Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KE HOACH THUC HIEN CHUYEN DE HOC TAP VA LAM THEO TAM GUONG DAO DUC HO CHI MINH NAM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.41 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐẢNG BỘ XÃ MƯỜNG HOONG CB TRƯỜNG PTDT BT THCS MƯỜNG HOONG. * Số: 01-KH/CB. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mường Hoong, ngày 24 tháng 3 năm 2015. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” Thực hiện Kế hoạch số 29-KH/ĐU, ngày 22/01/2015 của Đảng ủy xã Mường Hoong về việc tổ chức học tập chuyên đề năm 2015 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”, nay Chi bộ trường PTDT BT THCS Mường Hoong xây dựng kế hoạch học tập chuyên đề năm 2015 như sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp nối những chuyên đề đã học tập trong thời gian qua; cụ thể hóa nội dung phù hợp với tình hình và nhiệm vụ của năm 2015; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ huyện, tổ chức tốt Đạị hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XV và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. - Tiếp tục thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”; đẩy mạnh tuyên truyền, gắn với kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm. II. NỘI DUNG HỌC TẬP 1. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó vói nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh 1.1. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “trung thực, trách nhiệm”: a) Tư tưởng Hồ Chí Minh về “trung thực”, “trách nhiệm” - Tư tưởng Hồ Chí Minh về “trung thực” Trung thực là trung thực từ trong suy nghĩ, từ suy nghĩ tới việc làm, “nói phải đi đôi với làm”, đã nói thì phải làm. Trung thực là nghiêm túc với chính mình, đúng với người khác, không được hứa mà không làm Trung thực trong tự phê bình và phê bình; trung thực trong việc chấp hành nguyên tắc Đảng, kỷ luật Đảng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: tự phê bình và phê bình là phải thành khẩn, thành tâm, không được “giấu bệnh, sợ thuốc”. Tự phê bình và phê bình phải trung thực. Bác nhấn mạnh tới việc không “đặt điều”, “không thêm bớt”. Trung thực theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn nghĩa là “trung với Đảng”, “trung với nước”, “hiếu với dân”. - Tư tưởng Hồ Chỉ Minh về “trách nhiệm”. Trách nhiệm thì bao gồm ý thức trách nhiệm và tinh thần trách nhiệm. Ý thức trách.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> nhiệm: Nhận thức về trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm: Thực hiện trách nhiệm. - Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là bổn phận mỗi người phải làm + Trách nhiệm đầu tiên là trách nhiệm với Tổ quốc. Mỗi một người đều phải có trách nhiệm với Tổ quốc. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bác viết: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không phân biệt tôn giảo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực dân Pháp”. + Mỗi một người đều có trách nhiệm đối với gia đình, quê hương. + Mỗi người đều có trách nhiệm đối với nhân dân, cộng đồng dân tộc. + Đối với cán bộ, đảng viên, công chức phải có trách nhiệm đối với công việc, đối với Đảng, đối với Chính phủ. b) Tấm gương đạo đức Hồ Chỉ Minh về trung thực, trách nhiệm - Đầu tiên chúng ta thấy ở Bác Hồ là trách nhiệm của người dân đối với Tổ quốc. Khi trong cảnh “nước mất, nhà tan”, Bác tự xác định trách nhiệm của mình phải ra đi tìm đường cứu nước. - Trong cuộc đấu tranh cùng nhân dân giành lại nền độc lập cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận trách nhiệm đi cùng với đồng bào trong cuộc đấu tranh đó. - Khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong bối cảnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, là người đứng đầu hệ thống quyền lực, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận trách nhiệm cùng toàn Đảng, lãnh đạo nhân dân để bảo vệ nền độc lập vừa giành được. - Khi Đảng và Nhà nước mắc khuyết điểm, với vai trò là người đứng đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng ra chịu trách nhiệm trước dân, chịu trách nhiệm trước Đảng, đứng ra xin lỗi nhân dân và hứa quyết tâm sửa chữa, kêu gọi đồng bào đoàn kết để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với nhân dân và tẩm gương đạo đức Hồ Chí Minh về suốt đời gắn bó với nhân dân 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với nhân dân: a) Tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với nhân dân bắt nguồn từ quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhân dân - Gắn bó với nhân dân là phải biết phát huy truyền thống trên dưới đồng lòng, toàn dân tộc chung sức để tạo ra sức mạnh để xây dựng và gìn giữ non sông, là đem sức ta giải phóng cho ta. - Quá trình đi tìm đường cứu nước, Người nhận ra rằng, cách mạng muốn thành công thì cuộc cách mạng đó phải gắn bó mật thiết với lợi ích của nhân dân, phát huy được cao nhất sức mạnh của nhân dân. Nghĩa là gắn bó với nhân dân. b) Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời gắn bó với nhân dân - Ngay từ thời thơ ấu cho đến trước lúc ra đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn, gắn bó với nhân dân, gần gũi với nhân dân, thậm chí là tham gia vào những tổ chức, quan tâm đến người nghèo. - Trong khoảng thời gian dài bôn ba tìm đường cứu nước, Người cũng luôn gần gũi với giới cần lao. - Khi là người lãnh đạo cao nhất của đất nước, Người thường xuyên dành thời gian đến với nhân dân. Trong 10 năm (từ năm 1959 - 1969), Người có đến 700 lần đi thăm cơ sở..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Trong Di chúc, những lời dặn dò của Bác là những lời dặn dò về tất cả mọi người trong xậ hội, kể cả những người Bác nói là nạn nhân do chế độ cũ để lại, phải quan tâm đến họ như thế nào. 1.3. Tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh: a) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết “Đoàn kết” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là rất rộng và rất nhiều nội dung. - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết làm nên sức mạnh, đoàn kết là thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh và coi đoàn kết là cuội nguồn của thành công. - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết còn là mục tiêu để phấn đấu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết là phải đoàn kết được tất cả các tầng lóp nhân dân. - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết còn kết hợp với truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, thật thà, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “đoàn kết” phải dựa trên liên minh công nông. - Trong tư tường Hồ Chí Minh, khi nói vai trò của Đảng trong xây dựng khối “đoàn kết”, Người chỉ rõ: Đảng phải là thành viên của Mặt trận thống nhất và trách nhiệm của Đảng là phải xây dựng khối đoàn kêt cho nên Mặt trận đó. - Đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn là chống tư tưởng hẹp hòi, chống đoàn kết một chiều, chống tư tưởng không có đấu tranh, không có giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ; và cũng không nên lấy quan điểm giai cấp để chỉ “xét nét”. b) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh - Tư tưởng Hồ Chỉ Minh về tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng + Khi nói về tư tưởng Hồ chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, thì trước hết, phải nói đến vai trò của Đảng chính trị trong đấu tranh giải phóng dân tộc. + Khi tiếp cận với chủ nghĩa Lênin, Bác hiểu rõ thêm về đảng chính trị của giai cấp công nhân, lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân để hoàn thành cách mạng vô sản. Bác nhấn mạnh: Đảng muốn mạnh thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt. + Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng phải thực hiện thật tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Chỉ khi những nguyên tắc cơ bản nhất được thực hiện một cách nghiêm túc, thì vai trò của Đảng chính trị mới phát huy được. + Đảng chính trị muốn mạnh thì phải quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài. Đảng phải có mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn. - Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết trong công tác xây dựng Đảng Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “trước hết nói về Đảng” với 5 quan điểm rất cơ bản về công tác xây dựng Đảng, trong đó chỉ gắn với đoàn kết. Tức không có đoàn kết thì không thể xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh được. + Từ khi ra đời, nhờ đoàn kết chặt chẽ nên lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta. + Phê bình và tự phê bình phải có tình đồng chí, yêu thương lẫn nhau. c) Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh - Suốt đời Bác phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, lãnh đạo, rèn luyện Đảng và chăm lo xây dựng Đảng. - Tấm gương về phẩm chất, tư cách của một người đảng viên Tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phẩm chất, tư cách của một người đảng viên, có 03 điểm nổi bật: + Một là, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng. + Hai là, tấm gương về trách nhiệm tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, trung với nước, hiếu với dân. + Ba là, tấm gương tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất năng lực, đạo đức, lối sống của một đảng viên. 2. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong giai đoạn hiện nay 2.1. Về trung thực, trách nhiệm: - Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người phải phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: đoàn kết, gắn bó và có trách nhiệm với mình, có trách nhiệm với nhau, với quê hương đất nước. - Chúng ta đang xây dựng “nền tảng tinh thần” cho một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Mỗi người phải thấy được trách nhiệm của mình để có thể có được xã hội đó. - Tình trạng chạy theo thành tích còn lớn, chạy theo thành tích thì thiếu trung thực trong báo cáo, dẫn đến thiếu trách nhiệm. Chúng ta phải khắc phục. - Nói đi đôi với làm, hãy nói và làm những việc cụ thể. 2.2. Về gắn bó với nhân dân: - Tình trạng xa rời nhân dân, thiếu trách nhiệm với dân, hứa với dân mà không làm ... vẫn còn. Chúng ta phải khắc phục để gần dân hơn, gắn bó với nhân dân hơn. - Mỗi chính sách đưa ra, mỗi kế hoạch được xây dựng ... đều phải xuất phát từ lợi ích của dân. - Mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải có nhiều mối liên hệ với nhân dân hơn nữa. - Cần phải gắn bó nhân dân để xây dựng Đảng, cần có ý kiến của nhân dân góp ý cho đảng viên, cho cán bộ, cho Đảng. 2.3. Về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh: Nội dung tăng cường đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh hiện nay cần phải tập trung vào mấy vấn đề: - Thứ nhất, Đảng ta cũng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu lý luận, bổ sung những vấn đề mới để hoàn thiện đường lối đổi mới của Đảng. - Thứ hai, phải thật sự coi công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. - Thứ ba, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> các đoàn thể chính trị trong một số lĩnh vực. - Thứ tư, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. - Thứ năm, tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XII của Đảng. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Đối với Chi bộ và nhà trường: - Triển khai nội dung chuyên đề đến từng đảng viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường. - Đăng nội dung chuyên đề trên Website của trường. 2. Đối với đảng viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên: Mỗi đảng viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên tự nghiên cứu nội dung chuyên đề và liên hệ thực tiễn nhiệm vụ được phân công để viết bản đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”. Trên đây là nội dung triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Chuyên đề 2015 về “trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”.. Nơinhận: - PGD&ĐT Đăk Glei, - Đản ủy xã Mường Hoong, - Lưu CB.. T/M CHI BỘ Bí Thư. Trần Nhật Lam.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×