Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN (SỞ GDĐT QUẢNG NINH) CÁC NĂM 20192021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.95 KB, 15 trang )

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ninh năm 2019
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Mặt trời xuống biển như hịn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cả lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2017,
tr.139)
a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Từ “lại" trong câu thơ thứ ba được tác giả sử dụng chủ yếu để diễn

tả điều gì?
c. Xác định và chỉ rõ các biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu.
d. Khái quát nội dung đoạn thơ bằng một câu văn.

Câu 2. (3,0 điểm)
Ngày 18/3/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt, trao
bằng khen cho nhóm học sinh Ngơ Anh Tài và Nguyễn Đức Hồn (trường
Trung học cơ sở Tân An, thị xã Quảng Yên) vừa đoạt giải nhất cuộc thi
Khoa học h thuật cấp quốc gia đánh cho học sinh trung học khu vực phía
Bắc năm học 2018 - 2019, với đề tài “Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao
nuôi tôm”. Đề tài đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao về tính
sáng tạo và là nơng tứng dụng thực tiễn, Đây chính là kết quả của q
trình miệt mài học tập, khơng ngừng sáng tạo và niềm đam mê khoa học
cháy bỏng của hai em.


(Theo báo Giáo dục ngày 19/3/2019)
Từ tấm gương hai học sinh trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 đến
15 câu trình bày suy nghĩ về vai trị của sáng tạo trong đời sống. Đoạn văn


có sử dụng thành phần biệt lập tinh thái (gạch chân thành phần tình thái).
Câu 3. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà
của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua đó, em hiểu gì về ý nghĩa của gia
đình đối với mỗi con người?
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Quảng Ninh
Câu 1
a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Đồn thuyền đánh cá của Huy

Cận
b. Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên

biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.
c.
Biện pháp tu từ trong câu thơ các em có thể chọn là so sánh và nhân hóa
Tác dụng:
-

Câu thơ viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không
hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cản quan của Huy
Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã tàn, “Mặt trời
xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển
như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn
dụ này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú.

-

Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hồng hơn vơ cùng
tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ



từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi
nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn
sóng là then cửa.
d. Cảnh đoạn thuyển đánh cá ra khơi thật đẹp biết bao.
Câu 2. (3,0 điểm)
Gợi ý
-

Giải thích: Đoạn văn bản đưa thơng tin về việc hai em Ngô Anh Tài
và Nguyễn Đức Hoàn (Trường Trung học cơ sở Tân An, thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) được trao bằng khen đoạt giải Nhất
cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung
học phía Bắc với sáng tạo “Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi
tôm”.

-

> Đoạn thông tin đề cao vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống.

=> Sáng tạo có vai trị đặc biệt quan trọng trong cuộc sống.
-

Vì sao cần phải có sự sáng tạo?

+ Sự sáng tạo đem đến những điều mới mẻ, có ích, phục vụ cho cuộc
sống.
+Cuộc sống khơng ngừng vận động, có những địi hỏi mới nên cần phải
sáng tạo để bắt kịp xu thế của thời đại.
+ Có sáng tạo mới có tiến bộ, cuộc sống con người mới đạt được những

tầm cao mới, chinh phục vũ trụ.
-

Biểu hiện của sự sáng tạo:

+ Sáng tạo từ những điều giản dị trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng
những vật dụng xung quanh cuộc sống để làm ra những sản phẩm hữu
dụng, độc đáo. + Sáng tạo những phát minh, sáng kiến để phục vụ cho
cuộc sống của chính mình và cho cả cộng đồng, cho nhân loại


-

Phê phán: Sự sáng tạo cần dựa trên cơ sở khoa học, không làm
những điều ngược đời, để lại hậu quả xấu.

Liên hệ bản thân: Em sáng tạo như thế nào trong cuộc sống của
mình?
Câu 3. (5,0 điểm)
-

1. Mở bài
-

Trong văn học Việt Nam có biết bao tác phẩm viết về tình cảm gia
đình và chúng ta có thể thấy tình cảm của người cha trong thời buổi
chiến tranh hoạn lạc trong nhân vật ông Sáu.

-


Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của gia đình đối với mỗi
người là vơ cùng quan trọng.

2. Thân bài

- Giải thích vấn đề: Gia đình là gì? Những quan điểm về gia đình:




Gia đình là nơi ta được che chở, đùm bọc
Là nơi ta được yêu thương, chăm sóc
Là nơi ta được thoải mái, khơng nợ nần, ân ốn



Vai trị và tầm quan trọng của gia đình

• Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên
• Là nơi con cái tìm kiếm sự an ủi, chở che từ người lớn
• Mang đến sự ấm áp và niềm vui đồng thời xoa dịu những nỗi đau
- Liên hệ qua nhân vật ông Sáu:


+ Cảm nhận về nhân vật ơng Sáu
Hình ảnh giản dị, bình thường nhưng tình u thương của ơng dành cho con là vơ bờ
bến
Hình ảnh người chiến sĩ, người cha đã làm nổi bật lên tình cảm cha con của con người
Ơng Sáu ln dành tình cảm u thương sâu sắc nhất dành cho con và gia đình mình
Ơng Sáu là một người chiến sĩ uy nghiêm trên chiến trường nhưng ơng rất tình cảm

đối với con.
+ Tình cảm của ông Sáu dành cho con
Khi bị con từ chối, ông cảm thấy vô cùng hụt hẫng, đau khổ, cáu giận, khơng thể kìm
chế nổi. Ơng đã đánh con vì nó khơng chịu nhận mình. Đây là biểu hiện đau khổ tột
cùng của người cha khi bị con khước từ.
Về đơn vị, ơng day dứt, ân hận vì trong lúc nóng giận đã đánh con. Chi tiết này thể
hiện tình yêu con tha thiết.
Khi kiếm được khúc ngà voi, ông vơ cùng vui mừng sung sướng, dành hết tâm trí,
cơng sức vào việc làm cây lược. Chiếc lược đã trở thành vật báu thiêng liêng đối với
ơng Sáu. Nó làm dịu đi những ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm u mến của
ơng với đứa con xa cách nơi quê nhà.
Trước lúc hi sinh, lời trăng trối sau cùng, ông muốn nhờ bạn trao tận tay chiếc lược
ngà cho con.
=> Gia đình là điều vơ cùng trân q mà chúng ta có được, dù có trong hồn cảnh khó
khăn, trắc trở thế nào thì gia đình vẫn là niềm tin, niềm hạnh phúc.
3. Kết bài: Khẳng định vai trị của mái ấm và tình cảm gia đình và qua đó truyện
ngắn đã làm thức tỉnh trái tim những ai ln hời hợt với cha mình, nhắc nhở mỗi
người con về sự hiếu thảo đối với cha.


Sở giáo dục và đào tạo

Kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT

Quảng Ninh

Năm học 2009 - 2010
Đề thi chính thức
Mơn : Ngữ văn
( Dành cho mọi thí sinh dự thi )

Ngày thi : 29/6/2009 )
Thời gian làm bài : 120 phút
( Không kể thời gian giao đề )
---------------------------------------Đề thi này có 01 trang

Câu 1 .( 2,0 điểm )
Cho câu thơ sau :
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
........
a. Chép tiếp 2 dịng thơ cịn lại để hồn chỉnh khổ thơ
b. Khổ thơ trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ?
c.Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?
d,Chỉ ra từ láy trong khổ thơ vừa chép
Câu 2 ( 3 điểm )
Tự học là yêu cầu quan trọng đối với hoạt đông học tập của học sinh . Hãy viết đoạn văn từ
12 đến 15 câu , có sử dụng phép nối ( gạch chân phép nối ) để trình bày suy nghĩ của em về vấn đề
đó .
Câu 3 ( 5 điểm )
Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc trong tác phẩm
Làng của Kim Lân

----------------- Hết ------------------------( Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm )

Họ và tên thí sinh ...............................................Số báo danh ................


Sở GD&ĐT Quảng Ninh
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021
Môn: Ngữ Văn

PHẦN I. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
(1) Có người hỏi tôi, tại sao sân bay quốc tế Vân Đồn, một sân bay cịn rất "trẻ", lại được Chính
phủ lựa chọn và lại có thể thực hiện tốt trọng trách đón các chuyến bay từ vùng dịch. Khi ấy, điều
đầu tiên tơi nghĩ đến là tập thể của mình. Cùng với cơ sở vật chất, phương tiện và quy trình, thì
nhiệt huyết lần trách nhiệm và lòng yêu nước của các anh, chị, em tối là sức mạnh của sân bay
quốc tế Vân Đồn. Tơi nhìn thấy niềm hạnh phúc trong ánh mắt, nụ cười "đồng đội" khi thấy đồng
bào đặt chân lên đất mẹ.
(2) Chiều nay, vừa nhận được tin nhắn của con gái không được gặp ba sau nhiều tháng xa cách "Ba
nhớ giữ gìn sức khỏe!", cũng là lúc đồng nghiệp gửi cho tơi hình chụp lời bình luận trên mạng dưới
thông tin sân bay quốc tế Vân Đồn đón đồng bào về nước: "Cảng hàng khơng quốc tế Vân Đồn có
thể chưa cất cánh về mặt kinh tế, nhưng đã khởi đầu bằng một nhiệm vụ quốc gia nặng nghĩa nặng
tình!".
(3) Khóe mắt tơi bỗng cay cay. Hình ảnh một thương cảng Vân Đồn sầm uất 100 năm trước hiện lên
cùng niềm tin. Tôi biết, sau những chuyến đón đồng bào về tổ quốc, sẽ là những chuyến đón đưa
nhộn nhịp kết nối Việt Nam với khắp năm châu. Sau những ánh mắt mừng vui của các "chiến binh"
áo trắng, áo xanh của tơi ngồi kia đón "người mình” an tồn về tổ quốc, sẽ là nụ cười hạnh phúc
của các anh chị em, thấy quê hương mình phát triển và trên con đường chơng gai khó kể, Vân Đồn
sẽ cất cánh bằng niềm tin của Tổ quốc Việt Nam.
(Phạm Ngọc Sáu, />Câu 1. (0,5 điểm) Trong đoạn văn (1), tác giả khẳng định những cơ sở nào khiến sân bay Vân Đồn
được Chính phủ lựa chọn và lại có thể thực hiện tốt trọng trách đón các chuyến bay từ vùng dịch?
Câu 2. (0,5 điểm) Xác định các lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn (2).
Câu 3. (0,5 điểm) Chỉ ra hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn (3).
Câu 4. (0,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn in đậm.
PHẦN II. Tạo lập văn bản (8,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
“Tạm dừng việc đến trường, không dừng việc học" là thông điệp Bộ Giáo dục và Đào tạo nhắn gửi

tới các giáo viên, học sinh toàn quốc trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Từ thông điệp trên, hãy viết một đoạn văn (từ 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần
vượt khó trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối (gạch chân từ nối).
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Buồn trông cửa bể chiều hơm,
Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, dẫn theo SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2017,
trang 94)


KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC

NĂM HỌC: 2021 – 2022
Mơn: Ngữ Văn (Dành cho mọi thí sinh)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian chép đề

I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
(1) Tơi thích lên danh sách. Đây là lời đề nghị: hãy lên danh sách năm mươi điều bạn
trân trọng, biết ơn (vâng, năm mươi). Mười điều đầu tiên rất dễ: người thân, cơng
việc, gia đình, vân vân. Biết ơn vì bạn nói tiếng Việt (hoặc tiếng Nhật, tiếng Đức).
Biết ơn vì có đủ hai mắt, có trái tim khỏe, hoặc vì bạn khơng sống trong vùng chiến
tranh. Biết ơn người khác. Cầu chúc cho người nông dân nỗ lực làm nên thức ăn
trên bàn. Cầu chúc cho người công nhân tạo ra chiếc xe máy bạn đi. Cầu chúc

cho người bán hàng nơi bạn mua quần áo. Cầu chúc cho người phục vụ qn ăn
bạn đến hơm qua.
(2) Đó là thái độ biết ơn. Hãy lưu tâm đến những phúc lành của mình, đừng xem bất
cứ điều gì là hiển nhiên. Tơi chắc chắn bạn sẽ có nhiều thứ để biết ơn hơn những gì
bạn thấy. Chỉ cần nghĩ đến. Chỉ cần trân trọng. Và để ý xem điều gì sẽ xảy đến.
(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB trẻ, 2019, tr.33-34)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (0,5 điểm) Theo đoạn văn (1), tác giả đề nghị điều gì?
Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Tơi chắc chắn bạn sẽ có nhiều
thứ biết gì hơn những gì bạn thấy.
Câu 3. (0,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong các câu in đậm.
Câu 4. (0,5 điểm) Trong lời đề nghị của tác giả về những điều cần trân trọng, biết ơn,
em tâm đắc nhất điều gì? Vì sao?


II. LÀM VĂN (8,0 điểm).
Câu 1. (3,0 điểm).
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ)
trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống. Đoạn văn có câu sử
dụng thành phần khởi ngữ (gạch chân thành phần khởi ngữ).
Câu 2. (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về đoạn trích sau:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, Một ngọn lửa, lịng bà ln
ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xơi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.
Ơi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa! ”
(Trích Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020,
tr.144)

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Theo đoạn văn (1), tác giả đề nghị hãy lên danh sách năm mươi điều bạn trân
trọng, biết ơn


Câu 2. Thành phần biệt lập tình thái: chắc chắn
Câu 3.
Tác dụng của điệp ngữ trong các câu in đậm: thể hiện tình cảm, ước muốn mọi người
được bình an, được hạnh phúc. Bên cạnh đó, cịn thể hiện lịng biết ơn đến những
người đã miệt mài tạo ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống bằng tình cảm chân thành
nhất
Câu 4.
II. LÀM VĂN (8,0 điểm).
Câu 1.
*Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
*Phân tích, bàn luận
1. Giải thích thế nào là “lòng biết ơn”?
- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ cơng ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình.
Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm
vui cho mình.
2. Biểu hiện của lịng biết ơn
- Ln ghi nhớ cơng ơn của họ trong long
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền áp cơng ơn của những người đã giúp đỡ mình

3. Tại sao phải có lịng biết ơn?
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.


- Lịng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành cơng khơng phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ
cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lịng biết ơn.
4. Mở rộng vấn đề
- Có một số người hiện nay khơng có lịng biết ơn.
- D: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, ...
*Kết thúc vấn đề
- Nêu cảm nghĩ về lịng biết ơn
- Nêu những cơng việc và thể hiện lòng biết ơn.
II. Làm văn
Câu 2.
I. Mở bài:
*Tác giả:
- Bằng Việt, tên khai sinh Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941.
- Quê: Thạch Thất, Hà Tây (Hà Nội)
- Làm thơ từ đầu những năm 60 của TK XX và thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng
thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào
khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.
- Tác phẩm tiêu biểu: Hương cây bếp lửa (thơ in chung với Lưu Quang Vũ),
Những gương mặt,những khoảng trời (1973), Cát sáng (1983)...


*Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước
Nga

- In trong tập “Hương cây - bếp lửa” - tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với
Lưu Quang Vũ.
- Dẫn dắt đoạn thơ: Đó là hình ảnh người bà, những kỷ niệm năm tháng tuổi thơ
ln gắn với hình ảnh bếp lừa, là suy ngẫm của người cháu về bà và hình ảnh
bếp lửa.
II. Thân bài: Nêu cảm nhận
1. Hình ảnh người bà và những kỷ niệm năm tháng tuổi thơ ln gắn với hình ảnh
bếp lửa:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
-Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể ở câu trên, tác giả chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong
lịng bà. Như thế, bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà còn
được nhen lên từ ngọn lửa của sức sống, lịng u thương “ln ủ sẵn” trong lịng bà,
của niềm tin vơ cùng “dai dẳng”, bền bỉ và bất diệt. Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm
lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn
lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
- Cùng với hình tượng “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian:“rồi sớm rồi chiều”, các
động từ “nhen”, “ủ sẵn”, “chứa” đã khẳng định ý chí,bản lĩnh sống của bà, cũng là
của người phụ nữ Việt Nam giữa thời chiến. Điệp ngữ - ẩn dụ “một ngọn lửa” cùng
kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào.


=> Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng,
khái qt. Bà khơng chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn
lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
2. Suy ngẫm của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa:
Từ những hồi tưởng về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã suy ngẫm về bà,
về hình ảnh bếp lửa:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm u thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
- Nếu từ đầu bài thơ, hình ảnh bà và bếp lửa song hành thì đến đây hồ vào làm
một, nhịe lẫn, tỏa sáng bên nhau.
- Cụm từ chỉ thời gian “đời bà”, “Mấy chục năm”, từ láy tượng hình “lận đận”,
hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” -> diễn tả cảm nhận của nhà thơ về cuộc đời gian
nan, vất vả và sự tần tảo, đức hi sinh, chịu thương,chịu khó của bà. Tình thương
yêu tác giả dành cho bà được thể hiện trong từng câu chữ. Tình cảm ấy giản dị,
chân thành mà thật sâu nặng thiết tha.
- Suốt cuộc đời, bà luôn chăm chút cho cháu cả về vật chất và tinh thần để cháu
lớn lên. Bà là người nhóm lửa, cũng là người ln giữ cho ngọn lửa ln ấm
nóng, tỏa sáng trong gia đình.


- Điệp ngữ “nhóm” được nhắc lại bốn lần với những ý nghĩa phong phú, gợi
nhiều liên tưởng. Từ hành động, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý
nhất của con người. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên:
+ Tình u thương
+ Niềm vui sưởi ấm
+ Sự san sẻ tình làng nghĩa xóm.
+ Những tâm tình, ước vọng của tuổi thơ
- > Nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa,
thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với
xóm làng. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu, thêm u dân tộc
mình, nhân dân mình.
- Trong tâm trí nhà thơ, bếp lửa và bà là những gì tuy thật bình dị, song ẩn giấu

điều cao quý thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào, tác giả đã phải thốt lên:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.
Hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa sáng đẹp lung linh trong tâm hồn nhà thơ.
3. Nghệ thuật:
+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.
+ Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và
suy ngẫm về bà.
+ Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.
+ Sáng tạo hình ảnh bếp lửa - hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.


III. Kết bài: là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại
những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình
cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.



×