Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÀI GIẢNG LỊCH sử ĐẢNG vận DỤNG PHƯƠNG PHÁP LỊCH sử và PHƯƠNG PHÁP lôgíc TRONG NGHIÊN cứu, GIẢNG dạy LỊCH sử ĐẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.06 KB, 19 trang )

CHUYÊN ĐỀ: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ
PHƯƠNG PHÁP LƠGÍC TRONG NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY LỊCH SỬ
ĐẢNG
Việc nhận thức và vận dụng tốt PPLS và PPLG là vấn đề phương pháp luận
quan trọng có tác dụng nâng cao chất lượng cơng tác sử học nói chung, cơng tác
nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng nói riêng. Vì vậy, cần nghiên cứu nắm vững
và vận dung sáng tạo hai phương pháp này trong nghiên cứu, giảng dạy LSĐ.
Mục đích yêu cầu
- Giới thiệu cho người học nắm được nội dung, đặc điểm của PPLS , PPLG
và sự kết hợp của hai phương pháp này
- Người học nắm được cách thức vận dụng PPLS và PPLG trong nghiên
cứu, giảng dạy LSĐ vào những hình thức cụ thể.
Nội dung bố cục
1. Lịch sử và lơgíc, phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc
2. Phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc trong nghiên cứu, giảng dạy
LSĐ.
Thời gian
Phương pháp giảng dạy
Nêu vấn đề, phân tích, chứng minh làm rõ từng vấn đề
Lấy ví dụ thực tiễn, liên hệ thực tiễn việc vận dụng PPLS và PPLG trong
thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy LSĐ làm rõ từng nội dung.
Tài liệu
Giáo trình Phương pháp luận sử học, Tr 135-159
I. Lịch sử và lơgíc, phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc (1,2,3)
(1). Quan điểm Mác xít về lịch sử và lơgích (a,b,c)
a). Lịch sử và khoa học lịch sử


2
- Lịch sử là phạm trù chỉ quá trình phát sinh, phát triển của các sự vật trong
thế giới khách quan, diễn ra theo trình tự thời gian và khơng gian nhất định, với


những biểu hiện muôn màu muôn vẻ, với những bước quanh co phức tạp bao gồm
cả những tất yếu và ngẫu nhiên, hiện tượng và bản chất, chung và riêng…
=> Như vậy:
Lịch sử là bản thân hiện thực khách quan.
Trong hiện thực khách quan đó có các SKLS, QTLS tồn tại, vận động, phát
triển theo những qui luật khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người.
- Khoa học lịch sử nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách quan về: quá trình ra đời, phát triển của xã hội lồi
người; q trình ra đời, phát sinh, phát triển của một quốc gia, một dân tộc…
Nhiệm vụ của khoa học lịch sử là:
Khôi phục chân thực lịch sử;
Phát hiện qui luật vận động, phát triển của mỗi SKLS và QTLS.
b). Lơ gíc:
Là phạm trù dùng để nêu lên cái chung, cái tất yếu, cái bản chất của quá
trình phát triển lịch sử, của sự vật khách quan.
Lơgíc khơng chỉ phản ánh cái lịch sử của quá khứ, hiện tại mà cịn nói lên
khuynh hướng đi lên, vươn tới của lịch sử.
=> Lơ gíc là cái tái hiện của lịch sử bằng tư duy lý luận
c). Mối quan hệ giữa lịch sử và lơ gíc
- Lịch sử và lơgíc là hai phạm trù triết học chỉ mối tương quan biện chứng
giữa sự vận động, phát triển lịch sử, cụ thể của sự vật, hiện tượng và nhận thức về
bản chất, qui luật, xu hướng tất yếu của nó.
- Giữa lịch sử và lơgíc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Biểu hiện:


3
+ Về mặt nhận thức luận, lịch sử là bản thân hiện thực khách quan, cịn
lơgíc là bản chất của hiện thực đo, do sự nghiên cứu lý luận vạch ra.
=> Lịch sử là bản thân hiện thực khách quan với những hiện tượng mn

màu mn vẻ, cịn lơgíc là bản chất của hiện thực đó, do sự nghiên cứu lý luận
vạch ra.
+ Trong mối quan hệ giữa lịch sử và lơgíc thì lịch sử quyết định lơgíc, cịn
lơgíc là phản ánh của lịch sử.
+ Giữa lịch sử và lơgíc luôn thống nhất với nhau, nhưng không đồng nhất
mà là hai phạm trù riêng, khác nhau, có liên quan với nhau.
Lịch sử là bản thân hiện thực khách quan, muôn màu, mn vẻ, cịn lơgíc là
sự phản ánh, mà là sự phản ánh khơng tồn bộ, khơng thụ động, mà đã được “uấn
nắn” lại theo những qui luật của QTLS đem lại.
(2). Phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc (a,b)
a). Phương pháp lịch sử
- Khái niệm
Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu các SKLS, QTLS trong
bối cảnh lịch sử nhất định, theo trình tự thời gian và trong mối liên hệ với các sự
vật, hiện tượng khác trong quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc của nó.
- Đặc điểm của PPLS
+ ĐĐ1: PPLS trình bày SKLS theo trình tự thời gian, điều kiện, hồn cảnh
và quá trình phát triển tất yếu của SKLS theo các giai đoạn, thời kỳ lịch sử; làm
rõ nguồn gốc và biểu hiện của sự phát triển ấy.
VD:
Ngày 1/9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra, sau đó chiến tranh phát
triển ra sao? qua những giai đoạn nào? và kết thúc thế nào?
Với PPLS người ta sẽ xác định được trình tự phát triển tất yếu ấy. Đồng thời
chỉ rõ nguồn gốc và biểu hiện của cuộc chiến tranh đó.


4
+ ĐĐ2: PPLS dựa trực tiếp vào nguyên tắc tính lịch sử. Nghiên cứu các
SKLS trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, với thời gian và không gian khác nhau.
PPLS sử địi hỏi phải nghiên cứu với hình thức lịch sử cụ thể mà những

SKLS đó đã xảy ra trong những thời gian khác nhau.
VD:
Đánh giá Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954.
Nếu khơng từ hồn cảnh đất nước, quốc tế khi bước vào Hội nghị sẽ không
thấy hết thành cơng của nó. Cũng khơng thấy vì sao mới đạt được kết quả như
vậy.
VD2:
Cũng là chiến tranh nhân dân, nhưng trong chống Pháp và chống Mỹ là
khác nhau:
Chống Pháp là:
Vườn không, nhà trống; tiêu thổ kháng chiến…
Chống Mỹ là:
Một tấc không đi, một ly không rời; bám thắt lưng địch mà đánh…
=> Vậy là, phải nghiên cứu trong quá trình vận động và phát triển; trong
hoàn cảnh lịch sử cụ thể; trong những thời gian, không gian cụ thể…
+ ĐĐ3: PPLS nghiên cứu, xem xét các SKLS theo nấc thang phát triển, qua
đó tìm ra những thay đổi bên trong và xu hướng vận động phát triển vốn có của
SKLS để hình thành trong tư duy tồn bộ q trình vận động, phát triển của bản
thân SKLS.
Nghiên cứu, xem xét các SKLS theo nấc thang phát triển của nó cho phép
phân kỳ lịch sử chính xác. Bản thân SKLS chưa thay đổi thì chưa thể phân kỳ
sang giai đoạn khác được.
VD:


5
. Lấy Đại hội I (1935) làm mốc để phân kỳ vì nó kết thúc thời kỳ thối trào
CM.
. Lấy chiến thắng Biên giới (1950) làm mốc chuyển hoá cuộc kháng chiến
chống Pháp vì nó đánh dấu bước phát triển từ chiến tranh du kích sang chiến tranh

chính qui.
+ ĐĐ4: PPLS nghiên cứu các SKLS trong mối liên hệ với những SKLS
khác, bao gồm cả mối liên hệ theo chiều dọc và mối liên hệ theo chiều ngang.
. Nghiên cứu theo mối liên hệ dọc để thấy tính kế thừa và phát triển
của mỗi SKLS
VD:
Nghiên cứu xây dựng LLVT phải nghiên cứu từ CLĐT đến Nghị quyết Đội
tự vệ đến Các Đội tự vệ đỏ (1930-1931) đến Du kích Bắc Sơn đến Các đội Cứu
quốc quân đến Đội VN tuyên truyền giải phóng qn đến các binh đồn chủ lực…
. Nghiên cứu theo mối liên hệ ngang để thấy tính hệ thống của các thời kỳ
lịch sử đó.
VD:
Nghiên cứu về Mặt trận phải nghiên cứu trong mối liên hệ với Đảng, với
các tổ chức trong hệ thống chính trị mới thấy được: vị trí, vai trị của Mặt trận;
mới rút ra được kinh nghiệm xây dựng LLCM trong thời kỳ lịch sử đó.
(b). Phương pháp lơ gíc
- Khái niệm:
PPLG là phương pháp xem xét, nghiên cứu các SKLS, QTLS dưới dạng
tổng quát nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, qui luật vận động, phát
triển của lịch sử.
- Đặc điểm của PPLG:
+ ĐĐ1: PPLG có nhiệm vụ vạch ra vai trò của từng yếu tố của một hệ
thống trong một chỉnh thể đã phát triển, tìm cách đi đến chân lý khoa học.


6
VD:
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp phải
nghiên cứu: Đường lối kháng chiến; tổ chức xây dựng lực lượng; xây dựng kinh
tế, phát triển văn hoá; chỉ đạo kháng chiến từng giai đoạn…để thống nhất trong

một chỉnh thể sự lãnh đạo của Đảng trong kháng chiến.
Mặt khác, khi nghiên cứu một yếu tố, một lĩnh vực nào đó cũng phải vạch
ra được vai trị của từng mặt cấu thành yếu tố trong lĩnh vực đó, mới có thể đi đến
chân lý khoa học được. Trên cơ sở nhận thức, đánh giá đúng đắn vai trò của từng
yếu tố, từng lĩnh vực, từng mặt trong hệ thống của một chỉnh thể thống nhất mới
tìm ra qui luật phát triển của lịch sử. Có như vậy mới xác định, phản ánh đúng đắn
các nội dung bên trong của các SKLS.
VD:
Nghiên cứu nghệ thuật quân sự của Đảng.
Phải nghiên cứu:
Nghệ thuật trong từng trận đánh
Nghệ thuật tạo thời cơ
Nghệ thuật chiến dịch
Nghệ thuật kết thúc chiến tranh…
=> Mới thấy được nghệ thuật quân sự độc đáo của Đảng
+ ĐĐ2: Đặc trưng nổi bật của PPLG là phân tích, mà phân tích bao giờ
cũng gắn liền với tổng hợp.
Phân tích là dựa vào các tư liệu, SKLS chia ra từng mặt, từng bộ phận, từng
yếu tố để nghiên cứu, tìm hiểu. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp lại để phát hiện qui
luật. Do đó, khơng có phân tích thì khơng có tổng hợp. Tổng hợp đúng trên cơ sở
phân tích đúng.
+ ĐĐ3: PPLG cho người nghiên cứu nhận thức được bản chất, qui luật
của SKLS, QTLS và hiểu được sự độc đáo của sự kiện này so với sự kiện khác;


7
hiểu được bản chất, cơ cấu, mối liên hệ chức năng và sự phụ thuộc giữa các mặt,
các yếu tố trong cơ cấu.
VD:
Nghiên cứu LLSX và QHSX trong lịch sử phát hiện ra qui luật QHSX phải

phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Tức là PPLG tìm ra mối
liên hệ bản chất và mối liên hệ phụ thuộc của hai yếu tố này.
Thực tế trước đổi mới, Đảng ta chưa hiểu đầy đủ mối liên hệ phụ thuộc của
hai yếu tố này, do đó coi CM QHSX là mở đường dẫn đến sai lầm trong cải tạo
các thành phần kinh tế.
+ ĐĐ4: PPLG phải “thông qua” các SKLS, tước bỏ những ngẫu nhiên
không bản chất để phát hiện những vấn đề cốt lõi, bản chất, tất nhiên và xu hướng
phát triển của sự vật.
Vì:
Sự vật, hiện tượng có mặt thể hiện bản chất, mang tính điển hình, song
cũng có mặt khơng thể hiện bản chất điển hình. Vì vậy, khi nghiên cứu các SKLS,
phương pháp lơgíc cho phép bỏ qua những cái ngẫu nhiên khơng bản chất mà chỉ
cần xem xét những mặt điển hình, chủ yếu phản ánh được những mối liên hệ của
sự vật, hiện tượng.
Tuy nhiên, cũng khơng có nghĩa bỏ qua việc nghiên cứu lịch sử cụ thể mà
phương pháp lơgíc dựa trên những tư liệu lịch sử cụ thể có lựa chọn, phân tích,
tổng hợp, khái quát thành lý luận những mặt chủ yếu thể hiện bản chất của QTLS.
VD:
Muốn khái quát thành lý luận cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phải
vận dụng PPLG là chủ yếu.
Vì:
Trên cơ sở tư liệu lịch sử, qua nghiên cứu mà phát hiện bản chất đặc thù,
qui luật của cuộc kháng chiến. Đó là:


8
Chiến tranh nhân dân với phương châm toàn dân, toàn diện;
Kết hợp vừa kháng chiến vừa kiến quốc;
Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh: Qn sự, chính trị, binh vận…
Kết hợp nhiều cách đánh: phịng ngự, phản cơng, tiến cơng, du kích…

(3). Sự kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc
PPLS và PPLG là hai phương pháp khác nhau có tính độc lập tương đối
trong sự thống nhất biện chứng được sử dụng nhằm tìm tịi chân lý khách quan
của sự phát triển của lịch sử.
Ph. Ăng ghen cho rằng: “Về bản chất phương pháp lơgíc khơng phải là gì khác
mà cũng là phương pháp lịch sử, chỉ có khác là đã thốt khỏi những hình thức lịch sử
của nó và khỏi những hiện tượng ngẫu nhiên gây trở ngại mà thơi. Lịch sử bắt đầu từ
đâu, thì q trình tư duy cũng phải bắt đầu từ đó, và sự vận động tiếp tục của nó
chẳng qua là sự phản ánh quá trình lịch sử dưới một hình thái trừu tượng và nhất
quán về lý luận”. (1) C.Mác và Ph. Ăng ghen. Toàn tập, T. 13, Nxb CTQG, H 1993, tr. 614.
Biểu hiện của sự thống nhất biện chứng là:
- BH1: Phương pháp lơgíc là con đường, cách thức đạt tới sự phản ánh
lịch sử đúng đắn. Nhưng sự phản ánh của lơgíc đã được “uấn nắn” lại theo
những qui luật mà hiện thực lịch sử đã cung cấp, thể hiện dưới dạng khái quát lý
luận.
Tức là:
Từ những SKLS, QTLS cụ thể, PPLG phát hiện ra bản chất, tìm ra qui luật,
đặc điểm lịch sử có căn cứ khoa học khái quát thành lý luận phù hợp với lơgíc
khách quan của tiến trình lịch sử.
Vì vậy, giữa PPLS và PPLG có sự thống nhất biện chứng, thể hiện ở mục
đích nghiên cứu là làm rõ qui luật khách quan của sự phát triển lịch sử.
Lịch sử là bản thân hiện thực khách quan. PPLS đem lại sự hiểu biết những
qui luật khách quan của lịch sử. Những QLLS được nhận thức nhờ vào PPLG tự


9
chúng trở thành công cụ, phương tiện tiếp tục nhận thức các SKLS, QTLS để
thâm nhập ngày càng sâu vào hiện thực khách quan của lịch sử.
Trên cơ sở những SKLS, PPLG cho phép nhận thức được các qui luật, tính
qui luật của QTLS, hiểu được bản chất, cơ cấu, mối liên hệ chức năng phụ thuộc

của các sự vật, hiện tượng trong lịch sử.
Vì vậy, trong nghiên cứu nói chung, nghiên cứu LSĐ nói riêng, PPLG ln
được kết hợp với PPLS và được vận dụng phổ biến.
- BH2: PPLS và PPLG có sự thống nhất với nhau. Lịch sử vận động và
phát triển mang nhiều tính ngẫu nhiên che đậy bản chất của các sự kiện. PPLG sẽ
tách bỏ những cái ngẫu nhiên tìm ra cái tất yếu, cái bản chất của quá trình phát
triển.
VD:
Muốn dựng lại cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng của của dân tộc, phải
từ những trận đánh, những chiến dịch, những tấm gương hy sinh anh dũng, lòng
hân hoan phấn khởi của nhân dân trong ngày 30/4/1975…
Trên cơ sở các SKLS, PPLG sẽ phát hiện ra:
Tính gay go quyết liệt, trường kỳ gian khổ hy sinh của dân tộc
Qui luật kết hợp ba thứ quân, đánh địch trên ba vùng chiến lược
Chân lý “Không có gì q hơn độc lập tự do”…
=> Như vậy, khoa học LSĐ không thể chỉ vận dụng một trong hai phương
pháp, PPLS và PPLG mà phải kết hợp cả hai phương pháp mới có kết quả và
cũng mới nghiên cứu, giảng dạy được.
II. Phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc trong nghiên cứu, giảng
dạy lịch sử Đảng. (1,2)
(1). Yêu cầu chung khi vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp
lơgíc trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng.


10
Vận dụng PPLS và PPLG trong nghiên cứu, giảng dạy LSĐ cần nắm vững
những yêu cầu cơ bản sau:
- YC1: Đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, nắm vững quan
điểm lịch sử, cụ thể, có thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu, giảng dạy LSĐ.
Vì:

Lập trường, thái độ, quan điểm của rngười nghiên cứu, giảng dạy LSĐ
quyết định đến việc xác định nội dung, phương pháp tiếp cận, trình bày LSĐ.
Do đó phải:
. Đứng vững trên lập trường giai cáp cơng nhân, có thế giới quan, phương
pháp luận khoa học;
. Phải nắm vững chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
. Phải chú ý đến tính lịch sử của qui luật.
- YC2: Nắm vững đối tượng, nhiệm vụ, chức năng của khoa học LSĐ.
Vì:
Mỗi khoa học có đối tượng, nhiệm vụ, chức năng khác nhau, việc nắm vững
chúng là vấn đề rất cơ bản được đặt ra trong nghiên cứu và giảng dạy.
Nắm vững đối tượng, nhiệm vụ, chức năng của bộ môn là cơ sở cho việc
xác định nội dung, chuẩn bị tài liệu, tư liệu, phương pháp nghiên cứu, trình bày
bất cứ vấn đề nào của khoa học LSĐ.
- YC3: Nắm vững các nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu, giảng dạy
của khoa học lích sử Đảng
Vì:
Nắm vững ngun tắc, phương pháp chung và phương pháp bộ môn sẽ đảm
bảo nghiên cứu, giảng dạy đúng hướng, đúng đối tượng, nhiệm vụ, chức năng bộ
môn và đạt hiệu quả cao.
Yêu cầu:


11
. Trong các nguyên tắc của bộ môn, quan trọng nhất phải nắm vững nguyên
tắc tính đảng và tính khoa học.
. Trong các phương pháp nghiên cứu, giảng dạy việc nắm vững và kết hợp
chặt chẽ PPLS và PPLG là quan trọng nhất.
Nắm vững nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu, giảng dạy vừa thể hiện
năng lực, trình độ của người nghiên cứu, giảng dạy vừa là cơ sở để tổng hợp, khái

quát tìm ra bản chất của SKLS, QTLS.
- YC4: Kết hợp đúng đắn PPLS và PPLG với các phương pháp chuyên
ngành của khoa học lịch sử.
Vì:
Trong hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp có khả năng và “thế mạnh”
khác nhau. PPLS và PPLG là hai phương pháp chủ yếu quan trọng nhất của khoa
học lịch sử và khoa học LSĐ.
Trong khoa học lịch sử có cả một hệ thống phương pháp mà mỗi phương
pháp có “thế mạnh” khác nhau, do đó phải kết hợp PPLS, PPLG với các phương
pháp khác.
=> Kết hợp tốt PPLS và PPLG với các phương pháp khác của khoa học
lịch sử sẽ làm cho việc vận dụng PPLS và PPLG có hiệu quả cao trong nghiên
cứu, giảng dạy LSĐ.
- YC5: Tơn trọng tính độc lập tương đối của phương pháp lịch sử và
phương pháp lơgíc.
Vì:
PPLS và PPLG là hai phương pháp khác nhau, có đặc điểm, tính chất,
nhiệm vụ khác nhau, kết hợp hai phương pháp này là yêu cầu khách quan trong
nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng.


12
Tuy nhiên, sự kết hợp này phải đảm bảo tính khách quan tránh áp đặt thái
quá, thiếu căn cứ khoa học, đảm bảo cho mỗi phương pháp phát huy được khả
năng, “thế mạnh” của chúng.
(2). Vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc trong các
nhiệm vụ của khoa học lịch sử Đảng.
a). Vận dụng khi sưu tầm tài liệu, tư liệu, sự kiện LSĐ; xử lý mối quan
hệ giữa tài liệu, sự kiện và khái quát lý luận.
- Vđ1: Vì sao phải vận dụng PPLS và PPLG khi sưu tầm tài liệu, tư liệu

LSĐ…
Vì: Đây là việc làm không thể thiếu đối với người nghiên cứu, giảng dạy
LSĐ để chống bệnh chủ quan, tuỳ tiện coi thường hoặc sử dụng tài liệu tư liệu, sự
kiện lịch sử thiếu căn cứ khoa học.
Bởi lẽ:
Giai đoạn sưu tầm tài liệu, tư liệu, SKLS là giai đoạn đầu tiên trong quá
trình rất phức tạp của người nghiên cứu, giai đoạn nhận thức cảm tính.
Do đó, kết hợp PPLS và PPLG khi sưu tầm tài liệu, tư liệu sẽ chống được
bệnh chủ quan, tuỳ tiện coi thường hoặc sử dụng tài liệu tư liệu, sự kiện lịch sử
thiếu căn cứ khoa học.
- Vđ2: Nội dung vận dụng
+ Nd1: Bám sát lơgíc để khoanh vùng, định khoảng, vận dụng PPLS lựa
chọn những tài liệu, tư liệu phù hợp đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy.
Bởi lẽ:
Tài liệu, tư liệu, sự kiện LSĐ rất phong phú, đa dạng. Vì vậy, phải bám sát
lơgíc để khoanh vùng, định khoảng tìm kiếm tài liệu, tư liệu. Vận dụng PPLS đi
sâu vào các chi tiết, các khía cạnh, các bước quanh co của lịch sử để tìm kiếm tài
liệu, tư liệu, SKLS. Quá trình tìm kiếm tài liệu, tư liệu lại vận dụng PPLG để phát
hiện ra bản chất bên trong của lịch sử.


13
+ Nd2: Vận dụng PPLS và PPLG để sử dụng tài liệu, tư liệu lịch sử trình
bày đúng lơgíc của sự phát triển, đồng thời đánh giá đúng tài liệu, tư liệu chính,
phụ, điển hình và khơng điển hình.
. SKLS là “vật liệu” để khái quát lý luận, nhưng phải sử dụng loại sự kiện gì
và tiêu chuẩn của sự kiện ấy thế nào, do đó phải vận dụng PPLS và PPLG mới tìm
đúng và sắp xếp đúng được.
. Nghiên cứu lịch sử phải sử dụng nhiều tài liệu khác nhau, nhưng phải chọn
tài liệu, sự kiện cần cho việc phân tích khái qt. Đó là những tài liệu, sự kiện

tương đối đầy đủ, chính xác và cùng loại. Do đó, phải vận dụng PPLS và PPLG
mới chọn đúng tài liệu, sự kiện cần thiết.
“Sự kiện đầy đủ” là những sự kiện bao quát đầy đủ những yếu tố, những
mặt cơ bản, những đặc trưng điển hình, những sự kiện khác có liên quan đến q
trình nghiên cứu. Có sự kiện đầy đủ nhà khoa học sẽ khắc phục được tình trạng
xun tạc lịch sử.
Sự kiện phải chính xác, tức là nội dung các tài liệu dùng để phân tích khái
quát thành lý luận phải phù hợp với hiện thực khách quan.
Ngồi u cầu về sự kiện đầy đủ, chính xác cịn phải có sự kiện cùng loại.
Sự kiện cùng loại là điều cần thiết cho việc so sánh đối chiếu.
Để biết sự kiện nào là sự kiện đầy đủ chính xác và cùng loại phải đánh giá
có phân tích, phê phán nội dung của chúng. Muốn đánh giá nội dung cụ thể của
các sự kiện phải đánh giá nguồn tư liệu của từng sự kiện trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin và có thể tiến hành bằng nhiều cách, song không thể không vận
dụng PPLS và PPLG.
+ Nd3: Vận dụng PPLS và PPLG để khái quát thành lý luận khi sưu tầm,
nghiên cứu các tài liệu, tư liệu, SKLS
Sưu tầm tài liệu là giai đoạn đầu không thể thiếu của việc nghiên cứu khoa
học trước khi chuyển sang khái quát lý luận.


14
Khái quát lý luận giúp chúng ta đi sâu vào bản chất sự vật, nhận thức sâu
sắc hiện thực, tức là chuyển sang giai đoạn thứ hai của việc nhận thức, đó là nhận
thức lý tính.
Việc khái qt lý luận trên cơ sở tài liệu, sự kiện được thực hiện bằng PPLG
biện chứng. Đó là phân tích và tổng hợp, qui nạp và diễn dịch. Q trình này hồn
thành khi nêu được nội dung các khái niệm, qui luật cơ bản của lịch sử phát triển
xã hội.
Tóm lại, trong nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học lịch sử nói riêng

phải trải qua ba giai đoạn chủ yếu: đặt vấn đề, sưu tầm tài liệu, sự kiện, khái quát
lý luận. Vì vậy, để xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tài liệu, sự kiện với khái quát
lý luận nhà sử học phải nắm vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo PPLS và
PPLG
b). Vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc trong trình bày
đường lối, chủ trương của Đảng ở một thời kỳ, một giai đoạn cách mạng.
Yêu cầu khi vận dụng:
- YC1: Trình bày đường lối, chủ trương của Đảng trong một thời kỳ, một
giai đoạn cách mạng phải bắt đầu từ trình bày hồn cảnh lịch sử (đặc điểm tình
hình) để hình thành đường lối, chủ trương.
Phương pháp trình bày:
Vận dụng PPLS là chủ yếu.
Tức là đưa ra các tư liệu lịch sử, khôi phục SKLS, làm rõ tình hình thế giới,
trong nước, tình hình Đảng trong thời kỳ, giai đoạn cách mạng đó có liên quan đến
đường lối, chủ trương của Đảng.
Khi đưa ra các SKLS đã có sự kết hợp PPLG.
Vì đưa SKLS ra phải có phân tích, tổng hợp, khái qt, rút ra những kết
luận khoa học về hoàn cảnh lịch sử của thời kỳ hay giai đoạn lịch sử đó. Đó là sự
thể hiện của việc vận dụng PPLG


15
VD: Trình bày hồn cảnh lịch sử thời kỳ 1965-1968 phải làm rõ:
Bị thất bại trong “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ chuyển sang tiến hành
“chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền
Bắc với ý đồ lấy sức mạnh quân sự để đè bẹp cách mạng Việt Nam. Cả nước ta có
chiến tranh ở mức độ khác nhau.
Tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, chủ nghĩa xét lại hiện đại
thực hiện hồ hỗn vơ ngun tắc, bọn phản động quốc tế “bật đèn xanh” cho Mỹ
ngang nhiên đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam…

=> Như vậy, trình bày hoàn cảnh lịch sử thời kỳ này, sử dụng PPLS là
chính. PPLG sẽ phân tích, tổng hợp rút ra được: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta sẽ
khó khăn, gian khổ hơn nhiều, địi hỏi Đảng ta phải có quyết tâm chiến lược đúng
đắn để đánh thắng đế quốc Mỹ.
- YC2: Trình bày nội dung đường lối, chủ trương của Đảng phải sử dụng
PPLG là chủ yếu, đồng thời có kết hợp mức độ với PPLS.
VD:
Trình bày chủ trương của Đảng trong cuộc vận động dân chủ Đông Dương
(1936-1939).
Trên cơ sở tư liệu, SKLS của các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng tháng 7 năm 1936, tháng 3 năm 1937, tháng 8 năm 1937 và tác phẩm
“Tự chỉ trích” của đồng chí Nguyễn Văn Cừ,
. Vận dụng PPLG sẽ rút ra được chủ trương của Đảng trong thời kỳ
lịch sử này là:
Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến
tranh, địi tự do, dân chủ, cơm áo, hồ bình.
Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đó phải thành lập Mặt trận dân chủ rộng
rãi bao gồm mọi giai cấp, tầng lớp tán thành chống phát xít, chống chiến tranh,
thực hiện dân chủ.


16
Đồng thời phải chuyển hình thức và phương pháp đấu tranh sang công khai,
hợp pháp, nửa hợp pháp, kết hợp với bí mật bất hợp pháp.
. Vận dụng PPLS đưa các SKLS để minh hoạ cho chủ trương đó.
. Vận dụng PPLG làm rõ chủ trương đó phù hợp với lý luận Mác-Lênin,
đáp ứng với yêu cầu thực tiễn Việt Nam, tình hình thế giới, đáp ứng yêu cầu,
nguyện vọng của nhân dân Đông Dương, đồng thời cũng phù hợp với tình hình
Đảng vừa qua cuộc khủng bố trắng của rhời kỳ 1932-1935.
=> Đánh giá ưu, khuyết điểm của đường lối, chủ trương phải vận dụng kết

hợp sáng tạo cả hai phương pháp: PPLS và PPLG.
Theo ví dụ trên, vận dụng PPLS và PPLG chỉ rõ những thành công và chưa
thành công của thời kỳ lịch sử này là:
PPLS cho thấy đây là cao trào cách mạng sôi nổi hiếm có ở một nước thuộc
địa, là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị tiến tới giành chính quyền.
PPLG lại cho thấy khuyết điểm của thời kỳ này là q trình lãnh đạo, chỉ
đạo đấu tranh khơng chú ý gắn với giáo dục thực hiện mục tiêu cuối cùng của cách
mạng là độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân.
c). Vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc trình bày diễn
biến của một thời kỳ lịch sử hay một cao trào cách mạng.
Phương pháp vận dụng:
Diễn biến của một thời kỳ lịch sử hay một cao trào cách mạng tuân thủ
theo trình tự thời gian lịch sử . Do đó, phải vận dụng PPLS là chủ yếu để trình
bày. PPLG sẽ nhận định, đánh giá, tổng hợp lại những nét chính, mang tính bản
chất.
VD:
Trình bày diễn biến của cuộc tiến cơng chiến lược giải phóng hoàn toàn
miền Nam mùa Xuân 1975.
Phải vận dụng PPLS là chủ yếu để trình bày:


17
Diễn biến từ trận mở đầu tiến công chiến dịch ngày 10 tháng 3 năm 1975
đánh vào Buôn Ma Thuột
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử .
Chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975.
=> Những chi tiết lịch sử của từng chiến dịch, từng trận đánh, từng mặt,
từng lĩnh vực…sẽ được PPLS trình bày đầy đủ.
PPLG tổng hợp lại những đặc điểm chủ yếu của quá trình diễn biến lịch sử.

VD:
SKLS đưa ra: đến ngày 29 tháng 3 năm 1975 ta đã giải phóng Đà Nẵng,
thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, tiêu diệt và làm tan rã hàng chục vạn tên địch.
PPLG sẽ rút ra: đến lúc này Mỹ – nguỵ đã rơi vào thế tuyệt vọng, tinh thần
suy sụp, tổ chức tan rã, bế tắc về chiến thuật, chiến lược. Đây là cơ sở quyết định
để ngày 31 tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị quyết định thời cơ đã chín muồi cho
tổng cơng kích, tổng tiến cơng và nổi dậy vào sào huyệt của địch hoàn thành trận
quyết chiến chiến lược cuối cùng tốt nhất trong tháng 4 năm 1975.
d). Vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc trình bày kinh
nghiệm hoặc bài học kinh nghiệm lịch sử Đảng.
Phương pháp vận dụng:
Vận dụng PPLS và PPLG trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn đã
được tổng kết qua thực tiễn, liên kết lại theo một lơgíc. PPLS lựa chọn những tư
liệu, SKLS điển hình để chứng minh, minh hoạ cho những vấn đề lý luận và thực
tiễn đã được tổng kết đó.
VD:
Trình bày bài học kinh nghiệm sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân
. Phải vận dụng PPLG trình bày cơ sở lý luận của bài học. Đó là:


18
Từ quan điểm Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh:
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng nhân dân là người
sáng tạo ra lịch sử.
Cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải là việc của một hai
người.
. PPLS phải chứng minh bằng thực tiễn lịch sử tư tưởng “lấy dân làm gốc”
là:
Truyền thống của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Truyền thống này trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta đã kế thừa và
phát huy trong:
Phát động toàn dân tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi
Tiến hành chiến tranh nhân dân chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi.
Trong cách mạng XHCN có thời kỳ Đảng khơng chú ý đến lợi ích thiết thực
của nhân dân làm cho phong trào cách mạng của quần chúng giảm sút, cách mạng
gặp khó khăn, Đảng khơng ngang tầm với nhiệm vụ chính trị…
=> Những tư liệu, SKLS được đưa ra để chứng minh, minh hoạ đã được
PPLG lựa chọn, khái quát trong hàng loạt các sự kiện của hiện thực lịch sử.
. Từ những tư liệu, SKLS đó, vận dụng PPLG lại rút ra được:
Mọi hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng
của quần chúng nhân dân, quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhân dân, có chính
sách đúng để phát động phong trào cách mạng của nhân dân…
Muốn vậy, Đảng phải tiếp tục đổi mới công tác vận động quần chúng.
=> Như vậy, PPLS và PPLG luôn đi liền với nhau làm rõ kinh nghiệm hoặc
bài học kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng.
Kết luận bài
PPLS và PPLG có sự thống nhất biện chứng trong sự khác biệt. Việc vận
dụng đúng đắn PPLS và PPLG trong nghiên cứu và giảng dạy LSĐ có ý nghĩa rất


19
quan trọng về lý luận và thực tiễn. Nó thể hiện sự thấm nhuần quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về phép biện chứng mà PPLS và PPLG là hai biểu hiện khác của
nó. Vận dụng đúng đắn hai phương pháp này sẽ đảm bảo chất lượng toàn diện cho
nghiên cứu và giảng dạy LSĐ. Song việc vận dụng này đòi hỏi mỗi người phải nỗ
lực, cố gắng cao, vận dụng sáng tạo PPLS và PPLG.




×