Danh mục viết tắt
Chữ cái viết tắt/ký
hiệu
CTXH
NVCTXH
BLGĐ
Cum từ đầy đủ
Công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội
Bạo lực gia đình
Lý do chọn chủ đề
Trong tình hình kinh tế phát triển như hiện nay, cuộc sống tinh thần của con
người cũng ngày được cải thiện, đặt biệt sự bình đẳng về giới, quan hệ vợ chồng
được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh tích cực. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều vấn
nạn, trong đó có bạo lực gia đình, khơng chỉ làm đâu đầu các cơ quan chức năng
mà còn làm tổ ấm gia đình mất đi nền tảng vốn có của nó. Gia đình là tế bịa của
xã hội, là nơi chứa chan niềm vui, sự nồng ấm, những giây phút thiêng liêng,
nơi tìm về sâu những giây phút vất vả lao động. Theo Nghiên cứu Quốc gia về
Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Tổng cục Thống kê (GSO) và
Liên Hợp Quốc (UN) tại Việt Nam cơng bố thì có tới 58% phụ nữ Việt Nam
được hỏi cho biết, họ từng là nạn nhân của ít nhất một trong số các hình thức
bạo lực gia đình: thể xác, tình dục, tinh thần... Các kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả
năng họ bị người khác lạm dụng. Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra, bạo lực gia
đình là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em. Trẻ em sống
trong những gia đình người mẹ bị cha bạo hành sẽ có nhiều khả năng có các vấn
đề về hành vi hơn so với những trẻ em khác
Trong những năm gần đây một thực trạng đang được xã hội quan tâm đó là
vấn đề bạo lực gia đình tại Huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Theo như kết
quả nghiêm cứu cho thấy mỗi năm Huyện Quang bình khoảng hơn 200 vụ bạo
lực gia đình xảy ra trong phạm vi tồn huyện. Chưa kể những vụ chưa được
cơng khai, như vậy theo số lượng thống kê cho thấy tình trạng bạo lực gia đình
tại huyện Quang Bình, Tỉnh Hà Giang còn diễn ra khá nhiều. Trong các vụ bạo
lực gia đình tồn huyện đa số người bị bạo lực là phụ nữ và trẻ em, nguyên nhân
đó cũng bởi tư tưởng trọng nam kinh nữ vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của
người dân. nguyên nhân thứ hai là do nghiện rượu rồi dẫn đến bạo lực vợ con
trong gia đình, ngồi ngun nhân đó cịn nhiều ngun nhan khác nữa như do
dố kỵ, ghen tuông, áp lực kinh tế, áp lực cơng việc...chính điều đó đã làm cho
tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng, rõ ràng là bạo lực gia đình đã
gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, thể chất và tinh thần của
người bị bạo lực. Việc phòng chống bạo lực gia đình là vấn đề cần được quan
tâm tới, ở mỗi địa phương các cấp các ngành, đặc biệt là vai trị của hội phụ nữ
phải có nhiều cố gắng trong cơng tác tun truyền cũng như phịng chống bạo
lực gia đình, năng cao dân trí cũng như hiệu quả của cơng tác phịng chống bạo
lực gia đình.
Từ những lý do trên và qua thực tiễn tìm hiểu trên địa bàn Huyện Quang
Bình , tỉnh Hà Giang, cũng như đã từng chứng kiến nhiều vụ bạo lực trên địa
bàn huyện, điều này đã thôi thúc em lựa chọn đề tài “ Thực trạng bạo lực gia
đình tại Huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”, để nghiêm cứu và phản ánh
tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn Huyện. Từ đó giúp cho em hiểu rõ hơn
về thực trạng bạo lực gia đình tại đia phương mà mình đang sinh sống và cũng
để giúp cho người dân nhận thức rõ hơn, thay đổi tư duy cũ, góp phần bình đẳng
giới trong gia đình nói riêng và bình đẳng nam nữ nói chung. Góp phần tạo nên
sự yên ấm, yên bình, ấm no hạnh phục của mỗi gia đình nhằm tiến tới xây dựng
gia đình văn hóa xã hội Công bằng - dân chủ - văn minh.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm và thuật ngữ có liên quan
1.1
Bạo lực là gì ?
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp
hoặc lật đổ”. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính
trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các
quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp
nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau
tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực khơng nhìn thấy
được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với
bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng người
mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm
lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát (WHO).
Trên thế giới, bạo lực là một vấn đề được luật pháp và văn hóa quan tâm với
những nỗ lực nhằm khống chế và ngăn chặn bạo lực. Bạo lực bao trùm một
khn khổ rộng lớn. Nó có thể là một cuộc chiến giữa hai quốc gia hay sự diệt
chủng làm hàng triệu người chết.
1.2
Gia đình là gì ?
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các
mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ ni
dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua
một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những
tác động mạnh mẽ đến xã hội.
Với xã hội học : gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có thể
xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội
mà có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình xã hội hóa con người. Gia đình
là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó
gắn bó với nhau bởi quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con
ni, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp
ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu
của xã hội về tái sản xuất con người.
Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hơn nhân và quan
hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với
nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa
nhận và bảo vệ”.
1.3 Bạo lực gia đình là gì
Theo định nghĩa của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thì Bạo lực gia đình bao
gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả
năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ
của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức
hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay cuộc
sống riêng tư.
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của
các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành
viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình). Nói
một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để
giải quyết các vấn đề gia đình”
1.4 Cơng tác xã hội là gì
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động
nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay
khơi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các
điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5).
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài
hịa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã
hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội
lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh
xã hội tiên tiến.
2. Khái quát chung về bạo lực gia đình
3. Đặc điểm tâm sinh lý của người gây ra bạo lực và nạn nhân bạo lực gia
đình
3.1 Đối với người gây ra bạo lực.
-
Khơng chịu trách nghiệm về hành vi gây bạo lực: tìm cách đổ lỗi.
-
Tìm lý do để làm giảm nhẹ mức độ bạo lực.
-
Thể hiện thái độ bực bội để bao bioeenj cho hành vi của mình.
-
Thể hện quyền lực để kiểm sốt người bị bạo lực.
-
Tạo sự tách biệt giữa hành vi bạo lực với hành vi khác trong cuộc
sống hàng ngày.
-
Tự xem mình là nạn nhân.
-
Những trải nghiệm thờ thơ ấu ảnh hưởng đến người gây bạo lực.
1.2 Đối với người bị bạo lực.
Nạn nhân bạo lực gia đình đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, thường có những đặc
điểm sau:
-
Lo sợ, sợ hãi
-
Cảm thấy xấu hổ
-
Cảm thấy giá trị của mình bị thấp đi
-
Tự ti, mặc cảm
-
Có thể có những ác mộng
-
Rễ bị kích động
-
Bị rang buộc với chồng về mặt tình cảm, kinh tế
-
Huy vọng vào sự thay đổi của chồng, cam chịu, tự cho rằng mình có
thể giải quyết được
-
Không tin tưởng vào sự can thiệp của cộng đồng, chính quyền
4. Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình
- Phong tục tập quán
- Tâm lý
- Điều kiện kinh tế xã hội
- Định kiến giới
- Trình độ dân trí
5. Ngun nhân bạo lực gia đình
Bạo lực có nhiều ngun nhân. Thơng thường, ngun nhân gây ra bạo lực
không thể dựa vào một trong những yếu tố như giao tiếp, giải trí hoặc mơi
trường xã hội. Bạo lực có thể liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có:
Nguyên nhân kinh tế và các tệ nạn xã hội như nghiện rượu, cờ bạc, ma túy,
mại dâm được coi là những nguyên nhân cơ bản. Khi sử dụng các chất kích
thích như rượu, ma túy, nam giới có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng
hành vi bạo lực mà trước hết là bạo lực với các thành viên gia đình.
Các tệ nạn như mại dâm và ngoại tình cũng làm cho người nam giới có thể
lạnh nhạt, bỏ mặc, thậm chí đánh đập vợ, con.
Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có nhiều sự
căng thẳng tinh thần hơn dẫn đến việc nam giới thường sử dụng sức mạnh của
mình để gây ra bạo lực với vợ.
Đối với một số nam giới, việc thiếu việc làm và nghèo đói làm cho nam giới
cảm thấy tự ti khi khơng làm đúng vai trị được xã hội xác định là người trụ cột
trong gia đình cũng dễ dẫn đến bạo lực gia đình.
Tuy nhiên, bạo lực gia đình cũng xẩy ra ở trong các gia đình có điều kiện
kinh tế tốt, vợ chồng có trình độ học vấn cao, công việc ổn định.
3. Một số phương pháp của công tác xã hội thường sử dụng trong lĩnh vực
phịng chống bạo lực gia đình.
-
Phương pháp cơng tác xã hội cá nhân
-
Phương pháp cơng tác xã hội nhóm
-
Phương pháp công tác xã hội trong phát triển cộng đồng
-
Phương pháp quản trị trong công tác xã hội
4. Các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân BLGĐ
Nhân viên CTXH thường thực hiện các dịch vụ sau đây để trợ giúp nạn nhân
BLGĐ và những người có liên quan:
- Tiếp nhận đối tượng là nạn nhân của BLGĐ
. - Thực hiện tham vấn, trợ giúp tâm lý.
- Hỗ trợ xử lý khủng hoảng.
- Quản lý ca.
- Truyền thơng phịng ngừa BLGĐ.
- Kết nối và chuyển gửi đối tượng là nạn nhân BLGĐ tới các vị giúp tại
địa phương và tuyến cao hơn.
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân và người thân của nạn nhân.
- Tham gia thu thập dữ liệu, tổng hợp và báo cáo số liệu.
- Thực hiện biện hộ luật pháp, chính sách liên quan tới BLGĐ, bảo vệ
quyền. lợi của nạn nhân và BLGĐ.
- Tổ chức các hoạt động nhóm để trợ giúp nạn nhân BLGĐ và những
người có liên quan
II.
1.
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN
QUANG BÌNH TỈNH HÀ GIANG
Mơ tả chủ đề nghiêm cứu
Trong vài năm trở lại đây, bạo lực gia đình – một vấn đề mang tính tồn
cầu – được xem là đề tài thu hút giớ nghiêm cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội
và nhân văn. Sự tuyệt đối hóa bạo lực giớ một chiều đúng là bạo lực giớ nối
chung và bạo lực giới trong gia đình nói riêng phần lớn nào do nam giớ gây ra
với phụ nữ.nhưng cần nahnaj thấy rằng cũng có bạo lực của phụ nữ, đối với
nam giới sinh viêm cứu của bộ Lao Động Thương Binh - xã hội cho thấy có
khoảng 9- 10% trường hợp nạn nhân của bao lực gia đình là nam giới và thủ
phạm chính là những bà vợ.nhiều cơng trình nghiêm cứu xẫ hội học trên thế
giới cũng cho thấy đôi khi bạo lực giới trong gia đình là gần ngang nhau với
nam và nữ.
Cần lưu ý rằng phụ nự không chỉ là nận nhân của vụ bạo lực gia đình mà cong
là thủ phạm của bạo lực gia đình ,ngay cả khi họ bị chồng sử dụng bạo lực thế
rất cần có cái nhìn tồn diện,khách quan hơn trong nghiêm cứu, hoặc cơng bố
về những thông tin liên quan đến bạo lực trong gia đình.
2.
Mơ tả địa bàn Huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Huyện Quang Bình, là một huyện trẻ của tỉnh Hà Giang, Huyện được thành
lập ngày 1 tháng 12 năm 2003 theo Nghị định 146/2003/NĐ-CP của Chính phủ
Việt Nam trên cơ sở tách 12 xã: Bản Rịa, Yên Thành, Yên Bình, Bằng Lang,
Xuân Giang, Nà Khương, Yên Hà, Tiên Yên, Hương Sơn, Tân Trịnh, Vĩ
Thượng, Tân Bắc thuộc huyện Bắc Quang; 2 xã Tiên Ngun, Xn Minh thuộc
huyện Hồng Su Phì và xã Tân Nam thuộc huyện Xín Mần. Năm 2010, huyện
Quang Bình có 77.463 ha diện tích tự nhiên và dân số là 56.834 người, Huyện
Quang Bình hiện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thị trấn Yên Bình
(thành lập ngày 7/12/2010 trên cơ sở xã Yên Bình) và 14 xã: Bản Rịa, Bằng
Lang, Hương Sơn, Nà Khương, Tân Bắc, Tân Nam, Tân Trịnh, Tiên
Nguyên, Tiên Yên, Vĩ Thượng, Xuân Giang, Xuân Minh, Yên Hà, Yên Thành.
Về kinh tế, xã hội : Huyện Quang Bình cịn là đầu mối giao thơng quan trọng
phía Tây - Nam của tỉnh Hà Giang giao thương với tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Do
vậy, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch
vụ khu trung tâm thị trấn n Bình ln sôi động.
Là một địa phương trẻ nhất trong tỉnh do mới được thành lập, huyện Quang
Bình có diện tích tự nhiên là 77.463 ha. Mặc dù gần như phải gây dựng và phát
triển từ đầu, song với sự nỗ lực, đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ và nhân dân,
huyện Quang Bình đã khơng ngừng vươn lên, đạt được nhiều thành tích đáng
khích lệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh, quốc
phòng.
Năm 2010, huyện Quang Bình đề ra mục tiêu: "Phát triển kinh tế với tốc độ
cao và ổn định, chuyển biến một cách mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, nâng cao giá
trị sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường. xuất phát điểm kinh tế thấp,
huyện Quang Binh còn gặp khá nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, với những chính sách phát triển đúng đắn và phù hợp với điều kiện,
tình hình thực tiễn, huyện đang dần bứt lên, từng bước thốt khỏi đói nghèo,
hồ nhịp cùng các địa phương trong công cuộc đổi mới và phát triển.
3.
Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà
Giang.
3.1 Thực trạng
Theo báo cáo của của 14 xã trong huyện thì trong 5 năm (2005-2010), các
xã đã xét xử 428 vụ án hôn nhân và gia đình, trong đó 70% vụ án ly hơn có
ngun nhân từ bạo lực gia đình. Tình trạng bạo lực gia đình những năm gần
đây đang diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng, đối tượng vi phạm cùng
số nạn nhân gia tăng ở khắp các xã của huyện. Do nhiều ngun nhân nhạy
cảm, cơng tác phịng chống bạo lực gia đình đang gặp nhiều trở ngại.
Cũng theo báo cáo của Tòa án Nhân dân huyện, từ ngày 1-2008 đến ngày
12-2011 tịa án Huyện Quang Bình đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 224 vụ việc
về lĩnh vực hơn nhân gia đình. Trong đó có tới 135 vụ ly hơn do bạo lực gia
đình chiếm tới 53,1% tổng số vụ ly hơn.
Riêng năm 2015, có tới 76 vụ ly hôn trong tổng số 352 vụ án về hơn nhân
gia đình chiếm tỷ lệ khá cao. Trên địa bàn Huyện từ tháng 1-2014 đến tháng 92016, Cơ quan các cấp đã nhận được hơn 100 tin tố cáo, cầu cứu của các nạn
nhân bị bạo lực gia đình
Các số liệu điều tra mới đây cũng cho thấy tình trạng bạo lực gia đình ở
huyện Quang Bình khá phổ biến và đa dạng nhiều loại hình thức khác nhau.
Nên cần phải có một biện pháp tốt nhất để khác phuc tình trạng bạo lực gia đình
trên địa bàn huyện.
3.2
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bạo lực chủ yếu là :
Thất vọng và tuyệt vọng.
Thỉnh thoảng người ta có hành vi bạo lực khi bị áp bức, phân biệt đối xử, tách
biệt khỏi xã hội, túng quẫn hoặc cảm thấy mình bị dồn vào bước đường cùng.
Nghiện rượu và các chất kích thích.
Lạm dụng những chất gây nghiện khơng những làm hại thể chất, tinh thần mà
còn ức chế những trung tâm điều khiển của não. Dưới ảnh hưởng đó, một người
có thể dễ hung bạo và hung hăng hơn khi bị khiêu khích.
Hệ thống pháp lý lỏng lẻo.
Câu Kinh Thánh nói: “Bởi chẳng thi hành ngay án phạt những việc ác, nên
lịng con lồi người chun làm điều ác”. Khi hệ thống pháp lý không nghiêm
minh, không đủ khả năng hoặc bại hoại thì trực tiếp hay gián tiếp gây ra bạo
lực.
Tơn giáo sai lầm.
Tơn giáo thường dính dáng đến bạo lực. có nhiều gia đình chỉ vì tôn giáo, vợ
không theo tôn giáo được với chồng từ đó gây ra hậu quả cả hai bên bất hịa và
dẫn đến bạo lực. Tuy nhiên, không thể chỉ đổ lỗi cho những người phân biệt
chủng tộc, cực đoan và cuồng tín. Trong hai cuộc thế chiến, các thành viên của
những tơn giáo chính thống, tức tín đồ tự nhận theo đạo và các đạo khác. Họ
thường được các nhà lãnh đạo tôn giáo ban phước lành. Những hành vi ấy xúc
phạm Giê-hô-va Đức Chúa Trời.
3.3
Hậu quả
Hậu quả đối với nạn nhân về sức khỏe thể chất: Sức khỏe bị hủy hoại,
thương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong.
Về sức khỏe tinh thần: Luôn ám ảnh bị bạo lực; chán nản, buồn rầu, lo lắng,
sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng
thẳng và tuyệt vọng.
Về sức khỏe sinh sản: Mang thai ngoài ý muốn, thai nhi suy dinh dưỡng, sẩy
thai, đẻ non, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV.
Hậu quả đối với người gây bạo lực gia đình: Phá hỏng mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ - con cái, ông bà-cháu, cảm thấy cơ đơn ngay trong gia đình.
Phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính khi gây ra bạo lực gia đình. Bị truy
cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.
Hậu quả với trẻ em: Với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi: Khóc nhiều, suy dinh dưỡng,
chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ, e ngại khi tiếp xúc với người lạ.
Với trẻ trong độ tuổi trước vị thành niên: thiếu tập trung và khơng có khả
năng chơi tích cực; vụng về, lóng ngóng và hay gây rối; tránh va chạm và dễ
chiều theo ý người khác; mất hứng thú với các hoạt động xã hội và giảm năng
lực xã hội; lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi.
Với trẻ vị thành niên: học kém, bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc lá và
nghiện ma túy; thiếu tin tưởng vào người lớn; bỏ đi khỏi nhà; có thể có các hành
vi bạo lực như người lớn; chán nản và có ý nghĩ tự tử; thậm chí tự tử.
Hậu quả đối với gia đình: Li thân, li hơn. Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức
khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho nạn nhân và người chứng kiến bạo lực
gia đình.
Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình. Khơng có
khả năng làm trịn bổn phận với gia đình nội, ngoại.
Hậu quả đối với xã hội: Giảm sự đóng góp của nạn nhân và người gây bạo
lực gia đình đối với xã hội tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể
chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo. Nếu không xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp
nhận và dung túng cho bạo lực gia đình. Hạn chế hiệu quả cơng tác phịng
chống HIV/AIDS và kiểm sốt mất cân bằng giới tính khi sinh.
4.
Hoạt động của CTXH được thực hiện trên địa bàn huyện Quang Bình.
Các cấp hội liên hiệp phụ nữ Quang Bình đẩy mạnh công tác tuyên truyền
trong các hội viên: Thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, họp thôn, các địa chỉ
tin cậy đã lồng ghép tuyên truyền cho các chị em phụ nữ và ngay cả những
người chồng về luật hôn nhân gia đình, luật phịng chống bạo lực gia đình Tại
14 xã trong Huyện. Để nhằm năng cao nhận thức cao người dân về luật phịng
chống bạo lực gia đình.
Tổ chức lớp tập huấn cho phụ nữ vào tháng 7 hàng năm : hội liên hiệp phụ
nữ tổ chức các lớp tập huấn cho đối tượng phụ nữ vào tháng 7 hàng năm, ,mỗi
năm cho 2 đến 3 buổi tập huấn để nâng cao kỹ năng cách phồng chống bạo lực
gia đình khi xảy ra.
Lập kế hoạch trợ giúp nạn nhân và cùng với đó là điều phối các dịch vụ hỗ trợ
nạn nhân thốt khỏi tình trạng bạo lực đang diễn ra tại các xã trên địa bàn
Kết nối và chuyển gửi đối tượng là nạn nhân BLGĐ tới các dịch vụ trợ giúp
tại địa phương và tuyến cao hơn: nạn nhân thường là người thiếu hiểu biết hay
chưa biết rõ các dịch vụ hỗ trợ trong trường hợp xảy ra sự cố bạo lực. Vì vậy
hội liên hiệp phụ nữ huyện thường có các hoạt động trực tiếp kiết nối người bị
bạo lực đến các cơ sở các trung tâm để đáp ứng kịp thời vấn đề nạn nhân gặp
phải.
5.
Các yếu tố tác động đến bạo lực gia đình trên địa bàn huyện Quang Bình.
-
Phong tục, tập quán.
Quang Bình là một Huyện với tư tưởng gia trưởng cịn nặng nề, điều này có
ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề bạo lực gia đình ở huyện Qaung Bình. Tính gia
trưởng được chấp nhận trong gia đình và ngồi xã hội đã tạo ra một vị trí đặc
biệt cho những người đàn ơng trong gia đình: họ có “quyền” quyết định những
vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử với các thành viên khác, họ có
quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý mình… Thậm chí, có người coi việc sử dụng bạo
lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Đi cùng với đó là tư
tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, ” vợ chồng đóng cửa bảo nhau” nên những
việc trong gia đình thì những người khác thường khơng muốn can thiệp vào.
Đây là những yếu tố gây ra khó khăn rất lớn trong cơng tác phịng, chống bạo
lực gia đình hiện nay.
-
Tâm lý.
Tâm lý được đề cập ở đây không phải là tâm lý xã hội nói chung mà là tâm
lý của từng thành viên trong gia đình với tư cách là cha, mẹ, con, anh, chị, em…
với nhau và với vấn đề bạo lực gia đình.
Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chung vẫn là: “Phu xướng phụ tùy”, đề
cao vai trị tự chủ của đàn ơng trong gia đình. Điều này có lúc đã làm mất đi
quyền tự vệ của người vợ trước những hành vi bạo lực của chồng mình. Điều
này đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam: vợ đánh chồng
luôn bị coi là hành vi xấu, bị cả xã hội lên án; cịn người chồng đánh vợ thì mặc
nhiên được gọi là “biết dạy vợ”; hành vi “đòi hỏi” của người chồng ln được
coi là chính đáng và người vợ có nghĩa vụ phải phục tùng theo…hơn thế nữa,
với người đàn ông, việc sử dụng sức mạnh thể chất để khẳng định mình dường
như đã là một thói quen, một điều không thể thiếu; và thực sự khả năng kiềm
chế của họ cũng không bằng phụ nữ nên rất dễ “động chân động tay” khi phải
giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận
rằng: trong suy nghĩ của một số phụ nữ, việc đay nghiến, chì chiết chồng là
hồn tồn bình thường, mà khơng hề nghĩ đó là hành vi bạo lực, gây ra những
tổn thương về tinh thần cho người chồng.
Với các thành viên khác trong gia đình, tâm lý “kính già yêu trẻ”, “kính trên
nhường dưới” vẫn được đề cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn
hóa, sự áp đặt của những thành viên lớn tuổi với các thành viên nhỏ hơn trong
gia đình là khá phổ biến và thường xun vì quan niệm “khơn khơng đến trẻ,
khỏe không đến già”. Trong xã hội hiện nay, điều này thường làm phát sinh tư
tưởng chống đối ở giới trẻ khiến các mối quan hệ trong gia đình trở nên căng
thẳng, dễ làm phát sinh bạo lực gia đình.
-
Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tới các mối quan hệ
trong gia đình và ngồi xã hội. Kinh tế khó khăn thường gây nên sự căng thẳng,
tranh chấp trong gia đình, là nhân tố dẫn tới các hành vi bạo lực về thể chất, tinh
thần khơng đáng có. Việc thiếu thốn về vật chất cũng làm cho các thành viên
trong gia đình khơng có điều kiện giao lưu, học tập, tiếp cận những tri thức tiến
bộ cũng như không được định hướng về cách ứng xử trong gia đình, khiến tình
trạng bạo lực càng dễ có nguy cơ xảy ra. Tuy nhiên, ở rất nhiều gia đình, dù
điều kiện vật chất đầy đủ nhưng vẫn có hiện tượng bạo lực gia đình. Điều này
có thể được lý giải như sau: khi kinh tế phát triển, các thành viên trong gia đình
có xu hướng thỏa mãn các lợi ích cá nhân mà thiếu đi sự quan tâm chăm sóc tới
nhau; hoặc vì q ham mê các lợi ích kinh tế mà phát sinh tranh chấp giữa
những người thân trong gia đình. Ở những gia đình này, bạo lực về tinh thần có
xu hướng phát triển hơn bạo lực về thể chất, kinh tế hay tình dục bởi vì những
nhu cầu này đều có thể được đáp ứng phần nào bằng tiền bạc.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa bên ngồi, xu hướng bạo
lực có chiều hướng gia tăng trong xã hội Việt Nam: mọi người đều dễ dàng tìm
đến việc sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh. Ngoài ra, sự
suy giảm các giá trị truyền thống cũng làm gia tăng những hành vi bạo lực gia
đình vốn hiếm gặp trước đây: Vợ đánh chồng, con cái đánh đập, mắng chửi bố
mẹ, bạo lực tình dục trong gia đình, đặc biệt là với trẻ em…
-
Trình độ dân trí
Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới việc phịng, chống bạo lực gia đình nêu
trên đều có thể được giải quyết phần nào bằng việc nâng cao trình độ dân trí.
Khi được tiếp xúc với những tri thức tiến bộ, được hiểu biết về vai trò của gia
đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình cũng như những quy
định của pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình thì hành vi vi phạm trong
lĩnh vực này sẽ giảm xuống. Như đã phân tích ở trên, những yếu tố như tâm lý,
phong tục tập quán, quan điểm giới… đã làm cho những người có hành vi bạo
lực gia đình, nạn nhân và những người xung quanh, thậm chí cả những cơ quan
có thẩm quyền cho rằng hành vi đó là đúng, là được phép và không phải chịu
bất cứ trách nhiệm nào. Chính vì vậy mà tình trạng bạo lực gia đình vẫn phổ
biến và không được ngăn chặn một cách hiệu quả. Nhưng nếu trình độ dân trí
được nâng cao, vị trí của gia đình và mỗi thành viên gia đình được khẳng định,
kiến thức pháp luật được cung cấp đầy đủ thì những hành vi bạo lực sẽ khó có
cơ hội phát triển: nạn nhân hiểu rõ quyền của mình và có thể áp dụng những
biện pháp tự bảo vệ cần thiết; người có hành vi bạo lực biết tính chất sai trái của
hành vi và những hậu quả có thể phải gánh chịu, do đó sẽ phải cân nhắc kỹ
càng; những người xung quanh, những cơ quan có thẩm quyền khi biết được
nghĩa vụ và quyền lợi của mình sẽ tham gia phịng, chống bạo lực gia đình một
cách tích cực, chủ động hơn.
III.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.
Để ngăn chặn, đẩy lùi hành vi bạo lực gia đình, địi hỏi các cấp, các ngành,
các tổ chức, cá nhân và từng gia đình phải có nhiều giải pháp tích cực phịng
chống có hiệu quả bạo lực gia đình. Xuất phát từ những phân tích thực trạng
vấn đề nêu trên có thể đề xuất một hệ thống các giải pháp sau:
1) Nhóm giải pháp tác động thay đổi nhận thức của các gia đình và cá nhân;
2) Nhóm giải pháp tác động thay đổi lối sống, hoàn cảnh sống của các gia đình
và cá nhân;
3) Nhóm giải pháp về quản lý mơi trường xã hội.
Nhóm giải pháp tác động thay đổi nhận thức của các gia đình và cá nhân
Nhóm giải pháp này bao gồm việc tuyên truyền, tư vấn, giáo dục để chuyển
đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng, gia đình và từng cá nhân về bản
chất của bạo lực gia đình và việc phịng chống bạo lực gia đình. Để can thiệp và
phịng chống tình trạng bạo lực, thay đổi nhận thức trong cộng đồng về vấn đề
này được đặt lên hàng đầu. “Có người thường xuyên tát vợ, nhưng họ không
cho đấy là hành vi bạo lực.
Cần nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới cho người dân để cả nam và
nữ đều nhận thức được vị trí, vai trị và trách nhiệm của mình trong xã hội.
Cũng qua đó nâng cao nhận thức của người dân để họ khơng coi bạo lực gia
đình là “chuyện vặt”, “chuyện nội bộ”của các gia đình, hay là vấn đề “cá nhân”
mà phải nhận thức đó là vấn đề xã hội và cần giải quyết nó bằng các chính sách
và luật pháp thích hợp. Để thực hiện nhóm giải pháp này, trước hết cần tăng
cường các hoạt động truyền thông, đẩy mạnh tuyên truyền vận động, góp phần
nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, đặc biệt là giới nữ để biết
cách tự bảo vệ mình trước hành vi bạo lực gia đình. Cần lưu ý đưa nội dung
giáo dục đời sống gia đình, xây dựng mối quan hệ thân thiện, đoàn kết với các
thành viên trong gia đình vào các bài tuyên truyền, tư vấn và giáo dục cộng
đồng, vào nội dung sinh hoạt tại các tổ dân phố và các hoạt động cộng đồng
khác. Sự thay đổi nhận thức ở mỗi cá nhân, gia đình là tiền đề cho việc thay đổi
thái độ và hành vi ứng xử của họ. Nó cũng đồng thời là tiền đề cho việc thực
hiện thành công các giải pháp khác.
Nhóm giải pháp tác động thay đổi lối sống, hồn cảnh sống của các gia đình
và cá nhân
Nhóm giải pháp này tập trung vào việc thay đổi lối sống, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần, thoả mãn nhu cầu tình cảm và tạo khơng khí hạnh phúc cho
mỗi gia đình.Trang bị cho các cá nhân và gia đình những kỹ năng ứng xử cần
thiết trong đời sống gia đình: kỹ năng ứng xử giữa vợ và chồng, anh chị em,
giữa các thế hệ… Một phần quan trọng góp phần giữ gìn sự bền vững cho gia
đình chính là kỹ năng ứng xử giữa những người trong gia đình, tuy nhiên vấn đề
này chưa được quan tâm đúng mức trong những năm qua. Kỹ năng ứng xử
trong đời sống gia đình cũng cho phép cac nạn nhân tương lai tránh được những
vụ bạo lực khơng đáng có khi họ thách thức sự kiên nhẫn của chồng/cha, đẩy họ
đến tình trạng “giận mất khơn”.Hình thành lối sống có ý thức và bản lĩnh ở các
thành viên gia đình. Trước khi chờ sự can thiệp của pháp luật, các nạn nhân đặc
biệt là chị em hãy “tự cứu mình” bằng giải pháp khơng chấp nhận sống chung
với kẻ vũ phu. Trong trường hợp đó, ly hơn là giải thốt chị em khỏi kẻ thường
xun đánh đập mình, địi lại quyền con người của chị em. Người phụ nữ (và
các thành viên gia đình nói chung) phải biết tự bảo vệ hạnh phúc của mình.Phát
huy tối đa vai trò của các tổ chức xã hội trong việc phịng, chống bạo lực gia
đình, bên vực và bảo vệ quyền lợi hội viên các tổ chức mình, tạo ra dư luận lên
án và kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình, đặc biệt đối với giới
nữ và trẻ em. Gắn chặt phòng chống bạo lực gia đình với phịng chống các loại
tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Cần có sự giúp đỡ từ phía cộng đồng làng
xóm bởi lẽ, rất nhiều phụ nữ khi bị chồng đánh thường im lặng, nín nhịn. Bị
chồng đánh tím mặt thì nói với bạn bè, hàng xóm là bị vấp ngã. Chồng nói vài
câu xin lỗi là nguôi ngoai, chịu làm lành. Họ không thấy rằng nếu bị chồng đánh
lần thứ nhất mà không “phản ứng mạnh”, khơng có một sự cảnh cáo, răn đe
nghiêm khắc thì chuyện bị đánh lần thứ hai, lần thứ ba thậm chí cả lần thứ 100
cũng sẽ xảy ra.
Nhóm giải pháp về quản lý mơi trường xã hội
Nhóm giải pháp này tập trung vào việc: xây dựng các mô hình bảo vệ phụ
nữ, trẻ em trước những hành vi bạo lực gia đình; ban hành luật phịng chống bạo
lực gia đình, xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật về gia đình, phụ nữ
và bình đẳng giới; tăng cường sự tham gia của các cấp uỷ Đảng, chính quyền,
các tổ chức chính trị, xã hội, ban ngành của các địa phương vào cơng tác phịng
chống bạo lực gia đình; xây dựng thiết chế gia đình phát triển bền vững…Giải
pháp quan trọng trong nhóm này là xây dựng các mơ hình phịng chống bạo lực
gia đình ở cơ sở, đảm bảo hoạt động các mơ hình hoạt động có chất lượng, có
hiệu quả trong việc ngăn chặn, can thiệp các vụ việc bạo lực gia đình. Ngành
dân số, gia đình và trẻ em cần tổ chức ngay các đội xung kích, các nhóm, các
câu lạc bộ phịng chống bạo lực gia đình, phối hợp ngành tư pháp lồng ghép nội
dung bạo lực gia đình vào nội dung của các tổ hoà giải ở cơ sở, giải quyết trước
các mối bất hoà, xung đột ngăn chặn kịp thời hậu quả có thể xảy ra từ bạo lực
gia đình. Thơng qua mơ hình này thu thập thơng tin đầy đủ về bạo lực gia đình
để có kiến nghị, đề xuất xử lý kịp thời.
Xây dựng những trung tâm lánh nạn cho nạn nhân bạo lực gia đình là một
trong những giải pháp thuộc loại này mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện.
Theo đó người ta xây dựng những trung tâm lánh nạn, hỗ trợ y tế và tâm lý để
các nạn nhân khi phải hứng chịu bạo lực gia đình có thể chạy đến trú thân. Để
hỗ trợ cho trung tâm này về mặt pháp lý người ta còn đưa ra cả các điều luật hỗ
trợ. Chẳng hạn ở Mỹ có Lệnh bảo vệ tạm thời (LBVTT). Đây là án lệnh của toà
án nhằm giúp bảo vệ một người không bị người khác ngược đãi, đe doạ, hoặc
quấy nhiễu. Án lệnh sẽ buộc kẻ ngược đãi phải tránh xa nạn nhân, nơi ở và nơi
làm việc của nạn nhân. Kẻ ngược đãi không đuợc phép liên lạc với nạn nhân
dưới bất cứ hình thức nào. Tồ án cũng có thể ra lệnh cho kẻ ngược đãi phải
tránh xa con cái của nạn nhân nếu tồ cảm thấy chúng có thể bị nguy hại. Tồ
cũng có thể ra đưa ra những biện pháp cứu tế khác trong LBVTT, thí dụ như
quyền trông nom con tạm thời, cấp dưỡng, và sở hữu xe cộ.
Tạo khuôn khổ pháp lý để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình là giải pháp có
tính lâu dài và bền vững trong nhóm giải pháp thứ ba này. Tạo khn khổ pháp
lý cho việc phịng chống bạo lực gia đìnhD bao gồm ban hành luật phịng chống
bạo lực gia đình, xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật về gia đình, phụ
nữ và bình đẳng giới. Như đã nói ở trên. ở Việt Nam việc điều chỉnh các mối
quan hệ có liên quan đến bạo lực gia đình được quy định tại nhiều văn bản pháp
luật, tuy nhiên, các điều luật còn chung chung, còn thiếu những quy định cụ thể.
Luật riêng về phòng chống bạo lực gia đình chưa được ban hành. Trên thế giới
hiện có 90 quốc gia có luật riêng về phịng chống bạo lực gia đình. Sự ra đời
của một đạo luật mới – Luật phịng, chống bạo lực gia đình ở nước ta, chính là
cơ sở để đảm bảo quyền con người, sự bền vững của nền tảng đạo đức, phong
hố gia đình, cơng bằng xã hội. Điều đáng nói là Việt Nam đang trong tiến trình
soạn thảo và banh hành điều luật này.
Ở đây cũng cần nói thêm rằng Dự luật phịng chống bạo lực gia đình đã hồn
thành và đang trong quá trình thảo luận. Gồm 6 chương 43 điều, dự án Luật
phịng, chống bạo lực gia đình được cấu trúc theo hướng lấy biện pháp phòng
ngừa bạo lực gia đình là chính nhằm giải quyết các mâu thuẫn xích mích gia
đình ngay từ khi mới phát sinh để hạn chế phát triển thành các xung đột. Các
biện pháp phòng ngừa được quy định trong chương II bao gồm tuyên truyền, tư
vấn, hoà giải và đặc biệt là giúp đỡ cai nghiện rượu, chữa bệnh tâm thần cho
những người có nguy cơ gây bạo lực gia đình. Dự thảo Luật cũng quy định áp
dụng các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình cả đối với nam, nữ không
đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng hoặc vợ, chồng đã ly
hôn, là dựa trên cơ sở thực tiễn cuộc sống, nhằm bảo vệ nạn nhân, trong đó đa
số là phụ nữ. Quy định luật áp dụng đối với cả những người đã ly hôn vì sau
khi ly hơn, bạo lực vẫn có thể xảy ra do nạn nhân và thủ phạm vẫn còn liên hệ
với nhau, đặc biệt là còn chia sẻ nghĩa vụ chăm sóc con cái. Kết quả khảo sát
cho thấy tình hình bạo lực diễn ra rất phổ biến trong các nhóm này. Dự luật
cũng bao hàm những điều khoản quy định mức xử phạt nghiêm khắc đối với
hành vi bạo lực gia đình. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 36 của dự Luật,
người có hành vi bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý vi
phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Song song với Luật phòng chống bạo lực gia đình, các nhà hoạt động xã
hội cũng hy vọng Luật bình đẳng giới (có hiệu lực từ ngày 1-7-2007) sẽ đưa luật
pháp vào các hoạt động can thiệp và phịng chống bạo lực gia đình.Tăng cường
sự tham gia của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, ban
ngành của các địa phương vào cơng tác phịng chống bạo lực gia đình; xây dựng
thiết chế gia đình phát triển bền vững là những giải pháp không thể thiếu trong
việc quản lý xã hội nhằm phịng chống bạo lực gia đình. Vấn đề bạo lực gia
đình chỉ giảm khi ý thức cộng đồng được nâng lên. Chính vì vậy, Nhà nước cần
có chính sách cụ thể bảo vệ phụ nữ, trẻ em. Bên cạnh đó, cần có hình thức trừng
trị nghiêm khắc đối với những người gây ra bạo lực trong gia đình. Chỉ có như
vậy chúng ta mới có thể xây dựng được những gia đình thực sự theo đúng nghĩa
và mang giá trị truyền thống. Cụ thể là cần tập trung làm tốt những vấn đề sau:
thứ nhất, kiên quyết xử lý nghiêm đối với những người có hành vi bạo lực gia
đình; thứ hai, xây dựng các biện pháp phịng ngừa hành vi bạo lực gia đình và
xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc, phát triển bền vững; thứ ba, nâng
cao trách nhiệm các thành viên trong gia đình trong phịng ngừa, giải quyết mâu
thuẫn gia đình; thứ tư, nâng cao trách nhiệm của xã hội, chính quyền, đồn thể
trong phịng, chống bạo lực gia đình.
Ba nhóm giải pháp trên liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Việc
thay đổi nhận thức là nền tảng của thay đổi lối sống. Việc ban hành các đạo luật,
quy định có tính pháp lý là khung quy chiếu cho sự thay đổi nhận thức và lối
sống của các gia đình, đồng thời là khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức
xã hội, chính quyền trong ngăn chặn là đẩy lùi tệ nạn bạo lực gia đình. Ngược
lại pháp luật khó có thể được thực thi nếu nhận thức của người dân khơng được
nâng cao, hồn cảnh sống của họ khơng được cải thiện. Chính vì vậy các giải
pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ, liên tục và nhất quán.
Kết luận
Một trong những hiện tượng đáng lo ngại nhất của tình trạng khủng hoảng
trong các gia đình hiện nay là tình trạng bạo lực gia đình. Bước sang thế kỷ 21,
bạo lực gia đình vẫn lan rộng và trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Điều này đặt ra cho xã hội văn
minh nhiệm vụ cấp bách – tìm ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục và đi đến
xóa bỏ hồn tồn hiện tượng này.
BLGĐ diễn ra với những hình thức mn màu mn vẻ. Đó có thể là bạo
lực thể chất hay tinh thần; bạo lực bằng vũ lực hay ngôn từ; bạo lực của người
lớn đối với người nhỏ hơn hay ngược lại… Đằng sau những tệ nạn xã hội đó có
thể là những lý do sâu xa như trình độ văn hóa thấp, tình trạng kém hiểu biết về
pháp luật hay tư tưởng trọng nam kinh nữ còn quá nặng nề… mà bản thân
những người trong cuộc cũng chưa nhận thức được.
Bạo lực gia đình đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước hết là
vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người, đến danh dự, nhân phẩm và tính
mạng của mỗi cá nhân. Bạo lực gia đình làm xói mịn đạo đức, mất tính dân chủ
xã hội và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại
hành vi bạo lực gia đình mà khi cịn nhỏ, chúng được chứng kiến. Bạo lực gia
đình đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt
Nam.
Thực trạng bạo lực gia đình ở huyện Quang Bình đặt ra yêu cầu cấp thiết
phải có những giải pháp đồng bộ và nhất quán, được thực hiện một cách kiên
trì, liên tục để khắc phục. Những giải pháp đó có thể là: 1) các giải pháp tác
động thay đổi nhận thức của các gia đình và cá nhân; 2) các giải pháp tác động
thay đổi lối sống, hoàn cảnh sống của các gia đình và cá nhân; và 3) các giải
pháp về quản lý môi trường xã hội. Để thực hiện những giải pháp này đòi hỏi
các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và từng gia đình phải cùng tham gia
một cách tích cực. Chỉ có như vậy tệ bạo lực gia đình mới có thể bị khống chế
và dần bị xóa bỏ.
Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Tài liệu hướng dẫn thực hành môn cơng tác xã hội với phịng, chống bạo
lực gia đình ( dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở).
/>IDBaiViet=18310
/> />%C3%ADnh
/> />