Thách thức:
1.Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Theo một báo cáo nghiên cứu từ Kantar, năm 2015, bán lẻ truyền thống áp
đảo với 82% thị phần theo giá trị ở khu vực thành thị, và 98% thị phần theo
giá trị ở khu vực nông thôn. Tỉ lệ trên vẫn vượt trội so với bán lẻ hiện đại
trong năm 2016 và 2017. Như vậy, việc điều hướng người tiêu dùng trở
nên ưa chuộng hơn và chuyển sang hình thức mua sắm tại các kênh bán lẻ
hiện đại trong hệ thống VinMart, cũng như phủ sóng rộng hơn thương hiệu
VinMart để thay thế những cửa hàng bán lẻ truyền thống sẽ là thách thức
đặt ra trong những năm tới đối với thương hiệu này.
Một chuỗi bán lẻ chuyên nghiệp cũng rất cần phải duy trì và bảo đảm sự
chuyên nghiệp đó đến từ mọi yếu tố trong một mô hình kinh doanh. Nhà
bán lẻ không chỉ đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng, mà đi
kèm đó là trải nghiệm và cung cách phục vụ xứng tầm. Điều này xuất phát
từ chính yếu tố con người trong tổ chức. Những nhân viên phục vụ khách
hàng mua sắm phải luôn giữ tinh thần tốt và chuyên nghiệp. Điều này sẽ
càng phải được chú trọng khi mà VinMart trong tương lai sẽ mở ra ngày
càng nhiều cửa hàng, siêu thị mới, đồng nghĩa với việc tăng thêm đội ngũ
bán hàng. Việc đào tạo và đảm bảo xuyên suốt tất cả các cửa hàng trong hệ
thống đều có những nhân viên phục vụ khách hàng chuyên nghiệp sẽ là
một thách thức nữa đối với hệ thống VinMart. “Mỗi cá nhân trong một tổ


chức ở thời đại mới này sẽ là một đại sứ thương hiệu của chính tổ chức
đó”.
2. Đối thú cạnh tranh
-Các đối thủ nặng ký của VinMart và VinMart+
Tiềm năng của thị trường đã rõ, nhưng thách thức đặt ra với Vingroup là
không nhỏ. Bởi dù Ocean Mart đã khá thành công khi thu hút thị trường
trong giai đoạn mới gia nhập, nhưng đến thời điểm này, toàn bộ thị trường
bán lẻ trong nước đã và đang được bao vây bởi đầy đủ các 'anh tài' đến từ
châu Á, cũng như nhiều tên tuổi mạnh trong nước như Saigon CO.OP,

Maximark, Citimart, Satramart...
Có thể kể đến những tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ Việt Nam hiện có:



Theo báo cáo của Bộ Công thương đăng trên tạp chí Doanh nhân hời tháng
6/2014, cả nước có khoảng 700 siêu thị và 125 trung tâm thương
mại. Theo quy hoạch đến năm 2020, lượng siêu thị sẽ tăng lên con
số 1.300 và trung tâm thương mại là 180.
Về phía Vingroup, ngay sau khi mua lại Ocean Retail, doanh nghiệp này
đã lên kế hoạch xây dựng một hệ thống phân phối bán lẻ gồm 100 siêu thị
VinMart và chuỗi 1.000 cửa hàng tiện ích VinMart+ vào năm 2017, với
mục tiêu có một vị trí đáng kể trên thị trường.
Cũng như Vingroup, tất cả các doanh nghiệp đều có chung mục tiêu mở
rộng hơn nữa hệ thống bán lẻ hiện có. Cụ thể: Saigon CO.OP đặt mục tiêu
đạt 100 siêu thị vào năm 2015, mở 2 chuỗi đại siêu thị Co.opXtra và
Co.opXtra Plus. AEON Mall đặt mục tiêu 20 trung tâm đến năm 2020.
Citimart đặt mục tiêu 70 siêu thị, cửa hàng tiện lợi đến năm 2015. Ministop
đặt mục tiêu mở 500 cửa hàng đến năm 2018...


Tuy nhiên, trong cuộc đua giành mặt bằng, thì quy luật tự nhiên là kẻ nào
mạnh hơn, kẻ đó sẽ thắng.
Vingroup cũng cần chú ý về doanh thu mà các đối thủ đang thu về từ thị
trường trong năm qua. Saigon CO.OP đã vượt qua mốc doanh thu 1,1 tỉ
đô hồi năm ngoái, là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, cao hơn cả doanh
thu của 2 doanh nghiệp đứng kế tiếp là Big C và Nguyễn Kim cộng lại.

- Đối thủ truyền thống
Vinmart đang phải đối mặt với các mô hình kinh doanh hộ gia đình với sự

chi phối trị trường bán lẻ khơng hề nhỏ. Bài tốn đặt ra cho Vinmart là phải
tinh toán cạnh tranh ngay với các cửa hàng tạp hóa gia đình nằm kế cận,
các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ ăn thức uống khắp nơi, chưa kể hàng


hóa cá nhân di chuyển linh động đến khắp các vỉa hè và len lỏi các ngóc
ngách đô thị.
3. Về logistic
Mạng lưới logistic ở Việt Nam vẫn chưa phát triển. Đường nhỏ hẹp, mật
độ xe máy dày đặc gây ra cảnh tắc nghẽn, đông nghịt. Thứ hai, khâu phân
phối chưa mang lại hiệu quả.
Trong khi những ơng lớn nước ngồi có đủ kinh nghiệm và khả năng
đương đầu với những trở ngại về cơ sở hạ tầng thiếu thốn kể trên thì nó lại
đang trở thành thách thức không hề nhỏ đối với Vinmart .



×