Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế so sánh với luật sáng chế Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.86 KB, 3 trang )

HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT XÂM PHẠM
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ
SO SÁNH VỚI LUẬT SÁNG CHẾ HOA KỲ
Lê Thị Ngọc Trâm
Học viên cao học  trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh

TĨM TẮT
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế phát sinh khi
hội đủ ba điều kiện cơ bản: phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế, có hành vi xâm phạm là hành vi trái pháp
luật và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và thiệt hại thực tế. Trong đó, hành
vi xâm phạm là hành vi trái pháp luật chính là yếu tố tác động dẫn đến thiệt hại phải được bồi thường. Tuy
nhiên, quy định hiện nay về hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
chủ yếu chế tài các hành vi xâm phạm trực tiếp. Thực tế, ngồi hành vi xâm phạm trực tiếp cịn có hành vi
xâm phạm gián tiếp cần phải nghiên cứu. Vì thế, việc nghiên cứu không chỉ được rút ra từ hoạt động áp
dụng pháp luật thực tiễn mà còn trên cơ sở so sánh với pháp luật các quốc gia trên thế giới, mà điển hình
là so sánh với Luật Sáng chế Hoa Kỳ.
Từ khóa: Hành vi trái pháp luật, mối quan hệ nhân quả, sáng chế.

1. HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI
VỚI SÁNG CHẾ
Hành vi gây thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải là hành vi trái
pháp luật. Hành vi trái pháp luật có thể được hiểu là “những xử sự cụ thể của con người được thể hiện
thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật xâm phạm đến những
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể52”. Như vậy, hành vi trái pháp luật làm phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải là vi phạm pháp luật và xâm phạm đến những quyền và lợi ích
được pháp luật bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại có thể thể hiện dưới hai dạng thức cơ bản là hành động hoặc
không hành động. Hành vi bị xem xét là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế,
khi có đủ các căn cứ như sau:
1. Một là, sáng chế bị xem xét là đối tượng đang trong thời gian được bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp theo bằng độc quyền sáng chế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;
2. Hai là, hành vi bị xem xét là hành vi nhằm mục đích xâm phạm quyền sở hữu sáng chế đang được


Nhà nước bảo hộ;
3. Ba là, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chế và không phải là người được pháp luật hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho
phép sử dụng sáng chế;
4. Bốn là, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu hành vi bị xem xét này xảy ra trên
mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam thì cũng bị coi là
52

Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo tr nh pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, NXB. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr.378.

175


xảy ra tại Việt Nam. Căn cứ này xuất phát từ nguyên tắc lãnh thổ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
theo đó quyền được xác lập ở quốc gia nào thì được bảo hộ trong phạm vi quốc gia đó, trừ trường
hợp các Điều ước mà quốc gia tham gia là thành viên có quy định khác.
Hành vi hội đủ các căn cứ trên thì được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng
chế.
Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định cụ thể về các hành vi xâm phạm các
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Hành vi bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế: (i) sử dụng
sáng chế được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
(ii) sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời đối với sáng chế quy định
tại Điều 126 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009.
Điều này có nghĩa là trong thời hạn văn bằng bảo hộ có hiệu lực bất kỳ ai sử dụng sáng chế dưới các hình
thức như: sản xuất sản phẩm được bảo hộ; áp dụng quy trình được bảo hộ; khai thác cơng dụng của sản
phẩm, nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ; lưu
thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất
theo quy trình được bảo hộ mà khơng được phép của chủ sở hữu bị coi là có hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp đối với sáng chế.

Bên cạnh đó, đối với sáng chế cịn có quy định rất đặc thù về quyền tạm thời đối với sáng chế. Quyền tạm
thời đối với sáng chế ở đây được hiểu là trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế biết rằng đang
có người khác sử dụng sáng chế mà mình đã nộp đơn nhằm mục đích thương mại và người đó khơng có
quyền sử dụng trước sáng chế thì người nộp đơn có quyền thơng báo bằng văn bản cho người sử dụng về
việc mình đã nộp đơn đăng ký. Trong thông báo thể hiện rõ các thông tin về số đơn đăng ký, ngày nộp
đơn, ngày công bố trên công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử
dụng. Khi người nộp đơn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp bằng độc quyền sáng chế thì chủ
sở hữu sáng chế trên cơ sở pháp lý này có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế phải trả một khoản
tiền tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương
ứng. Vậy nếu như người sử dụng sáng chế này không trả cho chủ sở hữu sáng chế khoản tiền đền bù vì đã
sử dụng trước sáng chế thì bị coi là có hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế.

2. SO SÁNH VỚI LUẬT SÁNG CHẾ HOA KỲ
Hoa Kỳ luôn được xem là điển hình của việc bảo hộ sáng chế trên tồn thế giới. Trong Luật Sáng chế Hoa
Kỳ hành vi xâm phạm bằng sáng chế được chia thành hai dạng hành vi xâm phạm trực tiếp và hành vi xâm
phạm gián tiếp. Hành vi xâm phạm bằng sáng chế trực tiếp quy định tại Điều 271a, người xâm phạm bằng
sáng chế là bất kỳ người nào chế tạo, sử dụng, chào bán hoặc bán, trái phép, bất cứ sáng chế được cấp
bằng trong phạm vi lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ Hoa Kỳ bất kỳ sáng chế nào được cấp
bằng trong thời hạn của sáng chế đó. Các hành vi xâm phạm trực tiếp đến sáng chế trong Luật Sáng chế
Hoa Kỳ rất tương đồng với các hành vi được quy định tại Luật Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam như đã phân
tích ở trên.
Tuy nhiên, khác với quy định trong pháp luật Việt Nam chỉ chủ yếu quy định về hành vi xâm phạm trực
tiếp, Luật Sáng chế Hoa Kỳ còn quy định về hành vi xâm phạm gián tiếp. Các hành vi bị coi là hành vi
xâm phạm gián tiếp được quy định tại Điều 271b, đó là hành vi chủ động xúi giục người khác thực hiện
hành vi xâm phạm bằng sáng chế sẽ phải chịu trách nhiệm như người trực tiếp xâm phạm.
Luật Sáng chế Hoa Kỳ tại Điều 271f bất cứ người nào cung cấp trái phép, dù là trực tiếp hoặc gián tiếp,
trên hoặc từ lãnh thổ Hoa Kỳ toàn bộ hoặc một phần đáng kể các cấu phần của một sáng chế được cấp
bằng sáng chế có các cấu phần khơng được phối hợp với nhau tồn bộ hoặc một phần, nhằm chủ động tạo
176



ra sự kết hợp của các cấu phần đó ngồi lãnh thổ Hoa Kỳ, và nếu việc kết hợp các cấu phần đó xảy ra trên
lãnh thổ Hoa Kỳ thì hành vi đó có thể bị coi là xâm phạm bằng sáng chế, thì người đó chịu trách nhiệm
pháp lý như người xâm phạm.
Xem xét các quy định về sáng chế tại Hoa Kỳ, ta thấy ngoài hành vi xâm phạm sáng chế trực tiếp còn quy
định các hành vi xâm phạm gián tiếp. Các hành vi xâm phạm gián tiếp có thể kể đến như hành vi chủ động
xúi giục người khác thực hiện hành vi xâm phạm bằng sáng chế, cung cấp trái phép toàn bộ hoặc một phần
của sáng chế. Các hành vi này được xem là những hành vi xâm phạm gián tiếp quyền sở hữu công nghiệp
đối với sáng chế. Khi phát sinh những hành vi này, Luật sáng chế Hoa Kỳ cũng quy định trách nhiệm pháp
lý như những người có hành vi xâm phạm trực tiếp.
Hiện nay, Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam chưa đưa ra các quy định để điều chỉnh các hành vi xâm phạm
gián tiếp quyền sở hữu trí tuệ, điều này dễ dẫn đến việc bảo hộ sáng chế khơng tồn diện. Vì thực tế cho
thấy, với những đặc tính dễ bị xâm phạm và khả năng thu lợi nhuận cao của các đối tượng quyền sở hữu
trí tuệ thì việc có hành vi xâm phạm gián tiếp là điều rất dễ xảy ra trong thực tế. Trong quy định của pháp
luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành thì hành vi xâm phạm trực tiếp sáng chế mới bị coi là hành vi xâm
phạm quyền của sáng chế. Vậy trường hợp, một người không xâm phạm trực tiếp sáng chế mà họ tham
gia vào việc sử dụng công nghệ, kỹ thuật để xâm phạm sáng chế hoặc hành vi chủ động xúi giục người
khác thực hiện hành vi xâm phạm bằng sáng chế , cung cấp trái phép các bộ phận của sáng chế thì hiện tại
Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam khơng có cơ chế để xem xét là hành vi xâm phạm gián tiếp quyền đối với
sáng chế.
Chính vì điều này, trong tương lai cần xem xét để bổ sung thêm chế tài đối với các hành vi xâm phạm gián
tiếp quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế vào Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam để đảm bảo các quyền
và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu sáng chế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

177

Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng, NXB. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr.378.



×