Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bài giảng lịch sử đảng PHƯƠNG PHÁP vận DỤNG LỊCH sử vào HIỆN THỰC TRONG NGHIÊN cứu, GIẢNG dạy LỊCH sử ĐẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.86 KB, 9 trang )

PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG LỊCH SỬ VÀO HIỆN THỰC
TRONG NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐẢNG
Mở đầu
Phương pháp vận dụng lịch sử vào hiện thực (Phương pháp
thời sự hố) có vai trị quan trọng trong nghiên cứu lịch sử nói
chung, LỊCH SỬ ĐẢNG nói riêng. Nó bảo đảm cho khoa học lịch
sử có ý nghĩa hiện thực to lớn, giúp chúng ta giải quyết những vấn
đề do thực tiễn hiện tại đặt ra và dự báo sự phát triển của tương lai.
Mục đích yêu cầu
- Làm cho người học nắm được cơ sở khách quan của việc thực
hiện phương pháp vận dụng lịch sử vào hiện thực trong nghiên cứu,
giảng dạy LỊCH SỬ ĐẢNG
- Làm cho người học nắm được những phương pháp, yêu cầu
chung nhất khi vận dụng lịch sử vào hiện thực để nâng cao chất lượng
nghiên cứu, giảng dạy LỊCH SỬ ĐẢNG trong các nhà trường quân
đội; làm cơ sở cho hiểu biết quan điểm, đường lối, chủ trương của
Đảng trong các thời kỳ, giai đoạn cách mạng.
Nội dung bố cục
1. Tính tất yếu phải vận dụng lịch sử vào hiện thực
2. Một số vấn đề cần nắm vững khi vận dụng lịch sử vào hiện
thực trong khoa học LỊCH SỬ ĐẢNG
Thời gian
Phương pháp giảng dạy
- Từ qui nạp đến diễn dịch
- Khái quát vấn đề đến phân tích, chứng minh qua thực tiễn
lịch sử CMVN do Đảng lãnh đạo.
Tài liệu sử dụng
1. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy lịch sử
ĐCSVN, Nxb QĐND, Hà Nội 2001, tr 231 – 246
2. Phương pháp Mác xít Lênin nít trong nghiên cứu LỊCH
SỬ ĐẢNG, Macxlốp, tr 112 – 142




2

3. Mấy vấn đề về phương pháp luận sử học, Viện Sử học 1976
4. Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu lịch sử, Uỷ ban Khoa học Xã hội, 1976.

I. Tính tất yếu phải vận dụng lịch sử vào hiện thực
Lịch sử và hiện thực luôn quan hệ với nhau. Nghiên cứu,
giảng dạy lịch sử là để phục vụ cho hiện tại và dự đoán tương lai.
Do đó, khi nghiên cứu, giảng dạy lịch sử phải ln vận dụng lịch sử
vào hiện thực.
Bởi vì:
- 1là: Lịch sử là một dòng chảy tự nhiên nối liền quá khứ,
hiện tại và tương lai
Lịch sử là một dòng chảy tự nhiên. Trong dịng chảy tự nhiên
đó các SKLS, QTLS có mối quan hệ hữu cơ với nhau, giữa chúng
có sự kế thừa, bổ sung, phát triển lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể
thống nhất, nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tức là:
Nghiên cứu lịch sử là nghiên cứu các SKLS, QTLS
Mà SKLS, QTLS
Tồn tại khách quan khơng phụ thuộc vào người nghiên cứu;
Nó quan hệ khăng khít, biện chứng với nhau;
Nó để cho chúng ta nhận biết được lịch sử (quá khứ) thế nào;
Nó để cho chúng ta hiểu hiện tại đầy đủ hơn.
Do đó, khơng có SKLS, QTLS nào lại khơng chi phối đến
hiện tại và tương lai.
Vì vậy, phải vận dụng lịch sử vào hiện thực trong nghiên cứu,

giảng dạy LỊCH SỬ ĐẢNG.


3

Lênin nói: “Khi xem xét bất cứ hiện tượng xã hội nào trong
q trình phát triển của nó, thì bao giờ người ta cũng tìm thấy trong
đó những vết tích của quá khứ, những cơ sở của hiện tại và những
mầm mống của tương lai” (LN TT, T1, Nxb TB M. 1974, tr 218)
VD:
Nghiên cứu CLĐT (3/2/1930) của Đảng, trong sự phát triển của
nó có LCCT (10/1930); NQTW 6,7,8; NQĐH2; NQTW 15; NQ ĐH3
(9/1960)…ngày nay và mãi mãi sau này vẫn phải kiên trì mục tiêu
ĐLDT và CNXH mà CLĐT đã vạch ra ngay từ 3/2/1930.
=> Như vậy, CLĐT ra đời là một SKLS nó ln phát triển nối
liền với hiện tại và nó cịn chỉ hướng cho tương lai phát triển của đất
nước phải kiên trì mục tiêu ĐLDT và CNXH.
TÓM LẠI:
Nghiên cứu các SKLS, QTLS giúp ta hiểu được quá khứ, nắm
bắt được hiện tại và dự đoán được tương lai. Do đó, nghiên cứu và
giảng dạy LỊCH SỬ ĐẢNG phải vận dụng lịch sử vào hiện thực.
- 2là: Nghiên cứu lịch sử là nghiên cứu những sự kiện đã qua,
mà người nghiên cứu phần lớn không cùng thời với sự kiện đó, do
đó muốn dựng lại chính xác, chân thật, đúng hiện thực lịch sử,
người nghiên cứu phải nghiên cứu tất cả những gì quá khứ đã xảy
ra mới vận dụng cho hiện tại đúng đắn, chính xác được, không
được lấy ý muốn chủ quan áp đặt cho lịch sử.
VD:
Chúng ta nghiên cứu lịch sử ĐCSVN là nghiên cứu từ cuộc
vận động thành lập Đảng (từ 1920 đến nay). Do đó, đa số các

SKLS, QTLS đó khơng cùng thời với chúng ta.
Tức là, phải nghiên cứu từ quá khứ để vận dụng cho hiện tại.


4

Mà nguyên tắc nghiên cứu lịch sử phải nắm vững lịch sử; phải
đánh giá khách quan, trung thực lịch sử; phải rút ra những vấn đề
thiết thực để vận dụng cho hiện tại.
Mặt khác, qua khứ, hiện tại, tương lai cũng phải được hiểu
một cách ước lệ. Ngay hiện tại có thể là một thời điểm hay có thể là
một khoảng thời gian như: Thời kỳ CNH, HĐH; Giai đoạn 2, giai
đoạn cách mạng XHCN…
Vì vậy, tất yếu phải vận dụng lịch sử vào hiện thực.
- 3là: Mục đích nghiên cứu, giảng dạy LỊCH SỬ ĐẢNG cũng
đặt ra yêu cầu phải vận dụng lịch sử vào hiện thực
Vì:
Nghiên cứu LỊCH SỬ ĐẢNG là nghiên cứu hoạt động lãnh
đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng. Nghiên cứu 2 qui luật: qui luật ra
đời và qui luật hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng. Nhằm thực
hiện 4 mục tiêu của bộ mơn.
Do đó, từ đối tượng, nhiệm vụ của khoa học LỊCH SỬ ĐẢNG
cũng nói lên nghiên cứu, giảng dạy LỊCH SỬ ĐẢNG là nghiên cứu
quá khứ, nhưng để phục vụ cho hiện tại và tương lai;
Vì vây,để giải quyết hiện tại không thể không vận dụng những
kinh nghiệm của qúa khứ.
TÓM LẠI:
Nghiên cứu, giảng dạy LỊCH SỬ ĐẢNG, yêu cầu khách quan
phải vận dụng lịch sử vào hiện thực. Đó là vấn đề có tính ngun
tắc của phương pháp luận nghiên cứu lịch sử và của khoa học LỊCH

SỬ ĐẢNG nói riêng.
II. Một số vấn đề cần nắm vững khi vận dụng lịch sử vào
hiện thực trong khoa học LỊCH SỬ ĐẢNG (1,2,3)
1. Cần nắm vững SKLS, QTLS dựng lại bức tranh chân
thật của lịch sử để hiểu hiện tại, dự đốn tương lai.
- 1là: Vì sao phải nắm vững SKLS, QTLS?


5

Bởi vì:
Các SKLS, QTLS diễn ra trong q khứ khơng thể lặp lại như
cũ được và thời gian của lịch sử cũng không thể đảo ngược lại được.
Nhưng người ta lại khôi phục được SKLS, QTLS trong tư duy của
mỗi người được.
Mà dựng lại bức tranh chân thật của lịch sử sẽ giúp hiểu rõ
hơn, sâu sắc hơn về lịch sử. Do đó, có thể vận dụng lịch sử vào hiện
thực tốt hơn.
VD:
Trận chiến đấu trên đồi A1 (Điên Biên Phủ) đã qua lâu rồi,
nhưng nay ta có thể dựng lại trong tư duy của mỗi người được (nếu
nghiên cứu đến) để vận dụng vào chiến đấu hiện nay nếu xảy ra.
- 2là: Các phương pháp dựng lại bức tranh chân thật của
lịch sử
+ Phương pháp dựa vào các sử liệu thành văn
Tức là dựa vào các sử liệu như văn kiện, nghị quyết, những
bài nói, bài viết của các lãnh tụ để dựng lại lịch sử.
Yêu cầu của phương pháp này
. Phải căn cứ vào nhiều tài liệu kể cả tài liệu của đối phương
. Tài liệu phải mang tính điển hình, đáng tin cậy

. Người nghiên cứu phải có phương pháp phân tích, đánh giá,
tổng hợp khách quan khoa học
+ Phương pháp dựa vào những hiện vật lịch sử còn để lại
Tức là dựa vào những pháo đài, lơ cốt, vũ khí, cơng cụ sản
xuất, đồ dùng sinh hoạt, trang phục… để dựng lại lịch sử.
VD:
Nghiên cứu địa đạo Củ Chi, Điện Biên Phủ, Thành cổ Quảng
Trị…người ta sẽ khôi phục được những SKLS chân thật về cuộc chiến
đấu anh dũng của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ.
Yêu cầu của phương pháp này:


6

. Phải nghiên cứu thực tiễn rộng
. Phải kết hợp với các phương pháp khác
. Có khi phải sử dụng các thành tựu khoa học để nghiên cứu.
+ Phương pháp căn cứ vào những kết luận, các SKLS tiếp
theo (có cả lịch sử hiện tại) để dựng lại lịch sử.
VD:
Sau 2 năm đổi mới, Hội nghị Trung ương 6 (3/1989) khẳng định:
Thực hiện nhất quán lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần đi lên
CNXH. Từ đây nhìn lại chủ trương của Hội nghị Trung ương 6
(8/1979): Sử dụng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể
để phát triển sản xuất, đó là chủ trương mới và đúng đắn trong thời kỳ
đổi mới từng phần từ 1979 đến 1986.
Từ đặc trưng xã hội XHCN mà Đại hội VII đưa ra, nay phân tích,
đánh giá mơ hình, mục tiêu của Đại hội IV tìm ra những mặt phù hợp
và những mặt khơng cịn phù hợp.

u cầu của phương pháp này
Người nghiên cứu phải hướng về quá khứ mà trước đó đã mơ
hình hố
Bằng phương pháp này có thể còn sửa lại được những kết luận
đã nghiên cứu cũ.
+ Phương pháp xây dựng mơ hình lý thuyết về SKLS, QTLS
rồi từ mơ hình đó khơi phục q khứ lịch sử.
Tức là nêu ra những thuộc tính điển hình rồi từ thuộc tính điển
hình đó làm rõ bản chất và triển vọng phát triển của SKLS, QTLS.
VD:
Đưa ra một mơ hình xã hội XHCN tương lai rồi từ mơ hình đó
xem lại mơ hình CNXH của Đại hội IV thế nào, phù hợp hay không
phù hợp.


7

2. Phải rút ra BHKN của lịch sử và vận dụng BHKN đó
vào thực tiễn (Cả bài học thành cơng và bài học chưa thành công;
kinh nghiệm cho từng thời kỳ lịch sử và cả quá trình lịch sử).
- 1là: Nội dung của vấn đề là: từ nghiên cứu thực tiễn lịch sử
rút ra BHKN, từ BHKN quay lại chỉ đạo thực tiễn, thông qua thực
tiễn tiếp tục bổ sung làm rõ kinh nghiệm.
VD:
Nghiên cứu cao trào cách mạng 1930-1931, cho rút ra kinh
nghiệm xây dựng khối liên minh công – nông đến xây dựng Mặt
trận dân tộc thống nhất.
Nghiên cứu 10 năm xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước
(1976-1986) rút ra BHKN “Lấy dân làm gốc”…
Tuy nhiên, không được nhầm lẫn kinh nghiệm với lý luận.

Kinh nghiệm chỉ thành lý luận khi nó mang tính khái qt và phổ
quát cao.
- 2là: Để tổng kết được kinh nghiệm phải làm gì?
. Phải dựng lại lịch sử chân thật như: Hình thức, biện pháp đấu
tranh…
. Phải làm rõ thành tựu, sai lầm và khuynh hướng phát triển…
- 3là: Để vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn và vận dụng có
hiệu quả phải làm gì?
. Phải hiểu kinh nghiệm; phân tích được cơ sở lý luận và thực
tiễn của kinh nghiệm; nắm nội dung của kinh nghiệm đó; thấy được
ý nghĩa lịch sử và hiện thực của kinh nghiệm.
. Phải đánh giá, phê phán các kinh nghiệm lịch sử
. Phải vận dụng ý nghĩa, phương pháp luận của kinh nghiệm
không sao chép, bê nguyên.
. Phải nắm vững thực tiễn đang đặt ra mà kinh nghiệm có thể vận
dụng.


8

3. Thường xuyên đề xuất, dự báo sự phát triển của tình
hình có liên quan đến phát triển tương lai.
- 1là: Vì sao phải đề xuất, dự báo?
+ Do thực tiễn luôn luôn vận động, phát triển
+ Dự báo tốt sẽ khơng bị bất ngờ, lúng túng; có cơ sở đề xuất
chủ trương, giải pháp đúng; có định hướng phát triển tiếp theo cho
phù hợp.
- 2là: Để đề xuất, dự báo tốt phải làm gì?
+ Phải nắm chắc hiện tại
VD:

Trong Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc ngày 25/11/1945, Đảng
dự báo trong hàng loạt kẻ thù: Tưởng, Anh, Pháp, nhưng Pháp vẫn
là kẻ thù chính. Vì Đảng ta hiểu và nắm chắc âm mưu, thủ đoạn
hiện tại của từng kẻ thù.
+ Phải nắm vững và hiểu biết lịch sử (thế giới và trong nước)
Hồ Chí Minh nói: “Dân ta phải biết sử ta…” là như vậy
VD:
Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), Đảng dự báo: Do chiến tranh
đế quốc mà thế chiến I đẻ ra một nước XHCN, chiến tranh thế giới
lần này (thế chiến II) sẽ đẻ ra nhiều nước XHCN.
+ Phải đứng vững trên lập trường GCCN phân tích đánh giá
đúng tình hình để dự báo phát triển của tương lai.
VD:
Từ Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) đến Hội nghị Thường vụ
Trung ương (2/1943) Đảng ta đều dự kiến tổng khởi nghĩa giành
chính quyền khi qn “Đồng minh” vào Đơng Dương giải giáp quân
đội Nhật. Nhưng đến Hội nghị toàn quốc 13/8/1945 Đảng quyết
định tổng khởi nghĩa trước khi quân “Đồng minh” vào Đơng
Dương.
Sở dĩ như vậy là vì Đảng đánh giá đúng tình hình và âm mưu
của từng kẻ thù: Anh, Pháp, Mỹ, Tưởng…Cho nên Đảng quyết định


9

phải khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân “Đồng minh” vào
giải giáp quân đội Nhật để sau dễ đuổi chúng đi.
+ Phải thường xuyên theo sát sự phát triển của tình hình tránh
bị động, bất ngờ.
Kết luận bài

- Vận dụng lịch sử vào hiện thực là yêu cầu khách quan, là
phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu, giảng dạy LỊCH SỬ
ĐẢNG.
- Để vận dụng lịch sử vào hiện thực đạt hiệu quả cao phải:
Nắm vững, hiểu biết sâu sắc lịch sử
Nắm vững xu thế phát triển của đất nước, thời đại
Có hiểu biết nhất định về những khoa học có liên quan
Có bản lĩnh chính trị vững vàng
Có thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, khoa hoc…



×