Tải bản đầy đủ (.doc) (304 trang)

Tài liệu tập huấn thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 304 trang )

MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ 1: NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI TRONG CÁC VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT MỚI
VỀ PCCC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THẨM DUYỆT, NGHIỆM THU VỀ PCCC...1
I. Quy định của Nghị định số 79/2020/NĐ-CP của Chính Phủ.............................1
1.1. Về đối tượng thẩm duyệt..................................................................................1
1.2. Về hồ sơ đề nghị thẩm duyệt...........................................................................2
1.3. Về nội dung thẩm duyệt...................................................................................2
1.4. Về nộp hồ sơ thẩm duyệt.................................................................................2
1.5. Về thời hạn thẩm duyệt....................................................................................2
1.6. Về trả, lưu hồ sơ thẩm duyệt............................................................................2
1.7. Về trách nhiệm của các cơ quản, tổ chức trong đầu tư xây dựng cơng trình...2
1.8. Nghiệm thu về PCCC.......................................................................................3
II. Hướng dẫn nội dung QCVN 06:2020/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
an tồn cháy cho nhà và cơng trình.........................................................................3
2.1. Cấu trúc của Quy chuẩn...................................................................................3
2.2. Tóm tắt những quy định kỹ thuật có thay đổi lớn............................................4
2.3. Hướng dẫn áp dụng QCVN 06:2020/BXD......................................................7
- Điều 2.3.2 quy định giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được xác định
bằng khoảng thời gian (tính bằng phút) kể từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ
nhiệt tiêu chuẩn cho đến khi xuất hiện một hoặc một số dấu hiệu nối tiếp nhau của
các trạng thái giới hạn được quy định đối với cấu kiện đã cho như sau:.................9
III. Hướng dẫn nội dung QCVN 01:2019/BCA quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm
phân phối khí đốt....................................................................................................27
3.1. Về quy định chung.........................................................................................27
3.2. Quy định kỹ thuật về trang bị, bố trí hệ thống PCCC (Điều 2).....................28
3.3. Quy định kỹ thuật về quản lý vận hành, kiểm tra bảo dưỡng và bảo quản hệ
thống phòng cháy và chữa cháy.............................................................................30
3.4. Lưu ý trong công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC......................................30



3.5. Lưu ý trong công tác kiểm tra nghiệm thu về PCCC.....................................34
IV. Hướng dẫn nội dung QCVN 01:2019/BCT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử
dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ............34
4.1. Về nguyên tắc chung......................................................................................34
4.2. Về vấn đề cụ thể.............................................................................................35
4.3. Các điều khoản cụ thể....................................................................................36
4.4. Các phụ lục có liên quan................................................................................36
V. Hướng dẫn nội dung QCVN 01:2019/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
quy hoạch xây dựng................................................................................................38
5.1. Cấu trúc của Quy chuẩn.................................................................................38
5.2. Phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn................................................................39
5.3. Tóm tắt những quy định liên quan đến PCCC trong Quy chuẩn...................39
VI. Hướng dẫn nội dung QCVN 04:2019/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nhà chung cư............................................................................................................41
6.1. Quy định chung..............................................................................................41
6.2. Về chữa cháy và cứu nạn...............................................................................41
6.3. Về giải pháp ngăn cháy, kết cấu.....................................................................42
6.4. Về giải pháp thoát nạn...................................................................................42
6.5. Các hệ thống PCCC.......................................................................................42
CHUYÊN ĐỀ 2 HƯỚNG DẪN THẨM DUYỆT ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI
CƠNG TRÌNH...........................................................................................................44
I. Hướng dẫn thẩm duyệt đối với nhà cao tầng (NCT)........................................44
1.1 Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC khi áp dụng đối chiếu thẩm
duyệt thiết kế về PCCC đối với nhà cao tầng........................................................44
1.2. Xác định chiều cao của nhà...........................................................................45
1.3. Bố trí tổng mặt bằng dự án, cơng trình..........................................................45
1.4. Bậc chịu lửa và phân hạng của nhà................................................................49
1.5. Giải pháp ngăn cháy chống cháy lan.............................................................50

1.6. Bố trí cơng năng cơng trình...........................................................................53
1.7. Hệ thống thốt nạn.........................................................................................55


1.8. Hệ thống PCCC.............................................................................................64
1.9. Bảo vệ chống khói cho nhà và cơng trình......................................................74
1.10. Bố trí thang máy chữa cháy..........................................................................77
1.12. Hệ thống ống đổ rác.....................................................................................81
1.13. Hệ thống cấp khí đốt trung tâm....................................................................81
1.14. Hệ thống điện...............................................................................................81
1.15. Các quy định đối với nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo cơng năng F1.2,
F4.3 và nhà hỗn hợp có chiều cao từ 50m đến 150m............................................82
II.Hướng dẫn thẩm duyệt đối với cơng trình cơng nghiệp (nhà kho, nhà xưởng
sản xuất)...................................................................................................................85
2.1. Danh mục tiêu chuẩn áp dụng để thẩm duyệt về PCCC các cơng trình cơng
nghiệp:....................................................................................................................85
2.2. Nội dung thẩm duyệt......................................................................................86
2.2.1. Phạm vi điều chỉnh của tài liệu...................................................................86
2.2.2. Xác định bậc chịu lửa, hạng nguy hiểm cháy nổ........................................86
2.2.3. Khoảng cách an tồn PCCC, bố trí tổng mặt bằng.....................................87
2.2.4. Đường cho xe chữa cháy, bãi đỗ xe............................................................88
2.2.5. Bố trí công năng..........................................................................................90
2.2.6. Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan..........................................................90
2.2.7. Lối và đường thốt nạn...............................................................................93
2.2.8. Hệ thống thơng gió, hệ thống tạo áp suất dương, hệ thống hút khói..........94
2.2.9. Hệ thống báo cháy tự động.........................................................................96
2.2.10. Hệ thống chữa cháy bằng nước.................................................................98
2.2.11. Hệ thống điện..........................................................................................104
III. Hướng dẫn thẩm duyệt đối với cửa hàng xăng dầu trên đất liền..............106
3.1 Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn, văn bản quy phạm pháp luật áp dụng để

đối chiếu thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC........................................................106
3.2 Những điểm cần lưu ý...................................................................................106
3.3 Nội dung thẩm duyệt.....................................................................................107
3.3.1. Phân cấp cửa hàng xăng dầu.....................................................................107
3.3.2. Bậc chịu lửa, hạng nguy hiểm cháy cháy.................................................107


3.3.3 Khoảng cách an tồn PCCC, bố trí tổng mặt bằng....................................107
3.3.4. Đường giao thông.....................................................................................109
3.3.5. Hệ thống công nghệ..................................................................................109
3.3.6. Hệ thống điện, chống sét...........................................................................110
3.3.7. Trang bị phương tiện PCCC......................................................................111
CHUYÊN ĐỀ 3 HƯỚNG DẪN THẨM DUYỆT MỘT SỐ HỆ THỐNG...........114
I. Hệ thống báo cháy tự động...............................................................................114
1.1. Khái niệm chung.............................................................................................114
1.2. Phân loại hệ thống..........................................................................................114
1.3. Nội dung thẩm duyệt......................................................................................114
1.4. Nội dung kiểm tra nghiệm thu......................................................................117
II. Hệ thống chữa cháy tự động............................................................................118
2.1. Khái niệm chung.............................................................................................118
2.2. Phân loại hệ thống chữa cháy tự động..........................................................118
2.3. Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước.......................................................118
2.4. Hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt..........................................................120
2.5. Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí..........................................................120
III. Hệ thống hút khói...........................................................................................122
3.1 u cầu thiết kế...............................................................................................122
3.2. Nội dung thẩm duyệt......................................................................................123
3.3. Tính tốn.........................................................................................................125
3.3.1. Tính tốn cho khu vực hành lang..............................................................125
3.3.2. Tính tốn cho khu vực gian phòng............................................................126

3.3.3. Khu vực gara...............................................................................................127
IV. Hệ thống tăng áp.............................................................................................127
4.1. Yêu cầu thiết kế..............................................................................................127
4.2. Tính tốn.........................................................................................................128
4.2.1. Buồng thang N2, N3....................................................................................128
4.2.2. Giếng thang máy.........................................................................................129
IV. Hệ thống chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn...............................................129
4.1. Yêu cầu trang bị.............................................................................................129


4.2. Yêu cầu thiết kế..............................................................................................130
PHẦN CHUYÊN ĐỀ 4 HƯỚNG DẪN NGHIỆM THU VỀ PHỊNG CHÁY VÀ
CHỮA CHÁY...........................................................................................................131
I. Cơng tác chuẩn bị trước khi kiểm tra..............................................................131
II. Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu về PCCC.............................................................131
2.1. Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu về PCCC...........................................................131
2.1.Kiểm tra thực tế thi công và thử nghiệm hệ thống PCCC............................132
2.1.1. Đường giao thông, bãi đỗ phục vụ cho xe chữa cháy...............................132
2.1.2. Khoảng cách an tồn PCCC......................................................................132
2.1.3. Bố trí cơng năng........................................................................................133
- Đối với các cơng trình có nhiều hạng mục, nhiều nhà thì kiểm tra cơng năng
chính của các hạng mục và nhà đó là gì, xem sự phù hợp với bản vẽ thẩm duyệt
trước đây..............................................................................................................133
- Đối với các nhà có nhiều tầng: kiểm tra cơng năng của từng tầng, công năng
tầng hầm, đặc biệt lưu ý công năng là nhà trẻ, bệnh viện...phù hợp với bản vẽ đã
được thẩm duyệt trước đây...................................................................................133
2.1.4. Ngăn cháy, chống cháy lan.......................................................................133
2.1.5. Giải pháp thoát nạn...................................................................................134
2.1.6. Hệ thống PCCC........................................................................................134
CHUYÊN ĐỀ 5: MỘT SỐ BẢNG ĐỐI CHIẾU MẪU........................................143

5.1 Bảng đối chiếu nhà cao tầng.........................................................................143
Nhà chung cư: Nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang
chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống cơng trình hạ tầng
sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được
xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng
hỗn hợp để ở và kinh doanh.................................................................................145
Nhà hỗn hợp: Nhà có nhiều cơng năng sử dụng khác nhau, ví dụ: hành chính,
dịch vụ thương mại, ở và hoạt động công cộng. Một nhà thuộc nhóm nguy hiểm
cháy theo cơng năng xác định, có tổng diện tích khu vực dùng cho một cơng năng
khác (ngoại trừ cơng năng để ở), mang tính phụ trợ cho cơng năng chính, khơng


lớn hơn 10 % diện tích sàn của tầng bố trí cơng năng khác đó thì khơng coi là nhà
hỗn hợp................................................................................................................145
Các phần nhà và gian phịng thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng
khác nhau phải được ngăn cách với nhau bằng các kết cấu ngăn cách với GHCL
và cấp nguy hiểm cháy kết cấu theo quy định hoặc ngăn cách nhau bằng các bộ
phận ngăn cháy.....................................................................................................174
Các gian phòng hơn 500 người phải được ngăn cách với các gian phịng khác
bằng tường và sàn ngăn cháy có GHCL theo quy định tại A.2.24.......................174
5.2 Bảng đối chiếu cơng trình cơng nghiệp........................................................201
5.3 Bảng đối chiếu mẫu cửa hàng xăng dầu.......................................................254
5.4 Bảng đối chiếu mẫu hệ thống tăng áp, hút khói............................................267
5.5 Bảng đối chiếu thang máy chữa cháy...........................................................289


1
CHUYÊN ĐỀ 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI TRONG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁC
TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT MỚI VỀ PCCC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THẨM

DUYỆT, NGHIỆM THU VỀ PCCC

I. Quy định của Nghị định số 79/2020/NĐ-CP của Chính Phủ
Thực hiện theo nhiệm vụ, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật của Chính phủ, Bộ Công an, xuất phát từ thực tiễn trong công tác PCCC, C07
đã đề xuất và xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
So với Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, dự thảo Nghị định mới cơ bản vẫn giữ
nguyên cấu trúc, nội dung các quy định cơ bản vẫn bám theo Luật Phòng cháy và
chữa cháy, tuy nhiên nhiều nội dung đã được bổ sung, chỉnh sửa để tháo gỡ các khó
khăn trong thực tế đã phát sinh khi triển khai Nghị định 79/2014/NĐ-CP, bổ sung
nhiều quy định, biểu mẫu mới và các quy định, biểu mẫu từ Thông tư 66/2014/TTBCA để bảo đảm các cơ quan, tổ chức có thể áp dụng ngay thi Nghị định mới được
ban hành.
Trên tinh thần đó, các nội dung về cơng tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC
cũng được điều chỉnh, sửa đổi theo hướng cụ thể hóa, tránh quy định chung chung,
bổ sung nhiều biểu mẫu, bổ sung thêm các quy định cụ thể đối với các trường hợp
phát sinh trong thực tiễn.
Các nội dung điều chỉnh, bổ sung trong dự thảo Nghị định mới liên quan đến
công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC:
1.1. Về đối tượng thẩm duyệt
- Trong dự thảo Nghị định mới đã làm rõ đối tượng “đồ án quy hoạch” trong
công tác thẩm duyệt, theo đó đơi tượng thẩm duyệt gồm “đồ án quy hoạch”, “dự án,
cơng trình” và “phương tiện giao thơng cơ giới”. Quy định về góp ý đồ án quy
hoạch đã được quy định từ Nghị định 79/2014/NĐ-CP, tuy nhiên chưa rõ về phạm
vi nên việc thực hiện còn chưa thống nhất. Đa phần, việc góp ý đối với đồ án quy
hoạch đang được thực hiện là đối với các bản vẽ 1/500, bản vẽ tổng mặt bằng của
các dự án, cơng trình cụ thể; việc góp ý với đồ án quy hoạch của các khu đô thị,
khu kinh tế, khu cơng nghiệp,... cịn rất hạn chế, gây nhiều bất cập trong thực tế khi
các cơng trình xây dựng mới không bảo đảm về giao thông, khoảng cách do hạ tầng
giao thơng, cơng trình hiện hữu (ví dụ khi xem xét riêng từng cơng trình cụ thể thì
khơng thể xác định bao qt khoảng cách đến các cơng trình xăng dầu, dầu khí, hay

khoảng cách tới các đội Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp).
- Đối với danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thơng cơ giới
thuộc diện thẩm duyệt về PCCC được quy định tại Phụ lục V dự thảo Nghị định
mới đã bổ sung quy định đối với đối tượng phương tiện giao thông cơ giới để
thuận tiện cho người dân và các đơn vị tra cứu. Kết cấu và các loại hình cơ sở,
dự án, cơng trình trong Phụ lục được thống nhất theo các phụ vụ về quản lý cơ
sở, tạo thuận lợi cho công tác thống kê, phân loại cơ sở. Các loại hình cơ sở
trong từng mục của Phụ lục đã được liệt kê cụ thể, bổ sung các loại hình cơng


2
trình phát sinh trong thực tiễn, tránh bỏ sót đồng thời điều chỉnh quy mô để phù
hợp với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn và điều kiện thực tế. Trong việc
xác định đối tượng thẩm duyệt cần lưu ý về cách khối tích của cơng trình đã
được điều chỉnh theo tổng khối tích. Theo đó, đối với một dự án, cơng trình khi
tính tốn khối tích để xác định đối tượng thẩm duyệt phải tính tổng khối tích các
hạng mục trong dự án, cơng trình đó, khơng xác định khối tích theo từng hạng
mục.
1.2. Về hồ sơ đề nghị thẩm duyệt
- Dự thảo Nghị định đã bổ sung biểu mẫu “Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết
kế về PCCC của chủ đầu tư” để thống nhất các thông tin do chủ đầu tư đề nghị bao
gồm loại hồ sơ đề nghị, thơng tin chính của chủ đầu tư, thơng tin chính của cơng
trình, qua đó xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư đối với các thông tin của dự
án, cơng trình, giảm thiểu sai sót về thơng tin của cơng trình trong q trình thẩm
duyệt đồng thời tạo thuận lợi cho chủ đầu tư khi lập hồ sơ đề nghị thẩm duyệt.
- Về thành phần hồ sơ thẩm duyệt đã làm rõ các thành phần như cụ thể hóa
“Văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền” được làm rõ thành các văn bản
cụ thể trong các trường hợp khác nhau; trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế
bản vẽ thi công thay thế “văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền”
bằng các văn bản khác, chia theo nhiều trường hợp để thuận lợi cho người dân,

doanh nghiệp.
1.3. Về nội dung thẩm duyệt
- Cơ bản giữ nguyên theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, bổ sung thêm danh
mục quy chuẩn, tiêu chuẩn, tài liệu, chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng.
- Bổ sung quy định về nội dung thẩm duyệt trong trường hợp cải tạo, bổ sung
hệ thống PCCC cho các cơng trình hiện hữu. Đối với trường hợp này chỉ thẩm
duyệt đối với phần lắp đặt mới hoặc phần được cải tạo của hệ thống PCCC.
1.4. Về nộp hồ sơ thẩm duyệt
Dự thảo Nghị định bổ sung trường hợp nộp hồ sơ thẩm duyệt theo đường bưu
điện hoặc qua bộ phận hành chính cơng; quy định rõ về việc tiếp nhận hồ sơ và trả hồ
sơ.
1.5. Về thời hạn thẩm duyệt
Giảm thời hạn góp ý đồ án quy hoạch từ 10 ngày xuống còn 05 ngày.
1.6. Về trả, lưu hồ sơ thẩm duyệt
Dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định về lưu hồ sơ thẩm duyệt dưới dạng
tệp tin (file) để bảo đảm việc tra cứu, lưu giữ hồ sơ lâu dài theo tuổi thọ cơng trình,
hạn chế việc hồ sơ bị hư hỏng do điều kiện bảo quản, lưu trữ hồ sơ giấy không đảm
bảo.
1.7. Về trách nhiệm của các cơ quản, tổ chức trong đầu tư xây dựng
cơng trình


3
- Bổ sung trách nhiệm của chủ đầu tư về việc lưu giữ và xuất trình hồ sơ
thẩm duyệt.
- Bổ sung trách nhiệm của cơ quan phê duyệt quy hoạch: chỉ phê duyệt quy
hoạch khi đồ án quy hoạch đã được cơ quan Cảnh sát PCCC góp ý về PCCC.
- Bổ sung trách nhiệm của đơn vị điện lực về việc ngừng cung cấp điện đối với các
dự án, công trình vi phạm, đưa vào sử dụng khi chưa được nghiệm thu về PCCC.
1.8. Nghiệm thu về PCCC

- Dự thảo Nghị định đã phân loại rõ trách nhiệm trong công tác nghiệm thu
về PCCC bao gồm trách nhiệm “nghiệm thu” của chủ đầu tư và trách nhiệm “kiểm
tra kết quả nghiệm thu” của cơ quan Cảnh sát PCCC. Theo đó, việc kiểm tra của cơ
quan Cảnh sát PCCC là bước kiểm tra, rà soát lại theo chức năng quản lý nhà nước,
khơng thay thế khơng làm giảm vai trị, trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị
thi công trong cơng tác nghiệm thu của cơng trình.
- Bổ sung quy định về hồ sơ đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu do chủ đầu
tư nộp tại cơ quan Cảnh sát PCCC và trình tự, thủ tục nộp hồ sơ.
- Về thời gian tổ chức kiểm tra được điều chỉnh thành 10 ngày với dự án
nhóm A và 7 ngày đối với các cơng trình cịn lại.
- Nội dung kiểm tra của cơ quan Cảnh sát PCCC được điều chỉnh lại theo
hướng chỉ kiểm tra kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư với bản vẽ thẩm duyệt
(căn cứ theo hồ sơ nghiệm thu và thực tế), việc kiểm tra thực tế thi công, lắp đặt
của từng hạng mục cơng trình thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và đơn vị thi
công.
- Bổ sung mẫu văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu để thống nhất
thực hiện.
II. Hướng dẫn nội dung QCVN 06:2020/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
an tồn cháy cho nhà và cơng trình
2.1. Cấu trúc của Quy chuẩn
Cấu trúc của dự thảo QCVN 06:2020/BXD về cơ bản vẫn bám sát như
QCVN 06:2010/BXD gồm 7 phần, 9 phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Nội
dung chính bổ sung Phần 5 và Phần 7, Phụ lục có thay đổi nội dung Phụ lục A và
bổ sung thêm Phụ lục I.
LỜI NÓI ĐẦU
1. QUY ĐỊNH CHUNG
2. PHÂN LOẠI KỸ THUẬT VỀ CHÁY
3. BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
4. NGĂN CHẶN CHÁY LAN
5. CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY



4
6. CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN
7. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phụ lục A Các quy định bổ sung đối với một số cơng trình nhà cụ thể.
Phụ lục B Phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc trưng cháy
Phụ lục C Phân hạng nhà và các gian phịng theo tính nguy hiểm cháy và
cháy nổ
Phụ lục D Các quy định bảo vệ chống khói cho nhà và cơng trình
Phụ lục E Yêu cầu về khoảng cách phòng cháy chống cháy giữa các nhà và
cơng trình
Phụ lục F Giới hạn chịu lửa danh định của một số cấu kiện kết cấu
Phụ lục G Quy định về khoảng cách đến các lối thoát nạn và chiều rộng của
lối ra thoát nạn
Phụ lục H Một số quy định về số tầng giới hạn (chiều cao cho phép) và diện
tích khoang cháy của nhà
Phụ lục I Minh họa về cầu thang và buồng thang bộ trên đường thốt nạn
2.1.1 Nội dung chính
Các phần 1, 2, 3 và 4 vẫn giữ nguyên như QCVN 06:2010/BXD, lần lượt là:
Quy định chung; Phân loại kỹ thuật về cháy; Đảm bảo an toàn cho người; và Ngăn
chặn cháy lan. Phần 5 được biên soạn mới và bổ sung vào nội dung chính của quy
chuẩn với các quy định về cấp nước chữa cháy trong nhà và cấp nước chữa cháy
ngoài nhà. Các quy định về chữa cháy và cứu nạn trong phần 5 của QCVN
06:2010/BXD được chuyển vào phần 6. Phần 7 được bổ sung thêm theo quy định
về cấu trúc chung của quy chuẩn để nêu những vấn đề liên quan đến tổ chức thực
hiện.
2.1.2 Phụ lục
Các thuật ngữ, định nghĩa trong Phụ lục A của QCVN 06:2010/BXD được
chuyển thành một điều trong phần 1, đồng thời nội dung Phụ lục A đề cập đến quy

định bổ sung về an tồn cháy cho một số nhóm nhà cụ thể mà thực tế đang địi hỏi
phải có quy định để quản lý, gồm: nhà cơng nghiệp, nhà nhóm F1.2, F4.3, nhà hỗn
hợp có chiều cao từ 50m đến 150m. Bổ sung thêm Phụ lục I mang tính chất tham
khảo để trình bày một số hình vẽ, sơ đồ mang tính chất minh họa, giải thích cho các
quy định được diễn đạt trong nội dung chính của quy chuẩn.
2.2. Tóm tắt những quy định kỹ thuật có thay đổi lớn
2.2.1 Phần 1 – Quy định chung
Bổ sung nội dung để làm rõ phạm vi điều chỉnh được mở rộng thêm của quy
chuẩn, cụ thể gồm: quy định cấp nước chữa cháy, nhà cơng nghiệp, nhà thuộc nhóm
nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3, nhà hỗn hợp cao trên 50 m đến 150 m.


5
Giải thích từ ngữ cũng là một nội dung được bổ sung thêm trong phần 1, trong đó
đề cập trên 30 thuật ngữ được tổ chức lại từ quy chuẩn hiện hành và có bổ sung
mới một số thuật ngữ.
2.2.2 Phần 2 - Phân loại kỹ thuật về cháy
- Giới hạn chịu lửa yêu cầu đối với một số bộ phận chịu lực theo bậc chịu lửa
của nhà được điều chỉnh để phù hợp với hệ thống phân loại chung về giới hạn chịu
lửa của quốc tế.
- Giải pháp được chấp nhận thay thế cho buồng thang bộ không nhiễm khói
N1. Đề xuất điều chỉnh này được đưa ra trên cơ sở tham khảo tài liệu của nước
ngoài và giải pháp đang được hướng dẫn khi triển khai trong các cơng trình trên
thực tế ở Việt Nam.
2.2.3 Phần 3 – Bảo đảm an toàn cho người
- Quy định nguyên tắc bố trí những vị trí cửa trên lối ra thốt nạn của tầng
cho phép di chuyển từ buồng thang bộ thốt nạn ngược trở lại khơng gian bên trong
nhà và các quy định để đảm bảo nhận biết được các vị trí cửa này trong q trình
thốt nạn;
- Quy định các trường hợp được phép bố trí cầu thang cong trên đường thốt

nạn và kích thước hình học của các bộ phận thuộc cầu thang cong được phép bố trí
trên đường thoát nạn;
- Làm rõ một số giải pháp được coi là đảm bảo thơng gió tự nhiên cho
khoảng đệm dẫn đến buồng thang bộ thốt nạn khơng nhiễm khói loại N1 (có các
hình vẽ minh họa cho từng giải pháp).
- Quy định về loại buồng thang, cầu thang bộ thoát nạn và phương tiện báo
cháy, chữa cháy bổ sung đối với nhà được phép chỉ bố trí 1 buồng thang bộ thoát
nạn.
2.2.4 Phần 5 - Cấp nước chữa cháy (bổ sung mới)
- Cấp nước chữa cháy ngoài nhà, đề cập các quy định đối với nguồn cấp
nước, lưu lượng cấp, ngun tắc tính tốn cấp nước, ngun tắc bố trí, cấu tạo hệ
thống ống dẫn và bồn, bể chứa nước.
- Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà quy định về số lượng, vị trí và lưu
lượng nước của các lăng phun nước chữa cháy cũng như các quy định về bố trí, cấu
tạo và áp suất của mạng đường ống và họng nước chữa cháy trong nhà.
2.2.5 Chữa cháy và cứu nạn
- Bổ sung quy định chi tiết đối với bố trí và lắp đặt thang máy chữa cháy như
tính tốn số lượng, ngun tắc bố trí, các đặc điểm vận hành trong trường hợp có
cháy, nguyên tắc đảm bảo an toàn cho thang cũng như việc tiếp cận và sử dụng
thang của lực lượng chữa cháy.


6
- Quy định về đường và bãi đỗ xe chữa cháy phù hợp với thực tế, điều kiện
của Việt Nam, tham khảo theo quy định Quy chuẩn an toàn cháy của Singapore.
2.2.6 Phụ lục A (bổ sung mới)
Bổ sung quy định về an tồn PCCC cho các nhóm nhà cụ thể:
- Nhà công nghiệp (các nhà xưởng, nhà kho), đưa ra các nguyên tắc xác định
quy mô của nhà để áp dụng các quy định về đảm bảo an toàn cháy, ngun tắc bố
trí các khu vực có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau trong cùng một

khối nhà và nguyên tắc bố trí đối với các gian kho trong nhà sản xuất.
- Nhà có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp có
chiều cao từ 50 m đến 150 m, bên cạnh quy định về phân khoang theo chiều đứng
và bố trí tầng lánh nạn, gian lánh nạn, các quy định khác cũng được đưa ra đối với
nhóm nhà này với ngưỡng quy định về an toàn cao hơn.
2.2.7 Phụ lục D
- Thay đổi khái niệm “chiếu sáng tự nhiên” bằng khái niệm “thơng gió tự
nhiên” và làm rõ khái niệm này.
- Quy định cụ thể về giới hạn chịu lửa của đường ống hút khói trong nhà và
cơng trình.
2.2.8 Phụ lục G
Thay đổi cách tính hệ số khơng gian sàn tại bảng G9 để bảo đảm phù hợp với
thực tế của Việt Nam (tham khảo theo quy chuẩn gốc của Nga và các tiêu chuẩn
nước ngoài).
2.2.9 Phụ lục H
Bổ sung Bảng H.5 có bổ sung nội dung nhằm làm rõ thêm về ngun tắc bố
trí các gian phịng, khu vực có chức năng công cộng trong các nhà hỗn hợp.
2.2.10 Phụ lục I (bổ sung mới)
Phụ lục này có tính chất tham khảo, được biên soạn bổ sung mới, bao gồm
các hình vẽ minh họa và làm rõ thêm các quy định được diễn đạt bằng lời trong nội
dung chính của quy chuẩn. Cụ thể gồm 3 phần chính sau:
- Phần 1 gồm các hình I.1 và I.2 minh họa cho quy định ngăn cách lối ra
thoát nạn từ các tầng hầm lên với lối ra thoát nạn từ các tầng trên xuống trong các
nhà có tầng hầm;
- Phần 2 gồm các hình I.3, I.4 và I.5 trình bày nguyên tắc đảm bảo độ phân
tán của các lối ra thoát nạn trong gian phòng hoặc trong một tầng nhà.
- Phần 3 gồm các hình minh họa cho các loại cầu thang và buồng thang bộ
trong nhà nói chung, các loại buồng thang bộ khơng nhiễm khói nói riêng. Các hình
minh họa cũng làm rõ thêm về những giải pháp được chấp nhận áp dụng để bố trí
khoảng đệm khơng nhiễm khói cho thang bộ khơng nhiễm khói loại N1.



7
2.3. Hướng dẫn áp dụng QCVN 06:2020/BXD
Tại Phần I, C07 đã giới thiệu QCVN 06:2020/BXD và nêu tóm tắt những
thay đổi lớn so với QCVN 06:2010/BXD. Phần II của công văn, C07 hướng dẫn
các nội dung cụ thể như sau:
2.3.1. C07 tập trung hướng dẫn các nội dung có thay đổi so với QCVN
06:2010/BXD lần lượt theo bố cục của Quy chuẩn được quy định chi tiết tại Phụ
lục kèm theo công văn này. Riêng đối với Phần 5 Cấp nước chữa cháy nêu những
thay đổi so với Tiêu chuẩn TCVN 2622-1995 Phịng cháy, chống cháy cho nhà và
cơng trình – Yêu cầu thiết kế.
2.3.2. Các nội dung mới bổ sung nhưng được quy định rõ ràng, dễ hiểu, C07
chỉ nêu để Công an các địa phương lưu ý áp dụng trong công tác thẩm duyệt thiết
kế, nghiệm thu về PCCC.
2.3.3. Các nội dung, thuật ngữ có cách diễn đạt dẫn đến cách hiểu khác nhau,
C07 giải thích, hướng dẫn để bảo đảm áp dụng đúng và thống nhất.
2.3.4. Phụ lục
2.3.4.1. Quy định chung
- Điều 1.1.3 và 1.1.4 quy định các cơng trình và các loại đám cháy khơng áp
dụng Phần 5 về cấp nước chữa cháy.
- Điều 1.1.8 và 1.1.9 quy định về quy mơ các cơng trình đặc thù tại phụ lục A
thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này.
- Điều 1.1.12 quy định đối với các cơng trình hiện hữu đã được thẩm duyệt
thiết kế và nghiệm thu về PCCC theo quy định, khi điều chỉnh thì chỉ xem xét áp
dụng Quy chuẩn này trong phạm vi những thay đổi, điều chỉnh đó. Tuy nhiên cần
lưu ý, nếu những thay đổi cục bộ có ảnh hưởng đến tồn bộ cơng trình ví dụ như
diện tích khoang cháy, bậc chịu lửa của nhà, chiều rộng thang bộ thốt nạn… thì
phải xem xét áp dụng điều chỉnh cả cơng trình.
- Điều 1.1.13 Quy định các nhà ở riêng lẻ từ 06 tầng trở xuống và không quá

01 tầng hầm thì khơng phải áp dụng Quy chuẩn này, tuy nhiên khi chuyển đổi sang
mục đích khác phải tuân thủ theo quy chuẩn này và phải được cơ quan Cảnh sát
PCCC và CNCH có thẩm quyền thẩm duyệt trong trường hợp các cơng trình thuộc
diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
- Điều 1.4.2 và 1.4.11 Làm rõ khái niệm khác nhau giữa bãi đỗ xe chữa cháy
và đường cho xe chữa cháy.
- Điều 1.4.8 Xác định chiều cao an tồn PCCC, trong đó quy định rõ đối với
trường hợp tầng trên cùng của cơng trình khơng có lỗ cửa thì chiều cao được xác
định bằng một nửa tổng cao trình của sàn và trần của tầng đó.
- Điều 1.4.15 làm rõ khái niệm “hành lang hở” hay còn được gọi là “hành lang
bên”.


8
- Điều 1.4.25 và 1.4.26 quy định khái niệm “Nhà chung cư” và “Nhà hỗn
hợp”. Ngồi ra có quy định trong 01 tầng nhà, công năng phụ trợ cho công năng
chính khơng lớn hơn 10% thì khơng coi là 02 cơng năng khác nhau. Ví dụ trường
hợp nhà xưởng bố trí khu vực văn phịng phụ trợ có diện tích khơng q 10% của
nhà xưởng thì khơng coi là hỗn hợp (02 công năng khác nhau) và không phải thực
hiện các giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan giữa công năng chính và cơng năng
phụ trợ. Liên quan đến các quy định về an tồn PCCC các nhóm nhà đặc thù của
QCVN 04:2019/BXD và QCVN 06:2020/BXD, để bảo đảm áp dụng thống nhất,
C07 hướng dẫn xác định nhóm nhà, cơng trình cao tầng như sau:
+ Nhà chung cư chỉ có các khu vực phụ trợ phục vụ cư dân như phòng sinh
hoạt cộng đồng, câu lạc bộ, bể bơi, phòng tập gym… thì cơng trình được xác định
thuộc nhóm nhà F1.3 (phịng sinh hoạt cộng đồng, gara ơ tơ, xe máy là phần phụ
trợ bắt buộc phải bố trí, là một phần của Nhà chung cư), và áp dụng các quy định
của QCVN 04:2019/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà Chung cư.
+ Nhà chung cư hỗn hợp bao gồm các khu vực thương mại, dịch vụ có diện
tích bố trí tại 01 tầng bất kì vượt q 10% diện tích thì xác định là cơng trình hỗn

hợp, áp dụng cả phụ lục A2 của QCVN 06:2010/BXD và các quy định về an toàn
cháy của QCVN 04:2019/BXD.
- Điều 1.4.33 Quy định thuật ngữ “số tầng nhà” cho phép không tính tầng áp
mái, tầng tum (trường hợp diện tích mái tum khơng vượt q 30% diện tích sàn
mái) vào số tầng nhà tại Bảng H4 phụ lục H đối với các cơng trình cơng cộng độc
lập như trường học, bệnh viện…
- Điều 1.4.39 Bổ sung Chú thích về việc xác định tầng hầm theo đó các khu
vực có địa hình đồi núi, cơng trình có nhiều cao độ mặt đất xung quanh thì việc xác
định tầng hầm được xác định nếu đường thốt nạn từ tầng đó di chuyển theo hướng
từ dưới lên trên.
- C07 hướng dẫn thêm một số khái niệm không quy định trong quy chuẩn:
+ Nhà dạng hành lang: bố trí các gian phịng có lối ra thoát nạn vào hành
lang chung dẫn vào buồng thang bộ thốt nạn ở các tầng (thường có nhiều gian
phịng ở 1 bên hoặc 2 bên của hành lang).
+ Nhà dạng đơn ngun: bố trí các gian phịng có lối ra thoát nạn vào sảnh
chung dẫn vào buồng thang bộ thoát nạn ở các tầng (thường có số lượng các gian
phịng ít, với tổng diện tích sàn mỗi tầng nhỏ).
+ Gian phịng tập trung đơng người là gian phịng có lớn hơn 50 người có
mặt đồng thời.
2.3.4.2. phân loại kỹ thuật về cháy
- Mục 2.2 quy định về tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng bao gồm
tính bắt cháy, tính lan truyền lửa trên bề mặt, khả năng sinh khói, độc tính của các
sản phẩm cháy. Lưu ý đối với các vật liệu xây dựng khơng cháy thì khơng quy định


9
về tính nguy hiểm cháy và khơng xác định các chỉ tiêu khác. Tính nguy hiểm cháy
của vật liệu được xác định bằng thử nghiệm theo quy định tại phụ lục B.
- Điều 2.3.2 quy định giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được xác định
bằng khoảng thời gian (tính bằng phút) kể từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ

nhiệt tiêu chuẩn cho đến khi xuất hiện một hoặc một số dấu hiệu nối tiếp nhau của
các trạng thái giới hạn được quy định đối với cấu kiện đã cho như sau:
+ Mất khả năng chịu lực (khả năng chịu lực được ký hiệu bằng chữ R).
+ Mất tính tồn vẹn (tính tồn vẹn được ký hiệu bằng chữ E).
+ Mất khả năng cách nhiệt (khả năng cách nhiệt được ký hiệu bằng chữ I).
Trường hợp các các bộ phận chịu lửa chỉ ghi giới hạn chịu lửa mà khơng có
cụ thể các thơng số R, E, I là chưa bảo đảm quy định.
- Điều 2.3.3 quy định theo tính nguy hiểm cháy, cấu kiện xây dựng được
phân thành 4 cấp:
+ K0 (không nguy hiểm cháy).
+ K1 (ít nguy hiểm cháy).
+ K2 (nguy hiểm cháy vừa phải).
+ K3 (nguy hiểm cháy).
- Điều 2.4.2 quy định tính chịu lửa của một bộ phận ngăn cháy được xác định
bằng tính chịu lửa của các bộ phận cấu thành ra nó, bao gồm:
+ Phần ngăn cách (tấm vách, tấm tường, tấm sàn, …).
+ Cấu kiện giữ ổn định cho phần ngăn cách (khung, thanh giằng, …).
+ Cấu kiện đỡ phần ngăn cách (dầm đỡ, sườn đỡ, tường đỡ, …).
+ Các chi tiết liên kết giữa chúng.
Cửa có thể là một thành phần cấu thành nên phần ngăn cách của bộ phận
ngăn cháy. Ví dụ nếu cửa yêu cầu GHCL EI 60 thì khơng chỉ riêng phần tấm cánh
cửa đã tạo nên được khả năng chịu lửa của cửa mà tất cả các bộ phận khác như
khung, bản lề, khóa, tay co,... kèm theo (để đảm bảo vận hành trong điều kiện sử
dụng bình thường) cũng tham gia chịu lửa đồng thời và có ảnh hưởng quyết định
đến khả năng chịu lửa của cửa. Lúc này tổng thể bộ cửa phải đảm bảo được tính
tồn vẹn và tính cách nhiệt trong 60 phút.
- Bảng 1, 2, 3, 4 quy định giới hạn chịu lửa các bộ phận chịu lực, bộ phận
ngăn cháy theo bậc chịu lửa của nhà tương ứng ví dụ tường ngăn cháy loại 1 là REI
150, cửa trên tường ngăn cháy loại 1 tương ứng phải là cửa ngăn cháy loại 1 là EI
60, bộ phận chịu lực của nhà bậc 1 là R 120, của nhà bậc 2 là R 90…

- Điều 2.5.1 Cho phép thay thế buồng thang bộ N1 bằng buồng thang bộ có
lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm. Cả khoang đệm và buồng
thang phải có áp suất khơng khí dương khi có cháy. Việc cấp khí vào khoang đệm


10
và vào buồng thang là độc lập với nhau. Ngoài ra bổ sung quy định kỹ thuật tại
Điều 3.4.13 về nguồn điện cấp cho hệ thống cung cấp khí bên ngoài vào buồng
thang và buồng đệm.
- Điều 2.6.2 quy định các bộ phận chịu lực của nhà bao gồm các tường và
cột chịu lực, các thanh giằng, liên kết, các vách cứng, các bộ phận của sàn (dầm, xà
hoặc tấm) tham gia vào việc đảm bảo sự ổn định tổng thể và sự bất biến hình của
nhà khi có cháy. Các bộ phận chịu lực không tham gia vào việc đảm bảo ổn định
tổng thể của nhà phải được đơn vị thiết kế chỉ dẫn trong tài liệu kỹ thuật của nhà.
Với quy định này, đơn vị thiết kế cần xác định đâu là bộ phận chịu lực chính, đâu là
bộ phận không tham gia đảm bảo ổn định tổng thể của nhà theo đó là giới hạn chịu
lửa của các bộ phận được quy định ở Bảng 4. Ví dụ dầm, xà của nhà công nghiệp
bậc II, nếu là bộ phận chịu lực thì yêu cầu giới hạn chịu lửa là R90, nhưng nếu
dầm, xà này không tham gia bảo đảm sự ổn định tổng thể của nhà, thì chỉ quy định
giới hạn chịu lửa là R15. Trường hợp dự án cơng trình sử dụng các kết cấu thép
khơng được bọc bảo vệ làm bộ phận chịu lực của nhà thì căn cứ quy định tại Điều
2.6.2 QCVN 06:2020/BXD nhà đó chỉ được phép tính là bậc chịu lửa V. Đối với
giải pháp sử dụng sơn chống cháy, bọc thạch cao chống cháy… để nâng giới hạn
chịu lửa (GHCL) cho các cấu kiện xây dựng, bộ phận của nhà và cơng trình: trong
thuyết minh, thiết kế chi tiết phải thể hiện rõ cấu kiện xây dựng, bộ phận đó đảm
bảo được GHCL là REI (R là khả năng chịu lực, E là tính tồn vẹn, I là khả năng
cách nhiệt) theo quy định tại Bảng 4 QCVN 06:2020/BXD.
- Bảng 6 bổ sung các loại hình cơng trình có trong thực tế, tuy nhiên trong
quá trình áp dụng, cần xác định, phân loại tính nguy hiểm cháy của các cơng trình
theo đặc điểm sử dụng, khơng chỉ xác định theo tên gọi của cơng trình đó. Ngồi ra

các cơng trình chưa có tên được nêu trong Bảng 6 thì căn cứ vào đặc điểm sử dụng
tương tự để phân loại tính nguy hiểm cháy theo cơng năng.
2.3.4.3. Bảo đảm an toàn cho người
- Điều 3.2.1 quy định các lối ra thốt nạn, bổ sung lối dẫn từ các gian phịng
của tầng bất kỳ (trừ tầng 1) vào hành lang bên của nhà dưới 28m dẫn trực tiếp vào
cầu thang bộ loại 2. Nội dung quy định tại điều này cần phân biệt các lối ra thoát
nạn, lối ra của nhà (tại tầng 1), lối ra của tầng trong một khoang cháy (lối vào
buồng thang bộ) và lối ra của gian phòng (lối vào hành lang, dẫn vào buồng thang
bộ, hoặc qua một gian phòng dẫn vào hành lang, buồng thang bộ).
- Điều 3.2.2 bổ sung hình I.1, Phụ lục I minh họa cho việc tách biệt lối thoát
nạn từ tầng hầm với buồng thang bộ chung của tòa nhà.
- Điều 3.2.6 quy định các cơng trình nhóm F1.2, F1.4, F2, F3, F4.3, F4.4
được phép bố trí 01 buồng thang thốt nạn kèm theo các điều kiện cụ thể về chiều
cao, diện tích, số người có mặt đồng thời trên 01 tầng và trang bị các hệ thống
chữa cháy tự động.
- Điều 3.2.8 thay đổi quy định về cách tính tốn độ phân tán của các lối ra
thoát nạn tuy nhiên vẫn bảo lưu nguyên tắc giả thiết là đám cháy ngăn cản không


11
cho người sử dụng thoát nạn qua một trong các lối ra, và các lối ra còn lại phải bảo
đảm tính tốn đủ chiều rộng tổng cộng cho tất cả số người trong khu vực đó. Hình
I3, I4, I5 phụ lục I có các hình vẽ minh họa, làm rõ thêm các quy định của điều này.
- Điều 3.2.11 bổ sung quy định về cửa buồng thang bộ thoát nạn theo bậc
chịu lửa của nhà và việc quay trở lại phía trong nhà từ buồng thang qua các cửa
này. Khơng quá 04 tầng phải có cửa cho phép quay trở lại và phải được đánh dấu để
nhận biết. Đối với cửa khơng quay trở lại được hành lang thì đánh dấu nhận biết ở
ngoài buồng thang để cảnh báo người sử dụng khi đi qua. C07 hướng dẫn thêm đối
với các cơng trình có tất cả các cửa buồng thang, buồng đệm có thể quay lại được
phía trong thì khơng cần đánh dấu để nhận biết cả ở phía trong và phía ngồi buồng

thang theo quy định.
- Điều 3.3.3 quy định đường thốt nạn khơng cho phép đi qua sảnh các thang
máy nếu các kết cấu bao che giếng thang máy, bao gồm cả cửa của giếng thang
máy không đáp ứng các yêu cầu như đối với bộ phận ngăn cháy (cửa giếng thang
máy cho phép có GHCL là E 30).
- Điều 3.3.5 quy định cụ thể giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy bao che
hành lang giữa của nhà bao gồm cả tính tồn vẹn E và khả năng cách nhiệt I.
- Điều 3.4.4 bổ sung quy định về việc cho phép bố trí cầu thang cong trên
đường thoát nạn kèm theo các yêu cầu cụ thể về kích thước từng bộ phận của cầu
thang, tuy nhiên cần lưu ý chỉ cho phép đối với nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy
theo cơng năng F4.
- Điều 3.4.5 bổ sung nội dung khơng cho phép bố trí các các thiết bị, lối ra
của một số loại gian phòng đối với khoang đệm của buồng thang bộ.
- Điều 3.4.7 bổ sung nội dung cho phép bố trí các lối ra thoát nạn từ hai
buồng thang bộ qua sảnh chung đối với các nhà có chiều cao dưới 28m, diện tích
mỗi tầng không quá 300 m2, số người sử dụng ở mỗi tầng không quá 50 và được
trang bị hệ thống chữa cháy tự động.
- Điều 3.4.8 làm rõ việc bố các lỗ lấy ánh sáng trên tường ngoài của buồng
thang bộ chỉ là một trường hợp cụ thể để bảo đảm chiếu sáng trong điều kiện bình
thường, chứ khơng phải là quy định bắt buộc.
- Điều 3.4.9 bổ sung quy định về diện tích tối thiểu khoang đệm của buồng
thang bộ thoát nạn là 3 m2 và đối với trường hợp khoang đệm đồng thời là sảnh của
thang máy chữa cháy là 6 m2.
- Điều 3.4.10 quy định bổ sung các giải pháp kết cấu và bố trí mặt bằng bảo
đảm tính khơng nhiễm khói của khoảng đệm dẫn tới các buồng thang bộ loại N1.
Để minh họa cho nội dung về việc bố trí các khoảng đệm khơng nhiễm khói này, tại
phụ lục I đã bổ sung các hình vẽ I.8 a, b, c, d, e, f, g, h kèm theo các thơng số, kích
thước được nêu tại điều này.
- Điều 3.4.11 quy định bổ sung phạm vi được phép bố trí cầu thang bộ loại 3
trong nhà có chiều cao đến 28m.



12
- Điều 3.4.13 bổ sung các quy định:
+ “CHÚ THÍCH” yêu cầu về nguồn điện đối với hệ thống cung cấp khí bên
ngồi của buồng thang bộ thay thế buồng thang bộ N1.
+ Diễn đạt lại nội dung quy định trong các nhà có chiều cao lớn hơn 28m
phải bố trí tối thiểu 01 buồng thang bộ thốt nạn N1.
+ Quy định cụ thể các nội dung kèm theo trong nhà nhóm F1.3 trong trường
hợp tổng diện tích các căn hộ nhỏ hơn 500 m2 và bố trí 01 buồng thang bộ thoát nạn
phù hợp với quy định tại Điều 3.2.6.
- Điều 3.4.15 quy định trong các nhà có bậc chịu lửa I và II thuộc cấp nguy
hiểm cháy kết cấu S0, cho phép bố trí các cầu thang bộ loại 2 đi từ tiền sảnh lên
tầng hai có tính đến các yêu cầu của 4.26. Việc bảo vệ sảnh theo quy định trong
4.26 sẽ cho phép coi vị trí tầng 2 đi vào cầu thang bộ loại 2 là một lối ra thốt nạn
của tầng 2. Cịn nếu theo quy định trong 3.3.3 thì mới chỉ coi cầu thang bộ loại 2 đi
từ tầng 2 xuống là một phần của đường thốt nạn và phải tính vào chiều dài thoát
nạn của các khu vực trên tầng 2.
- Điều 3.4.16 Trong các nhà cao không quá 28 m thuộc các nhóm nguy hiểm
cháy theo cơng năng F1.2, F2, F3, F4, với bậc chịu lửa I, II và cấp nguy hiểm cháy
kết cấu S0, thì cho phép sử dụng các cầu thang bộ loại 2 nối hai tầng trở lên, khi
các buồng thang bộ thoát nạn đáp ứng yêu cầu của các tài liệu chuẩn và 4.27. Điều
4.27 quy định bố trí cầu thang bộ loại 2 trong các gian phịng, do vậy, Điều 3.4.16
quy định đối với trường hợp gian phịng nằm trong nhà thì được phép bố trí cầu
thang bộ loại 2 nối từ 03 tầng trở lên kèm theo các điều kiện an toàn về PCCC.
2.3.4.4. ngăn chặn cháy lan
- Điều 4.2 Bổ sung tên cụ thể các loại nhà quy định về giới hạn diện tích
khoang cháy, số tầng cao tối đa nêu trong phụ lục H.
- Điều 4.15 Khơng cho phép bố trí bố trí các kênh và đường ống để vận
chuyển các chất cháy dạng khí, hỗn hợp bụi - khí, chất lỏng và vật liệu cháy trong

không gian bên trên trần treo. Các đường ống dẫn khí LPG khơng được phép bố trí
trong khơng gian trần treo của nhà và cơng trình.
- Điều 4.19 quy định tổng diện tích các lỗ cửa trong các bộ phận ngăn cháy,
trừ kết cấu bao che của các giếng thang máy, không được vượt quá 25 % diện tích
của bộ phận ngăn cháy đó.
- Điều 4.23 Điều chỉnh quy định giới hạn chịu lửa của màn chắn tự động
đóng các lỗ cửa đi của giếng thang máy khi có cháy là E 30 để thống nhất với quy
định của CHÚ THÍCH 2, Bảng 2.
- Điều 4.24 Bổ sung nội dung quy định vật liệu làm ống đổ rác trong nhà và
cơng trình phải làm bằng vật liệu khơng cháy.
2.3.4.5. cấp nước chữa cháy
a. Cấp nước chữa cháy ngoài nhà


13
Phần cấp nước ngoài nhà cần được hiểu áp dụng cho hạ tầng kỹ thuật của
tồn khu cơng nghiệp, khu dân cư chứ khơng áp dụng cho 01 cơng trình cụ thể.
Trường hợp cơng trình nằm trong khu cơng nghiệp, khu dân cư không được trang
bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngồi nhà hoặc trang bị khơng bảo đảm theo quy
định, thì phải thiết kế riêng hệ thống cấp nước ngồi nhà cho cơng trình đó theo
hướng dẫn của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH (Điều 5.1.2.8). Do đó, trong
trường hợp các cơng trình phải thiết kế riêng hệ thống cấp nước chữa cháy ngồi
nhà, thì cần xác định yêu cầu về lưu lượng và áp lực của hệ thống cấp nước để áp
dụng, các yêu cầu kỹ thuật khác cần xem xét, đánh giá phù hợp với đặc điểm, quy
mơ của cơng trình.
- Trong q trình thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với hạ tầng kỹ
thuật của khu đô thị, khu công nghiệp… cần xác định cơng trình, hạng mục cơng
trình có u cầu lưu lượng cấp nước chữa cháy ngoài nhà lớn nhất để thiết kế theo
Bảng 7, 8, 9 và 10.
- Cụm từ “mạng đường ống kết hợp” nêu tại 5.1.1.4 là mạng kết hợp đường

ống cấp nước chữa cháy áp lực cao và đường ống cấp nước chữa cháy áp lực thấp.
Đường ống chữa cháy áp lực cao được sử dụng nhiều ở các cơ sở cơng nghiệp có
nguy cơ cháy cao (nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy hóa chất, kho dầu mỏ và sản
phẩm dầu mỏ…). Đường ống áp lực cao yêu cầu chiều cao tia nước đặc lớn (20m)
vì các đám cháy lớn khi xảy ra phải bảo đảm khoảng cách để chữa cháy.
- Tính tốn số đám cháy xảy ra đồng thời cho một cơ sở công nghiệp, khu
dân cư được quy định tại Điều 5.1.3.1 và 5.1.3.2.
- Điều 5.1.3.3 quy định thời gian phục hồi nước chữa cháy, lưu ý khu dân cư
bao gồm các cơ sở cơng nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C thì thời gian
phục hồi yêu cầu là 24h, đối với khu dân cư bao gồm các cơ sở nơng nghiệp thì thời
gian phục hồi là 72h.
- Điều 5.1.3.4 quy định thời gian phục hồi nước dự trữ chữa cháy phục vụ
tính tốn thể tích nước dự trữ cho chữa cháy.
- Điều 5.1.2.2 quy định lưu lượng cho đoạn đường ống kết nối vào mạng
đường ống chính (đường ống phân phối), lấy theo giá trị của đoạn có cơng trình u
cầu lưu lượng lớn nhất tại bảng 8.
- Các điều từ 5.1.4.1 đến 5.1.4.4 quy định yêu cầu kỹ thuật đối với mạng
đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà.
- Điều 5.1.5.6 quy định số bồn, bể cho chữa cháy không nhỏ hơn 2, tuy nhiên
đây là hệ thống chữa cháy ngoài nhà cho hạ tầng của cả khu công nghiệp, khu đô
thị, không áp dụng đối với từng cơng trình riêng lẻ.
- Các điều từ 5.1.5.1 đến 5.1.5.12 quy định yêu cầu đối với bồn, bể dự trữ
nước cho chữa cháy ngồi nhà. Bán kính phục vụ của trụ nước chữa cháy, hồ nước
chữa cháy tự nhiên, nhân tạo phải bảo đảm không lớn hơn 200m khi có xe chữa
cháy, 100m đến 150m khi có máy bơm di động (Điều 5.1.5.9).


14
b. Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà
- Bảng 11, 12 quy định số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối thiểu đối

với hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà của nhà ở, cơng trình cơng cộng, nhà
kho, nhà sản xuất.
- Điều 5.2.4 quy định số tia phun chữa cháy cho mỗi điểm cháy phải lấy là
02 tia đối với các cơng trình có u cầu số tia phun lớn hơn 2. Trong trường hợp
cơng trình yêu cầu số tia phun nước là 3, 4 tia thì tính tốn cơng suất cho máy bơm
và thể tích bể nước chữa cháy, tuy nhiên việc bố trí thì chỉ yêu cầu 1 điểm cháy có
02 họng nước chữa cháy phun tới.
- Điều 5.2.6 quy định áp suất thủy tĩnh trong hệ thống cấp nước chữa cháy hộ
gia đình ở điểm của thiết bị vệ sinh có vị trí thấp nhất khơng được vượt q 0,45
MPa (điểm có áp suất lớn nhất).
- Điều 5.2.7 quy định chiều cao tia nước đặc cần thiết để chữa cháy đối với
từng từng loại quy mô của công trinh (Chiều cao tia nước đặc được tính theo khái
niệm của 1.4.9 Lấy bằng 0,8 lần chiều cao tia nước phun theo phương thẳng đứng).
Xác định chiều cao tia nước đặc phụ thuộc áp lực của họng nước chữa cháy tham
khảo Bảng 13. Trường hợp sử dụng các loại cuộn vòi và lăng phun khác khơng có
các thơng số như tại Bảng 13 thì phải bảo đảm lưu lượng nước tối thiểu và chiều
cao tia nước đặc (Điều 5.2.1).
- Điều 5.2.8 quy định thiết kế bể nước áp lực đối với hệ thống họng nước
chữa cháy trong nhà khơng duy trì áp lực, máy bơm chữa cháy được điều khiển
bằng tay.
- Điều 5.2.9 quy định thể tích nước chữa cháy bảo đảm thời gian chữa cháy
của họng nước vách tường là 01 giờ, trường hợp kết nối chung với hệ thống chữa
cháy tự động thì lấy thời gian làm việc của họng nước lấy bằng thời gian làm việc
của hệ thống chữa cháy tự động.
- Điều 5.2.11 quy định các trường hợp cho phép lắp đặt các họng chữa cháy
kép trong cơng trình.
2.3.4.6. chữa cháy và cứu nạn
Điều 6.2 quy định các yêu cầu về đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy
- Điều 6.2.1 Các yêu cầu chung
+ Chiều rộng thông thủy của mặt đường cho xe chữa cháy không được nhỏ

hơn 3,5m.
+ Bãi đỗ cho xe chữa cháy được quy định tại Bảng 14 trong đó, khơng u
cầu đối với bãi đỗ đối với nhà có chiều cao khơng q 15m và nhà có chiều cao
khơng q 28m kèm theo u cầu mỗi tầng không quá 50 người, khoảng cách từ
đường cho xe chữa cháy đến họng tiếp nước vào nhà không được lớn hơn 18m.
Lưu ý các họng tiếp nước phải đặt ở sát cơng trình, khơng được kéo dài họng tiếp


15
nước ra xa cơng trình để tăng khoảng cách từ đường cho xe chữa cháy đến chân
cơng trình.
+ Chiều cao thông thủy của đường cho xe chữa cháy không nhỏ hơn 4,5m.
Khơng cho phép các kết cấu chặn phía trên của đường cho xe chữa cháy lớn hơn
10m, khoảng cách giữa các kết cấu chặn này không được nhỏ hơn 20m (mục đích
để khi khói bị nhiễm từ tầng 1 ra được thốt thẳng lên trên khơng làm ảnh hưởng
đến tầm nhìn của lái xe chữa cháy).
- Điều 6.2.2 Các yêu cầu bố trí đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy
+ Điều 6.2.2.1 quy định nhà có chiều cao không quá 15m không yêu cầu bãi
đỗ cho xe chữa cháy, nhưng phải có đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến điểm bất
kỳ (điểm xa nhất đối với trường hợp tiếp cận từ 1 phía) trên hình chiếu bằng của
nhà không lớn hơn 60m.
+ Điều 6.2.2.2 quy định nhà nhóm F1.3 có chiều cao lớn hơn 15m phải có
đường cho xe chữa cháy trong phạm vi duy chuyển không quá 18m tính từ lối vào
tất cả các khoang đệm của thang máy chữa cháy hoặc của buồng thang bộ thốt nạn
có bố trí họng chờ khơ D65 dành cho lực lượng chữa cháy chun nghiệp (trường
hợp cơng trình khơng quy định bắt buộc các họng chờ này thì khơng cần thiết áp
dụng nội dung này). Phải có bãi đỗ cho xe chữa cháy tiếp cận đến ít nhất tồn bộ
một mặt ngoài của mỗi khối nhà. Bãi đỗ được bố trí ở khoảng cách từ 2 đến 10m
tính từ mép trong của bãi đỗ cho xe chữa cháy tới mặt ngoài của nhà. Ngoài ra lưu
ý bãi đỗ phải bố trí ở mặt có ban cơng căn hộ để phục vụ chữa cháy và cứu nạn.

Đối với nhóm nhà F1.3 không yêu cầu lối vào từ trên cao.
+ Điều 6.2.2.3 quy định các nhóm nhà cơng cộng khác F1.1, F1.2, F2, F3 và
F4 có chiều cao lớn hơn 15m phải bố trí các lối vào từ trên cao tại vị trí có bãi đỗ
cho xe chữa cháy tiếp cận đến. Chiều dài của bãi đỗ xe chữa cháy được quy định tại
Bảng 15 căn cứ vào diện tích sàn lớn nhất của một tầng cho phép tiếp cận. Đối với
các sàn thơng tầng, diện tích được tính bằng tổng diện tích các sàn thơng tầng đó.
Đường cho xe chữa cháy tại nhóm nhà này khơng quy định cụ thể, tuy nhiên giữa
các bãi đỗ phải có đường cho xe chữa cháy di chuyển, trường hợp bãi đỗ nằm ở
điểm cụt thì phải có bãi quay xe theo quy định.


16

Hình 1. Mơ tả đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy khi yêu cầu không nhỏ hơn
1/6 chu vi nhà

Hình 2. Mơ tả đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy khi yêu cầu không nhỏ hơn
1/2 chu vi nhà
+ Điều 6.2.2.4 Bãi đỗ cho xe chữa cháy của nhóm nhà F5 được quy định theo
Bảng 16 dựa vào tổng quy mơ, khối tích của nhà (khơng bao gồm tầng hầm). Chiều
rộng đường cho xe chữa cháy không nhỏ hơn 3,5m. Khoảng cách từ mép trong của
đường cho xe chữa cháy đến tường ngôi nhà phải không lớn hơn 5m đối với nhà
cao dưới 12m, không lớn hơn 8m đối với nhà có chiều cao trên 12m đến 28m và
không lớn hơn 10 m đối với nhà cao trên 28m.
+ Điều 6.2.2.5 Đối với phần nhà hỗn hợp có khối đế thương mại, dịch vụ ở
dưới, các khối tháp chung cư ở trên, thì bãi đỗ cho xe chữa cháy xác định phục vụ
cho cả phần khối đế và phần khối tháp tính theo 6.2.2.3 và đáp ứng quy định theo
6.2.2.



17
+ Điều 6.2.2.6 Đối với các tầng hầm, đường cho xe chữa cháy phải nằm
trong phạm vi 18m tính từ lối vào trên mặt đất của tất cả các khoang đệm của thang
máy chữa cháy hoặc của buồng thang bộ thốt nạn có bố trí họng chờ cấp nước
D65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
+ Điều 6.2.3 Bãi đỗ cho xe chữa cháy có khoảng cách đo theo phương nằm
ngang từ mép gần nhà hơn của bãi đỗ đến điểm giữa của lối vào từ trên cao không
gần hơn 2m và không xa quá 10m. Đo theo phương nằm ngang là khoảng cách hình
chiếu vng góc từ điểm giữa của lối vào từ trên cao đến mép trong của bãi đỗ cho
xe chữa cháy.
+ Điều 6.2.4 quy định độ nghiêng, độ dốc của đường cho xe chữa cháy. Đối
với bãi đỗ, bề mặt phải ngang bằng.
+ Điều 6.2.5 quy định chiều dài tối đa của đường, bãi đỗ cho xe chữa cháy
dạng cụt là 46m.
+ Điều 6.2.6 cho phép sử dụng đường giao thông công cộng làm bãi đỗ cho
xe chữa cháy khi đáp ứng các yêu cầu về lối vào từ trên cao.
+ Điều 6.2.7 quy định về việc bảo đảm thơng thống cho đường, bãi đỗ cho
xe chữa cháy trong mọi thời điểm.
+ Điều 6.2.8 quy định đánh dấu để nhận biết đường, bãi đỗ cho xe chữa cháy.
+ Điều 6.2.9 quy định mặt đường, bãi đỗ cho xe chữa cháy phải chịu được tải
trọng của xe chữa cháy phù hợp với chủng loại phương tiện của cơ quan Cảnh sát
PCCC và CNCH nơi xây dựng cơng trình.
- Điều 6.3 Quy định đối với lối vào từ trên cao để phục vụ chữa cháy và cứu
nạn.


18

Hình 3. Một số trường hợp về lối vào từ trên cao
+ Điều 6.3.1 và 6.3.2 quy định các lối vào phải không bị cản trở ở mọi thời

điểm trong thời gian sử dụng và lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH có thể tiếp
cận mở được từ bên trong hoặc bên ngồi. Từ lối vào này có thể đi đến các khu vực
khác của tịa nhà, khơng được phép bố trí ở các khu vực phục vụ thốt nạn như
buồng thang bộ, sảnh khơng nhiễm khói, sảnh thang máy chữa cháy hoặc không
gian khác chỉ dẫn đến điểm cụt.
+ Điều 6.3.3 quy định về hình thức, kích cỡ hình và chữ viết đánh dấu tại lối
vào từ trên cao.

Hình 4. Đánh dấu lối vào từ trên cao
+ Điều 6.3.4 quy định về kích thước, vị trí bố trí của lối vào từ trên cao.
+ Điều 6.3.5 quy định số lượng và vị trí của lối vào từ trên cao đối với các
nhóm nhà khơng thuộc F1.3:
* Điều 6.3.5.1 số lượng lối vào từ trên cao được xác định theo chiều dài của
bãi đỗ cho xe chữa cháy. Chiều dài tối đa của bãi đỗ dành cho xe chữa cháy để bố
trí 01 lối vào từ trên cao là 20m.
* Điều 6.3.5.2 cứ mỗi đoạn 20m của bãi đỗ dành cho xe chữa cháy phải bố
trí lối vào từ trên cao trừ nhóm F1.3 và F5.
* Điều 6.3.5.3 lối vào từ trên cao phải bố trí ở tất cả các tầng đến độ cao 50m
(trừ tầng 1).
* Điều 6.3.5.4 Đối với nhà nhóm F5 bố trí lối vào từ trên cao phía trên mỗi
bãi đỗ xe chữa cháy tại các mặt sàn có thể tiếp cận lên đến độ cao 50m.


19
* Điều 6.3.5.5 quy định không yêu cầu lối vào từ trên cao đối với các nhà
nhóm F1.3, bao gồm cả những khu vực phụ trợ (ví dụ phịng tập Gym, các phòng
câu lạc bộ,... phục vụ riêng cho cư dân của tịa nhà) trong nhà nhóm F1.3.

Hình 5. Lối vào từ trên cao cho mỗi khoang cháy


Hình 6. Mơ tả tổng thể giải pháp bố trí đường, bãi đỗ cho xe chữa cháy
Điều 6.13 quy định cụ thể các yêu cầu kỹ thuật đối với thang máy chữa cháy
trong đó lưu ý một số nội dung sau:
- Phạm vi áp dụng: Mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao lớn hơn 28 m
(lớn hơn 50 m đối với nhà nhóm F1.3), hoặc nhà có chiều sâu của sàn tầng hầm
dưới cùng (tính đến cao độ của lối ra thốt nạn ra ngồi) lớn hơn 9 m phải có tối
thiểu một thang máy chữa cháy.
- Không được sử dụng các thang máy chủ yếu để vận chuyển hàng hóa để
làm thang máy chữa cháy.


×