Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài tập yếu tố huyền ảo trong Văn học Mỹ Latinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.98 KB, 8 trang )

1

Tìm và phân tích một trường hợp ngun tắc/yếu tố huyền thoại, huyền
ảo trong đời sống, văn hóa nước ngồi/Việt Nam. Chỉ ra ngun tắc,
tính chất và lí giải nó
Ngun tắc
Theo quan niệm dân gian của người Việt Nam, tháng 7 âm lịch hàng năm
được gọi là tháng cô hồn gọi đây là dịp “Địa quan xá tội” hay “Xá tội vong nhân”.
Họ quan niệm mỗi con người có hai phần đó là phần hồn và phần xác. Khi con
người chết đi thì phần hồn sẽ rời khỏi thể xác. Lúc này, họ sẽ được lên thiên đang
rồi đầu thai thành hay xuống địa ngục và lang thang quấy rối người thường. Từ đó,
việc làm lễ cúng cơ hồn từ đó mà xuất hiện.
Một số người cịn gọi rằm tháng 7 là “Tết quỷ” nhưng thật ra khái niệm có
nguồn gốc từ Đạo giáo Trung Quốc. Họ cho rằng ngày Diêm Vương ra lệnh bắt
đầu mở Quỷ Môn Quan là từ ngày mùng 2/7 âm lịch và đến rằm tháng 7 âm lịch
thì mở cửa để cho ma quỷ đói được trở lại trần gian rồi ra tứ phương, sau 12h00
đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.
Bên cạnh đó, nguồn gốc của tục lệ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch được dân
gian truyền lại với các sự tích khác nhau. Trong đó, Sự tích tháng cơ hồn bắt nguồn
từ câu chuyện giữa ông A Nan Đà (gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa
(diệm khẩu).
Tại Việt Nam, vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại
bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cơ hồn) ở sân trước nhà
hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng cô hồn sau 12 giờ trưa. Trên
mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc
(xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo
dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu , cốc gạo trộn lẫn với
muối ... và những lễ vật khác dành cho những cơ hồn, ma đói khơng nơi nương tựa.
Nghi thức cúng cô hồn gồm:
+ Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
+ Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc), hoa tươi và


trầu cau.


+ Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, 12 chén cháo trắng nấu
lỗng, chè, xơi, gạo muối, nhang đèn (3-5-7 cây nhang), rượu trắng
+ Kẹo bánh, vàng mã, 1 đĩa muối gạo, 5 chiếc bát và 5 đôi đũa, 3 ly nước, mía
( để nguyên vỏ và cắt khúc tầm 10- 15 cm),
+ Bày lễ và cúng ngoài trời.
+ Văn khấn cúng cơ hồn: Có thể đọc bài văn khấn cơ hồn hoặc tụng
nghi thức cúng thí thực cơ hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng.
2. Tính chất
Tín ngưỡng:
Từ xưa đến nay, tín ngưỡng dân gian Việt Nam luôn tin rằng con người khi chết đi
thân xác sẽ bị phân hủy theo thời gian nhưng linh hồn vẫn cịn đó và tiếp tục tồn tại, phần
linh hồn có thể về trời, có thể xuống địa ngục và sau đó đầu thai siêu thốt sang kiếp
khác. Dân gian cũng tin rằng khi những linh hồn là người chết oan ức, chết thảm hay chết
bất đắc kỳ tử không ai thờ cúng phải đi lang thang vất vưởng quấy rối người đời thì
những linh hồn đó chính là cơ hồn... Vì vậy, việc thờ cúng cơ hồn vào rằm tháng Bảy âm
lịch từ lâu đã trở thành một tín ngưỡng tâm linh phổ biến trong đời sống người Việt.
Tín ngưỡng dân gian cho rằng tháng “cô hồn” thường hay xui rủi, gặp nhiều điều
bất lợi chính vì thế hàng năm vào ngày rằm tháng 7 họ làm lễ để cúng cô hồn trước hết là
“cứu giúp” cho những linh hồn kia có đồ ăn thức uống thậm chí là cái mặc và sau là cầu
mong những linh hồn vất vưởng ấy đừng làm hại mình.
Theo tín ngưỡng dân gian, thời điểm cúng cô hồn nên thực hiện vào buổi chiều tối.
Bởi theo quan niệm dân gian vì ban ngày có ánh sáng và ánh nắng của mặt trời nên sẽ có
rất ít linh hồn “được thả” chính vì thế sẽ không thể đến nhận các vật phẩm cúng dẫn đến
việc cúng cơ hồn sẽ khơng hiệu quả.
Bên cạnh đó, phong tục dân gian cịn có những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn:
chẳng hạn như không đi bơi vào ban đêm, không phơi quần áo lúc khuya, không quay lại
khi bị gọi tên,... Song trong tháng này người dân đều khuyến khích ăn chay và làm việc

từ thiện để tích đức. Nhất là các hộ kinh doanh hay gia đình có trẻ nhỏ.
Mơ hồ, kì ảo, thực như khơng thực
Ngun theo dân gian thì cúng cơ hồn chính là cúng cho âm hồn lang thang, ma
đói. Nếu có người “giật cơ hồn” đồng nghĩa với việc người đó giật đi những điều không
may mắn, những điều xui xẻo của gia chủ.


Việc giật cơ hồn cũng là việc làm tích đức cho chủ nhà vì họ mong muốn những
vong hồn đói khổ đến và mang đi, giúp đỡ những vong linh ấy vượt qua cái đói nghèo để
tích đức.
Song, những việc làm này tới nay vẫn chưa ai chứng minh được là đúng hay sai,
có thật khơng nếu ngày rằm tháng 7 khơng cúng cho những người “khuất mặt khuất
mày” thì gia đình sẽ khơng được sn sẻ?

3. Lý giải
Tại sao người sống lại có hoạt động cúng thí cho người đã khuất, là những
linh hồn mà người sống hầu như khơng thể nhìn thấy bằng mắt? Chính vì người
sống nghĩ có linh hồn tồn tại ở cõi âm, điều đó cũng đánh thức sự rung động và
cảm xúc của người sống, bởi thế họ vẫn giữ tập tục cúng cô hồn hằng năm.
Đầu tiên, tục cúng cô hồn xuất phát từ niềm tin vào một thế giới kỳ ảo
đang hiện hữu song song với thế giới thực tại.
Theo tín ngưỡng, người Việt có niềm tin con người có hai phần gồm xác và
hồn. Khi qua đời, hồn lìa khỏi xác, thân xác được chôn cất hoặc hỏa táng và dần
dần phân hủy. Nhưng phần hồn vẫn còn tiếp tục tồn tại. Phần hồn đó có thể về trời,
lên cõi khác tốt đẹp hơn hoặc đầu thai làm người hoặc vật, cũng có thể bị đày
xuống địa ngục. Những nơi chốn mà phần hồn phải được đi theo phụ thuộc vào
những việc làm tốt hay xấu mà người đó làm khi cịn ở dương thế. Vì niềm tin vào
sự hiện hữu của hồn nên đa số người Việt Nam giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên và người
thân đã qua đời.
Niềm tin của con người về những vong hồn ấy xuất phát từ lời kể lại của

người đã chứng kiến, nghiên cứu khoa học, sự vận động của não bộ hoặc nhiều
nguyên nhân khác. Niềm tin vào các hiện tượng siêu nhiên cũng có nguồn gốc từ
khát vọng có thể điều khiển toàn bộ thế giới của chúng ta. Niềm tin ngoại đạo này
về linh hồn của người chết không những đã tiếp tục được duy trì mà cịn trở thành
một phần của nhiều nghi thức, trong đó có nghi thức cúng cô hồn. Người ta tin
rằng các hồn ma được thả khỏi địa ngục và lai vãng trên dương thế. Hầu hết chúng
ta đều muốn tin rằng con người tiếp tục tồn tại sau khi qua đời. Chính vì lẽ đó, “thế
giới bên kia” với những linh hồn dường như là lời giải đáp thỏa mãn nhất.
Dân gian cũng tin vào đạo lý "Gieo nhân nào gặt quả ấy" có những vong hồn
vì lý do nào đó mà khơng thể đi về cõi thuộc về, cứ mãi vương vấn trần thế, phải
cơ đơn lang thang và chịu đói, quấy rối người sống. Cúng cơ hồn cũng có thể là
một hình thức "hối lộ" để không bị các oan hồn quấy phá, hoặc để được họ "hỗ


trợ". Chính do niềm tin của con người, họ tin vào sự tồn tại của thế giới khác, một
thế giới huyền ảo và kì bí, vì thế mới có sự ban phát, tâm niệm cho những linh hồn
ở thế giới bên kia.

Người sống cúng cho người đã khuất phần vì nỗi sợ những vong hồn ấy
sẽ quấy rối cuộc sống của người sống. Đó là nỗi sợ đối với thế giới vong hồn kì
ảo. Những linh hồn đó có thể là những người đã mất do tai nạn, chiến tranh, chết
oan, tàn sát,… mà khơng có nơi để về, chính vì thế mà trở thành ngạ quỷ, những
con quỷ đói. Chính vì thế con người quan niệm rằng những linh hồn đó có thể
mang theo những đau buồn, oan ức và oán hận mà gây hại, tạo nên sự xui xẻo cho
con người. Từ đó việc cúng cơ hồn như một cách để tránh sự quấy nhiễu, như một
phép thương lượng với những linh hồn đang tồn tại bên cạnh chúng ta. Tương tự,
có nhiều nguyên tắc về việc tránh những xung đột, kí kết hoặc kinh doanh diễn ra
vào các ngày trong tháng đó vì lo sợ sẽ gặp xui xẻo. Vì thế có thể nói rằng việc
cúng cơ hồn cũng xuất phát từ nỗi sợ của con người về thế giới bên kia.
Bên cạnh đó, cịn có những truyền thuyết về việc nếu con người sống ác, làm

những việc sai trái sẽ phải chịu những hình phạt hoặc trở thành ngạ quỷ nơi âm thế.
Vì nỗi sợ khi chết đi nhưng không thể đầu thai hoặc đầu thai thành súc sinh, phong
tục cúng cơ hồn cịn được xem là một cách để trả nghiệp. Bởi lẽ, bên cạnh việc cho
những ngạ quỷ được ăn uống đầy đủ khi cúng, những mâm cúng đó cịn trở thành
những bữa ăn của người nghèo hoặc trở thành niềm vui của những trẻ nhỏ khi giật
cơ hồn. Từ đó có thể tích đức, lấy đi những xui xẻo có thể xảy ra do nghiệp của
bản thân đã tạo ra trước đó.
Khi cúng cho những vong hồn, ngoài việc cầu siêu cho vong hồn gia chủ
còn bày tỏ nguyện vọng, lời cầu xin đối với những vong hồn mà người sống
khơng nhìn thấy.
Nguyện vọng của việc cúng cơ hồn nhằm mục đích làm phúc cho những linh
hồn lang thang, khơng có người thờ cúng được một ngày no nê và bớt tủi thân khi
quay trở lại địa ngục.
Cúng cô hồn một phần cũng để tránh bị ma quỷ quấy nhiễu, cũng như phát
tâm cơng đức tạo phước thì các gia đình người Việt chúng ta thường tiến hành lễ xá
tội vong nhân. Dù ai có tội ác gì, phải chịu trừng phạt ra sao thì cũng nên có 1 ngày
xá tội để họ vơi bớt phần đau đớn, tủi cực. Qua đó, cũng cầu mong những vong
hồn còn vất vưởng được mau siêu thoát và đầu thai làm người.


Sau lễ cúng cơ hồn đó là tục giật cơ hồn. Đây chính là những đồ ăn đã cúng
những linh hồn đang chịu đói, sau khi cúng sẽ được nhiều người đến tranh giành
giật lấy. Người đời quan niệm rằng càng có nhiều người đến giật thì sẽ càng có
nhiều lộc và cũng mang đi những điều xui rủi cho gia chủ, điều không may cũng bị
giật theo.
Thông thường vào tháng cô hồn nhiều người làm ăn, kinh doanh, buôn bán,
hay ký hợp đồng… sẽ tránh tháng này ra. Bởi họ quan niệm rằng tháng cô hồn là
tháng xui xẻo, nếu thực hiện các công việc vào thời điểm này sẽ gặp nhiều rủi ro,
sẽ bị ma quỷ quấy nhiễu, làm ăn khơng thuận lợi.
Trong khơng khí ảm đạm của tháng cơ hồn thì việc giật cơ hồn đã làm cho

bầu khơng khí ấy trở nên nhộn nhịp và đơng vui hơn hẳn. Đặc biệt là với trẻ em,
tục giật cơ hồn ln được trẻ em u thích và hứng thú đi giật vì sẽ có thêm đồ ăn
vặt. Việc mâm đồ cúng bị trẻ con tranh giành sạch sẽ được coi như điều may mắn
cho gia chủ vì họ cho rằng đã làm hài lịng các cơ hồn. Bởi họ quan niệm rằng các
cô hồn rất yêu trẻ con, vì vậy mà khi chứng kiến đám trẻ con hào hứng, vui vẻ giật
đồ thì cơ hồn sẽ khơng phản ứng gì. Nhiều người cịn cho rằng trẻ con ăn đồ giật
cô hồn sẽ được mạnh khỏe, không bị bệnh. Hành động giật cơ hồn cịn mong muốn
để giúp đỡ trẻ em, các người nghèo khổ, mang ý nghĩa làm phước, tích đức, làm
điều thiện.
Nghi thức cúng cơ hồn khơng chỉ cầu mong bình an mà cịn thể hiện
tinh thần nhân văn.
Cúng cơ hồn là một hình thức tín ngưỡng dân gian xuất phát từ lòng nhân
đạo, phát sinh từ chữ Tâm của con người mà ra. Với lòng thương cảm, người cúng
thí muốn giúp các oan hồn có cái ăn cũng như giúp các oan hồn ấy mau được siêu
thốt, đó là sự giúp đỡ đối với những vong hồn ở thế giới kì bí. Họ bằng các hình
thức khác nhau như tham gia các ngày xá tội vong nhân ở chùa, đàn cầu siêu, miếu
cô hồn hoặc ngay tại nhà với vật cúng đơn sơ, nhưng tất cả điều xuất phát từ lịng
nhân đạo và mang đầy tính nhân văn của người Việt.
Lễ cúng cơ hồn, cúng thí thực, mang ý nghĩa nhân đạo, để "cứu giúp" những
vong hồn khốn khổ, bơ vơ, không được ai thờ cúng. Người ta xem những vong hồn
như một mạng sống đang tồn tại hiện hữu như chính con người ở trần gian, vì vậy
họ san sẻ ban phát thức ăn, vật phẩm cho những vong hồn ấy. Đó cũng chính là
tinh thần yêu thương san sẻ, đùm bọc lẫn nhau của người Việt từ bao đời nay.


Việc cúng cô hồn hàng tháng thể hiện sự từ bi bác ái, muốn chia sẻ sự đau
khổ cho những linh hồn lang thang sống bơ vơ, sống vất vưởng, khơng được siêu
thốt, khơng được người thân chăm lo, thờ cúng.
Người đời thơng qua hình thức này thể hiện sự yêu thương, sự quý trọng, và
được biểu hiện qua hai khía cạnh chính mà ta có thể nhận thấy rõ nhất, đấy chính là

vật phẩm cúng và thái độ, tinh thần cúng thí. Vật phẩm cúng được chuẩn bị tươm
tất, đầy đủ trên tinh thần “sống sao chết vậy” như muối gạo, giấy áo, giấy tiền, tiền
mặt, nước uống,… Điều này một phần thể hiện sự yêu thương, quý trọng, sự quan
tâm, chia sẻ đối với những linh hồn cô độc, ẩn khuất. Về thái độ, tinh thần cúng thí
thì như những gì ở trên chúng đã đề cập tới, đó là sự tơn trọng, lịng thương cảm,
sự từ bi, bác ái của con người và họ xem linh hồn chính là một phần trong cuộc
sống.
Nhân đạo ln là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta, tinh
thần này đã được truyền từ thế hệ này qua bao thế hệ khác, cũng chính là thể hiện
tinh thần nhân văn. Qua hình thức “giật cơ hồn”, tinh thần này cũng được biểu hiện
ra một cách chân thực, đầy giá trị và vô cùng sâu sắc.
Lý giải cho việc cúng thí cho những vong hồn cũng có thể xuất phát từ
truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống lâu đời của mỗi con người chúng
ta. Truyền thống này tiếp nối và duy trì bền vững từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Con người sinh ra, già đi và đến một lúc nào đó, cánh cửa của thế giới bên kia lại
mở sẵn cửa đón họ - thế giới tâm linh - thế giới của những vong linh, hồn ma, quỷ
dữ. Lúc này người sống vẫn được tơn vinh, vẫn được kính trọng, nhưng những
người đã chết thì sao? Đây chính là vấn đề mà chúng tôi đang muốn hướng tới.
Liệu người chết đi có muốn được kính trọng, được tơn thờ, biết ơn và tưởng nhớ
hay không. Từ những điều này, chúng tôi có thể nhận định rằng: Người sống hay
người chết, họ đều có quyền được kính trọng và tưởng nhớ. Người sống được tơn
vinh vào những ngày quan trọng và có khi cả những ngày bình thường, ai cũng tơn
sùng họ. Vậy những người đã mất, tục cúng cơ hồn nói chung và trong hình thức
giật cơ hồn nói riêng vào mỗi năm là một điều rất chi là bình thường và cần thiết.
Đây được xem là sự tưởng nhớ, sự biết ơn, sự tơn trọng và một phần nói lên bình
đẳng với những người đi trước, những người đã cống hiến cả cuộc đời cho tổ quốc
và nhân loại.
Bên cạnh, cách tổ chức hình thức này theo một quy chuẩn trước sau cũng
nói lên được truyền thống cao đẹp này. Trước hết, gia chủ phải khấn vái, và trong



một nén nhang, không nên để ai tới gần khu vực này, vì đây được xem là khu vực
cấm kỵ, những vong hồn đang thưởng thức những gì được dâng cúng. Sau khi hết
nén nhang này, gia chủ sẽ hoàn tất mọi thủ tục và mọi người, đặc biệt là trẻ em sẽ
tới giật lấy. Quy trình trong khi đốt hết nén nhang được xem là sự thành kính, sự
tơn trọng, đấy là một trong những đặc điểm của truyền thống cao đẹp này.

Xuất hiện hiện tượng ban phát và giao tiếp với thế giới kỳ ảo đang tồn
tại song song như vậy, bởi đó là phong tục, nếp sống sinh hoạt, tập tục được
lặp đi lặp lại hàng năm của người trên nhân thế.
Theo tương truyền, tập tục cúng cơ hồn được bắt nguồn từ câu chuyện cổ
tích Ngài A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ miệng lửa thân
thể khô gầy đến và bảo ông sẽ phải chết vào vài ngày nữa. Cách duy nhất để tránh
kiếp nạn đó là cúng cho ngạ quỷ một bữa ăn. Dưới sự giúp đỡ của Phật và lời cảnh
báo của ngạ quỷ, ngài đã làm theo và tránh được cái chết. Từ đó mà tục cúng cơ
hồn được hình thành và được lặp đi lặp lại hằng năm. Về sau, kết hợp cùng với
những tích cổ Trung Hoa về tháng bảy âm, vốn được cho rằng chính là tháng mà
Diêm Vương sẽ mở cửa địa ngục để các linh hồn được trở về dương gian. Vì thế
tháng cô hồn và việc cúng cô hồn được hiểu rộng thành tháng xá tội cho tất cả
những người đã chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ
(cơ hồn).
Chính vì như thế mà việc cúng cô hồn như một cách để người cõi dương bày
tỏ lịng thành kính với những vong hồn cõi âm còn vất vưởng chưa thể đầu thai
được.
Còn với tục giật cô hồn, nhiều người thường cho rằng không nên tham gia
giật cô hồn bởi như vậy là rước xui xẻo về mình, là giật đồ của ma. Bên cạnh đó
cũng có nhiều quan niệm cho rằng khơng tranh giành, cướp lại đồ ăn của người
khác đã giật được và khi bị người khác cướp được đồ trên tay mình thì mình cũng
khơng nên kháng cự lại vì có thể đồ ăn đang bị tà quỷ tranh cướp.


Tiểu kết
Tục cúng cô hồn của người Việt bắt nguồn từ sự ngưỡng vọng thần linh
nhằm mục đích cầu siêu cho người chết, người sống thì có thể tránh đi những tai
nạn và bất trắc trong cuộc sống. Từ đó, tục cúng cơ hồn mang tính đa dạng, chứa


đựng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, làm giàu cho đời sống tinh thần của
con người, điều đó cũng thể hiện tính kỳ ảo trong tập tục này của người Việt. Để lý
giải cho tập tục kỳ ảo này, chúng tôi đã đưa ra những luận điểm chứng minh cúng
cô hồn là hoạt động thông giao với thế giới của những linh hồn mà mắt thường
khơng nhìn thấy. Hoạt động cúng cơ hồn xuất phát từ niềm tin, nỗi sợ, tinh thần
nhân văn, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", và vì đó là tập tục đã được truyền đi rất
nhiều thế hệ, qua bao vùng lãnh thổ.



×