Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tiểu luận nguyên lý quan hệ lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.64 KB, 19 trang )

PHẦNMỞ ĐẦU................................................................................................................................................3
1.

Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................................3

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................................4

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................5

4.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................................5

5.

Ý nghĩa......................................................................................................................................................5

6.

Kết cấu của tiểu luận..............................................................................................................................5

PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................................................6
Chương 1: Cơ sở lý luận về tình trạng đình cơng ở Việt Nam.........................................................................6
1.

Khái niệm về đình cơng..........................................................................................................................6


2.

Đặc điểm của đình cơng..........................................................................................................................6

3.

Phân loại đình cơng trong pháp luật lao động.....................................................................................7
3.1

Căn cứ vào tính hợp pháp của đình cơng.........................................................................................7

3.2

Căn cứ vào phạm vi đình cơng.........................................................................................................7

3.3

Căn cứ vào tính chất của đình cơng..................................................................................................7

3.4

Căn cứ vào mục đích của đình cơng.................................................................................................7

Chương 2: Thực trạng về đình cơng ở Việt Nam hiện nay..............................................................................8
1.

Tình hình chung về vấn đề đình cơng ở Việt Nam..............................................................................8
1.1

Về số lượng, quy mơ và phạm vi của đình cơng..........................................................................8


1.1.1

Về số lượng...............................................................................................................................8

1.1.2

Về quy mơ.................................................................................................................................8

1.1.3

Về phạm vi................................................................................................................................9

1.2

Bản chất của đình cơng..................................................................................................................9

1.3

Một số cuộc đình cơng diễn ra trong thời gian qua..................................................................10

2.

Nguyên nhân và hậu quảcủa đình cơng..............................................................................................11

3.

Các ảnh hưởng của đình cơng.............................................................................................................14

Chương 3: Hướng giải quyết thực trạng đình cơng ở Việt Nam....................................................................14

1.

Về phía Nhà nước, cơ quan chức năng...............................................................................................14

2.

Về phía doanh nghiệp (người sử dụng lao động)..............................................................................15

3.

Về phía người lao động.........................................................................................................................15

PHÂN KẾT LUẬN........................................................................................................................................17
Tài liệu tham khảo........................................................................................................................................18


PHẦNMỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển mạnh về kinh tế đời sống
- xã hội, nền kinh tế thị trường đã và đang tác động mạnh tạo nên mâu thuẫn và sự phức
tạp phát sinh trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động ở nhiều
doanh nghiệp, dẫn tới nhiều vụ tranh chấp lao động tập thể và đình cơng. Nó biểu hiện sự
bế tắc trong quan hệ lao động, khi có xung đột về quyền và lợi ích giữa người lao động và
người sử dụng lao động mà sự xung đột này khơng được giải quyết kịp thời.
Đình cơng hiện nay diễn ra càng phổ biến trên nhiều quốc gia. Trong đó có Việt Nam,
trong những năm qua các cuộc đình cơng ở nước ta diễn ra ngày càng nhiều về số lượng
và quy mô, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
cuộc sống của người lao động và nhiều vấn đề xã hội khác. Ngoài ra, một mặt khác ở Việt
Nam cho thấy, tỷ lệ các cuộc đình cơng tự phát ( đình cơng trái pháp luật ) luôn chiếm tỷ
trọng rất cao đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Vì vậy, quan hệ lao động và các tranh chấp lao động xảy ra trong quan hệ lao động cần
được xã hội nhìn nhận vai trị một cách đúng đắn hơn.
Trong những năm gần đây, số vụ người lao động đình cơng, ngừng việc tập thể trong
các doanh nghiệp có xu hướng gia tăng. Nhiều vụ diễn ra với quy mơ lớn, nhỏ; thời
giancủa các cuộc đình cơng kéo dài nhiều ngày khiến sản xuất đình trệ nghiêm trọng. Lý
do mà người lao động đưa ra để ngừng việc tập thể, đình cơng phần lớn do chủ sử dụng
lao động không thực hiện đúng quy định pháp luật lao động, dẫn đến quyền lợi của người
lao động bị vi phạm, tập trung vào các vấn đề như: phải làm tăng ca, điều kiện làm việc
không bảo đảm, lương, thưởng quá thấp không đủ sống, nội quy lao động quá khắt khe.
Nhìn chung, các cuộc đình cơng đều xuất phát từ yêu cầu bức xúc, lợi ích chính đáng
của người lao động trong thời gian dài nhưng không được giải quyết kịp thời, mục đích
các cuộc đình cơng đều chỉ là những vấn đề kinh tế và thuộc phạm vi quan hệ lao động.
Người lao động có xu hướng tổ chức đình cơng tự phát trước khi đàm phán với người sử
dụng lao động. Hầu hết các cuộc đình cơng cung khơng theo đúng trình tự quy định của
pháp luật, khơng qua các bước hịa giải, khơng do Cơng đồn tổ chức và lãnh đạo. Do
vậy, tình hình đình cơng đã và sẽ xảy ra phức tạp gây ảnh hưởng đến xã hội.
Trong các vấn đề về quan hệ lao động, đình cơng là vấn đề khơng cịn mới trên thị
trường lao động. Để hạn chế và khắc phục tình trạng đình cơng tại Việt Nam thì mới có
thể đưa nước ta trở thành một nước cơng nghiệp được. Chính những yêu cầu cấp thiết
trên, em xin chọn đề tài “Thực trạng đình cơng tại Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu.
Với đề tài này em xin làm rõ về thực trạng đình cơng của Việt Nam, những ngun nhân,


hậu quả dẫn đến đình cơng và đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng đình cơng
hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đình cơng và tìm ra phương
hướng giải quyết đình cơng để hạn chế tình trạng đình cơng ở Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Người lao động và người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp tại Việt Nam

4.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp xử lý thông tin.
Các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp.
Các nhóm phương pháp về thu thập dữ liệu…
Ý nghĩa

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn, bản thân em có cơ hội áp dụng những
lý thuyết và phương pháp được học vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời giúp em nắm
vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm trong nghiên cứu tiếp theo và
trong quá trình học tập của bản thân.

6. Kết cấu của tiểu luận
Ngồi mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận
được kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tình trạng đình cơng ở Việt Nam
Chương 2: Thực trạng của đình cơng ở Việt Nam từ năm 2017 đến nay
Chương 3: Phương hướng giải quyết đình cơng của Việt Nam


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về tình trạng đình cơng ở Việt Nam
1. Khái niệm về đình cơng
Đình cơng là sự ngưng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể người lao
động nhằm giải quyết tranh chấp lao động tập thể. ( Điều 172 Bộ Luật Lao Động Việt
Nam ).
Đình cơng là một quyền cơ bản của người lao động, là phương tiện cuối cùng để họ có
thể tự bảo vệ mình khi cần thiết, là tín hiệu chỉ báo quan hệ lao động đang có vấn đề

bất bình thường ở doanh nghiệp, ngành…Ở những nước có nền kinh tế thị trường phát
triển thì đình cơng là một vấn đề hết sức quen thuộc.
Do vị trí phụ thuộc của người lao động trong quan hệ lao động nên khi có tranh chấp,
người lao động phải liên kết nhau lại, tạo thành sức mạnh tập thể để đấu tranh với
người sử dụng lao động, bảo vệ lợi ích cho mình. Vì vậy, về bản chất đình cơng là biện
pháp đấu tranh kinh tế của tập thể người lao động được pháp luật thừa nhận, nhằm
thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp lao động nhanh chóng, theo hướng có lợi cho
họ. Mặt khác, đình công luôn liên quan đến tranh chấp lao động tập thể vừa biểu hiện
hậu quả của quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể khơng thành. Do đó, có
thể hiểu đình cơng là vũ khí cuối cùng của người lao động trong cuộc đấu tranh kinh tế
của mình. Nhưng về mặt nhận thức, khơng được coi đình cơng là vũ khí duy nhất để
giải quyết các tranh chấp lao động trong quan hệ lao động.
Đình cơng là đỉnh cao của tranh chấp lao động tập thể. Biểu hiện rõ nhất của đình
cơng là ngừng việc tập thể. Đình công là biện pháp mạnh mẽ nhất của tập thể người
lao động nhằm đòi thỏa mãn những yêu cầu về tiền lương, điều kiện làm việc và
những đảm bảo xã hội, hoặc đòi thực hiện đúng các nghĩa vụ của người sử dụng lao
động trong trường hợp người sử dụng lao động có vi phạm nghiêm trọng về pháp luật
lao động.
2. Đặc điểm của đình cơng
o Đình cơng có những đặc điểm sau đây:
- Đình cơng là sự ngừng việc của tập thể lao động. Ngừng việc nói ở đây là sự đơn
phương ngừng hẳn cơng việc đang làm bình thường theo hợp đồng lao động, thoả ước lao
động tập thể và nội quy lao động.
- Đình cơng là hình thức đấu tranh có tổ chức. Tính tổ chức trong đình cơng thể hiện ở
chỗ: việc quyết định đình cơng, thủ tục chuẩn bị đình cơng, tiến hành đình cơng, giải


quyết đình cơng đều do đại diện của tập thể lao động và cơng đồn tiến hành. Ngồi tổ
chức cơng đồn, khơng ai có quyền đứng ra tổ chức đình cơng.
- Việc đình cơng chỉ tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp hoặc bộ phận của doanh

nghiệp.
Giới hạn phạm vi đình cơng trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận cơ cấu của doanh
nghiệp xuất phát từ phạm vi và nội dung của tranh chấp lao động tập thể. Nếu trong vụ
tranh chấp mà một bên là tập thể lao độngcủa cả doanh nghiệp thì có thể tất cả người lao
động trong doanh nghiệp ngừng việc để đình cơng.
Nếu là tranh chấp giữa tập thể lao động thuộc bộ phận của doanh nghiệp thì đình cơng chỉ
được tiến hành trong phạm vi bộ phận đó.
Sự tham gia hưởng ứng của những người khác khơng có liên quan đến tranh chấp lao
động tập thể, khơng thuộc tập thể lao động có tranh chấp thì đều là bất hợp pháp.
3. Phân loại đình cơng trong pháp luật lao động.
3.1 Căn cứ vào tính hợp pháp của đình cơng
- Có 2 loại đó là:
 Đình cơng hợp pháp là những cuộc đình cơng được tiến hành theo đúng quy định
của pháp luật.
 Đình cơng bất hợp pháp là những cuộc đình cơng thiếu một trong số các điều kiện
luật định.
3.2 Căn cứ vào phạm vi đình cơng
Căn cứ vào phạm vi đình cơng có thể phân thành đình cơng doanh nghiệp, đình cơng bộ
phận, đình cơng tồn ngành.
 Đình cơng doanh nghiệp là những cuộc đình cơng do tập thể người lao động trong
phạm vi một doanh nghiệp tiến hành
 . Đình cơng bộ phận là những cuộc đình cơng do tập thể lao động trong phạm vi
một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp tiến hành.
 Đình cơng tồn ngành là những cuộc đình cơng của những người lao động trong
phạm vi một ngành trên toàn quốc tiến hành.
3.3 Căn cứ vào tính chất của đình cơng
- Được chia thành 2 loại: Đình cơng kinh tế và đình cơng chính trị
 Đình cơng kinh tế là những cuộc đình cơng nhằm gây sức ép với bên chủ thể lao
động hoặc chủ thể khác để đạt được những mức độ lớn hơn về quyền và lợi ích
trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nghề nghiệp như: việc làm, tiền lương thu nhập.

điều kiện lao động và những quyền lợi khác liên quan đến quan hệ lao động.
 Đình cơng chính trị là những cuộc đình cơng gây sức ép để phản đối chính quyền
Nhà nước hoặc các đảng phái chính trị cầm quyền hay đối lập nhằm đạt được các
mục đích chính trị mà người đình cơng quan tâm.
3.4 Căn cứ vào mục đích của đình cơng.


Bao gồm 2 loại: Đình cơng u sách và đình cơng hưởng ứng
 Đình cơng u sách là đình cơng nhằm đạt được một hoặc một số yêu sách về
quyền và lợi ích cho chính những người tham gia đình cơng.
 Đình cơng hưởng ứng là những cuộc đình cơng nhằm ủng hộ, tỏ thái độ đồng tình
để hỗ trợ cho một cuộc đình cơng khác trong khi những người tham gia đình cơng
(hưởng ứng) khơng có u sách về quyền và lợi ích cho mình.

Chương 2: Thực trạng về đình cơng ở Việt Nam hiện nay
1. Tình hình chung về vấn đề đình cơng ở Việt Nam.
1.1 Về số lượng, quy mơ và phạm vi của đình cơng.
1.1.1 Về số lượng
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho hay từ năm 2005 đến nay, cả nước đã
xảy ra hơn 3.620 cuộc đình cơng. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi như
Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…chiếm 75,4% với gần 2.722 cuộc. Tỷ lệ này đang có xu
hướng tăng dần qua các năm, nhất là từ năm 2011. Năm 2011, số vụ đình cơng đạt mức
kỷ lục với 857 cuộc đình cơng diễn ra trong vòng 11 tháng. Con số này của năm 2012 là
539 vụ, năm 2013 là 350 vụ, năm 2014 là 351 vụ, 7 tháng đầu năm 2015, cả nước có hơn
198 cuộc đình cơng. Hơn thế nữa, năm 2016 với 200 cuộc đình cơng, năm 2017 là 314 vụ,
năm 2018 là 214 vụ, năm 2019 trong 6 tháng đầu năm diễn ra hơn 67 vụ. Tính tới thời
điểm vào tháng 3 năm 2020 có hơn 18 cuộc đình cơng đã diễn ra.
Năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Số

147
150
541
330
216
139
857
539
350
351
lượng
Hiện nay đình cơng xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi:
67,4% ( trong đó chiếm nhiều nhất là công ty Đài Loan: 32%, Hàn Quốc 27,1%), doanh
nghiệp tư nhân: 25,4% và doanh nghiệp nhà nước chiếm 7,2%. Nhưng cũng đáng mừng
khi số vụ đình cơng ở doanh nghiệp Nhà nước đang giảm dần vì số vụ đình cơng tại khối
doanh nghiệp dân doanh lại tăng. Theo khảo sát phỏng vấn cho thấy nguyên nhân các
cuộc đình cơng tại doanh nghiệp có vốn FDI cao hơn là do mức lương nền của công nhân
không cao, chủ yếu thu nhập do làm tăng giờ hoặc ép doanh số sản phẩm, hơn nữa đãi
ngộ lại kém, tác phong của các cơng ty có vốn nước ngồi lại địi hỏi trình độ chun mơn
cao, chính xác về sinh hoạt lao động một cách thái quá dẫn đến tình trạng bất đồng trong
quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
1.1.2 Về quy mô
Các cuộc đình cơng hiện nay đa phần là các cuộc đình cơng tập thể có thể quy mơ
lên đến hàng trăm hàng hàng ngàn người lao động. Bình quân số người lao động tham
gia đình cơng từ khoảng 800-1000 người, thời gian bình quân diễn ra một cuộc đình


cơng là 2,3 ngày. Tuy nhiên một số cuộc đình cơng có số người tham gia đơng, thời
gian dài có xu hướng tăng.
Công nhân ngày càng ý thức được quyền lợi của mình nên quy mơ của các cuộc

đình cơng theo đó mà tăng dần. Như có hiện tượng phản ứng dây chuyền một số cuộc
đình cơng, có cuộc đình công kéo dài nhiều ngày với số lượng đông đảo người tham
gia, thậm chí cịn có những hành động q khích, như đánh người gây thương tích,
đập phá máy móc, nhà xưởng, tài sản doanh nghiệp…
1.1.3 Về phạm vi
Theo thống kê từ năm 2005 đến nay đình cơng xảy ra nhiều nhất tại các khu kinh tế
trọng điểm phía nam, khu cơng nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương
(chiếm hơn 80%), Đồng Nai và các tỉnh khác chiếm 17,4% trên tổng số các cuộc đình
cơng trong cả nước. Hiện nay, đình cơng có xu hướng phát triển ra các tỉnh miền Trung và
miền Bắc như Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng…
Phần lớn các cuộc đình cơng xảy ra trong những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao
động, ngành dệt may chiếm 28,36%; da giày: 19,4%; nhựa: 16,42%; gỗ: 14,93% trong
tổng số cuộc. 88,1% các cuộc đình cơng tập trung chủ yếu ở phía Nam, như Long An,
Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM.
Một số khu cơng nghiệp hay diễn ra đình cơng như Sam Yang, H Phong…ở thành
phố Hồ Chí Minh, Doanh Đức ở Bình Dương, King Toys ở Đà Nẵng; Canon ở Hà Nội,
Samsung ở Bắc Ninh và một số khu công nghiệp khác ở các tỉnh miền bắc như khu công
nghiệp Vsip Thủy Nguyên -Hải Phịng, khu cơng nghiệp Phố Nối A- Hưng n,…
Ngun nhân các cuộc đình cơng chủ yếu xuất phát từ tranh chấp về lợi ích, chiếm tới
55,22%, tranh chấp về quyền chiếm 11,94%, tranh chấp cả quyền và lợi ích chiếm
32,84%. Đặc biệt, các cuộc đình cơng xảy ra đều khơng tn thủ đúng trình tự, thủ tục
pháp luật quy định.
1.2 Bản chất của đình cơng
Theo Bộ luật Lao động Việt Nam: Đình cơng là sự ngưng việc tạm thời, tự nguyện
và có tổ chức của tập thể người lao động nhằm giải quyết tranh chấp lao động tập thể.
Với cách tiếp cận này, có thể coi đình cơng là một giải pháp để dàn xếp tranh chấp
lao động tập thể. Tuy nhiên, đình cơng mang lại những hậu quả vô cùng lớn cho người
lao động, người sử dụng lao động và xã hội. Do đó, đình cơng được hiểu là: biểu hiện
gay gắt nhất của tranh chấp lao động, là đỉnh điểm của xung đột lao động tập thể
Đình công là phương sách cuối cùng để người lao động đạt được những yêu sách

của mình. Nghĩa là chỉ đình công khi các biện pháp giải quyết tranh chấp lao động tập
thể khác ( như: tự thương lượng, hòa giải, trọng tài) không giải quyết được tranh chấp.


Đình cơng ln bị chi phối bởi pháp luật về nội dung, về chủ thể và về quy trình
thực hiện. Thông thường các quốc gia đều xiết chặt các điều kiện để hạn chế đình
cơng. Chẳng hạn, chỉ cho phép đình cơng về lợi ích, khơng cho phép đình cơng về
quyền. Chỉ được phép đình cơng khi một số giải pháp khác khơng thành cơng. Ngồi
ra, pháp luật thường quy định các thủ tục bắt buộc về các yêu sách phải chuyển cho
phía người lao động, thời gian kể từ khi chuyển u sách cho đến khi đình cơng, quy
trình lấy ý kiến tập thể lao động, mức độ đồng thuận của phía người lao động, số ngày
đình cơng tối đa, chủ thể lãnh đạo đình cơng, sự đền bù thiệt hại nếu đình cơng bất
hợp pháp…
Hầu hết các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động đều mang
màu sắc kinh tế. Rõ nét nhất là những trường hợp tập thể người lao động không đồng
ý với các lợi ích mà họ đang được hưởng trong quan hệ lao động. Khi đó, họ sẽ đưa ra
các yêu cầu đòi hỏi và sử dụng các biện pháp khác nhau để đạt được mục đích. Tùy
theo từng nguyên nhân tranh chấp, đình cơng sẽ là lựa chọn của người lao động với
cách thức không làm việc để gây sức ép về phía bên kia mang màu sắc đặc trưng của
nền kinh tế thị trường vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người người sử
dụng lao động. Do đó, bản chất của đình cơng là biện pháp đấu tranh kinh tế.
1.3 Một số cuộc đình cơng diễn ra trong thời gian qua
Đình cơng là hiện tượng khơng mới trong q trình cơng nghiệp hóa trên thế giới,
nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội. Và cách xử lý nó như thế nào lại phản ánh bản chất
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang theo đuổi. Đây
cũng là vấn đề phức tạp, đang được tranh luận khá sôi nổi ở một số diễn đàn khoa học
trong nước.
Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cuộc ngừng việc tập thể
và đình cơng xảy ra trong những năm gần đây chủ yếu tập trung tại một số địa phương
thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai,

Bình Dương. Tại miền Bắc, các cuộc ngừng việc, đình công chủ yếu xảy ra ở Bắc Giang,
Bắc Ninh, Phú Thọ. Khu vực Miền Trung, các cuộc ngừng việc, đình công chủ yếu xảy ra
ở thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Điểm nổi bật nhất trong năm 2018 là số lượng các cuộc ngừng việc, đình cơng đều
giảm tại 3 vùng so với năm 2017. Theo đó, khu vực miền nam giảm 84 cuộc (khoảng
39,81%) so với năm 2017, miền Bắc giảm 29 cuộc, tương đương 27,88% so với năm
2017, miền Trung giảm 2 cuộc, (14,28%) so với năm 2017.
Tiêu biểu nhất là các cuộc đình cơng:
 Khoảng 18.000 cơng nhân của Cơng ty Freetrend (cơng ty có 100% vốn nước
ngoài)Khu chế xuất Linh Trung I, Quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh). đồng
loạt đình cơng địi tăng lương. Đỉnh điểm của cuộc đình cơng là trong lúc chờ các
cơ quan trách nhiệm tiến hành đàm phán, giải quyết nội tình, hàng chục cơng nhân
q khích đã đập phá cửa kính, nhà xưởng, lấy cắp thành phẩm


 Năm 2017 Hơn 6.000 công nhân Công ty TNHH S&H Vina (Thôn Tân lý, xã
Thành Tâm, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) đã tiến hành đình cơng vào chiều
ngày 6/9. Cuộc đình cơng nhằm u cầu giảm áp lực cơng việc, ngày lễ có quà,
tăng thêm phụ cấp, được nghỉ phép năm, nghỉ khám thai…
 Vào ngày 25/3 năm 2018 Gần 4.000 công nhân của Công ty TNHH Yamani
Dynasty (ở Nam Định) tổ chức đình cơng địi nâng chế độ, cải thiện điều kiện lao
động,họ đã nghỉ việc tập thể, đứng tập trung trước sân nhà xưởng phản đối, yêu
cầu lãnh đạo công ty cải thiện các chế độ, điều kiện lao động.
 Cụ thể như Vào đầu năm nay (2020) tại công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn sản
phẩm thể thao Bai Sheng tại huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vào lúc sáng ngày 2/1
có khoảng 100 cơng nhân đã đình cơng nghỉ việc do doanh nghiệp chưa có kế
hoạch nghỉ Tết Nguyên Đán và chi trả tháng lương 13 cho công nhân không thông
báo rõ ràng.
2. Nguyên nhân và hậu quảcủa đình cơng
a. Ngun nhân của đình cơng

 Về phía doanh nghiệp (người sử dụng lao động)
Thứ nhất, ngun nhân chủ của các cuộc đình cơng là do quyền lợi người lao động
không được đảm bảo, việc điều chỉnh tiền lương, phụ cấp tại doanh nghiệp thiếu sự
tham khảo ý kiến người lao động và tổ chức công đồn; khơng điều chỉnh kịp thời tiền
lương cơ bản của người lao động; chất lượng bữa ăn giữa ca không đảm bảo; việc đối
thoại tại nơi làm việc, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thê còn hạn chế,
thiếu thực chất.Ngoài ra, một số doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về
lao động đã dẫn tới đình cơng như: nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp; giải quyết chậm chế độ bảo hiểm xã hội; thanh tốn khơng đúng quy định
tiền nghỉ hằng năm, phụ cấp nghề độc hại, nguy hiểm; định mức lao động không phù
hợp; làm thêm giờ vượt quá quy định; điều kiện làm việc, vệ sinh môi trường không
bảo đảm.
-

Thứ hai, do chủ sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động. Việc xây dựng thỏa
ước lao động tập thể là việc mà các doanh nghiệp phải thực hiện. Nhưng trên thực
tế cho thấy tình hình lao động và kí thỏa ước lao động tập thể còn hạn chế cả về số
lượng và chất lượng. Tỉ lệ kí thỏa ước lao động tập thể khu vực doanh nghiệp nhà
nước khoảng 95%, doanh nghiệp FDI 45-50%, doanh nghiệp dân doanh 55-60%.
Hầu hết chất lượng các thảo ước cịn thấp, mang tính chất đối phó. Các bản thỏa
ước không được thực hiện nghiêm chỉnh

-

Thứ ba, do cách quản lý từ phía doanh nghiệp. Nhất là doanh nghiệp nước ngồi
quen với cách quản lí địi hỏi người lao động phải có tác phong làm việc cơng


nghiệp: đúng giờ tránh gây ra lãng phí thời gian, thắt chặt kỉ luật lao động. Song
với người Việt Nam do ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước, do đang ở trong

giai đoạn chuyển đổi từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất công nghiệp
nên về phong cách làm việc vẫn mang đậm nét của nền kinh tế nơng nghiệp. Điều
đó dẫn đến những mâu thuẫn về việc thiếu cơ hội giải tỏa mâu thuẫn thông qua đối
thoại và thương lượng có thể làm cho mâu thuẫn bùng phát.
-

Thứ tư, là do sự khác biệt về văn hóa và hành vi cơng nghiệp trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Rõ ràng sự khác biệt về hành vi ứng xử có thể
gây nên sự thiếu hiểu biết lẫn nhau, làm cho quan hệ chủ thể trở nên khó khăn hơn.

-

Thứ năm, là do mức lương tối thiểu thấp. Các doanh nghiệp chủ yếu bám chặt vào
mức lương tối thiểu để trả lương dẫn đến mức lương trả cho người lao động tuy
hợp pháp nhưng chưa hợp lý, chưa phản ánh sự cân bằng của thị trường lao động
và chưa phản ánh được sự đồng thuận của người lao động.

-

Sáu là, chăm lo đời sống cho người lao động chưa tốt. Phần lớn các doanh nghiệp
vẫn chưa thực hiện được việc này là do mục tiêu của người sử dụng lao động là
kiếm được lợi nhuận cao nhất. Đồng thời việc đồng lương đã thấp thì người lao
động phải chi trả quá nhiều cho chi phí cuộc sống. Việc tăng ca, tăng cường độ làm
việc dưới ấp lực về mặt thời gian thực hiện đơn hàng, nhất là trong ngành dệt may,
giày dép rất mệt nhọc, trong khi đó việc chăm lo đời sống tinh thần cho người lao
động cịn q chung chung, khơng mang lại lợi ích cho người lao động.

-

-


 Về phía người lao động
Đa số người lao động còn trẻ tuổi làm các công việc giản đơn và phần lớn từ nông
thôn ra, chưa có tác phong cơng nghiệp, trình độ học vấn tay nghề và hiểu biết còn
quá thấp. Qua điều tra cho thấy hiện tại chỉ có 20% lực lượng lao động đã qua đào
tạo. Trong đó, qua đào tạo nghề là 13,3%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp là
14.4%, tốt nghiệp cao đẳng đại học là 4,8%. Sự cách biệt giữa các vùng kinh tế có
tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cũng lớn. Do trình độ tay nghề, sự am hiểu về chính
sách pháp luật cịn nhiều hạn chế, dễ bị kích động, lơi kéo, tham gia bãi cơng, đình
cơng khi bị đụng chạm tới quyền lợi như lương, thưởng, điều kiện lao động. Người
lao động còn chưa nhận thức được hậu quả của các cuộc đình cơng trái pháp luật
gây ra đối với xã hội.
Phần lớn, nhận thức của người lao động về đình cơng đã thay đổi nhiều: người lao
động muốn đình cơng hơn, biết cách tổ chức đình cơng nên dễ xảy ra đình cơng
hơn. Hầu hết, người lao động đều không tuân thủ theo trình tự thủ tục lao động do


pháp luật quy định nhưng những người lao động khi đình cơng dường như chỉ có
được mà khơng thấy mất mát gì. Do đó, người lao động bỏ qua quy trình tổ chức
thương lượng hịa giải theo quy định của pháp luật khơng phải vì học khơng hiểu
luật mà vì đình cơng là phương pháp hữu hiệu nhất để họ đạt được các địi hỏi của
mình.
 Các ngun nhân khác
- Các quy định pháp luật về đình cơng cịn nhiều bất cập, khơng thực tiễn, trình tự
thủ tục phức tạp. Hệ thống các tổ chức, cơ chế liên quan tới quan hệ lao động gồm:
cơ quan hòa giải, trọng tài và hệ thống tổ chức cơng đồn đã khơng đủ hữu hiệu để
giải quyết tranh chấp lao động.
- Do hệ thống thanh tra, kiểm tra hoạt động chưa hiệu quả. Mặc dù các quy định của
pháp luật lao động khá đầy đủ và tạo sự công bằng nhất định trong các loại hình
doanh nghiệp. Song do hoạt động của hệ thống thanh tra chưa bao phủ hết được

các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước dẫn đến hiện tượng vi phạm pháp
luật lao động ở các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước còn khá phổ biến.
- Các biện pháp xử lí cịn nhẹ. Việc giải quyết “hậu đình cơng” q nhẹ nhàng, chưa
có người sử dụng lao động vào vi phạm Bộ luật lao động xử lí nghiêm khắc. Thực
tế giải quyết đình cơng cho thấy: cơ quan chức năng chỉ muốn thu xếp ổn thỏa, cho
êm là đạt u cầu 100% các cuộc đình cơng được giải quyết thơng qua thương
lượng hịa giải.
b. Hậu quảcủa đình cơng gây ra.
- Đình cơng là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động
nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên
hiện nay, đa số các cuộc đình cơng diễn ra đều là đình cơng bất hợp pháp, đa phần
đều do bộc phát mà không tuân theo trình tự, thủ tục, quy trình nhất định của pháp
luật đã gây ra những hậu quả nghiệm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư, thiệt hại về tài sản vật chất như máy
móc và sức khỏe con người và liên quan đến pháp luật.
 Thứ nhất, khi đã có quyết định của Tồ án về cuộc đình cơng là bất hợp pháp mà
người lao động khơng ngừng đình cơng, khơng trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức
độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao
động.
- Trong trường hợp cuộc đình cơng là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử
dụng lao động thì tổ chức cơng đồn Người sử dụng lao động xác định giá trị thiệt
hại do cuộc đình cơng bất hợp pháp gây ra bao gồm:
Thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành
phẩm hư hỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý, tái chế (nếu có);
Chi phí khắc phục hậu quả do đình cơng bất hợp pháp gây ra gồm: Vận hành máy
móc thiết bị theo u cầu cơng nghệ; sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị bị hư
hỏng; tái chế nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm bị hư hỏng; bảo
quản nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong thời gian diễn ra
đình cơng; vệ sinh môi trường; bồi thường khách hàng hoặc phạt vi phạm hợp



đồng do đình cơng xảy ra.Lãnh đạo đình cơng phải bồi thường thiệt hại theo quy
định của pháp luật.
 Thứ hai, đối với Người lợi dụng đình cơng gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại
máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực
hiện quyền đình cơng, kích động, lơi kéo, ép buộc người lao động đình cơng;
người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình cơng, người lãnh đạo cuộc
đình cơng thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.
3. Các ảnh hưởng của đình cơng
Mặt khác, đình cơng cịn có mặt đó nữa là:
-

-

Ảnh hưởng tích cực: Đình cơng đem lại khơng khí dân chủ trong quan hệ lao động,
đem lại ho người lao động ý thức làm chủ trong việc duy trì và phát triển mối quan
hệ ấy. Đồng thời hiện tượng này còn là một kênh để người lao động trưởng thành
hơn về nhận thức pháp luật.
Ảnh hưởng tiêu cực: Đình cơng có thể gây thiệt hại về mặt kinh tế cho doanh
nghiệp và chính bản thân người laođộng, làm những rạn nứt mối quan hệ giữa tập
thể lao động hoặc tổ chức của họ với chủ doanhnghiệp; ảnh hưởng trực tiếp và
nghiêm trọng tới môi trường đầu tư. Đình cơng xảy ra cịn để lại nhiều hậu quả
khác ảnh hưởng đến xã hội.

Chương 3: Hướng giải quyết thực trạng đình cơng ở Việt Nam
Vấn đề đình cơng ở nước ta vẫn đang cịn rất mới, để hạn chế được vấn đề này, nhà nước,
doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân người lao động cần có những phương hướng giải
quyết tình trạng hiện nay.

1. Về phía Nhà nước, cơ quan chức năng
Nhà nước cần có những chính sách, đường lối phát triển các loại hình doanh
nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm
nghèo… để hạn chế vấn nạn đình công hiện nay đưa nước ta trở thành một nước cơng
nghiệp, Vì chừng nào nền kinh tế các doanh nghiệp trong nước chưa đủ sức cạnh tranh
với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì khi đó người lao động tại các
doanh nghiệp nước ngồi cịn tiếp tục bị vi phạm về quyền và lợi ích.
Cần tạo cơ chế khuyến khích cho việc thanh lập các tổ chức hòa giải, trọng tài độc
lập như một số quốc gia trong khu vực vẫn thực hiện. Cần tập trung đầu tư trọng điểm
vào cơng tác hịa giải bởi hoạt động hịa giải này có thể góp phần chấm dứt tranh chấp
lao động ngay từ khi nó mới phát sinh, qua đó giảm thiệt hại tối đa cho người lao động
và cho doanh nghiệp


Vận động, tun truyền việc thành lập cơng đồn cơ sở. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ hoạt động công tác cơng đồn để bảo vệ về quyền và lợi ích hợp pháp cho người
lao động, tổ chức và lãnh đạo đình cơng theo đúng luật.
Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề và tác phong lao động công nghiệp cho người lao
động để người lao động làm việc có kỷ luật, kỹ thuật, năng suất và chất lượng hiệu
quả trong quá trình phát triển hội nhập quốc tế
Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động như nhà ở, thu nhập, sinh
hoạt văn hóa nhất là ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật, giải quyết những
tranh chấp lao động và đình cơng…cho người lao động và người sử dụng lao động để
họ hiểu và thực hiện đúng những quy định của pháp luật.
2. Về phía doanh nghiệp (người sử dụng lao động).
- Tăng cường đối thoại, ký kết thỏa ước lao động tập thể về những kiến nghị, đề xuất
của cơng đồn và tập thể người lao động để đưa ra những biện pháp phù hợp
khơng để đình cơng xảy ra và lan truyền trong khu công nghiệp.
- Cần công khai thang lương, bảng lương, quy chế trả lương, nâng lương, bậc, quy

chế khen thưởng, nội quy lao động theo quy định của pháp luật.
- Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người lao động, giải đáp những thắc mắc về Luật
lao động…về quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động.
Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa cho người lao động.
- Đẩy mạnh và xây dựng phát triển tổ chức cơng đồn vững mạnh tại các doanh
nghiệp.
- Tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa cơ quan quản lý nhà nước với người sử dụng lao
động, giữa người lao động và người sử dụng lao động…nhằm thông báo tình hình
về mặt tiền lương trên thị trường, tình hình tranh chấp lao động và đình cơng.
3. Về phía người lao động.
Phải tự hoàn thiện, tu bổ kiến thức, khả năng về quan hệ lao động và đưa ra những
chính sách phù hợp có lợi cho cả hai.
Tham gia đầy đủ các buổi học tập pháp luật lao động, nội quy lao động, chấp hành các
nội quy, rèn luyện ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
Người lao động phải kí cam kết thực hiện nghiêm nội quy lao động của doanh nghiệp,
khơng đình cơng trái pháp luật.
Người lao động phải bày tỏ tâm tư nguyện vọng chính đáng để người sử dụng lao
động đưa ra chính sách phù hợp cho cả hai.
Trong Luật phải đề cao và trong thực tiễn cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước về
lao động và sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan, như Bộ Lao động – Thương binh và
xã hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng Liên đồn lao động Việt Nam, Phịng Thương mại
và cơng nghiệp Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với


chính quyền địa phương, các ban quản lý khu cơng nghiệp, khu chế xuất trong việc triển
khai và thực hiện pháp luật lao động. Đề cao công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện,
xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm pháp luật lao động. Khẩn trương xây dựng và
thực hiện những chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện và cải thiện đời sống vật chất, tinh
thần cho người lao động, tập thể lao động như nhà ở, việc làm, thu nhập, đi lại, sinh hoạt
văn hoá… nhất là những nơi phát triển nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các

khu cơng nghiệp tập trung, tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ lao động hài hồ, ổn
định góp phần phát triển kinh tế xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh”.


PHÂN KẾT LUẬN
Hậu quả của đình cơng đang là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đói với sự phát triển
kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung và đối với cuộc sống của mỗi các cá nhân người
lao động nói riêng. Vì vậy, vấn đề giải quyết đình cơng ở các doanh nghiệp hiện nay đang
rất cấp thiết, đòi hỏi sự chung tay của nhiều Bộ, Ban, ngành liên quan nhằm hạn chế tình
trạng đình cơng hiện nay để phát huy nền kinh tế nước nhà trở nên lớn mạnh hơn, phát
triển đáng kể hơn và để thực hiện sự công bằng trong quan hệ lao động. Tuy nhiên bên
cạnh những đó cịn có những hạn chế, tồn tại tiêu cực xảy ra trong quan hệ lao động giữa
người sử dụng lao động với người lao động. Vì vậy, nhằm góp phần đề xuất các giải pháp
trong thực trạng của đình cơng tại Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài tiểu luận kết thúc học
phần môn Nguyên lý quan hệ lao động là “Thực trạng đình công tại Việt Nam hiện nay”.
Qua bài tiểu luận này em xin làm rõ những nguyên nhân, hậu quả của đình cơng gây ra và
các yếu tố ảnh hưởng đến đình cơng và những phương hướng giải quyết đình cơng cho
doanh nghiệp và người lao động.


Tài liệu tham khảo
1. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của đình cơng
/>fbclid=IwAR2d1A5MdzXL6tbAggYNW0u6ZuTq4MX7Siv9yEYrnP5lG6W4hyn82pQDUyQ

2. Thực trạng của đình cơng và giải pháp để giảm thiểu đình cơng bất hợp pháp ở
Việt Nam
/>fbclid=IwAR16p7WCpp4ppH6GPVU39oKsGmmWw0qB3haud_cslkYBCToZ-5EPa8ZPaNM

3. Đình cơng và phương hướng giải quyết của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

/>fbclid=IwAR3yJbuwFga1FAbmZYqfIZdr3GcFr_u1rc_x3i4yEb4DJMiVY7EwvSZs1is

4. Nguyên nhân đình cơng ở một số doanh nghiệp trong thời gian qua.
/>
5. Quan hệ lao động
/>
6. Hậu quả của đình cơng
/>
7. Đình cơng vấn đề nhức nhối của các doanh nghiệp
/>fbclid=IwAR3yJbuwFga1FAbmZYqfIZdr3GcFr_u1rc_x3i4yEb4DJMiVY7EwvSZs1is

8. Các cuộc đình cơng ngưng việc giảm ở Việt Nam
/>
9. Đề tài đình cơng tại Việt Nam hiện nay
/>fbclid=IwAR3aojgc_KKkYFGWEdUEojK59IEseUFWem-7yEXW_kRVFh0tiT2qJC78_k0



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô đã chỉ dạy trong suốt quá trình học tập, cung cấp cho em
những kiến thức cần thiết để cho em áp dụng vào làm bài tiểu luận. Mặc dù đã có nhiều
cố gắng trong quá trình làm bài, song do khả năng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân
có hạn, nên bài tiểu luận không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế và thiếu sót. Vì vậy em
rất mong nhận được sự góp ý chân thành của cơ nhằm bổ sung trong các bài tiểu luận
sau.
Xin chân thành cảm ơn cô!


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………



×