Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Tài liệu ôn thi vấn đáp lý luận chung về nhà nước và pháp luật 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 178 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI VẤN ĐÁP LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ
NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 2021

Hệ thống câu hỏi
TÀI LIỆU ÔN THI VẤN ĐÁP LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT 2021 .............................................................................................................................................1
Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ biểu hiện một
đặc trưng của nhà nước Việt Nam hiện nay. .......................................................................................6
Phân biệt Nhà nước CHXHCNVN với Đảng cộng sản VN?............................................. 10
Phân tích mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu về nguồn gốc NN. Vì sao lại tồn tại
nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc NN ................................................................................ 11
Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc nhà nước. ..................... 12
Phân loại (kiểu) nhà nước, trình bày khái quát về từng loại (kiểu) nhà nước, cho ví
dụ.Phân loại (kiểu) nhà nước ............................................................................................................. 13
Trình bày khái qt về từng loại (kiểu) nhà nước, cho ví dụ ............................................. 14
Phân tích ý nghĩa c ủa việc phân chia kiểu nhà nước theo hình thái kinh tế - xã hội. ..... 17
Trình bày khái niệm bản chất nhà nước. Phân tích ý nghĩa của vấn đề bản chất nhà
nước. ...................................................................................................................................................... 18
Phân tích các yếu tố quy định bản chất nhà nước. .............................................................. 21
Phân tích vai trị xã hội của Nhà nước CHXHCNVN hiện nay. ....................................... 22
Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân.Theo anh (chị), làm thế nào để một nhà nước thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân. Nhà nước của dân là nhà nước có những tính chất sau: .................................. 23
Trình bày khái niệm chức năng nhà nước. Phân tích ý nghĩa của việc xác định và thực
hiện chức năng nhà nước trong giai đoạn hiện nay......................................................................... 26
Phân tích các yếu tố quy định chức năng nhà nước. Một số yếu tố quy định chức năng
nhà nước, bao gồm: ............................................................................................................................. 28
Phân tích những yêu cầu, đòi hỏi đối với chức năng của nhà nước Việt Nam hiện nay
(số lượng chức năng, nội dung chức năng, phương pháp thực hiện chức năng). ........................ 28
Phân tích ý nghĩa của hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với việc thực hiện
chức năng nhà nước............................................................................................................................. 31


Phân tích vai trị của bộ máy nhà nước đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước. .............................................................................................................................................. 32
Phân tích mối quan hệ giữa bộ máy nhà nước và chức năng nhà nước của nhà nước Việt
Nam hiện nay. ...................................................................................................................................... 33
Phân tích khái niệm CQNN, phân biệt CQNN với bộ phận khác của nhà nước ............. 34


2
Phân tích nội dung, giá trị của nguyên tắc đảm bảo chủ quyền nhân dân trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước. ....................................................................................................... 36
Phân tích nội dung, giá trị của nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước tư sản. ..................................................................................................................... 38
Phân tích nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước XHCN. .................................................................................................. 40
Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
XHCN. .................................................................................................................................................. 41
Phân tích các giải pháp hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay. ...................... 42
Phân định rõ ràng hơn chức năng, nhiệm vụ của các CQNN: ........................................... 42
Phân biệt nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang thơng qua những ví dụ cụ thể về hai
dạng cấu trúc nhà nước này................................................................................................................ 45
Cho biết ý kiến cá nhân của anh/chị về những ưu việt, hạn chế của chính thể quân chủ
và chính thể cộng hồ. ........................................................................................................................ 49
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức nhà nước. .................................................. 54
Phân tích vị trí, vai trị của nhà nước trong hệ thống chính trị. Trình bày ý nghĩa của
việc xác định vị trí, vai trị của nhà nước trong hệ thống chính trị. .............................................. 57
Phân tích ưu thế của nhà nước so với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, liên hệ
thực tế Việt Nam.................................................................................................................................. 58
Phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước CHXHCN Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt
Nam. Ý nghĩa của mối quan hệ này trong tổ chức, quản lý xã hội hiện nay. .............................. 60
Phân tích yêu cầu, đòi hỏi đối với pháp luật trong nhà nước pháp quyền. ...................... 62

Phân tích các đặc trưng cơ bản của pháp luật, trên cơ sở đó, làm sáng tỏ biểu hiện một
đặc trưng của pháp luật Việt Nam hiện nay. .................................................................................... 66
Phân biệt pháp luật với các công cụ khác trong hệ thống công cụ điều chỉnh QHXH. .. 68
Phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến. .......... 69
Phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật XHCN so với pháp luật tư sản................... 71
Phân tích biện pháp giải quyết sự xung đột giữa pháp luật với đạo đức. ......................... 72
Phân tích biện pháp giải quyết sự xung đột giữa pháp luật với tập quán. ........................ 74
Phân tích ưu thế của pháp luật so với các công cụ khác trong điều chỉnh QHXH.......... 75
Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong nhà nước pháp quyền. ............. 76
Vì sao pháp luật không phải là công cụ duy nhất để điều chỉnh QHXH? ........................ 78
Tại sao cần phải kết hợp giữa pháp luật với các công cụ khác trong điều chỉnh QHXH?
................................................................................................................................................................ 79
Phân tích nguyên tắc và nội dung kết hợp giữa pháp luật với các công cụ khác trong
quản lý xã hội. ...................................................................................................................................... 80
Phân tích khái niệm điều chỉnh QHXH. ............................................................................... 83


3
Phân tích khái niệm điều chỉnh QHXH bằng pháp luật...................................................... 84
Phân tích khái niệm bản chất pháp luật. Trình bày ý nghĩa của vấn đề bản chất pháp
luật. ........................................................................................................................................................ 85
Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của pháp luật. Trình bày ý
nghĩa của vấn đề này trong xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật ở nước ta hiện
nay. ........................................................................................................................................................ 86
Phân tích tính chủ quan và tính khách quan của pháp luật. Theo anh/chị, làm thế nào để
ngăn ngừa hiện tượng duy ý chí trong xây dựng pháp luật. ........................................................... 88
Trình bày những hiểu biết của anh/chị về pháp luật dân chủ. Theo anh/chị, làm thế nào
để pháp luật thực sự dân chủ. ............................................................................................................. 89
Phân tích các yếu tố quy định bản chất, nội dung của pháp luật. ...................................... 91
Phân tích luận điểm: “Xã hội không thể một ngày thiếu pháp luật”. ................................ 92

Tại sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật? ....................................................... 92
Phân tích khái niệm nguồn của pháp luật. Cho biết các phương thức tạo nguồn của pháp
luật Việt Nam hiện nay. ...................................................................................................................... 93
Phân tích khái niệm VBQPPL, cho ví dụ. Trình bày ưu thế của VBQPPL so với các loại
nguồn khác của pháp luật. .................................................................................................................. 95
Phân tích khái niệm tiền lệ pháp. Trình bày những ưu điểm, hạn chế của tiền lệ pháp.
Cho ví dụ minh hoạ. ............................................................................................................................ 98
Phân tích khái niệm hiệu lực của VBQPPL. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
lực của VBQPPL trên thực tế. ......................................................................................................... 100
Phân tích khái niệm QPPL. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu QPPL. ........................... 102
Phân tích cơ cấu của QPPL. Nêu ý nghĩa của từng bộ phận trong QPPL. ..................... 103
Nêu các cách trình bày QPPL trong VBQPPL. Qua đó, phân biệt QPPL với điều luật,
cho ví dụ. ............................................................................................................................................ 105
Phân tích bộ phận chế tài của QPPL. Tại sao trên thực tế, bộ phận chế tài thường khơng
cố định................................................................................................................................................. 106
Phân tích cơ cấu của QPPL. Việc thể hiện nội dung từng bộ phận của QPPL có ảnh
hưởng gì đến việc thực hiện pháp luật trên thực tế. ...................................................................... 107
Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật. Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu hệ thống
pháp luật đối với hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật. ................................... 108
Phân tích các yếu tố cấu thành của hệ thống QPPL. Trình bày căn cứ để phân định các
ngành luật. .......................................................................................................................................... 110
Phân tích khái niệm hệ thống nguồn của pháp luật. Trình bày vai trò của các loại nguồn
của pháp luật Việt Nam hiện nay. ................................................................................................... 110
Vai trò của các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay .......................................... 111
Phân tích các tiêu chí để đánh giá mức độ hồn thiện của một hệ thống pháp luật. ..... 113


4
Phân tích đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Nêu các định hướng phát
triển hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. ................................................................................. 115

Các định hướng phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. ................................ 117
Phân tích khái niệm xây dựng pháp luật. Phân biệt xây dựng pháp luật với thực hiện
pháp luật.............................................................................................................................................. 118
Phân biệt xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật: ...................................................... 120
Phân tích nguyên tắc dân chủ trong xây dựng pháp luật. Theo anh/chị cần làm gì để hoạt
động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay thực sự dân ........................................................ 122
Phân tích nguyên tắc khách quan trong xây dựng pháp luật. Trình bày ý nghĩa của
nguyên tắc này trong xây dựng pháp luật ....................................................................................... 124
Phân tích khái niệm pháp điển hóa pháp luật. Trình bày mục đích, ý nghĩa của pháp
điển hóa pháp luật.............................................................................................................................. 125
Phân tích khái niệm QHPL. Việc một QHXH được pháp luật điều chỉnh có ý nghĩa gì
đối với sự vận động và phát triển của nó. ....................................................................................... 128
Phân tích khái niệm QHPL, cho ví dụ về QHPL cụ thể mà anh/chị tham gia hàng ngày.
.............................................................................................................................................................. 129
Phân tích khái niệm năng lực chủ thể QHPL. Cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến việc
hạn chế năng lực của chủ thể QHPL trong quy định và thực tiễn thực hiện. ............................ 131
Phân tích khái niệm năng lực chủ thể QHPL. Việc nhà nước quy định điều kiện về
NLPL và NLHVPL của chủ thể QHPL dựa trên cơ sở nào, có ý nghĩa gì?............................... 133
Phân tích những yếu tố bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể
QHPL, cho ví dụ minh hoạ............................................................................................................... 136
Cho ví dụ về một QHPL cụ thể và xác định chủ thể, khách thể, nội dung của QHPL đó.
.............................................................................................................................................................. 137
Phân tích khái niệm thực hiện pháp luật. Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện
pháp luật.............................................................................................................................................. 138
Phân tích khái niệm thực hiện pháp luật. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực
hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay................................................................................................ 139
Phân tích khái niệm ADPL. Trình bày mục đích, ý nghĩa của hoạt động ADPL. ........ 140
Phân tích khái niệm ADPL. Trình bày các bảo đảm của hoạt động ADPL. .................. 142
Phân tích khái niệm ADPL. Trình bày các biện pháp khắc phục hạn chế (nếu có) trong
hoạt động ADPL ở Việt Nam hiện nay........................................................................................... 144

Tại sao phải ADPL tương tự? Phân tích ý nghĩa của hoạt động ADPL tương tự đối với
đời sống xã hội. .................................................................................................................................. 146
Phân biệt VPPL với các vi phạm khác trong xã hội. Cho ví dụ. ..................................... 148
Cho một ví dụ về VPPL cụ thể và phân tích các dấu hiệu của VPPL đó. ...................... 149
Cho một ví dụ về VPPL cụ thể và phân tích cấu thành của VPPL đó. ........................... 150


5
Phân tích khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trình bày mục đích, ý nghĩa của hoạt
động truy cứu trách nhiệm pháp lý.................................................................................................. 152
Phân tích u cầu, địi hỏi đối với hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý. ................. 154
Phân tích căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL. ............................ 155
Phân tích ý nghĩa của từng yếu tố trong cấu thành VPPL đối với việc truy cứu trách
nhiệm pháp lý..................................................................................................................................... 156
Phân tích khái niệm ý thức pháp luật. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu ý thức
pháp luật.............................................................................................................................................. 158
Phân tích căn cứ đánh giá ý thức pháp luật của một cá nhân, liên hệ bản thân. ............ 159
Phân tích vai trị của ý thức pháp luật đối với việc xây dựng pháp luật, liên hệ thực tiễn
Việt Nam............................................................................................................................................. 160
Phân tích vai trị của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật, liên hệ bản thân.
.............................................................................................................................................................. 162
Phân tích khái niệm giáo dục pháp luật. Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục
pháp luật.............................................................................................................................................. 163
Phân tích các biện pháp cơ bản để nâng cao ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay. ... 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 166


6

Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ biểu

hiện một đặc trưng của nhà nước Việt Nam hiện nay.
Định nghĩa nhà nước:
Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được
tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ
lợi ích chung của tồn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.
Đặc trưng của Nhà nước:
Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội (quyền lực nhà nước): Quyền
lực nói chung được xem là khả năng của cá nhân, tổ chức có thể buộc các cá nhân tổ chức
khác phải phục tùng theo ý chí của mình, thể hiện ở sự áp đặt ý chí của chủ thể có quyền
đối với chủ thể dưới quyền. Trong xã hội có tồn tại nhiều loại quyền lực khác nhau như
quyền lực thị tộc, quyền lực của các tổ chức, quyền lực nhà nước,… Mỗi chủ thể nằm
trong các mối quan hệ khác nhau sẽ nắm giữ một loại quyền lực khác nhau nhưng quyền
lực nhà nước thường chỉ được nắm giữ bởi Nhà nước - Nhà nước là tổ chức đại diện chính
thức cho tồn thể xã hội (hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền) còn các
tổ chức, cá nhân trong xã hội là đối tượng của quyền lực ấy. Có thể thấy quyền lực nhà
nước gắn liền với Nhà nước. Quyền lực nhà nước được coi là loại quyền lực đặc biệt bởi
các khía cạnh sau:
Nguồn gốc: Quyền lực nhà nước phụ thuộc vào sức mạnh bạo lực, sức mạnh vật
chất và uy tín của Nhà nước đối với xã hội.
Phạm vi: Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa Nhà nước với các cá
nhân, tổ chức trong xã hội và giữa Nhà nước với các thành viên cũng như cơ quan nhà
nước. Quyền lực nhà nước có tác động bao trùm lên toàn xã hội, tới mọi cá nhân, tổ chức
thuộc mọi khu vực, lãnh thổ về hầu hết các lĩnh vực cơ bản của đời sống: kinh tế, chính
trị, văn hóa, giáo dục…
Cách thức thực hiện: Được tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ bởi một lớp người
tách ra khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp. Lớp người này tổ chức thành các cơ quan khác
nhau, mỗi cơ quan chuyên đảm nhiệm những công việc nhất định, hợp thành bộ máy nhà
nước từ trung ương tới địa phương.
Mục đích: Nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành và quản lý xã hội,
thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, phục vụ và bảo vệ lợi ích chung của tồn xã hội cũng

như lợi ích của lực lượng cầm quyền.
VD1: Quyền lực nhà nước được CSGT - cá nhân được phân công nhiệm vụ, sử
dụng để yêu cầu người điều khiển xe máy phải dừng xe, xuất trình giấy tờ và người điều
khiển buộc phải thực hiện theo. Đây cũng là một biểu hiện của hoạt động quản lý xã hội
của nhà nước.
VD2: Đợt dịch Covid tháng 2/2020 vừa qua, Thủ tướng yêu cầu cả nước thực hiện
giãn cách xã hội và việc giãn cách đã được thực hiện trên toàn bộ 63 tỉnh thành đối với
hầu hết các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội. Việc giãn cách này nhằm hạn chế sự lây
lan của dịch bệnh và đảm bảo an toàn cộng đồng.


7

Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ: Đối tượng hướng tới của
hoạt động quản lý của Nhà nước là dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. Đây là điểm
đặc trưng của Nhà nước với việc dân cư được quản lý phụ thuộc vào khu vực lãnh thổ nơi
họ sinh sống chứ không phụ thuộc vào các đặc điểm về giới tính, dân tộc, huyết thống,
độ tuổi, nghề nghiệp, lý tưởng,… như các tổ chức khác. Qua đây có thể thấy phạm vi tác
động rộng lớn nhất trong quốc gia. Người dân cứ sống trên một khu vực lãnh thổ nhất
định thì sẽ chịu sự quản lý của một nhà nước nhất định, và do vậy họ thực hiện quyền và
nghĩa vụ đối với nhà nước ở nơi họ sinh sống, không phân biệt huyết thống, giới tính, dân
tộc…
VD: Hội phụ nữ quản lý đối tượng phụ thuộc vào đặc điểm giới tính (phụ nữ); hội
câu cá quản lý các thành viên của tổ chức - những người có cùng đam mê, sở thích câu
cá; Ủy ban nhân dân phường quản lý tất cả cư dân sinh sống trên địa bàn phường.
Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia: Chủ quyền quốc gia là khái
niệm chỉ quyền quyết định tối cao của quốc gia trong quan hệ đối nội và quyền độc lập
tự quyết của quốc gia trong quan hệ đối ngoại. Nhà nước có quyền lực bao trùm mọi cá
nhân, tổ chức trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, vì vậy nhà nước là tổ chức duy nhất có đủ
tư cách và khả năng đại diện chính thức và hợp pháp cho quốc gia trong các quan hệ đối

nội và đối ngoại. Trong các quan hệ đối nội, quy định nhà nước có giá trị bắt buộc phải
tơn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan; nhà nước có thể cho
phép các tổ chức khác được thành lập và hoạt động (doanh nghiệp) hoặc có thể cơng nhận
sự tồn tại và hoạt động hợp pháp của các tổ chức khác (hội câu cá). Trong quan hệ đối
ngoại, nhà nước có tồn quyền xác định và thực hiện các đường lối, chính sách đối ngoại
của mình. Các tổ chức khác chỉ được tham gia vào quan hệ đối ngoại khi nhà nước cho
phép.
VD1: Trong đợt dịch Covid, Nhà nước đã ra quyết định về việc giảm mức trần lãi
suất cho vay nhằm trợ giúp các doanh nghiệp, quyết định này buộc các ngân hàng phải
thực hiện theo.
VD2: Nhà nước cân nhắc và quyết định việc ký kết các hiệp định quốc tế với các
Nhà nước khác.
Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung có giá trị bắt buộc phải tôn trọng
hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân. Với phạm vi quản lý rộng cùng với quyền
lực đặc biệt được trao, nhà nước là tổ chức duy nhất có thể đại diện cho xã hội ban hành
pháp luật làm công cụ quản lý xã hội => pháp luật được triển khai rộng rãi trên toàn xã
hội. Nhà nước đảm bảo cho pháp luật được thực hiện bằng nhiều biện pháp: tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục, thuyết phục, tổ chức thực hiện, động viên, khen thưởng, áp dụng các
biện pháp cưỡng chế nhà nước => Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng
và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh => Pháp luật là một trong những công cụ
hiệu quả nhất để nhà nước quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích,
định hướng nhất định.
VD: Bộ luật hình sự được Nhà nước ban hành nhằm trừng phạt các hành vi phạm
tội đồng thời răn đe để hạn chế những hành vi đó diễn ra trên thực tế. Bộ luật có các quy


8

định công khai để mọi người dân đều biết đến và tuân theo, đồng thời được đảm bảo thực

hiện bởi những biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế (giáo trình có thêm phát hành tiền):
Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho Nhà nước theo
quy định của pháp luật. Chỉ có Nhà nước mới được quyền quy định và thực hiện việc thu
thuế bởi các lý do sau:
Nhà nước là tổ chức đại diện cho toàn xã hội, quyết định và thực hiện các công
việc chung, quan trọng cho toàn xã hội.
Khác với các tổ chức khác, Nhà nước là một bộ máy được tách khỏi hoạt động lao
động sản xuất trực tiếp để chuyên thực hiện chức năng quản lý xã hội nên nó khơng thể
tự tạo ra nguồn thu được mà được nuôi dưỡng bởi nguồn thuế. Mặt khác, với một bộ máy
hoạt động nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của một tổ chức, đặc biệt nó cịn là
một tổ chức đặc biệt lớn đồng thời thực hiện công việc cũng đặc biệt quan trọng đối với
xã hội, chính vì vậy, Nhà nước cần có khoản thu lớn để duy trì cho các hoạt động của
mình - đó là thuế.
Vai trị quản lý XH của NN là đặc biệt quan trọng và khơng thể thay thế.
Chỉ có Nhà nước mới có đủ quyền lực và khả năng để đảm bảo việc thu thuế và
phát hành tiền.
VD: Trong khi các tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động kinh tế, tạo ra nguồn
thu cho mình thì Nhà nước cần phải thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội nhằm đảm bảo
môi trường kinh doanh, đầu tư an toàn nhất, tuy nhiên hoạt động này không tạo ra thặng
dư, không giúp tăng thu ngân sách nhà nước, vì vậy, các tổ chức kinh tế phải trích một
phần lãi nhằm đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
Liên hệ với Nhà nước Việt Nam hiện nay
Nhà nước có quyền lực đặc biệt: Nhà nước Việt Nam hiện nay theo Hiến pháp năm
2013 là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền lập pháp
là quyền đặt ra Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, đặt ra luật và sửa đổi luật. Các văn bản quy
phạm pháp luật này được Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc hầu
hết các lĩnh vực trong cuộc sống (văn hóa, kinh tế, xã hội) và phát sinh trên toàn bộ phạm

vi lãnh thổ của quốc gia, yêu cầu mọi người dân phải tuân theo. Quyền hành pháp là
quyền tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống xã hội, gồm quyền tổ chức
quản lý các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội trên cơ sở pháp luật, quyền ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật dưới luật của hệ thống hành chính nhà nước. Quyền tư pháp
là quyền phán quyết về những tranh chấp dân sự, tranh chấp hành chính bằng con đường
tố tụng của Tịa án; quyền phán quyết những hành vi nào là tội phạm và áp dụng hình


9

phạt tương ứng trong các vụ án hình sự. Qua trên, có thể thấy Nhà nước Việt Nam hiện
nay có khả năng áp đặt ý chí lên các chủ thể trong xã hội thông qua các hoạt động lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lực này cũng có phạm vi bao trùm trên toàn bộ lãnh
thổ Việt Nam về hầu hết các lĩnh vực khác nhau.
Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ: Mọi cá nhân, tổ chức sinh
sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, khơng
phân biệt dân tộc, giới tính, tơn giáo, chính trị,... (theo khoản 1 Điều 16 Hiến pháp 2013:
“Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”). Nhà nước Việt Nam phân chia lãnh thổ
thành các đơn vị hành chính theo Điều 110 Hiến pháp 2013 gồm: cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (63 tỉnh thành); quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; xã,
phường, thị trấn và các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt khác nhằm quản lý toàn bộ
dân cư một cách hiệu quả nhất.
Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia: Ngay tại Điều 1 Hiến pháp Việt
Nam 2013 đã khẳng định chủ quyền quốc gia của Nhà nước Việt Nam hiện nay “Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.” Hơn nữa, tại các
Điều 11, 12 lại càng khẳng định chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm, mọi hoạt động
hợp tác quốc tế đều phải giữa trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào các
công việc nội bộ của nhau. Đồng thời, các hoạt động liên quan đến chủ quyền quốc gia
chỉ được thực hiện bởi Nhà nước, cụ thể là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(Điều 12).
Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội:
Việc ban hành pháp luật ở Việt Nam được thực hiện bởi các cơ quan lập pháp quốc hội (hiến pháp, luật, nghị quyết), cơ quan hành pháp - chính phủ, các bộ, ủy ban
nhân dân các cấp (Nghị định, thông tư, quyết định) và thậm chí là cơ quan tư pháp - Tịa
án, Viện kiểm sát (Nghị quyết, thơng tư, quyết định). Những văn bản trên được ban hành
và đảm bảo thực thi trên thực tế thông qua các biện pháp: tuyên truyền phổ biến pháp luật
thông qua các phương tiện truyền thơng và thơng qua các cơ quan, đồn thể từ trung ương
tới địa phương; biện pháp giáo dục từ bậc mẫu giáo, tiểu học, trung học (các chiến sĩ cảnh
sát đến các trường để hướng dẫn việc tuân thủ đúng pháp luật, đặc biệt là pháp luật giao
thông, pháp luật hình sự) đến bậc cao đẳng, đại học (mơn pháp luật đại cương); biện pháp
cưỡng chế (các hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt tương ứng và buộc thi hành đúng bởi
các cơ quan nhà nước).
Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế: Hiện nay, nguồn thu chính của ngân
sách nhà nước Việt Nam phụ thuộc vào thu thuế, cụ thể theo dự toán thu ngân sách nhà
nước năm 2021, số tiền thu từ thuế vào khoảng 994,367 tỷ VNĐ trên tổng thu ngân sách
nhà nước là 1,343,330 tỷ VNĐ (chiếm khoảng 75%)1. Có thể thấy tầm quan trọng của
nguồn thu này đối với hoạt động của Nhà nước Việt Nam, vì vậy, việc thực hiện thu thuế
được quy định cụ thể trong nhiều văn bản luật và văn bản dưới luật liên quan (Luật quản
lý thuế, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, …). Đồng thời, việc thu


10

thuế chỉ được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước (ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan
quản lý thuế: Tổng cục thuế, cục thuế, tổng cục hải quan,...). Các ngân hàng thương mại
chỉ được tham gia phối hợp với các cơ quan nhà nước để đảm bảo việc thu thuế được diễn
ra thuận tiện, dễ dàng nhất. (Căn cứ Luật Quản lý thuế 2019 - Điều 2,3,20,27,..).
Phân biệt Nhà nước CHXHCNVN với Đảng cộng sản VN?
Phân biệt


Nhà nước CHXHCNVN

Đảng Cộng sản VN

Định nghĩa
(Đây khơng
phải là một
tiêu chí phân
biệt nhưng
nó giúp xác
định đối
tượng cần
phân biệt)

Nhà nước CHXHCNVN là một
nhà nước - tổ chức quyền lực đặc
biệt của xã hội, bao gồm một lớp
người được tách ra từ xã hội để
chuyên thực thi quyền lực, nhằm
tổ chức và quản lý xã hội, phục
vụ lợi ích chung của tồn xã hội
cũng như lợi ích của lực lượng
cầm quyền.

Đảng Cộng sản VN là một đảng
chính trị - một tổ chức tìm cách
nắm quyền lực chính trị bằng
cách bầu thành viên của mình
vào các CQNN, nhờ đó, tư
tưởng chính trị của họ có thể

được phản ánh trong các chính
sách cơng cộng.2

Quyền lực
chính trị

Có quyền lực đặc biệt, phạm vi Quyền lực của Đảng Cộng sản
tác động rộng lớn tới mọi đối
VN có phạm vi tác động trong
tượng trên lãnh thổ nhà nước
nội bộ của Đảng.
CHXHCNVN (bao gồm cả Đảng
The Theory of State and Law – Oral Questions
Guidance

9

Cộng sản VN), thậm chí ngồi
lãnh thổ (cơng dân Việt Nam ở
nước ngồi).
Thành phần

Một nhóm người tách ra từ quá
trình lao động sản xuất để chuyên
làm nhiệm vụ quản lý nhà nước,
quản lý xã hội.

Là bất kỳ ai đáp ứng được
những tiêu chí mà Đảng Cộng
sản VN đưa ra thì đều có thể trở

thành một thành viên trong
Đảng Cộng sản VN.


11

Cơ cấu tổ
chức

Gồm các CQNN được phân theo
chuyên môn, lĩnh vực để tiến
hành hoạt động quản lý nhà nước,
quản lý xã hội. Nếu phân theo
quyền lực, CQNN có thể chia
thành: Cơ quan lập pháp (Quốc
hội), cơ quan hành pháp (Chính
phủ), cơ quan tư pháp (Toà án).

Gồm các cơ quan do Đảng
Cộng sản VN lập ra để đảm bảo
duy trì, phát triển hoạt động của
Đảng: Đại hội đại biểu toàn
quốc, Bộ Chính trị, Ban bí thư,
Ban Kiểm tra trung ương, Ban
chấp hành trung ương.

Nhiệm vụ,
quyền hạn

Quản lý xã hội, quy định cụ thể

tại Điều 3 Hiến pháp nhà nước
CHXHCNVN năm 2013.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng
Cộng sản VN quy định tại Điều
4 Hiến pháp nhà nước
CHXHCNVN năm
2013.
(Trong đó quan trọng là điểm:
Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội).

Phân tích mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu về nguồn gốc NN. Vì sao lại tồn
tại nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc NN
Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu về nguồn gốc Nhà nước:
Trước tiên, trong nghiên cứu khoa học, về mặt tư duy, việc nghiên cứu nguồn gốc
của một sự vật, hiện tượng nào đó ln là cơ sở tốt nhất cho việc hiểu bản chất của sự vật,
hiện tượng đó. Cũng tương tự như vậy, muốn hiểu được bản chất, vai trị... của nhà nước
nói chung và các kiểu nhà nước nói riêng, việc nghiên cứu nguồn gốc hình thành nhà
nước là một điều cực kỳ quan trọng. Cụ thể, khi biết nguồn gốc nhà nước bắt nguồn từ
việc phân công lao động dẫn tới con người có của cải dư thừa, xuất hiện kẻ giàu, người
nghèo, trật tự ngang bằng nhau trong xã hội nguyên thuỷ bị phá vỡ thì nhà nước ra đời để
quản lý, giữ cho mâu thuẫn trong vịng kiểm sốt… từ đó, ta hiểu được rằng, việc nhà
nước quản lý, đứng trên xã hội dẫn tới việc nhà nước mang quyền lực chính trị, bảo vệ
quyền lợi cho giai cấp cầm quyền (tính giai cấp), mặt khác nhà nước sinh ra để quản lý
xã hội nên nhà nước cũng mang trong mình bản chất xã hội.
Tiếp đó, việc nghiên cứu nguồn gốc nhà nước còn giúp chúng ta hiểu rõ ràng về
tiến trình lịch sử phát triển của Trái Đất, lồi người. Rõ ràng, trong lịch sử phát triển hơn
4.5 triệu năm của Trái Đất, con người mới chỉ xuất hiện cách đây khoảng 160,000 năm,



12

tuy là một khoảng thời gian không dài so với lịch sử Trái Đất nhưng việc xuất hiện loài
người đã đem lại cho Trái Đất một diện mạo vô cùng khác với những thời kỳ trước đó.
Nghĩa là, giai đoạn có lồi người xuất hiện chỉ là một phần lịch sử phát triển của Trái Đất,
con người xuất hiện cũng góp phần viết nên lịch sử của hành tinh, và việc nhà nước hình
thành cũng là một phần của lịch sử mà con người viết nên. Vì vậy, hiểu được cụ thể về
nguồn gốc Nhà nước giúp chúng ta hoàn thiện tri thức về thế giới xung quanh, nâng tầm
hiểu biết của con người về chính mình.
Việc xuất hiện những quan điểm khác nhau về nguồn gốc nhà nước là vì một số lý
do sau đây:
Góc nhìn và phương pháp nghiên cứu khác nhau: Mỗi nhà khoa học lại có cách
tiếp cận vấn đề và cách thức để giải quyết vấn đề khác nhau. Khi có cách tiếp cận khác
nhau và phương thức giải quyết vấn đề cũng không liên quan đến nhau thì việc cho ra
một kết quả khác nhau là điều dễ hiểu. Ví dụ: Người tiếp cận vấn đề từ khía cạnh phi thực
tế, mang tính tâm linh thì cho rằng nhà nước do thượng đế tạo ra;
Khả năng và sự hiểu biết không tương đồng: Khi nghiên cứu một vấn đề, nguồn tri
thức nền và khả năng tư duy vấn đề là một trong những yếu tố quyết định kết quả của
cơng trình nghiên cứu. Con người sinh ra vốn đã khác nhau về khả năng tư duy, khi lớn
lên, tri thức mà họ thu nhặt được cũng rất khác nhau. Vì vậy, khi vận dụng tư duy vốn có
của họ với những tri thức nền họ thu thập được để nghiên cứu một vấn đề tương đối lớn
như nguồn gốc nhà nước, chắc chắn, kết quả họ cho ra đời là khác nhau;
Sự ảnh hưởng bởi các tư tưởng: Điều này thường xảy ra mạnh mẽ hơn với những
nhà nghiên cứu nguồn gốc nhà nước từ sơ khai. Ví dụ: Tư tưởng thần học ảnh hưởng tới
quan điểm của các nhà nghiên cứu rằng nhà nước hình thành do thượng đế.
Thời điểm nghiên cứu khơng giống nhau: Thời điểm nghiên cứu khác nhau dẫn tới
các quan điểm xã hội khác nhau có thể sẽ ảnh hưởng ít hoặc nhiều tới quan niệm hình
thành nhà nước. Ví dụ: Quan niệm về nguồn gốc nhà nước của Ph. Ăngghen về sau này
đã khơng cịn bị ảnh hưởng bởi thần học, nó đã khách quan hơn, dựa trên sự lịch sự phát

triển thực của con người. Ngoài ra, thời điểm nghiên cứu khác nhau dẫn tới những công
cụ hỗ trợ cho việc nghiên cứu khác nhau nên kết quả cho ra cũng khác.
Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc nhà nước.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, xã hội loài người đã trải qua một giai
đoạn khơng có nhà nước và pháp luật. Giai đoạn này gọi là xã hội cộng sản nguyên thuỷ.
Do công cụ lao động thô sơ, năng suất lao động thấp nên khơng có của cải dư thừa, khơng
có sở hữu tư nhân, mọi người đều bình đẳng như nhau, cùng lao động và cùng hưởng thụ.
Xã hội không chia thành người giàu và người nghèo, khơng có người bóc lột và người bị
bóc lột, khơng có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Qua quá trình đấu tranh vì sự sinh tồn
của mình, con người nguyên thuỷ ngày càng thông minh hơn, họ biết chế tạo ra các công


13

cụ lao động để tạo ra năng suất lao động cao hơn, từ các công cụ bằng đá đập, đá mài,
lồi người đã biết chế tạo các cơng cụ bằng đồng, bằng sắt. Nhờ các công cụ này mà việc
săn bắn và trồng trọt thuận lợi hơn. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ trải qua ba lần phân
công lao động xã hội:
Lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt thành một ngành kinh tế độc lập;
Lần thứ hai, tiểu thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp thành một ngành kinh tế
độc lập;
Lần thứ ba, thương nghiệp ra đời.
Trong xã hội xuất hiện một tầng lớp không trực tiếp tham gia vào quá trình sản
xuất nhưng lại tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm và cùng với các thủ lĩnh quân
sự họ đã làm chủ xã hội. Lúc đó trong xã hội xuất hiện sở hữu tư nhân, xuất hiện người
giàu và người nghèo, xuất hiện người bóc lột và người bị bóc lột, xuất hiện giai cấp thống
trị và giai cấp bị thống trị, xã hội phân chia thành hai mặt đối lập có mâu thuẫn khơng thể
điều hoà được. Tổ chức thị tộc bộ lạc với những quy tắc đạo đức và tập quán của nó đã
tỏ ra bất lực trước những QHXH phức tạp đó. Nhu cầu khách quan của xã hội địi hỏi
phải có một tổ chức quyền lực mạnh mẽ hơn, có một bộ máy cưỡng chế với quân đội,

cảnh sát, toà án, nhà tù mới có thể duy trì được trật tự xã hội và nhà nước ra đời.
Bàn về nguồn gốc của nhà nước Ph. Ăngghen đã khẳng định rằng: “Nhà nước
khơng phải là một quyền lực từ bên ngồi ấn vào xã hội. Nhà nước là sản phẩm của xã
hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nó là bằng chứng nói lên rằng xã hội đó bị
hãm trong sự mâu thuẫn với bản thân nó mà khơng sao giải quyết được, rằng xã hội đó
đã bị phân chia thành những mặt đối lập khơng thể điều hồ mà bất lực không sao trừ bỏ
được. Nhưng muốn cho những mặt đối lập đó, những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu
thuẫn nhau đó khơng tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một cuộc chiến
tranh vơ ích thì cần phải có một lực lượng cần thiết, một lực lượng tựa hồ như đứng trên
xã hội, có nhiệm vụ làm dịu những xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vịng
trật tự. Một lực lượng nảy sinh từ xã hội và ngày càng tách rời xã hội, đó chính là nhà
nước.”
Phân loại (kiểu) nhà nước, trình bày khái quát về từng loại (kiểu) nhà nước, cho
ví dụ.Phân loại (kiểu) nhà nước
Đầu tiên, khái niệm kiểu nhà nước là tổng thể tất cả những đặc điểm, đặc thù của
một nhóm nhà nước, qua đó phân biệt với các nhóm nhà nước khác.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản sự phân chia kiểu nhà nước chính là sự phân loại
nhà nước. Do nhà nước là một hiện tượng xã hội đa dạng và phức tạp, các nhà khoa học
có nhiều cách khác nhau để phân loại nhà nước. Cụ thể:
Theo tiêu chí thời đại hình thành và phát triển, có thể chia thành các kiểu nhà nước
cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Các kiểu nhà nước này tồn tại trong các thời đại lịch


14

sử tương ứng là cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Các phân loại này chỉ hoàn toàn
dựa vào thời đại xuất hiện trong lịch sử của các nhà nước, phổ biến trong giới sử học. Tuy
nhiên, hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học về mốc thời gian phân
chia các thời đại.
Theo cách tiếp cận từ các nền văn minh, có thể phân chia thành các kiểu nhà nước

như: nhà nước trong nền văn minh nông nghiệp, nhà nước trong nền văn minh cơng
nghiệp, thậm chí là nhà nước trong nền văn minh hậu công nghiệp (nền văn minh tri thức).
Phân chia thành kiểu nhà nước phương Đông và kiểu nhà nước phương Tây. Ban
đầu, cách phân chia này chị dựa hoàn toàn vào yếu tố địa lý, nhưng ngày nay, cách phân
chia này còn dựa vào cả yếu tố nhân chủng, ngữ hệ, văn hố, kinh tế, chính trị…);
Dựa trên cách thức tổ chức và thực hiện QLNN, có thể phân chia thành kiểu nhà
nước độc tài, chuyên chế và kiểu nhà nước dân chủ;
Theo tiến trình phát triển của lịch sử xã hội (hình thái kinh tế - xã hội). Đây là cách
tiếp cận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo đó, tương ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã
hội có giai cấp là một kiểu nhà nước. Theo đó, xã hội có giai cấp sẽ trải qua các hình thái
kinh tế - xã hội là chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa tương
ứng với các kiểu nhà nước: chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa. Xã hội ln
vận động, hình thái kinh tế - xã hội sau thay thế cho hình thái kinh tế - xã hội trước khi
quan hệ sản xuất thay đổi, do đó, các kiểu nhà nước cũng thay thế cho nhau. Tuy nhiên,
sự phát triển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác ln
phải trải qua q trình q độ, dẫn đến việc trong cùng một kiểu, nhà nước ở thời kì đầu
của hình thái kinh tế - xã hội có thể có nhiều khác biệt so với nhà nước ở thời kỳ sau đó.
Chính vì vậy, sự phân chia kiểu nhà nước chỉ mang tính chất tương đối.
Trình bày khái qt về từng loại (kiểu) nhà nước, cho ví dụ
Theo cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác - Lênin, có 04 kiểu nhà nước trong xã hội
có giai cấp là: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã
hội chủ nghĩa.
a. Nhà nước chủ nô:
Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, đất đai và các tư liệu sản xuất
khác hầu hết thuộc sở hữu tư nhân của các chủ nô, kể cả nô lệ.
Cơ sở xã hội: trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại 02 giai cấp cơ bản: chủ nơ và nơ
lệ. Bên cạnh đó là lực lượng dân tự do (giới bình dân).
Nơ lệ có địa vị vô cùng thấp kém, họ bị coi là tài sản thuộc sở hữu của chủ nơ, chủ
nơ có quyền tuyệt đối đối với nơ lệ, khai thác bóc lột sức lao động, đánh đập, đem bán,
tặng cho, bỏ đói hay giết chết.



15

Ví dụ: Đế chế La Mã, nhà nước Athen, nhà nước Sparte, Nhà Thương, nhà Hạ ở
Trung Quốc… là các nhà nước chủ nô.
Nhà nước phong kiến:
Cơ sở kinh tế quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là sở hữu của địa chủ,
phong kiến về ruộng đất và bóc lột nơng dân thơng qua phát canh, thu tơ.
Cơ sở xã hội: Xã hội phong kiến có kết cấu phức tạp, trong đó có hai giai cấp cơ
bản là địa chủ, phong kiến và nơng dân, ngồi ra cịn có các tầng lớp khác như thợ thủ
cơng, thị dân… Giai cấp địa chủ, phong kiến được phân chia thành nhiều đẳng cấp khác
nhau phụ thuộc vào chức tước, phẩm hàm, đất đai, tài sản… Nông dân là bộ phận đông
đảo nhất trong xã hội phong kiến nhưng đồng thời cũng là đối tượng bị áp bức, bóc lột
nặng nề.
Trong xã hội phong kiến, về nguyên tắc địa chủ không có quyền sở hữu đối với
người sản xuất là nơng dân mà chỉ có quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Nhưng vì
khơng có đất khơng có tư liệu sản xuất nên nơng dân rơi vào tình trạng lệ thuộc vào địa
chủ phong kiến về mặt kinh tế, họ buộc phải làm thuê cho địa chủ phong kiến và phải làm
nhiều nghĩa vụ nặng nề đối với địa chủ phong kiến. Hình thức bóc lột phổ biến của địa
chủ đối với nơng dân là địa tơ.
Ví dụ: Trung Quốc thời nhà Chu đến nhà Thanh, nước Nga thời Sa hoàng,... là các
nhà nước phong kiến.
Nhà nước tư sản:
Đây là kiểu nhà nước thay thế cho nhà nước phong kiến.
Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chủ yếu
dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư.
Cơ sở xã hội: trong xã hội hình thành 02 giai cấp chính là giai cấp tư sản và giai
cấp vô sản. Giai cấp này dựa vào giai cấp kia để tồn tại, đồng thời hai giai cấp này lại
mâu thuẫn, đấu tranh với nhau. Ngồi ra, trong xã hội cịn xuất hiện các tầng lớp khác

như trí thức, tiểu thương, thợ thủ công…
Về mặt xã hội, ở thời kỳ đầu mới thành lập, nhà nước tư sản tỏ ra là một bước tiến
lớn trong lịch sử nhân loại khi đã xác lập nhiều thể chế dân chủ như: Nghị viện, quyền tự
do dân chủ, phổ thông đầu phiếu… Tuy nhiên, về mặt giai cấp, do tồn tại trên cơ sở chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất và phục vụ cho chế độ đó, nhà nước tư sản vẫn là cơng cụ
trấn áp của thiểu số người bóc lột đối với đa số quần chúng bị bóc lột, nó khơng thể nào
tiến bộ và dân chủ thực sự được. Tuy nhiên, so với các hình thức bóc lột nơ lệ và nơng
dân, hình thức bóc lột của giai cấp tư sản đối với cơng nhân tinh vi hơn, vơ hình hơn.


16

Người công nhân không nắm tư liệu sản xuất, và do đó, họ buộc phải bán sức lao động
cho các nhà tư bản nắm tư liệu sản xuất trong tay.
Ví dụ: đại đa số các nhà nước phương tây hiện đại đều là nhà nước tư sản, trong đó
nổi bật có:
Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland là nhà nước liên bang, hình thức chính
thể là qn chủ đại nghị;
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là nhà nước liên bang, hình thức chính thể là cộng hịa
tổng thống;
Cộng hịa Pháp là nhà nước đơn nhất có hình thức chính thể cộng hòa hỗn hợp;
Cộng hòa Liên bang Đức là nhà nước liên bang có hình thức chính thể cộng hịa
nghị viện.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa:
Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà đặc trưng là chế độ công hữu
về tư liệu sản xuất. Cần phải lưu ý rằng công hữu về tư liệu sản xuất không phải là phương
tiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà là mục tiêu cần đạt tới của chủ nghĩa xã hội.
Cơ sở xã hội: Quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, trong đó nền tảng
là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức. Trong
thời kì đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp thống trị cũ mới chỉ bị lật đổ khỏi

địa vị cầm quyền, cịn ni âm mưu chống đối nhân dân lao động một cách quyết liệt.
Bởi vậy, đấu tranh giai cấp trong thời kỳ cách mạng mới thành công còn còn hết sức gay
gắt. Dần dần, khi nhà nước xã hội chủ nghĩa chứng minh được sức sống và thành cơng
của mình, giai cấp thống trị cũ ngày càng được giáo dục, cải tạo, chúng sẽ dần từ bỏ âm
mưu chống đối, đối kháng giai cấp vì thế giảm dần từng bước. Khi đó, trong xã hội vẫn
cịn có các giai cấp, tầng lớp có lợi ích khơng hồn tồn giống nhau nhưng khơng đối lập
nhau mà cơ bản là thống nhất với nhau.
Về mặt xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà
nước bảo vệ quyền lợi cho quảng đại quần chúng nhân dân. Về mặt giai cấp, nhà nước xã
hội chủ nghĩa là công cụ để bảo vệ thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa do nhân
dân lao động đổ nhiều xương máu mới dành được (chun chính vơ sản). So với các kiểu
nhà nước trước đây, nhà nước xã hội chủ nghĩa có bản chất xã hội rộng lớn, triệt để nhất,
trong khi đó bản chất giai cấp lại được thu hẹp lại.
Hiện tại, sau khi mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ và Đông Âu sụp đổ, chủ
nghĩa xã hội thế giới lâm vào thối trào, khơng ít người cho rằng chủ nghĩa cộng sản đã


17

cáo chung; chủ nghĩa xã hội chỉ là ảo tưởng không bao giờ thực hiện được. Tuy nhiên, sự
thất bại ở Liên Xô và Đông Âu không phải là sự thất bại của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
Mác-Lênin, mà đó là “sự sụp đổ của một mơ hình lỗi thời được phổ biến ở nhiều nước tới
mức đồng dạng”. Công cuộc cải cách Mở cửa (Trung Quốc), Đổi mới (Việt Nam) đã đạt
được những thành công đáng chú ý, giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc
biệt là trong giai đoạn chống dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã kiến cho thế giới phải
thán phục vì tính hiệu quả của các biện pháp chống dịch, đồng thời trở thành một trong
số ít nền kinh tế tăng trưởng dương trong năm 2020. Điều đó đã phần nào chứng minh
được tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ví dụ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng
hòa Dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Cuba, Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Xô viết (Liên Xô cũ)... là các nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Phân tích ý nghĩa của việc phân chia kiểu nhà nước theo hình thái kinh tế xã hội.
Một số ý nghĩa của việc phân chia kiểu nhà nước theo hình thái kinh tế - xã hội:
Đem lại nhận thức đúng đắn về sự vận động và phát triển của nhà nước, đồng thời
nhận thức đúng đắn về điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong những giai đoạn
lịch sử nhất định: Cách phân loại kiểu nhà nước này có căn cứ chính là bản thân hiện
tượng “nhà nước”, nghĩa là, việc phân chia dựa vào tiến trình phát triển của hiện tượng
này trong xã hội, dựa vào sự vận động phát triển vốn có trong bản thân “nhà nước” - từ
sự thay đổi của các quan hệ sản xuất, tới các mâu thuẫn trong xã hội dẫn tới thay đổi quan
hệ sản xuất, từ đó dẫn tới sự thay đổi kiểu nhà nước. Trong khi những cách phân loại khác
chỉ đang tập trung vào những biểu hiện bề ngoài của nhà nước hay đơn giản là hoàn cảnh
lịch sử mà nhà nước tồn tại. Phân loại kiểu nhà nước theo những tiêu chí khác có thể
khiến ta gặp khó khăn trong việc hiểu đúng đắn sự vận động và phát triển của nhà nước.
Tóm lại, cách phân chia này đi vào bản chất của hiện tượng “nhà nước” nên đây sẽ là
cách phân loại đem lại nhận thức trực tiếp và rõ ràng nhất về sự vận động và phát triển
của hiện tượng này. Ví dụ: Nhà nước phong kiến dựa trên quan hệ sản xuất chính là quan
hệ sản xuất phong kiến, nông dân phải làm việc cho các địa chủ phong kiến, họ phải nộp
tô, thuế cho địa chủ… Khi mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện
trong lòng xã hội phong kiến, các nhà tư bản là những người có địa vị kinh tế nhưng địa
vị xã hội lại thấp hơn địa chủ, quan lại, vua chúa; lâu dần mâu thuẫn phát triển tới một
mức độ nhất định dẫn tới giai cấp tư sản đứng lên lật đổ phong kiến, giành chính quyền
về tay mình. Từ đó, một quan hệ sản xuất mới thay thế quan hệ sản xuất phong kiến, quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và nhà nước tư sản ra đời...;
Tạo cơ sở cho việc nhận thức đúng đắn bản chất, chức năng, bộ máy cũng như hình
thức nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của nó: Có thể thấy, nhà nước là một phần
của kiến trúc thượng tầng, trong khi đó, quan hệ sản xuất là một phần của cơ sở hạ tầng
và cũng là cơ sở kinh tế cho sự phát triển của một nhà nước. Khi phân loại nhà nước theo


18


hình thái kinh tế - xã hội, ta sẽ biết được quan hệ sản xuất làm nền móng cho một kiểu
nhà nước cụ thể. Từ đó, ta có những kết luận đúng đắn về bản chất, chức năng, bộ máy
cũng như hình thức của kiểu nhà nước đó trong từng giai đoạn phát triển của nó. Ví dụ:
Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, đất đai, các tư
liệu sản xuất khác hầu hết thuộc sở hữu tư nhân của các chủ nô (bao gồm cả nô lệ). Với
quan hệ sản xuất như vậy, giai cấp chủ nơ ln tìm cách vơ vét, bắt nô lệ làm việc để đem
lại lợi ích cho mình, bởi vậy, nhà nước này sẽ có những chính sách pháp luật mang đậm
tính giai cấp, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp chủ nô. Thêm vào đó, bộ máy nhà nước cũng
sẽ nặng về cưỡng chế để sẵn sàng đàn áp bất kỳ cuộc nổi dậy nào của nô lệ;
Là tiền đề cho việc nhận thức về các kiểu pháp luật: Các kiểu pháp luật cũng được
phân chia dựa trên các kiểu nhà nước - “kiểu nhà nước nào, kiểu pháp luật đó”. Vì vậy,
hiểu đúng đắn về kiểu nhà nước chia theo hình thái kinh tế xã hội sẽ giúp ta có nhận thức
dễ dàng và chính xác nhất về kiểu pháp luật. Ví dụ: Nhà nước xã hội chủ nghĩa được hình
thành trên cơ sở quan hệ sản xuất XHCN - đặc trưng là công hữu về tư liệu sản xuất. Như
vậy, kiểu nhà nước này hướng tới phục vụ quyền lợi cho đại đa số (hoặc tồn bộ) người
dân. Vì vậy, nhà nước XHCN sẽ có hệ thống pháp luật mang nặng tính xã hội, hướng tới
bảo vệ quyền lợi cho đại đa số người dân.
Trình bày khái niệm bản chất nhà nước. Phân tích ý nghĩa của vấn đề bản
chất nhà nước.
Bản chất nhà nước là tổng hợp những mặt, những mối liên hệ, những thuộc tính tất
nhiên, tương đối ổn định bên trong nhà nước, quy định sự tồn tại, phát triển của nhà
nước4.
Nhà nước là một hiện tượng xã hội, nó sinh ra từ hai nhu cầu cơ bản là nhu cầu tổ
chức quản lý xã hội và nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế, nên ta có
thể hiểu bản chất nhà nước theo hai phương diện: phương diện xã hội – tương ứng với
tính xã hội của bản chất nhà nước và phương diện giai cấp - tương ứng với tính giai cấp
của bản chất nhà nước.
Bản chất nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau song quan trọng nhất là:
Cơ sở kinh tế: mỗi nhà nước đều được hình thành trên một cơ sở kinh tế nhất định

và hạt nhân của cơ sở kinh tế đó là quan hệ sản xuất. Có thể nói, quan hệ sản xuất quyết
định bản chất của nhà nước.
VD: nhà nước phong kiến hình thành dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc
trưng là sự sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, địa chủ bóc lột nơng dân thơng qua
tơ thuế. Một nhà nước hình thành dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến thì nhà nước đó


19

khơng thể có bản chất của nhà nước tư sản, vì vốn dĩ nhà nước tư sản được hình thành
trên cơ sở quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa;
Cơ sở xã hội: nhà nước ra đời trong hoàn cảnh xã hội có đối kháng giai cấp. Trong
lịng xã hội tồn tại những mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp, giai cấp, tầng lớp giành
chiến thắng sử dụng nhà nước làm cơng cụ chun chính (đàn áp, trấn áp) của một giai
cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với tồn thể xã hội. Vì vậy, chỉ cần các lực
lượng trong xã hội đấu tranh để giành quyền lực về tay mình thì bản chất nhà nước có thể
bị thay đổi.
VD: tầng lớp tư sản trong lịng xã hội phong kiến là những kẻ có tiềm lực kinh tế
nhưng lại khơng có trong tay quyền lực chính trị, bọn họ mâu thuẫn với địa chủ, phong
kiến… Vì vậy, đấu tranh nổ ra và khi chính quyền về tay giai cấp tư sản, nhà nước tư sản
ra đời và bản chất nhà nước đã thay đổi nghĩa của vấn đề bản chất nhà nước:
Bản chất Nhà nước là đặc tính quan trọng xác định nội dung, mục đích, sứ mệnh
và vai trị xã hội của nhà nước.
Bản chất Nhà nước cho ta thấy tính chất xã hội và tính chất giai cấp của một nhà
nước bất kì, từ đó biết được mức độ thể hiện các tính chất đó ở các nước khác nhau sẽ
khác nhau và trong mỗi giai đoạn khác nhau cũng khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và
nhận thức của lực lượng cầm quyền.
Bản chất nhà nước xác định những vấn đề: (i) Quyền lực nhà nước thuộc về ai? (ii)
Nhà nước bảo vệ quyền lợi của ai? (iii) Những ưu tiên nào trong đường lối, chính sách
của nhà nước?

Nghiên cứu bản chất nhà nước giúp việc hiểu đúng đắn bản chất pháp luật.
Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước. Trình bày
ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt
Nam hiện nay.
Sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước:
Tính xã hội và tính giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất thể hiện bản chất của bất
kỳ nhà nước nào, chúng luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen nhau. Sự thống nhất được thể hiện
ở chỗ tính xã hội và tính giai cấp luôn song hành tồn tại với sự tồn tại của nhà nước, thuộc
tính này là cơ sở của thuộc tính kia.
phương diện xã hội, nhà nước là một hiện tượng xã hội, được sinh ra từ xã hội để
duy trì, quản lý xã hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Xã hội muốn
tồn tại ổn định, có trật tự phát triển thì địi hỏi phải có sự tổ chức và quản lý chặt chẽ và


20

nhà nước là đại diện chính thức của tồn xã hội sẽ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó.
Nhà nước thực hiện chức năng xã hội của mình thơng qua chức năng giai cấp. Cụ thể, nhà
nước duy trì sự lãnh đạo của giai cấp thống trị nhằm:
Áp đặt sự thống trị lên giai cấp khác và toàn xã hội, từ đó khơng cho phép các giai
cấp xung đột, tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả nhà nước. Nhờ vậy mà nhà nước duy
trì được sự ổn định xã hội;
Giai cấp thống trị sử dụng QLNN để lãnh đạo nhân dân phục tùng để thực hiện các
công việc chung của xã hội như: trị thuỷ, chống giặc ngoại xâm, bệnh tật...
phương diện giai cấp, nhà nước nằm trong tay giai cấp thống trị và chủ yếu phục
vụ cho giai cấp thống trị, là công cụ thực hiện các mục đích mà giai cấp thống trị đề ra.
Thế nhưng, giai cấp thống trị chỉ duy trì được địa vị thống trị của mình đến khi nào nhà
nước vẫn còn đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của xã hội.
Ngày nay, xu hướng chung của các nhà nước trên thế giới là mở rộng tính xã hội,
thu hẹp tính giai cấp. Tuy nhiên, tính thống nhất và tính giai cấp là hai thuộc tính khơng

thể thiếu của mọi nhà nước. Nếu triệt tiêu tính giai cấp thì nhà nước khơng thể tồn tại
trong hồn cảnh xã hội tồn tại những giai cấp với lợi ích khác nhau. Các giai cấp trong xã
hội khơng có động lực để giành lấy QLNN, nhà nước khơng được thành lập thì các vấn
đề của xã hội khơng được giải quyết, tính xã hội cũng vì thế mà khơng tồn tại. Ngược lại
nếu xố bỏ tính xã hội sẽ đẩy đấu tranh giai cấp đến mức gay gắt, giai cấp thống trị càng
ra sức đàn áp thì đấu tranh càng gay gắt, giai cấp thống trị sớm muộn sẽ bị lật đổ, nhà
nước sẽ bị diệt vong, tính giai cấp cũng theo đó mà bị loại bỏ. Như vậy, hậu quả của việc
thiếu đi một trong hai thuộc tính giai cấp và xã hội là dẫn đến nhà nước bị tiêu diệt, xoá
bỏ. Trong lúc nhân loại chưa đủ khả năng để vươn đến xã hội cộng sản chủ nghĩa, việc
nhà nước bị xố bỏ là một hiện tượng vơ cùng nguy hiểm của xã hội. Tuy nhiên, tình
trạng vơ chính phủ sẽ khơng kéo dài lâu bởi vì nhà nước là một nhu cầu khách quan của
xã hội, cho nên, nhà nước mới ra đời có đủ cả hai thuộc tính giai cấp và xã hội, sẽ thay
thế cho nhà nước cũ.
Ảnh hưởng của sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước trong
việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay:
Dù trong xã hội nào, nhà nước cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội
và những mức độ khác nhau bảo vệ lợi ích của giai cấp (lực lượng) cầm quyền. Tuy nhiên
mức độ và sự thể hiện (công khai hay kín đáo, tế nhị) tính giai cấp, tính xã hội của mỗi
nhà nước khác nhau thì khác nhau, trong mỗi giai đoạn khác nhau cũng có thể khác nhau
tùy thuộc vào điều kiện và nhận thức của lực lượng cầm quyền6.
Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, là kiểu nhà
nước có tính xã hội rộng rãi nhất trong lịch sử loài người. Tại Việt Nam, Nhà nước quan
tâm chăm lo đến lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân, tạo điều kiện mở rộng dân


21

chủ tối đa. Kể từ khi thành lập đến nay, Nhà nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, đã đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ mang tính
thời đại như chống giặc ngoại xâm, phát triển kinh tế, phòng chống dịch bệnh Covid-19...

Đây là các chức năng thể hiện tính xã hội của Nhà nước ta, tuy nhiên, để thực hiện thành
công, Nhà nước ta cũng phải dùng các biện pháp cưỡng chế, áp đặt ý chí nhà nước, tức là
có thể hiện tính giai cấp. Mặt khác, Nhà nước ta càng thể hiện tính xã hội rộng rãi bao
nhiêu, niềm tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền càng gia tăng bấy nhiêu, kể cả bạn
bè quốc tế cũng phải thừa nhận vào sự lãnh đạo của Đảng đối với cả hệ thống chính trị.
Như vậy, Nhà nước ta càng củng cố vững chắc vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, của liên minh giai cấp công nhân, nơng dân và đội ngũ trí thức. Như vậy, Nhà nước
ta thể hiện tính giai cấp gián tiếp thơng qua tính xã hội của mình.
Việt Nam đang ở trong giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, do đó, đấu tranh
giai cấp chưa hồn tồn dịu bớt. Kẻ thù của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kì này
là giai cấp bóc lột cũ, các thế lực phản động trong và ngoài nước được sự hỗ trợ, giúp sức
của các nước đế quốc tư bản chủ nghĩa. Theo đó, các thế lực thù địch vẫn cịn âm mưu
chống phá với thủ đoạn hết sức tinh vi và thâm độc. Do đó, việc thể hiện tính giai cấp vẫn
cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc gia, chính quyền nhân dân. Nhà nước ta chủ trương
giải quyết một cách hồ bình những xung đột nêu trên. Việc giải quyết hồ bình vừa tạo
mơi trường lành mạnh và ổn định cho xã hội phát triển vừa đảm bảo tranh chấp được giải
quyết một cách nhẹ nhàng, êm đềm. Tuy nhiên, nếu những thế lực thù địch không chịu
thương lượng thì buộc nhà nước phải dùng đến những biện pháp mạnh mẽ, cứng rắn hơn
để quyết bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Như
vậy, kể cả khi tiến hành bảo vệ lợi ích giai cấp, nhà nước vẫn ln quan tâm tới lợi ích
chung của xã hội. Điều này thể hiện sự hài hồ giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà
nước CHXHCNVN. Chính sự nhận thức đúng đắn, vận dụng mềm dẻo, linh hoạt các quy
luật khách quan vào thực tiễn của đất nước, Nhà nước CHXHCNVN đã thể hiện tính xã
hội và giai cấp đúng nơi, đúng chỗ, đúng đối tượng để đạt được kết quả cao khi thực hiện
chức năng nhà nước của mình.
Phân tích các yếu tố quy định bản chất nhà nước.
Bản chất nhà nước hiểu đơn giản là những thuộc tính bên trong, ổn định, khó thay
đổi của nhà nước. Nhà nước mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội, đây là hai mặt đối
lập trong cùng một hiện tượng, vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau. Có một số yếu
tố lớn ảnh hưởng tới bản chất nhà nước, gồm:

Cơ sở kinh tế: Đầu tiên, mỗi nhà nước đều được hình thành trên một cơ sở kinh
tế nhất định và hạt nhân của cơ sở kinh tế đó là quan hệ sản xuất. Ví dụ: Nhà nước phong
kiến hình thành dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là sự sở hữu ruộng
đất của địa chủ phong kiến, địa chủ bóc lột nơng dân thơng qua tơ thuế. Cơ sở kinh tế có


22

ảnh hưởng rất lớn tới bản chất nhà nước đó. Một nhà nước hình thành dựa trên quan hệ
sản xuất phong kiến thì nhà nước đó khơng thể có bản chất của nhà nước tư sản, vì vốn
dĩ nhà nước tư sản được hình thành trên cơ sở quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Như
vậy, “quan hệ sản xuất nào thì nhà nước đó”;
Cơ sở xã hội: Nhà nước sinh ra từ xã hội, là một sản phẩm của xã hội, vì vậy, bản
chất nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào xã hội, mà cụ thể ở đây các lực lượng, giai cấp
trong xã hội. Trong lòng xã hội tồn tại những mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp, biểu
hiện rõ ràng hơn cả là trong xã hội chiếm hữu nô lệ hoặc xã hội phong kiến. Vì vậy, chỉ
cần các lực lượng trong xã hội đấu tranh để giành quyền lực về tay mình thì bản chất nhà
nước có thể bị thay đổi. Ví dụ: Tầng lớp tư sản trong lòng xã hội phong kiến là những kẻ
có tiềm lực kinh tế nhưng lại khơng có trong tay quyền lực chính trị, bọn họ mâu thuẫn
với địa chủ, phong kiến… Vì vậy, đấu tranh nổ ra và khi chính quyền về tay giai cấp tư
sản, nhà nước tư sản ra đời và bản chất nhà nước đã thay đổi;
Chủ thể lãnh đạo nhà nước: Yếu tố quan trọng, chủ yếu quyết định đến bản chất
nhà nước là cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội. Về bản chất, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
ra đời dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định, giai cấp nào nắm được quyền sở hữu đối với
tư liệu sản xuất thì giai cấp đó cũng nắm được QLNN và trở thành lực lượng lãnh đạo
nhà nước. Lúc này, bản chất của nhà nước chịu sự ảnh hưởng bản chất giai cấp thống trị,
thể hiện đường lối, chủ trương của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, tác giả muốn tách riêng
phần chủ thể lãnh đạo nhà nước để phân tích rõ về ảnh hưởng của yếu tố cá nhân thuộc
về nhà cầm quyền đến bản chất của nhà nước. Chủ thể lãnh đạo nhà nước cũng có vai trò
tương đối lớn trong quyết định bản chất nhà nước. Chủ thể lãnh đạo nhà nước là chủ thể

có sự điều hành, chỉ đạo và định hướng sự phát triển của nhà nước. Việc các chủ thể lãnh
đạo có những quan điểm, tư tưởng khác nhau cũng có thể dẫn tới bản chất của các nhà
nước khác nhau. Ví dụ: Nước Đức những năm Thế chiến II có Hitler là lãnh đạo. Có thể
thấy, nước Đức trong thời kì này bộc lộ bản chất và tính giai cấp nhiều áp đảo so với vai
trị, tính xã hội.
Phân tích vai trò xã hội của Nhà nước CHXHCNVN hiện nay.
Hiện nay, vai trò xã hội của Nhà nước CHXHCNVN biểu hiện đậm nét, cụ thể:
Nhà nước CHXHCNVN thay mặt nhân dân, thực hiện và bảo vệ các lợi ích cơ bản,
lâu dài của quốc gia, dân tộc: Điều này được thể hiện rõ trong Hiến pháp của nước
CHXHCNVN năm 2013. Nhà nước CHXHCNVN hiện nay đang thực hiện tương đối tốt
nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích lâu dài của quốc gia dân tộc như: chủ quyền quốc gia, chú
trọng đào tạo, phát triển con người, bảo tồn bản sắc văn hố dân tộc… Một số điểm đáng
chú ý có thể kể đến như: Nhà nước tích cực đấu tranh trên mặt trận ngoại giao để bảo vệ
chủ quyền biển đảo thiêng liêng, bất khả xâm phạm của 2 quần đảo là Hoàng Sa và Trường
Sa bằng cách lên tiếng phản đối, kêu gọi ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong vấn đề biển


23

Đông, thúc đẩy sự phát triển của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông COC…;
Nhà nước chú trọng phát triển giáo dục, tạo điều kiện để trẻ em được hưởng nền giáo dục
tốt nhất có thể, nhất là những trẻ em ở những vùng biên giới, hải đảo…; Nhà nước
CHXHCNVN tích cực bảo tồn các giá trị di sản văn hoá phi vật thể như ca trù, nhã nhạc
cung đình Huế…;
Nhà nước CHXHCNVN thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân, đầu tư và phát
triển văn hố - xã hội, từ đó hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh: có thể thấy, Nhà nước ta có chủ trương phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngồi ra, Nhà nước ta tích cực hợp tác quốc tế, tham
gia ký kết các hiệp định thương mại tự do nhằm đẩy mạnh đầu tư nước ngoài, thúc đẩy
kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho đất nước vươn lên về mọi mặt, nâng cao đời sống

nhân dân;
Tập hợp mọi tầng lớp trong xã hội vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh
tế, văn hố, xã hội, duy trì trật tự xã hội: Dân tộc ta là một dân tộc đoàn kết, từ xưa tới
nay, tinh thần đồn kết ln được các nhà nước trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của
Việt Nam nhận thức và vun đắp. Trong thời đại mới, tinh thần đoàn kết cũng được Nhà
nước CHXHCNVN phát huy trên mọi phương diện nhằm giúp đất nước phát triển đồng
đều, tồn diện.
Nhà nước CHXHCNVN hiện nay đã, đang và khơng ngừng đảm bảo quyền làm
chủ mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành vi xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc,
xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện cơng bằng xã hội, xố bỏ mọi áp bức, bóc lột,
bất công. Trong Hiến pháp nước CHXHCNVN, Nhà nước ta luôn định hướng phát triển
theo hướng “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, quyền lợi của người dân được Nhà nước
ta đặt lên hàng đầu, biểu hiện rõ ràng là đợt dịch Covid-19 năm 2020, Nhà nước thậm chí
tạm thời quên đi việc phát triển kinh tế để dập dịch, đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho
nhân dân. Nhà nước ta được Chính phủ rất nhiều nước trên thế giới khen ngợi và bày tỏ
sự ngưỡng mộ với tinh thần vì nhân dân của mình. Thêm vào đó, Nhà nước quan tâm đến
các thành phần yếu thế trong xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ, bảo trợ họ.
Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân.Theo anh (chị), làm thế nào để một nhà nước thực sự là nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước của dân là nhà nước có những tính chất sau:
Dân là chủ, dân làm chủ, nhân dân là chủ thể có quyền quyết định những vấn đề cơ
bản, quan trọng của đất nước: “Nhà nước của dân” là khái niệm thể hiện quyền sở hữu
của nhân dân đối với nhà nước, nhân dân có quyền của một chủ sở hữu. Nhân dân có
quyền tham gia, quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước, ví dụ: tham
gia quá trình ban hành Hiến pháp, tham gia đóng góp cho các dự thảo Luật…


24

Nhân dân là chủ thể của QLNN: Quyền lực của nhà nước khơng tự nhiên phát sinh,

quyền lực đó được người dân trao cho. Người dân tin tưởng chủ thể nào thì người dân
trao quyền cho chủ thể đó thay mặt họ để thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội. Chính vì
vậy, người dân hồn tồn có khả năng tước đi quyền lực mà nhà nước có khi nhà nước
không cho người dân thấy sự nỗ lực, tận tâm hết mình thực hiện nhiệm vụ. Biểu hiện của
khả năng tước đi quyền lực là việc người dân có thể nổi dậy chống lại nhà nước. Khi
người dân đã nổi dậy chống lại nhà nước, dù nhà nước có kháng cự hay khơng thì việc
nhà nước đó sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Nhà nước do dân là một nhà nước:
Do nhân dân đấu tranh cách mạng để mở đường cho việc hình thành: Nhà nước
muốn được thành lập thì bao giờ cũng phải trải qua đấu tranh, đây là quy luật tất yếu của
lịch sử. Việc nhân dân đấu tranh cách mạng thể hiện sự khao khát có được một chính
quyền nhà nước do chính tay họ lập nên để thay mặt họ bảo vệ quyền lợi cho xã hội, quản
lý xã hội;
Do nhân dân bầu ra: Khi nhân dân tin tưởng vào nhà nước, người dân sẽ đồng lịng
ủng hộ cho chính quyền đó;
Do nhân dân kiểm tra, giám sát, đóng góp ý kiến: Nhà nước được thành lập do nhân
dân nên nhân dân phải có quyền kiểm tra, giám sát, đóng góp ý kiến vào hoạt động của
nhà nước. Đây là cách để người dân kiểm soát quyền lực mà họ trao cho nhà nước;
Do nhân dân đóng góp trí tuệ, sức người, sức của: Nhà nước là của dân, do dân lập
nên, vì vậy, nhân dân có quyền đóng góp trí tuệ, cơng sức, của cải vật chất vào việc xây
dựng, phát triển nhà nước ngày một tốt hơn. Bởi vì nhà nước càng tiến bộ, phát triển thì
khả năng quản lý, bảo đảm quyền lợi cho nhân dân sẽ càng tốt hơn. Nhân dân cũng có thể
tham gia vào bộ máy nhà nước bằng con đường bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm..., pháp
luật thừa nhận quyền tham gia vào bộ máy nhà nước cho mọi cơng dân có đủ điều kiện.
Nhà nước vì dân là nhà nước:
Có mọi (đa số, phần nhiều) chính sách, pháp luật, hoạt động hướng tới đảm bảo
quyền lợi cho nhân dân: Nhân dân trao quyền cho nhà nước vì nhân dân tin rằng nhà nước
sẽ đảm bảo quyền lợi cho họ. Việc đảm bảo quyền lợi trước tiên thể hiện ở cơ chế ban
hành những chính sách tiến bộ, ban hành hệ thống pháp luật đảm bảo quyền lợi chính
đáng cho người dân. Từ đó, tăng niềm tin của nhân dân với nhà nước, tăng động lực đóng

góp của nhân dân cho nhà nước;
Biết kết hợp, điều chỉnh các lợi ích khác nhau, giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã
hội: Trong xã hội bao giờ cũng tồn tại những giai cấp, tầng lớp và những nhóm lợi ích


25

khác nhau. Việc của nhà nước là phải làm sao kết hợp, dung hồ được những nhóm lợi
ích khác nhau, từ đó đảm bảo quyền lợi chung cho đa số người dân;
Giải pháp để phát triển một nhà nước thực sự “của dân, do dân, vì dân”:
Nhà nước cần có những quy định cho phép người dân tham gia hoạt động quản lý
xã hội với nhà nước;
Nhà nước cần thực hiện cơ chế cơng khai hố, minh bạch hố hoạt động của mình
để người dân nắm bắt, kiểm sốt. Từ đó có cơ sở để xác định trách nhiệm của nhà nước
trong việc thực hiện hoạt động quản lý;
Nhà nước cần thực thi tốt an sinh xã hội, tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Việc thực hiện đoàn kết tồn dân cho thấy nhà nước có khả năng tập hợp, gia tăng sức
mạnh của quốc gia, dân tộc, từ đó tạo niềm tin với người dân;
Nhà nước cần loại trừ tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng. Đây là những căn bệnh
bóp chết niềm tin của nhân dân vào nhà nước nên cần nghiêm khắc loại bỏ;
Nhà nước phải thực hiện tốt việc phê bình, tự phê bình và dũng cảm nhận trách
nhiệm với nhân dân. Việc phê bình, tự phê bình và nhận trách nhiệm chứng minh một nhà
nước tiến bộ, vì người dân, sai thì dũng cảm nhận sai và sửa sai để không phụ sự tin tưởng
của nhân dân.
Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước dân chủ. Theo anh/chị, làm thế nào
để một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi.
Thứ nhất, nhà nước dân chủ là nhà nước mà ở đó, người dân có quyền tham gia
vào việc tổ chức, hoạt động của các CQNN, bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn
đề quan trọng của đất nước. Hay hiểu một cách đơn giản hơn, một nhà nước dân chủ là
nhà nước mà ở đó người dân làm chủ, quyền làm chủ thuộc về nhân dân, chính quyền

thuộc về nhân dân.
Thứ hai, trong nhà nước dân chủ, nhà nước thừa nhận các quyền tự do dân chủ rộng
rãi cho người dân, thừa nhận địa vị pháp lý cho các tổ chức xã hội, đồn thể quần chúng
thơng qua pháp luật. Bên cạnh đó, nhà nước quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện
và bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của người dân. Ví dụ: Thơng qua Hiến pháp, Nhà
nước CHXHCNVN thừa nhận các quyền dân chủ của người dân như quyền bầu cử, quyền
tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với CQNN về các
vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Bất kỳ ai xâm phạm tới những quyền tự do, dân
chủ của người dân đều có thể bị áp dụng những chế tài pháp lý. Ví dụ: Điều 166 Bộ luật
Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo.
Thứ ba, trong quá trình quản lý xã hội, nhà nước cố gắng xây dựng nền dân chủ
bằng cách bảo đảm việc người dân được tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà
nước. Ví dụ: Khoản 2 Điều 28 Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013.


×