Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Đưa kiến thức Vật lý vào đời sống thông qua các bài tập định tính, định lượng và thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 30 trang )

MỤC LỤC

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ................................................................................2
II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ.........................................................2
III. MỤC ĐÍCH U CẦU CỦA SÁNG KIẾN............................................................3
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến.................................................3
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến.....................................................................5
3. Nội dung sáng kiến...............................................................................................6
3.1. Đối tượng áp dụng.........................................................................................6
3.2. Thời gian thực hiện....................................................................................... 6
3.3. Mức độ khả thi...............................................................................................6
3.4. Biện pháp tổ chức......................................................................................... 7
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC...................................................................................... 27
V. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG....................................................................................... 27
1. Những bài học kinh nghiệm................................................................................27
2. Ý nghĩa của SKKN............................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................30

Trang 1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT TÂN CHÂU

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Giang, ngày 02 tháng 02 năm 2020
BÁO CÁO


Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

I- Sơ lược lý lịch tác giả
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Duy

, Nữ

- Ngày tháng năm sinh: `26/06/1983
- Nơi thường trú: khóm Long Hưng, phường Long Châu, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang
- Đơn vị công tác: Trường THPT Tân Châu
- Chức vụ hiện nay: /
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ
- Lĩnh vực công tác: Giảng dạy
II - Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị
Trường THPT Tân Châu là một trong năm trường thuộc thị xã Tân Châu, nằm ngay vị
trí trụng tâm của Thị xã.
- Thuận lợi: + Được sự quan tâm, giúp đỡ của BGH nhà trường, tổ chuyên môn, đồng
nghiệp và ban đại diện hội phụ huynh học sinh.
+ Đồ dùng thí nghiệm được trang bị tương đối đầy đủ, cơ sở vật chất hoàn
thiện tạo điều kiện thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp mới
trong giảng dạy.
+ Học sinh đầu cấp được tuyển đầu vào với số điểm cao nhất trong Thị xã.

Trang 2


- Khó khăn: + Chất lượng học sinh tương đối đồng đều ở các lớp nâng cao, tuy nhiên ý
thức học tập của học sinh chưa cao, đặc biệt là học sinh khối 12
+ Một số đồ thí nghiệm chỉ sử dụng được ở lần đầu tiên.

+ Học sinh đầu cấp chưa quen phương pháp giảng dạy mới.
- Tình hình học sinh: + Khối 10 có chất lượng cao hơn so với trường khác, được phân
lớp theo trình độ học tập tạo điều kiện cho việc giảng dạy của giáo viên
+ Chất lượng học sinh ở một số lớp lớp nâng cao khơng đồng
đều.
+ Học sinh cịn thụ động trong tiết học như chưa tích cực trong
việc phát biểu trước câu hỏi giáo viên nêu. Riêng đối với khối 10 cịn quen với lối đọc chép nên
các em khơng biết cách trình bày nội dung bài học.
+ Một số học sinh chưa xây dựng được động cơ học đúng đắn, cịn
ỷ lại, khơng tập trung.
+ Việc chọn khối thi chỉ tập trung ở một số em nên việc nâng cao
chất lượng mơn dạy ở khối 12 rất khó.
- Tên sáng kiến:
“Đưa kiến thức Vật lý vào đời sống thông qua các bài tập định tính, định lượng và
thực nghiệm”
- Lĩnh vực: Vật lý.
III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến.
Chương trình Vật lí trung học phổ thơng hiện hành gồm nhiều phần: cơ học, nhiệt học,
điện học, quang học, vật lí phân tử và hạt nhân. Và mỗi phần được thể hiện bằng các kiến thức
khác nhau, tương ứng với các cách tiếp cận kiến thức khác nhau. Với một khối lượng kiến thức
khổng lồ như vậy thì cuộc sống của các em sẽ vô cùng phong phú, các em hồn tồn có khả
năng làm chủ được kiến thức của mình, việc vận dụng kiến thức của mình trong đời sống thức tế
cũng như việc giải thích các hiện tượng xảy ra hàng ngày xung quanh các em chỉ là vấn đề đơn
giản ... Tuy nhiên điều đó đã khơng diễn ra trên thực tế như những gì chúng ta nghĩ.
Với chương trình vật lí lớp 10 thì kiến thức là về dạng chuyển động, các lực cơ
học….các em có thể viết một cách đầy đủ và chính xác các phương trình của chuyển động thẳng
Trang 3



đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, đọc đúng những định nghĩa về vận tốc, gia tốc, các khái
niệm về chuyển động rơi tự do, chuyển động tròn đều, các định luật Niutơn ... Thế nhưng, với
những câu hỏi như: Nêu ví dụ trong thực tế về chuyển động thẳng đều, về chuyển động thẳng
nhanh dần hoặc chuyển động thẳng chậm dần ? cũng thực sự làm cho các em lúng túng. Nhiều
học sinh cịn khơng thể giải thích được những hiện tượng gần gũi với đời sống như tại sao khi đi
xe máy dưới trời mưa, ta lại có cảm giác những giọt nước mưa không rơi theo phương phẳng
đứng mà theo phương xiên và hắt cả vào mặt, vào mắt của ta? hay tại sao những vận động viên
đua xe máy phải nghiêng xe nhiều đến vậy khi phải qua những chỗ đường vịng….Riêng các
kiến thức vật lí về tĩnh học lẽ ra phải là một trong các cơ sở tốt nhất để các em vận dụng vào
thực tiễn, nhưng điều đó dường như vẫn cịn xa vời đối với các em. Tương tự như thế, chắc hẳn
kiến thức về các các định luật bảo toàn đối với học sinh phổ thơng hiện nay có lẽ vẫn chỉ là nội
dung các định luật, cách giải các bài tập, ... chúng còn nằm yên trên những trang vở, thiếu một
cái gì đó để có thể đánh thức chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang
tốt trong cuộc sống của mỗi học sinh.
Đối với học sinh lớp 11 và lớp 12, kiến thức vật lí mà các em lĩnh hội được trên lớp học
ngày càng nhiều, nội dung ngày càng phong phú cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Với chương
trình hiện nay, chẳng hạn phần lí thuyết về điện học (cả điện xoay chiều lẫn điện một chiều) kết
hợp với những yêu cầu bắt buộc của các bài thí nghiệm thực hành đáp ứng được nhiều yêu cầu
thực tiễn. Thế nhưng trên thực tế, các em khơng thể thay cho đoạn dây chì đã bị đứt ở nhà? Bao
nhiêu em có thể tự mình lắp được bộ đèn nêon (gồm bóng đèn, tăng phơ, chuột)? ... Với các em,
việc đấu nối được một chiếc công tắc đèn bàn sao cho khi bật phía nọ thì đèn sáng, bật phía kia
thì đèn tắt, có lẽ đó cũng đã là một kì cơng rồi.
Những điều trên thật đáng để chúng ta suy ngẫm. Khi mà kiến thức Vật lý mà các em
lĩnh hội được hồn tồn khơng gắn với đời sống xung quanh. Trong quá trình học tập các em lại
khơng có thói quen vận dụng kiến thức vật lý để giải quyết những vấn đề gặp phải hàng ngày.
Đối với đa số học sinh hiện nay quá trình học tập vật lý chỉ diễn ra trên lớp học, để vượt qua các
kì kiểm tra và thi học kì. Sau khi rời khỏi lớp học và nhà trường thì quá trình học tập biến mất,
đặc biệt sau những lần thi cử, kiến thức lưu lại trong tâm trí học sinh khơng cịn.
Với trăn trở đó và với trách nhiệm của người giáo viên vật lí trực tiếp đứng lớp giảng dạy ở
trường trung học phổ thông nhiều năm, tôi quan tâm nhiều đến chất lượng học tập của học sinh,

đến suy nghĩ, tâm tư tình cảm của học sinh đối với bộ mơn của mình, quan tâm nhiều đến việc
đổi mới phương pháp dạy học sao cho chất lượng dạy và học vật lí của thầy trị chúng tôi đạt
Trang 4


được hiệu quả tốt nhất trong điều kiện hiện có. Đó là lí do tơi chọn đề tài “Đưa kiến thức Vật
lý vào đời sống thông qua các bài tập định tính, định lượng và thực nghiệm”
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, trong những năm qua giáo dục phổ
thông ở nước ta đã đạt nhiều kết quả nổi bật, quy mô giáo dục không ngừng được tăng lên; chất
lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực; các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục
như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kĩ thuật không ngừng được củng cố, tăng cường và phát
huy có hiệu quả; chủ trương xã hội hóa giáo dục đang phát huy tác dụng và đã góp phần quan
trọng làm cho giáo dục thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, tồn dân; cơng bằng giáo dục
được quan tâm thực hiện ...Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu giáo dục thì giáo dục nước ta vẫn cịn
có một số tồn tại, cần từng bước khắc phục. Đó là chất lượng giáo dục tuy có chuyển biến
nhưng vẫn cịn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước; cơ cấu giữa các cấp học, bậc học, cơ
cấu ngành nghề, cơ cấu xã hội và cơ cấu vùng miền trong hệ thống giáo dục cịn chưa hợp lí; đội
ngũ giáo viên cịn bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu; cơ sở vật chất kĩ thuật vẫn chưa
thốt khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ...Trong những năm gần đây, Việt Nam nói riêng và cả
thế giới nói chung đang có những bước chuyển mình tích cực về phương pháp dạy và học ở các
trường phổ thông. Bên cạnh việc cung cấp những kiến thức mang tính hàn lâm thì cịn coi trọng
việc ứng dụng những kiến thức đó vào trong đời sống. Bởi lẽ suy cho cùng thì những kiến thức
mà học sinh thu nhận được nếu áp dụng được vào những sự vật, hiện tượng xung quanh các em
thì sẽ càng sống động và thú vị hơn, kiến thức vật lý sẽ càng bổ ích hơn.
Mặt khác chương trình giáo dục hiện hành cịn mang nhiều kiến thức hàn lâm, nặng nề
với học sinh và chưa thật sự coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tế, chưa thật sự coi trọng hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Vì vậy để khắc phục được các hạn
chế trên thì chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 sẽ triển khai vào năm học 2022-2023 đối
với lớp 10 với nội dung theo hướng tinh giản, hiện đại, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào

thực tiễn giúp học sinh phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết giúp người học có khả
năng tự học và học suốt đời. Vì vậy việc đổi mới phương pháp đưa kiến thức vật lý vào đời sống
qua các bài tập định tính, định lượng và thực nghiệm là một hành trang và cũng là bước chuẩn bị
tốt cho việc giảng dạy chương trình phổ thơng mới sắp tới.
Bên cạnh đó, xu hướng ra đề thi mơn Vật lí hiện nay cũng ngày càng phổ biến với những
bài tập vật lí thực tế. Học sinh khơng cần thực hiện các phép tính phức tạp mà chỉ thực hiện
Trang 5


những phép suy luận logic trên cơ sở hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật Vật lý để có
thể giải thích, nhận biết được những biểu hiện của chúng trong các trường hợp cụ thể. Ưu điểm
của bài tập thực tiễn chính là giúp học sinh đào sâu, củng cố kiến thức, giúp giáo viên kiểm tra
kiến thức và kỹ xảo thực hành của học sinh. Để làm được bài thi học sinh có thể hiểu rõ bản
chất Vật lý của các hiện tượng và những quy luật của chúng, vận dụng vào thực tiễn đời sống và
lao động, sản xuất.
3. Nội dung sáng kiến
3.1. Đối tượng áp dụng: Học sinh khối 10, 11 và 12
3.2. Thời gian thực hiện: Năm học 2018-2019, năm học 2019-2020
3.3. Mức độ khả thi:
Qua nghiên cứu, tôi thấy rằng để áp dụng sáng kiến có hiệu quả thì địi hỏi người giáo
giáo viên cần:
- Nắm chắc được nội dung kiến thức sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kỹ năng.

- Cập nhận kiến thức bài học liên quan đến đời sống, mang tính phổ biến, thời sự và gần gũi.
- Những ứng dụng đưa ra phải hấp dẫn, có chọn lọc, đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù
hợp với trình độ của học sinh.
- Riêng nội dung bài tập phải có khả năng thực hiện, phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
- Kết hợp và sử dụng trong các phương pháp dạy học hợp lý.
- Đưa bài tập thực tế vào đề kiểm tra và đề thi học kì.
- Sưu tầm và đưa những dạng bài tập định tính và định lượng của đề thi THPT Quốc Gia vào

các tiết bài tập và ôn tập.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm ứng dụng các kiến thức vật lý vào đời sống thông qua câu
lạc bộ, tháng bộ môn.....
- Cập nhật những phần mềm mới hỗ trợ tốt cho việc dạy học. Việc tra cứu tìm tài liệu giảng
dạy sẽ phong phú hơn khi sử dụng tiếng anh.

Trang 6


3.4. Biện pháp tổ chức
3.4.1. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng vấn đề
Theo tôi, nguyên nhân cơ bản và là nguyên nhân khách quan đầu tiên phải kể đến đó là
sự q tải và nặng nề của chương trình hiện hành. Nội dung kiến thức trong phần lớn các bài
học là q nhiều, khơng thích ứng với thời gian quy định của mỗi tiết học. Thực tế giảng dạy
cho thấy, với thời gian 45 phút của một tiết học: 2 phút để ổn định lớp, 5 phút để kiểm tra bài
cũ, 3 phút để củng cố bài thì thời gian còn lại chỉ là 35 phút dành cho thầy và trò tiến hành các
hoạt động nhận thức của bài học. Trong khoảng thời gian này, với nội dung kiến thức tương đối
nhiều, việc làm cho học sinh hiểu được kiến thức bài học thơi cũng đã là khó khăn, giáo viên
khơng cịn đủ thời gian để liên hệ kiến thức mà học sinh vừa lĩnh hội được với thực tế đời sống,
hoặc nếu có liên hệ được thì cũng chỉ dưới hình thức liệt kê tên gọi của các sự vật, hiện tượng
mà thôi.
Nguyên nhân thứ hai là việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung và kiến thức vật
lí nói riêng vẫn cịn tiến hành theo lối “thơng báo - tái hiện”. Học sinh có q ít điều kiện để
nghiên cứu, quan sát và tiến hành các thí nghiệm vật lí khi tiết học thực hành rất ít.
Nguyên nhân thứ ba thuộc về chủ quan của mỗi giáo viên đứng lớp khi giáo án còn thiên
về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài
giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học sinh khá
thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức.
Nguyên nhân thứ tư không thể không nhắc tới là phương thức kiểm tra đánh giá hiện nay.
Khi quá trình kiểm tra đánh giá ở trường trung học phổ thơng hiện nay cịn khá đơn giản,

phương pháp và hình thức đánh giá, tồn bộ việc đánh giá của giáo viên chỉ quy về điểm số. Đối
với mơn vật lí, một vấn đề đang được quan tâm hiện nay là kiểm tra đánh giá thơng qua thí
nghiệm cũng cịn nằm trong giai đoạn thử nghiệm. Nội dung các bài thi và kiểm tra chủ yếu tập
trung vào nội dung kiến thức bài học mà chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, đây chính một nguyên nhân khá rõ để giải thích cho thực trạng nêu trên.
3.4.2. Biện pháp tổ chức
a/ Giáo viên cần nắm đầy đủ về chương trình giảm tải và chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ
Giáo dục và đào tạo ban hành: mục tiêu cao nhất khi thực hiện điều chỉnh chương trình theo
hướng tinh giảm chính là để nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện nhân cách cho học sinh:
Trang 7


tăng cường giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, giáo dục để các em
có sức khỏe tốt, có khả năng vượt khó, tự lập và phát hiện ra vấn đề, phát huy khả năng sáng tạo
giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, có được hứng thú và phương pháp để tự
học suốt đời… Việc điều chỉnh nội dung dạy học này sẽ giúp giảm thời gian học kiến thức hàn
lâm, lý thuyết thuần tuý, tăng thời gian thực hành, học tại hiện trường; điều đó sẽ giúp cho học
sinh có điều kiện được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, hình thành năng lực nhận thức, năng
lực hành động và kỹ năng sống. Và đó là một điều kiện thuận lợi để giáo viên có thời gian lồng
ghép các kiến thức thực tế vào bài học. Khi đó học sinh có điều kiện được suy nghĩ nhiều hơn,
làm việc nhiều hơn và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cũng linh hoạt hơn. Việc giảm
tải còn giúp giáo viên có đủ điều kiện để chủ động dạy học sát với từng nhóm đối tượng học
sinh, có thêm thời gian cho việc dạy và học tốt hơn các yêu cầu kiến thức phổ thông cần thiết và
rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
b/ Việc đổi mới phương pháp dạy học mới như: nghiên cứu bài học, phương pháp tự học,
dạy học theo chủ đề, tích hợp ...cần được thực hiện thường xuyên chứ không dừng lại 1 tiết hay
2 tiết ở mỗi học kì để các hình thức dạy học theo lối thơng báo - tái hiện, dạy chay từng bước
xố bỏ sẽ phát huy tính tích cực và nhận thức của học sinh. Trong mỗi tiết học dưới sự hướng
dẫn của giáo viên thì học sinh tự tìm hiểu thơng tin kiến thức từ sách giáo khoa, từ
internet…Qua đó kiến thức được hình thành ở học sinh được khắc sâu hơn, mở rộng hơn và từ

đó việc vận dụng vào đời sống sẽ dễ dàng hơn.
Với nghiên cứu bài học sẽ đặt trọng tâm vào học tập của học sinh. Thông qua quan sát và
thảo luận về những gì đang xảy ra trong lớp học, cách học sinh phản ứng với các tác động, giáo
viên có nhận thức đầy đủ hơn về cách học sinh học và suy nghĩ cũng như cách học sinh hiểu bài,
đáp lại những cái giáo viên dạy. Kết quả của HS được cải thiện: tự tin hơn, tham gia tích cực
vào các hoạt động học, khơng có học sinh nào bị “bỏ quên”, quan hệ giữa các học sinh trở nên
thân thiện, gần gũi về khoảng cách kiến thức.
Mặt khác dạy học ngày nay rất chú trọng rèn luyện phương pháp tự học ở học sinh, đó là
một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong các phương
pháp học thì cốt lõi vẫn là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương
pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có
trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.

Trang 8


* Phiếu học tập dạy theo phương pháp tự học bài 15. Công suất điện tiêu thụ của mạch điện
xoay chiều. Hệ số công suất ( Vật lý 12)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Cho dịng điện khơng đổi chạy qua điện trở R.
R
Viết các cơng thức tính cơng suất tỏa nhiệt trên R…………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Cho dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch R, L, C nối tiếp
Câu 1: Cho i = I 2 cos( t + i) và u = U 2 cos( t + u ) thì độ lệch pha của u so với i là:  =
……………
Câu 2: Viết biểu thức tính cơng suất tiêu thụ …………………………………………………….
Câu 3: Viết cơng thức tính điện năng tiêu thụ ……………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Dựa vào hình 14.2 hay 14.3 xác định CT tính hệ số cơng suất

cos =……………………………….. cos có giá trị nằm trong khoảng…………………..
Câu 2: Dựa vào cơng thức tính cos, hãy hồn thành bảng :
Mạch
Trở kháng
P
cos
Chỉ có R
Chỉ có L
Chỉ có C
Mạch R-C nối tiếp
Mạch R-L nối tiếp
Mạch L-C nối tiếp
Mạch R-L-C nối tiếp
Mạch R-L-C nối tiếp có CH
Câu 3: Từ CT hệ số cơng suất cos, viết công thức khác xác định Công suất tiêu thụ của mạch
RLC
…………………………………………………………………………………………………
* Phiếu học tập dạy theo phương pháp tự học bài 14. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp ( Vật lý 12)
PHIẾU HỌC TÂP SÔ 1.
Mạch
Các véctơ quay Uvà Định
R
I
Ôm

UR

C



I

luật

UR =……

u…………so với i
UC= …….

UC


I

Trang 9


u…………so với i

UL

L


I

UL = …….

u…………so với i
PHIẾU HỌC TÂP SÔ 2.




1. Biễu diễn các vecto U R , U L , U C với UL > UC trên cùng một giản đồ vecơ










2. Với U  U R  U L  U C ; bằng phép tổng hợp vecơ hãy xác định vecơ U . Từ đó x/đ độ lớn
của U
3. Tìm hệ thức liên hệ giữa điện áp U và cường độ dịng điện I
PHIẾU HỌC TÂP SƠ 3.
1.Từ giản độ xác định công thức độ lệch pha của u so với i
……………………………………………………………………………………………
2. Điều kiện xảy ra cộng hưởng
…………………………………………………………………………………………..
Nếu ZL > ZC …………………………………………………………………………….
Nếu ZL < ZC ……………………………………………………………………………
Nếu : ZL = ZC……………………………………………………………………………
3. Những đặc trưng của cộng hưởng
…………………………………………………………………………………………..
Trong dạy học vật lí, bài học theo chủ đề là một thành tố của quá trình dạy học chứa
đựng những nội dung kiến thức khoa học được gắn với một bối cảnh của thực tiễn đời sống.
Một bài học theo chủ đề gắn với một số kiến thức của một môn học hoặc của nhiều mơn học

(chủ đề tích hợp liên mơn) thiết thực với cuộc sống như: biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường;
giáo dục kĩ năng sống; an tồn giao thơng, tiết kiệm năng lượng, dân số... Thực hiện quan điểm
tích hợp góp phần làm việc dạy học trở nên thiết thực hơn, giúp phát triển năng lực của học
sinh, đồng thời giúp tránh sự trùng lặp không cần thiết gây nên sự quá tải của chương trình. Dạy
học theo chủ đề tạo ra cho học sinh những trải nghiệm học tập có ý nghĩa và hiệu quả, đòi hỏi
học sinh phải lựa chọn các hoạt động xây dựng kiến thức, phát triển sự hiểu biết và phát triển kỹ
năng của mình.

Trang 10


Minh họa về việc tích hợp
Vật lý 10
Bài
Bài 13. Lực ma sát

Nội dung tích hợp
- Tìm hiểu ảnh hưởng của lực ma sát đến sự ô nhiễm
môi trường. Cách giảm thiểu sự ảnh hưởng đó.
-Tìm hiểu ảnh hưởng của thời tiết đến lực ma sát khi nó
có ích từ đó tìm cách khắc phục.

Bài 14. Lực hướng tâm

Bài 20. Các dạng cân bằng. Cân bằng
của một vật có mặt chân đế.

Thực hiện an tồn giao thơng khi qua những đoạn
đường cong
Tìm hiểu cách ứng phó với những trận động đất nhỏ

thông qua sự hiểu biết về các mức vững vàng của cân
bằng.

Bài 23. Động lượng. Định luật bảo tồn
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng khí thải của động cơ phản lực
động lượng
ảnh hưởng đến sự ô nhiễm môi trường, tạo hiệu ứng nhà
kính và cách giảm thiểu nó.
Bài 24. Cơng và cơng suất

- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của cơng suất hao phí đến sự
ơ nhiễm mơi trường, tạo tiếng ồn tạo hiệu ứng nhà kính.
Tìm hiểu các cách giảm cơng suất hao phí.

Bài 25. Động năng
Bài 26. Thế năng
Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội
năng

- Tìm hiểu về các nguồn năng lượng sạch.
- Tìm hiểu tác dụng của khí quyển Trái Đất, của tầng
ơzơn trong việc giữ ổn định nhiệt độ của Trái Đất.

Bài 33. Các nguyên lí của nhiệt động
lực học

- Tìm hiểu mối liên quan giữa động cơ nhiệt và vấn đề
ô nhiễm môi trường.
- Tìm các phương án giảm thiểu khí thải máy lạnh để
giữ tầng ôzôn

- Tiết kiệm năng lượng khi sử dụng tủ lạnh,máy lạnh
Bài 37. Các hiện tượng bề mặt của chất - Tìm hiểu hiện tượng mao dẫn trong các rễ cây từ đó
lỏng
tìm hiểu các lợi ích trong việc trồng cây để bảo vệ mơi
trường, ổn định khí hậu.
Bài 38. Sự chuyển thể của các chất
- Giải thích về sự BĐKH và các hiện tượng như hạn
hán, ngập lụt.
- Tìm hiểu thế nào là mưa axit và ảnh hưởng của mưa
axit tới cây cối, cơng trình xây dựng và đời sống con
người.
Bài 39. Độ ẩm của khơng khí
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của khí hậu đến độ ẩm của
khơng khí và ngược lại.
Trang 11


Vật lý 11
Tên bài
Bài 1: Điện tích. Định luật Cu-lơng

Nội dung tích hợp
- Ứng dụng hiện tượng tĩnh điện vào việc giảm thiểu ơ
nhiễm mơi trường.
- Tìm hiểu thiết bị lọc bụi tĩnh điện được sử dụng trong
các nhà máy.

Bài 7. Dịng điện khơng đổi. Nguồn
điện
Bài 8. Điện năng. Cơng suất điện.


- Biết cách bảo quản pin, ắc qui, biết cách xử lí khi pin
hết điện để khơng làm ơ nhiễm mơi trường
- Tìm hiểu các phương án giảm cơng suất hao phí, tiết
kiệm điện năng tiêu thụ nhằm sử dụng tiết kiệm năng
lượng và hiệu quả, giảm thiểu sự ảnh hưởng đến mơi
trường.

Bài 13: Dịng điện trong kim loại

- Không nên để các thiết bị điện hoạt động ở gần giới
hạn trên của giới hạn nhiệt độ hoạt động của thiết bị

Bài 16: Dịng điện trong chân khơng

Biết cách điều chỉnh độ sáng tối, tương phản của màn
hình TV hay máy tính (CRT) hợp lí mà tiết kiệm điện
năng

Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn

Giới thiệu đèn LED siêu sáng sử dụng tiết kiệm điện
năng

Bài 19. Từ trường

- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của từ trường ngồi đến từ
trường Trái Đất.
- Tìm hiểu về bão từ (nguyên nhân gây ra bão từ, các
đặc điểm của bão từ, ảnh hưởng của bão từ) từ đó tìm

các phương án ứng phó.

Bài 26. Khúc xạ ánh sáng

Bài 31. Mắt

- Tìm hiểu tác dụng của ánh sáng Mặt Trời đối với Trái
Đất.
- Tìm hiểu ánh sáng khúc xạ qua tầng ơzơn và tác dụng
của tầng ơzơn.
- Tìm hiểu tác hại của tia tử ngoại tới mắt.
- Tìm hiểu tác dụng của tầng ôzôn đến việc ngăn cản tia
tử ngoại từ Mặt Trời đến Trái Đất.

Trang 12


Vật lý 12
Tên bài
Bài 4. Dao động tắt dần, dao động
cưỡng bức
Bài 14: Sóng cơ. Phương trình sóng

Nội dung tích hợp
Tìm hiểu ảnh hưởng của động đất đến các cơng trình
xây dựng từ đó tìm ra các phương án ứng phó.
Khai thác năng lượng sóng - nguồn tài ngun vơ tận để
phát điện

Bài 25: Truyền thơng bằng sóng điện từ Sử dụng điện thoại không dây ở chế độ chờ khi khơng di

chuyển nên chọn chỗ để máy có sóng ổn định để tiết
kiệm năng lượng điện
Bài 30: Máy phát điện xoay chiều

Các loại năng lượng để phát điện
Sử dụng máy chạy bộ để phát điện

Bài 32: MBA-Truyền tải điện năng

Các loại MBA đang sử dụng hiện nay. Truyền tải điện
năng từ nơi phát điện tới nơi tiêu thụ

Bài 27. Tia hồng ngoại và tử ngoại

- Tìm hiểu tác dụng của tầng ôzôn đối với sự hấp thụ tia tử
ngoại.
- Tìm hiểu tác dụng của tia tử ngoại đối với sinh vật và con
người.
Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra lỗ thủng tầng ơzơn,
tìm hiểu tác hại của lỗ thủng đó từ đó tìm ra các phương
án giảm thiểu.

Bài 31: Hiện tượng quang điện trong.

Sử dụng pin quang điện làm nguồn NL cho cuộc sống
Sử dụng quang trở Photodiốt làm cảm biến cho hệ thống
đèn tự động bật khi trời tối
Tìm hiểu cách sử dụng năng lượng Mặt Trời thay thế
cho các dạng năng lượng khác làm giảm thiểu sự ô
nhiễm môi trường cũng như tiết kiệm được năng lượng.


Bài 38. Phản ứng phân hạch

- Tìm hiểu ảnh hưởng của phản ứng phân hạch đến mơi
trường.
- Tìm hiểu cách ứng phó của các nhà máy điện nguyên
tử trước những trận động đất, sóng thần.

Bài 39. Phản ứng nhiệt hạch

- Tìm hiểu những tác dụng khi sử dụng năng lượng
Trang 13


trong phản ứng nhiệt hạch.
- Tìm hiểu về nguồn nhiên liệu vô tận trong phản ứng
nhiệt hạch

c/ Nội dung dạy học phải mới: cái mới ở đây không phải là quá xa lạ với học sinh, cái
mới phải liên hệ, phát triển từ cái cũ và các kiến thức gắn với các mơn học khác, kiến thức phải
có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, với suy nghĩ hàng ngày, thoả mãn nhu cầu nhận thức
của học sinh. Và giáo dục STEM cũng hướng tới mục tiêu đó, với phương pháp giáo dục theo
cách tiếp cận kiến thức liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng và vận dụng vào thực tiễn.
STEM là viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Cơng nghệ), Engineering (Kỹ
thuật) và Math (Tốn học). Giáo dục STEM là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ
năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học, lồng ghép
và bổ trợ cho nhau.

Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng
thành một mơ hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học

được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Trang 14


STEM thực chứng-Trong bài thực hành
Việt Nam đã và đang thúc đẩy triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục
phổ thông để học sinh hướng đến các hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức để tạo ra sản
phẩm hoặc giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống. Những học sinh học theo cách tiếp cận
giáo dục STEM đều có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ và
tốn học chắc chắn; khả năng sáng tạo, tư duy logic; hiệu suất học tập và làm việc vượt trội; và
có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn trong khi không hề gây cảm giác nặng nề,
quá tải đối với học sinh.
Với học sinh phổ thơng thì việc theo học các mơn học STEM cịn có ảnh hưởng tích cực
tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Khi được học nhiều dạng kiến thức trong một thể
tích hợp, học sinh sẽ chủ động thích thú với việc học tập thay vì thái độ e ngại hoặc tránh né một
lĩnh vực nào đó, từ đó sẽ khuyến khích các em có định hướng tốt hơn khi chọn chuyên ngành
cho các bậc học cao hơn và sự chắc chắn cho cả sự nghiệp về sau.
d/ Giáo viên cần phối hợp tốt nhiều phương pháp như: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực
hành, so sánh,.. kiến thức phải được trình bày trong dạng động. Cần sử dụng phối hợp tốt các

Trang 15


phương tiện dạy học và kết hợp nhiều hình thức dạy học khác nhau như làm việc theo nhóm,
tham quan, thực hành trong phịng thí nghiệm, ...thúc đẩy nhận thức khi tiếp nhận kiến thức.
Với điều kiện hiện nay của trường thì các phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy được
trang bị đầy đủ và rất tốt khi tất cả các phòng học đều được trang bị tivi và micro ( phòng thực
hành). Khi điện thoại kết nối với tivi qua app SmartView ( sử dụng cho điện thoại Sam Sung)
giúp phần nào cho việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên thuận lợi và nhẹ nhàng hơn

rất nhiều thay vì sử dụng laptop. Khi giảng dạy việc truy cập trực tiếp từ internet, dạy
powpoint,…giúp tôi linh động hơn khi di chuyển trong lớp trong quá trình giảng dạy. Khi học
sinh hoạt động nhóm thực hiện hoạt động học tập thì tơi có thể kết nối để bài của một nhóm nào
đó cho cả lớp xem và nhận xét hay vì phải sử dụng bảng phụ. Bên cạnh đó việc kết nối điện
thoại tivi đã giúp tơi giảng dạy các tiết thực hành rất tốt. Và sự tiếp thu của học sinh cũng dễ
dàng hơn và yêu thích giờ thực hành vật lý hơn

* Tiết thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin ở trường THPT Tân Châu

Trang 16


* Tiết thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin ở trường THPT Tân Châu

e/ Vận dụng kiến thức vào những tình huống mới của thực tiễn và phát triển kinh nghiệm
sống của học sinh trong học tập thông qua các hoạt động trải nghiệm: hoạt động tháng bộ môn,
nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sáng tạo trẻ….Qua các hoạt động sẽ giúp học sinh thêm yêu môn
Vật lý và thấy được sự ứng dụng của môn học vào đời sống. Hoạt động trải nghiệm của các em
sẽ trở nên phong phú hơn.
* Mơ hình tên lửa do học sinh chế tạo trong hoạt động tháng bộ môn Vật lý của trường
là ứng dụng của Định luật bảo toàn động lượng ( năm học 2019-2020)

Trang 17


Trang 18


* Con lật đật do học sinh chế tạo trong hoạt động tháng bộ mơn Vật lý của trường nói về các
dạng cân bằng của vật


f/ Giáo viên phải tăng cường việc sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan trong
quá trình dạy học: hoạt động dạy học không chỉ dừng lại ở chỗ truyền thụ cho học sinh những
kiến thức phổ thông cơ bản đơn thuần mà điều không kém phần quan trọng ở đây là làm thế nào
phải tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với hoạt động thực tiễn để phát huy tính tích cực của
học sinh, tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tính tị mị, ham hiểu biết của các em; tập luyện để
học sinh giải quyết vấn đề nhận thức bằng phương pháp nhận thức của vật lí; rèn luyện cho học
sinh kĩ năng thực hành; rèn luyện ngôn ngữ vật lí và cách diễn đạt ngơn ngữ vật lí cho học sinh.
Vì vậy trong dạy học vật lý thì thí nghiệm có một vai trị rất lớn trong việc tích cực hóa
hoạt động nhận thức của học sinh, thể hiện ở khía cạnh cung cấp kiến thức, rèn luyện thao tác
chân tay, tác động đến giác quan của học sinh ...Và một vai trò rất lớn khác là giúp học sinh
củng cố và vận dụng kiến thức một cách vững chắc. Các kiến thức vật lý được giảng dạy trên
lớp cần phải được khắc sâu trong tiềm thức của học sinh, theo đó học sinh phải thường xuyên
củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, vấn đề này sẽ được thực hiện tốt
nếu chúng ta biết vận dụng thí nghiệm để giải quyết, thí nghiệm vật lý giúp cho học sinh có điều
kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, từ đó xố bỏ dần lối học vẹt, lí
thuyết suông đã tồn tại nhiều năm trước đây.
Đối với những thí nghiệm biểu diễn trên lớp là rất cần thiết khi đặt vấn đề vào bài mới
hoặc khẳng định sự đúng đắn của kiến thức giảng dạy. Riêng đối với những thí nghiệm vì điều
kiện khơng thực hiện được trên lớp, hoặc học sinh khó quan sát thì giáo viên có thể tìm kiếm từ
các nguồn youtube, trường học kết nối, thuvienvatly.com, violet….

Trang 19


Ví dụ: đối với thí nghiệm rơi tự do của các vật trong chân khơng thì việc thực thí nghiệm
khơng thể thực hiện trên lớp thì có thể tìm đoạn clip từ youtube những thí nghiệm được làm
thực tế với mơi trường chân khơng

/>

Ví dụ: Khảo sát sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ, ở các nhiệt độ cao không thể thực
hiện trên lớp

Trang 20


Ví dụ: Khi dạy bài Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức nói về tác hại hiện tượng cộng
hưởng thì clip về cầu Tacoma là một ví dụ rõ nét nhất

/>
Việc tra cứu tìm tài liệu giảng dạy sẽ phong phú hơn khi sử dụng tiếng anh thay thế tiếng việt.
g/ Cần đổi mới tích cực trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh: việc thay đổi này cần
thực hiện từ kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, 1 tiết và cả đề thi học kì. Việc thay đổi này sẽ có
tác dụng rất lớn trong nhận thức và đặc biệt là phương pháp học tập của chính học sinh. Chỉ với
tỉ lệ điểm số không cần lớn lắm trong bài kiểm tra ta vẫn có thể đưa việc vận dụng kiến thức vào
thực tiễn thành một trong những mục tiêu của quá trình học tập của học sinh. Ngồi ra việc đánh
giá học sinh khơng cần chú trọng vào việc các em thuộc được định nghĩa, hay phát biểu được
định luật hay ghi đúng công thức....mà chúng ta đánh giá các em qua các hoạt động trải nghiệm,
qua việc các em có thể giải thích một hiện tượng nào đó trong tự nhiên bằng kiến thức Vật lí....

Trang 21


Với hoạt động tháng bộ môn, với sản phẩm tốt và đạt yêu cầu cuộc thi thì các em được
khuyến khích cột điểm miệng
h/ Tăng cường sử dụng các bài tập có tính thực tế cao: trong q trình ra bài tập cho học
sinh thay vì chỉ đưa ra những bài tốn với các số liệu tính tốn đơn thuần ta có thể thay thể bằng
một bài tốn vật lý có tính thực tiễn cao. Qua đó giúp học sinh tiếp cận và vận dụng được những
kiến thức, định luật đã học vào giải thích hiện tượng trong đời sống giúp người học phát triển
năng lực tư duy, ôn tập đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Giúp học sinh

hiểu rõ bản chất Vật lý của các hiện tượng và những quy luật của chúng, dạy học sinh biết áp
dụng những quy luật, kiến thức vào thực tiễn đời sống và lao động, sản xuất. Ngồi ra dạng bài
tập này cịn có tác dụng tạo điều kiện phát triển óc quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp của
học sinh nhờ đưa lý thuyết các định luật Vật lý vào đời sống xung quanh phát triển khả năng
phán đoán, mơ ước, sáng tạo…Và đây là phương tiện tốt nhất phát triển tư duy cho học sinh do
phương pháp giải những bài tập này bao gồm những suy luận logic dựa trên kiến thức Vật lý
học sinh đã học, những kinh nghiệm của học sinh có được trong đời sống hàng ngày. Nắm bắt
được các hiện tượng xung quanh cuộc sống bằng “ngơn ngữ” Vật lí từ đó sự hứng thú đối với
mơn học sẽ cao hơn vì các em biết học kiến thức đó để có thể sử dụng vào việc gì chứ khơng
phải cứ đơn giản là áp dụng các định luật vật lý, thay số tính tốn mà chẳng biết học để làm gì.
Trang 22


Ví dụ: khi dạy bài tốn để vận dụng định luật bảo tồn động lượng để tìm vận tốc của vật
sau va chạm mềm
Với bài tốn: vật A có khối lượng 0,5 kg đang chuyển động với vận tốc 4m/s thì va chạm vào
vật B có khối lượng 0.3 kg đang đứng yên. Sau va chạm chúng dính vào nhau. Tìm vận tốc của
chúng ngay sau va chạm ?
Thay vào đó ta có thể thay bài tốn trên bằng bài tốn thực tế:
Một người có khối lượng 50 kg chạy với vận tốc 5 m/s nhảy vào một thùng xe con có
khối lượng 150 kg đang đứng yên. Nếu bỏ qua ma sát của xe lên mặt đường, thì sau khi nhảy lên
người và xe có vận tốc bao nhiêu ?
Hoặc: Một chú cá mập con có khối lượng 5 kg đang bơi với vận tốc 1,8m/s thì há
miệng nuốt một chú cá khác có khối lượng 1 kg đang đứng yên ngủ. Sau bữa ăn này thì chú cá
lớn có vận tốc bao nhiêu ?
Ví dụ: Khi dạy về các công dụng của tia tử ngoại
Với bài trắc nghiệm : Tia nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn
A. tử ngoại.

B. gamma


C. hồng ngoại.

D. tia X.

Thay vào đó ta có thể thay bài tốn trên bằng bài tốn thực tế:
Thiết bị như hình vẽ bên là một bộ phận trong máy lọc nước RO ở các hộ gia đình và
công sở hiện nay. Khi nước chảy qua thiết bị này thì được chiếu bởi một bức xạ có khả năng
tiêu diệu hoặc làm biến dạng hoàn toàn vi khuẩn vì vậy có thể loại bỏ được 99,9% vi khuẩn.
Bức xạ đó là
A. tử ngoại.

B. gamma

C. hồng ngoại.

D. tia X.

Qua bài toán thực tế cho thấy kiến thức vật lý khơng phải cái gì đó q xa vời, mà nó đã
và đang được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống.
* Một số bài toán liên hệ thực tế của Vật lý 12
Trang 23


Câu 1. Một hành khách đi về phía cửa vào nhà ga Cảng Hàng khơng quốc tế Nội Bài thì thấy hai
tấm cửa kính đang khép lại. Nhưng khi anh ta lại gần thì lạ thay (!), hai tấm cửa kính tự động
tách xa nhau, khi anh ta đi vào trong nhà ga thi hai tấm cửa kính lại khép lại như cũ. Thiết bị
đóng – mở cửa nhà ga ở đây đang hoạt động dựa trên hiện tượng
A.


Hiện tượng quang điện ngoài.

B.

Hiện tượng quang điện trong.

C.

Hiện tượng quang phát quang.

D.

Không phải những hiện tượng trên.

Câu 2. Hiện nay đèn LED đang có những bước nhảy vọt trong ứng dụng thị trường dân dụng và
công nghiệp một cách rộng rãi như bộ phận hiển thị trong các thiết bị điện tử, đèn quảng cáo,
đèn giao thơng, trang trí nội thất, ngoại thất… Nguyên lý hoạt động của đèn LED dựa vào hiện
tượng:
A.

Quang phát quang.

B.

Hóa phát quang.

C.

Điện phát quang.


D.

Catơt phát quang.

Câu 3. Lò phản ứng hạt nhân là một thiết bị để khởi động, kiểm sốt, và duy trì một chuỗi phản
ứng phân hạch hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân thường được sử dụng để tạo ra điện và cung cấp
năng lượng cho một số tàu ngầm, tàu sân bay…mà hiện nay quân đội Hoa Kì phát triển rất
mạnh. Nhiên liệu trong các lò này thường là hoặc P239. Sự phân hạch của một hạt nhân U235
có kèm theo giải phóng 2,5 nơtron (tính trung bình), đối với P239 con số đó là 3. Các nơtron
này có thể kích thích các hạt nhân khác phân hạch để tạo nên một phản ứng dây truyền nếu
khơng được điều khiển. Các lị phản ứng hạt nhân được điều khiển để đảm bảo năng lượng tỏa
ra từ lị phản ứng là khơng đổi theo thời gian, trong trường hợp này người ta thường dùng những
thanh điều khiển ngập sâu vào trong lò để hấp thụ số nơtron thừa và đảm bảo số nơtron giải
phóng sau mỗi phân hạch là 1 (tính trung bình). Thanh điều khiển có chứa:
A.

Bạch kim
Trang 24


B.

Vàng hoặc những kim loại có nguyên tử lượng lớn.

C.

Bo hoặc Cađimi

D.


Nước

Câu 4. Một người đi xe máy trên đoạn đường cứ 6 m lại có ổ gà, tần số dao động khung xe là 2
Hz. Để tránh rung lắc mạnh nhất người đó phải tránh tốc độ nào sau đây?
A.

43,2 km/h.

B.

21,6 km/h.

C.

36,0 km/h.

D. 18,0 km/h.
Câu 5. Mạng điện dân dụng ở Việt Nam có điện áp hiệu dụng là 220 V, ở Nhật là 110… Điện áp
hiệu dụng quá cao, có thể gây nhiều nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu điện áp hiệu dụng thấp,
chẳng hạn 30V-50 V sẽ ít gây nguy hiểm cho người sử dụng. Nguyên nhân khơng sử dụng mạng
điện có điện áp hiệu dụng thấp:
A.

Không thể sản xuất linh kiện điện sử dụng.

B.

Công suất hao phí sẽ q lớn.

C.


Cơng suất nơi truyền tải sẽ quá nhỏ.

D.

Công suất nơi tiêu thụ sẽ quá lớn.

Câu 6. Tại một buổi thực hành tại phịng thí nghiệm bộ môn Vật lý Trường THPT Tân Châu
Một học sinh lớp 12D1, dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kỳ dao động điều hòa T của một con
lắc đơn bằng cách đo thời gian mỗi dao động. Ba lần đo cho kết quả thời gian của mỗi dao động
lần lượt là 2,01s; 2,12s; 1,99s. Thang chia nhỏ nhất của đồng hồ là 0,01s. Kết quả của phép đo
chu kỳ được biểu diễn bằng
A. T = (6,12 ± 0,05)s

B. T = (2,04 ± 0,05)s

C. T = (6,12 ± 0,06)s

D. T = (2,04 ± 0,06)s

Câu 7. Vệ tinh Vinasat -2 của Việt Nam được phóng vào lúc 5h30' (giờ Hà Nội) ngày
16/5/2012 tại bãi phóng Kourou ở Guyana bằng tên lửa Ariane5 ECA. Vùng phủ sóng cơ bản
bao gồm: Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, một số quốc gia lân cận. Với khả năng truyền dẫn:
Trang 25


×