Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Phân tích lạm phát việt nam giai đoạn 2005 - 2011 và dự báo bằng mô hình mạng thần kinh nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
CHUN
ĐỀ TỐT NGHIỆP
------------

GVDH: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012”

Đề tài: “Phân tích lạm phát Việt Nam giai đoạn
2005 - 2011 và dự báo bằng mô hình mạng thần kinh
TÊN CƠNG TRÌNH:

nhân tạo”

PHÂN TÍCH LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
Họ và -tên:
Huỳnh
Nhật
Khƣơng
2005
2011

DỰ
BÁO BẰNG MƠ HÌNH MẠNG

THẦN KINH NHÂN TẠO



Lớp: TC03 - K34

MSSV: 108201819

Thành Phố Hồ Chí Minh, 2012

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ


i

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC THUẬT NGỮ
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU

CHƢƠNG 1.

GIỚI THIỆU LẠM PHÁT ......................................................... 3

1.1 Tổng quan lý thuyết về lạm phát ................................................................ 3
1.1.1 Các quan điểm về lạm phát .................................................................... 3
1.1.2 Phân loại lạm phát .................................................................................. 4
1.1.3 Ảnh hưởng của lạm phát ........................................................................ 5
1.2 Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2005-2011 ................................... 8
1.3 Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................ 15

1.4 Cấu trúc chuyên đề ................................................................................... 15
CHƢƠNG 2.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ............... 17

2.1 Lịch sử phát triển của mạng thần kinh .................................................... 17
2.2 Những ứng dụng của mạng thần kinh trong lĩnh vực kinh tế tài chính . 18
2.2.1 Dự báo tài chính ................................................................................... 18
2.2.2 Dự báo tỷ giá........................................................................................ 20
2.2.3 Dự báo lạm phát ................................................................................... 21
2.2.4 Những ứng dụng khác .......................................................................... 22
CHƢƠNG 3.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 24

3.1 Giới thiệu tổng quan mạng thần kinh nhân tạo ...................................... 24


ii
3.1.1 Tế bào thần kinh nhân tạo .................................................................... 26
3.1.2 Cấu trúc của một ANN ......................................................................... 28
3.1.3 Quá trình xử lý thông tin của một ANN ............................................... 32
3.1.4 Huấn luyện mạng ................................................................................. 35
3.2 Xác định dữ liệu và mơ hình..................................................................... 36
3.2.1 Xác định dữ liệu ................................................................................... 36
3.2.2 Xác định mơ hình ................................................................................. 37
CHƢƠNG 4.

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................ 40


CHƢƠNG 5.

KẾT LUẬN ............................................................................... 42

5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu...................................................................... 42
5.2 Khuyến nghị chính sách từ kết quả nghiên cứu ...................................... 42
5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................. 44
PHỤ LỤC

......................................................................................................... 45

Phụ lục 1: Các dạng mơ hình mạng thần kinh nhân tạo phổ biến ............... 45
Phụ lục 2: Một số hàm kích hoạt của mơ hình mạng thần kinh nhân tạo.... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 55


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANN (Artificial Neural Network)

Mạng thần kinh nhân tạo

CPI (Consumer Price Index)

Chỉ số giá tiêu dùng

GDP (Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm quốc nội


MAE (Mean Absolute Error)

Sai số tuyệt đối trung bình

ME (Mean Error)

Sai số trung bình

MSE (Mean Square Error)

SOM (Sefl – Organizing Map)

Sai số bình phương trung bình
Căn bậc hai của sai số bình phương
trung bình
Sơ đồ tự tổ chức

TGHĐ

Tỷ giá hối đoái

WTO (World Trade Organization)

Tổ chức thương mại thế giới

RMSE (Root Mean Squared Error)

DANH MỤC THUẬT NGỮ
Backpropagation


Thuật toán truyền ngược

Batch Training

Huấn luyện hàng loạt

Desired value

Giá trị đầu ra mục tiêu

Epoch

Số vòng lặp

Input Layer

Lớp nơ-ron đầu vào

Layer

Lớp mạng

Normalized Function

Hàm chuẩn hóa

On-line training

Huấn luyện từng dịng


Output

Các giá trị đầu ra

Output Layer

Lớp nơ-ron đầu ra

Perceptron

Mạng thần kinh truyền thẳng đơn giản nhất

Stochastic training

Huấn luyện phỏng đốn

Supervised learning

Học có giám sát

Threshold value

Giá trị ngưỡng

Training set

Dữ liệu huấn luyện

Unsupervised learning


Học không giám sát

Weights

Trọng số


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu tính CPI của Việt Nam (áp dụng từ 2009-2014)
Bảng 4.1: Giá trị tham số mặc định cho ANN

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
Hình 1.2: Tăng trưởng M2 của Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan giai đoạn 2004-2010
Hình 1.3: Chỉ số CPI hàng tháng của Việt Nam năm 2010
Hình 1.4: Chỉ số CPI hàng tháng của Việt Nam năm 2011
Hình 3.1 Mơ hình sinh học của tế bào thần kinh nhân tạo
Hình 3.2: Sự truyền tín hiệu của tế bào thần kinh
Hình 3.3: Mơ hình tế bào thần kinh nhân tạo
Hình 3.4: Cấu trúc tổng quát của một ANN
Hình 3.5: Các lớp của mạng thần kinh nhân tạo
Hình 3.6: Tổng qt q trình xử lý thơng tin của ANN
Hình 3.7a: Minh họa hàm tổng của một Nơ-ron
Hình 3.7b: Minh họa hàm tổng của nhiều Nơ-ron
Hình 3.8: Minh họa hàm tổng và hàm chuyển đổi
Hình 3.9: Tỷ lệ lạm phát hàng tháng (YoY) của Việt Nam từ tháng 1/2005 đến 2/2012
Hình 4.1: Dự báo lạm phát hàng tháng Việt Nam năm 2012



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta sau khi trải qua giai đoan khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm cho nền kinh
suy yếu dần và qua đó nhập khẩu lạm phát từ Mỹ - nơi bắt đầu của cuộc khủng hoảng, và
cho đến nay tình hình lạm phát vẫn luôn là một vấn đề vĩ mô gây nhức nhối cho những
nhà điều hành chính sách lẫn dân cư trong xã hội. Lạm phát bắt đầu tăng tốc mà đỉnh điểm
là năm 2008, tỷ lệ lạm phát đạt đến mức gần 20% do tác động của tình hình phát triển kinh
tế chung hội nhập khu vực và thế giới. Kể từ thời điểm đó cho đến nay lạm phát tại Việt
Nam vẫn ở mức cao nhất châu Á, cao kỷ lục 23% vào tháng Tám và hạ xuống 22,4%
trong tháng Chín năm 2011. Giá lương thực vẫn tiếp tục tăng mạnh, ở mức 31,72% trong
tháng Mười so với một năm trước đó.
Diễn biến phức tạp của lạm phát đang tác động đến đời sống thường ngày của người
dân, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như gây khó khăn đối
với kinh tế vĩ mô. Đây cũng là một vấn đề trọng tâm mà Chính phủ đang tập trung theo
dõi, nghiên cứu để tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành. Trong bài nghiên cứu này,
tác giả đã tóm tắt lại diễn biến phức tạp của lạm phát trong giai đoạn 2005 - 2011và sử
dụng mơ hình mạng thần kinh (ANN) để dự báo lạm phát hàng tháng so với cùng kỳ năm
trước (YoY)1 cho năm 2012 của Việt Nam dựa trên cơ sở dữ liệu lạm phát hàng tháng của
tháng 1/2005 đến tháng 2/2012. Kết quả dự báo của mơ hình sẽ là những cơ sở vững chắc
để đưa ra những đề xuất chính sách trong vấn đề kiểm sốt tình hình lạm phát ở Việt Nam
hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này có mục tiêu là tóm tắt lại tình hình lạm phát của Việt Nam trong
giai đoạn 2005-2011 để xem xét những diễn biến phức tạp của tình hình lạm phát và dựa
trên ứng dụng mơ hình mạng thần kinh nhân tạo để dự đoán lạm phát trong thời gian sắp
tới. Dự báo lạm phát được sử dụng nhằm định hướng xây dựng chính sách tiền tệ của

những nhà cầm quyền điều hành chính sách tiền tệ trên thế giới.

1

YoY (Year over Year): năm hiện tại so với năm trước đó, trong bài nghiên cứu này YoY được hiểu theo nghĩa
là cùng kỳ năm trước.


2
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dự báo mức độ lạm phát hàng tháng trong năm 2012 dựa trên mơ hình mạng thần
kinh nhân tạo. Kết hợp với việc xem xét và tham khảo các nghiên cứu nước ngoài để ứng
dụng vào Việt Nam nhằm đưa ra những kiến nghị và giải pháp đúng đắn hơn.
4. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu lạm phát
Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận
5. Đóng góp của đề tài
Giúp cho những nhà điều hành chính sách có được những con số dự báo một cách
chính xác để từ đó có thể chọn lựa và đưa ra những giải pháp hợp lý và kịp thời để đối phó
với tình hình lạm phát diễn biến phức tạp như hiện nay.
6. Hƣớng phát triển của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu trong bài nghiên cứu là dự báo tình trạng lạm phát dựa trên
những số liệu lạm phát quá khứ, qua đó khơng thể cho thấy được mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố khác lên lạm phát như tốc độ tăng cung tiền, tăng trưởng tín dụng, thay đổi tỷ
giá... do đó cần phải có thêm những nghiên cứu tiếp theo để có thể tìm được một mơ hình
hồn thiện hơn nhằm dự báo tốt hơn tình hình lạm phát của Việt Nam để có thể đưa ra
những đề xuất chính sách phù hợp hơn.



3

CHƢƠNG 1.

GIỚI THIỆU LẠM PHÁT

1.1 Tổng quan lý thuyết về lạm phát
1.1.1 Các quan điểm về lạm phát
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền
kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh
với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các
loại tiền tệ khác. Thơng thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn
vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta
hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Một chỉ số lạm
phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả".
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất hồn tồn về định nghĩa lạm phát.
Quan điểm cổ điển cho rằng lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ vàng làm
đảm bảo của ngân hàng phát hành. Cụ thể người ta dự vào tỷ lệ đảm bảo của tiền tệ để
xem xét có lạm phát hay khơng. Chẳng hạn nếu pháp luật ấn định rằng tỷ lệ đảm bảo tối
thiểu của tiền tệ là 30%, khi tỷ lệ đó xuống dưới mức pháp định tức là ngân hàng đã phát
hành tiền quá mức. Quan điểm này coi trọng cơ sở đảm bảo của tiền. Trong thực tế, có
những trường hợp tỷ lệ đảm bảo pháp định vẫn được tơn trọng nhưng giá cả của hàng hóa
đều lên cao.
Quan điểm khác cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế.
Có thể tóm tắt trong phương trình Fisher: M.V=P.Y. Nếu tổng khối lượng tiền lưu hành
(M) tăng thêm trong khi tổng lượng hàng hóa - dịch vụ được trao đổi (Y) khơng thay đổi,
thì mặc nhiên mức giá trung bình (P) phải tăng lên. Và nếu thêm vào đó tốc độ lưu thơng
tiền tệ (V) tăng thì P lại tăng rất nhanh. Để khắc phục tình trạng này cần dùng biện pháp

thích hợp để thiết lập lại cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Cũng bàn về vấn đề
lưu thông tiền tệ, Milton Friendman đã từng phát biểu: Lạm phát ở mọi lúc mọi nơi đều là
hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ xuất hiện khi nào số lượng tiền
trong lưu thông tăng nhanh hơn so với sản xuất.
Quan điểm tĩnh về lạm phát nêu trên tuy giúp ta hiểu rõ về lạm phát, nhưng không cho biết
nguyên nhân của lạm phát và khiến cho ta lầm tưởng lạm phát cao là kết quả của việc tăng


4
trưởng mức cung tiền tệ cao. Thật ra trong nhiều trường hợp khơng hẳn là như vậy, nhà
nước có thể tăng cung ứng tiền tệ mà không làm cho giá cả tăng, không gây ra lạm phát,
nếu như khối lượng tăng đó phù hợp với khối tiền cần thiết cho lưu thơng, đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế.
Ngồi ra cịn có những quan điểm khác cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng
hóa (tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động). Lạm phát xảy ra khi
mức chung của giá cả và chi phí tăng. Theo quan điểm này thì giá cả tăng lên cho dù bất
kỳ nguyên nhân nào đều là lạm phát. Lạm phát và giá cả tăng đều cùng một ý nghĩa. Thật
ra giá cả đồng loạt tăng lên chỉ là một trong những biểu hiện cơ bản của lạm phát mà thơi.
Tóm lại, có rất nhiều góc nhìn khác nhau về lạm phát. Mỗi quan điểm, lý thuyết chỉ giải
thích cho một số thời kỳ nhất định và ngày càng nhiều quan điểm mới ra đời cùng sự phát
triển của nền kinh tế. Nhưng dù cho xét trên khía cạnh nào đi nữa thì lạm phát đều có
những đặc trưng sau:
 Sự mất giá của đồng tiền do hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần
thiết.
 Giá cả của hầu hết các loại hàng hóa đồng loạt tăng lên.
1.1.2 Phân loại lạm phát
Tùy theo tiêu thức dùng để phân loại lạm phát mà có các loại lạm phát khác nhau. Thơng
thường người ta phân loại lạm phát trên cơ sở định lượng và định tính.
Về mặt định lượng: Đó là dựa trên tỷ lệ phần trăm lạm phát được tính trong năm, phân
theo cách này thì lạm phát có các loại sau:

 Lạm phát vừa phải (Mild inflation): Là loại lạm phát ở mức một con số - dưới 10%/năm.
Loại lạm phát này được xem là là tích cực và cần thiết vì nó có khả năng tạo điều kiện
thúc đẩy phát triển kinh tế.
 Lạm phát phi mã (Galloping inflation): Là loại lạm phát ở mức hai đến ba con số, khi đó
giá cả hàng hóa dịch vụ tăng từ 10% đến 999% một năm. Loại lạm phát này nếu xảy ra sẽ
gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, với những hậu quả cực kỳ khó khăn cho đời sống
kinh tế, xã hội, chính trị của một quốc gia.


5
 Siêu lạm phát (Hyper inflation): Là loại lạm phát từ bốn con số trở lên, khi tỷ lệ lạm phát
từ 1000% một năm trở lên, đồng tiền sẽ bị mất giá nghiêm trọng. Đây thực sự là một giai
đoạn cực kỳ hỗn loạn, nền kinh tế càng bất ổn, cuộc sống càng khó khăn và mọi thứ đều
trở nên khan hiếm trừ tiền giấy.
Về mặt định tính: Lạm phát được chia làm thành nhiều loại khác nhau, tùy theo tính chất
của lạm phát mà người ta chia ra các loại cơ bản sau:
 Lạm phát thuần túy (Pure Inflation): Đây là trường hợp đặc biệt của lạm phát, hầu như giá
cả của mọi loại hàng hóa đều tăng lên cùng một tỷ lệ trong cùng một đơn vị thời gian.
 Lạm phát cân bằng (Balanced inflation): Là loại lạm phát có mức giá chung tăng tương
ứng với mức tăng thu nhập.
 Lạm phát có thể dự đốn (Predicted inflation): Là loại lạm phát mà mọi người có thể dự
đốn trước nhờ vào sự diễn tiến liên tục theo chuỗi thời gian trong nhiều năm.
 Lạm phát không thể dự đoán (Non Predicted inflation): Là loại lạm phát xảy ra bất ngờ,
ngoài sự tiên liệu của mọi người về quy mô, cường độ cũng như mức độ tác động.
Lạm phát cao và lạm phát thấp (High inflation and Low inflation): Theo quan điểm của
Gary Smith thì lạm phát cao là mức lạm phát mà tỷ lệ tăng thu nhập tăng thấp hơn tỷ lệ
lạm phát. Ngược lại lạm phát thấp là mức tăng thu nhập tăng tăng cao hơn mức độ tăng
của tỷ lệ lạm phát.
1.1.3 Ảnh hƣởng của lạm phát
Lạm phát (inflation) có những ảnh hưởng nhất định nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã

hội tùy theo mức độ của nó.
Nhìn chung, lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi bên cạnh những tác hại
khơng đáng kể; cịn lạm phát cao và siêu lạm phát gây ra những tác hại nghiêm trọng đối
với kinh tế và đời sống. Tác động của lạm phát cịn tùy thuộc vào lạm phát đó có dự đốn
trước được hay không, nghĩa là công chúng và các thể chế có tiên tri được mức độ lạm
phát hay sự thay đổi mức độ lạm phát là một điều bất ngờ. Nếu như lạm phát hồn tồn có
thể dự đốn trước được thì lạm phát khơng gây nên gánh nặng kinh tế lớn bởi người ta có
thể có những giải pháp để thích nghi với nó. Lạm phát khơng dự đoán trước được sẽ dẫn


6
đến những quyết định sai lầm và phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất cân
bằng và ổn định của nền kinh tế.
Lạm phát cao có thể gây tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội: làm tăng
chi phí sản xuất kinh doanh và giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp; làm méo
mó nền kinh tế và làm cho việc thực hiện các kế hoạch chi tiêu của dân chúng bị đảo lộn,
gây tác động bất lợi đến những người có thu nhập thấp, đặc biệt là những người sống chủ
yếu bằng nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công.
1.1.3.1 Ảnh hưởng làm phân phối lại thu nhập và của cải trong xã hội
Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những loại khác nhau trong
các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm phát xảy ra, những người có tài sản,
những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả của các loại tài sản nói chung đều tăng lên,
cịn giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những người làm công ăn lương, những
người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại.
Để tránh thiệt hại, một số nhà kinh tế đưa ra cách thức giải quyết đơn giản là lãi suất cần
được điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Ví dụ, lãi suất thực là 4%, tỷ lệ tăng giá là
10%, thì lãi suất danh nghĩa là 14%. Tuy nhiên, một sự điều chỉnh cho lãi suất phù hợp tỷ
lệ lạm phát chỉ có thể thực hiện được trong điều lạm phát ở mức độ thấp.
1.1.3.2 Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và việc làm
Tỷ lệ lạm phát cao có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh như

kênh tín dụng, tiêu dùng, đầu tư... Trong thời kỳ tỷ lệ lạm phát cao, người cho vay thường
không có động lực cho vay bởi vì lãi suất thực nhận được thường âm và thời hạn cho vay
càng dài đối với hoạt động đầu tư thì số tiền mất càng lớn; kết quả là, lạm phát cao thường
đi liền với lượng tín dụng thu hẹp. Thu nhập thực của hộ gia đình giảm và do đó tiêu dùng
sẽ giảm. Ngồi ra, trong nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, các nhà đầu tư tiềm năng sẽ
giảm đầu tư bởi vì mức độ rủi ro trong đầu tư tăng. Trong thời kỳ lạm phát cao, đầu tư của
các doanh nghiệp giảm và tiêu dùng trong nền kinh tế cũng giảm, tức là tổng cầu của nền
kinh tế suy giảm. Nói tóm lại, một tỷ lệ lạm phát cao sẽ có tác động làm giảm tăng trưởng
kinh tế.


7
Một lượng lạm phát nhỏ thì thường được xem như có ảnh hưởng khách quan đối với nền
kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc
đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp
thêm vốn cho các đơn vị sản suất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và
nhân dân.
Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm phát tăng lên thì thất
nghiệp giảm xuống và ngược lại khi thất nghiệp giảm xuống thì lạm phát tăng lên. Nhà
kinh tế học A.W. Phillips đã đưa ra “Lý thuyết đánh đổi giữa lạm phát và việc làm”, theo
đó một nước có thể mua một mức độ thất nghiệp thấp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một
tỷ lệ lạm phát cao hơn.
1.1.3.3 Những ảnh hưởng khác của lạm phát
Ở khía cạnh khác, lạm phát tác động đáng kể đến hệ thống ngân hàng. Đối với hoạt động
huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó
khăn. Để huy động được vốn hoặc khơng muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các
ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn.
Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, ln là bài tốn khó đối với mỗi ngân hàng. Một
cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng


(năm 2008

lên đến 17% - 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy
động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất
huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây nên sự bất
ổn cho cả hệ thống ngân hàng thương mại.
Khi một quốc gia xuất hiện tình trạng lạm phát cao và khơng dự đốn được, cơ cấu nền
kinh tế dễ bị mất cân đối do các nhà kinh doanh thường hướng đầu tư vào những ngành
sản suất có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành sản
suất có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm vì có nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro. Các
nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu cực của lạm phát,
thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra là không đáng kể và điều
này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức vừa phải. Khi lạm phát biến
động mạnh, tác động xã hội của nó thơng qua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân


8
một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn và do vậy Chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách
chống lại loại lạm phát này.
Trong lĩnh vực lưu thơng, khi vật giá tăng q nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng
hóa thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng
thêm rối loạn. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm tăng tỷ giá
hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cường tính cạnh
tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu. Lạm phát cao
và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản vì mất khả
năng thanh tốn, lạm phát tăng nhanh, biểu giá thường xuyên thay đổi làm cho lượng
thông tin được bao hàm trong giá cả bị phá hủy, các tính tốn kinh tế bị sai lệch nhiều theo
thời gian, từ đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư. Lạm phát gây thiệt hại cho ngân
sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực của những khoản cơng phí. Ngồi ra lạm

phát cao kéo dài và khơng dự đốn trước được làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước bị
giảm do sản xuất bị suy thoái.
Tuy nhiên, lạm phát cũng có tác động làm gia tăng số thuế nhà nước thu được trong những
trường hợp nhất định. Nếu hệ thống thuế tăng dần (thuế suất lũy tiến) thì tỷ lệ lạm phát
cao hơn sẽ đẩy người ta nhanh hơn sang nhóm phải đóng thuế cao hơn, và như vậy chính
phủ có thể thu được nhiều thuế hơn mà không phải thông qua luật. Trong thời kỳ lạm phát
giá cả hàng hóa - dịch vụ tăng lên một cách vững chắc, bên cạnh đó tiền lương danh nghĩa
cũng theo xu hướng tăng lên, vì vậy thu nhập thực tế của người lao động nói chung có thể
vững hoặc tăng lên, hoặc giảm đi chứ không phải bao giờ cũng suy giảm.
Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội và nhà nước
phải áp dụng những biện pháp thích hợp để kiềm chế, kiểm sốt lạm phát.

1.2 Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2005-2011
Đối với Việt Nam, lạm phát luôn hiện diện và ngày càng trở thanh vấn đề quan trọng trong
suốt chặn đường phát triển kinh tế đất nước kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường.
Trong quá khứ, Việt Nam đã từng ở vào tình trạng lạm phát phi mã vào năm 1987 (700%).
Từ năm 1993, lạm phát đã được khống chế khá tốt và thường dưới hai con số. Giai đoạn


9
1999 - 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất khi mà CPI chỉ tăng lần lượt ở mức 0.1%, 0.6%
và 0.8%, đây là thời gian hậu khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - 1998.
Tuy nhiên, lạm phát Việt Nam bắt đầu tăng cao trở lại kể từ năm 2004, cùng với giai đoạn
bùng nổ của nền kinh tế thế giới và sự tăng giá của nhiều loại hàng hóa.
Hình 1.1: Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
50.00%
45.00%
40.00%
35.00%
30.00%

25.00%

22.97%

20.00%

18.13%

15.00%
12.63%
10.00%

8.40%

6.60%

5.00%
0.00%
2004

2005

11.75%

2006

Tốc độ tăng CPI

6.52%


2007

2008

Tốc độ tăng giá lương thực

2009

2010

2011

2012

Tốc độ tăng giá thực phẩm

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Năm 2005 và 2006 tốc độ tăng giá có giảm đi còn 8,4% và 6,6% nhưng vẫn là cao so với
những năm trước đó, và đến năm 2007 giá tiêu dùng đã tăng tới hai con số (12,63%). Tỷ lệ
lạm phát của năm 2007 đã cao gấp gần 2 lần so với năm 2006 (6,6%) và là mức cao nhất
trong 11 năm trở lại đây. Với mức lạm phát 12,63% trong năm 2007, Việt Nam đã trở
thành một trong những nước có mức lạm phát cao nhất trong khu vực châu Á. Việt Nam
dùng CPI để đo lường lạm phát nên biến động giá cả trong rổ hàng hóa CPI sẽ thể hiện
diễn biến của lạm phát. Trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng hiện nay của Việt Nam
thì nhóm hàng lương thực và thực phẩm chiếm tỷ trọng rất cao (39,93%), nhóm giao
thơng, bưu điện, viễn thơng chiếm đến 11,6%, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng chiếm
10,01%. Do vậy, sự biến động giá của nhóm mặt hàng này sẽ gây tác động rất lớn đến chỉ
số giá tiêu dùng nói chung.



10
Bảng 1.1: Cơ cấu tính CPI của Việt Nam (áp dụng từ 2009 - 2014)
Nhóm hàng

Trọng số trong CPI(%)

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống

39,93%

Đồ uống và thuốc lá

4,03%

May mặc, mũ nón, giày dép

7,28%

Nhà cửa và vật liệu xây dựng

10,01%

Hàng hóa và thiết bị gia đình

8,65%

Dược phẩm, y tế

5,61%


Giao thơng, bưu điện, viễn thơng

11,6%

Giáo dục

5,72%

Văn hóa, thể thao, giải trí

3,83%

Hàng hóa và dịch vụ khác

3,34%

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Theo hình 1.1 ở trên, trong giai đoạn 2005 - 2007, nhóm mặt hàng lương thực thực phẩm
có xu hướng tăng, và tăng cao hơn mức tăng chung của giá tiêu dùng. Trong năm 2005 và
năm 2006, chỉ số giá tiêu dùng đã giảm đi so với năm 2004 (9,5%), tương ứng còn 8,4%
và 6,6% do những tác động trễ của những chính sách kiểm sốt tăng giá thực hiện trong
năm 2004. Trong những năm này, sự tăng giá của nhóm hàng lương thực và thực phẩm
vẫn là nhân tố chính trong sự tăng giá của chỉ số giá tiêu dùng. Đến năm 2007, CPI lại có
xu hướng tăng mạnh ở hầu hết các nhóm hàng và nhân tố đóng góp vào sự gia tăng của chỉ
số giá tiêu dùng ngồi nhóm hàng lương thực thực phẩm cịn có sự gia tăng của nhóm
hàng nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 17,1% so với năm 2006). Giai đoạn này, giá của
nhóm hàng phương tiện đi lại, bưu điện khá ổn định, và là nhóm hàng hóa dịch vụ duy
nhất có giá cả giảm. Năm 2007 là năm bản lề đánh dấu một mốc quan trọng của nền kinh



11
tế Việt Nam qua việc hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới (chính thức là thành viên
thứ 150 của WTO vào ngày 11/1/2007), tốc độ tăng giá tiêu dùng có nhiều biến động rất
phức tạp và tăng cao hơn so với các năm trước. Điều này nằm ngồi dự đốn của các nhà
phân tích.
Từ năm 2000 đến năm 2009, tín dụng trong nền kinh tế tăng hơn 10 lần, cung tiền M2
tăng hơn 7 lần, trong khi đó GDP thực tế chỉ tăng hơn 1 lần. Điều này tất yếu dẫn đến
đồng tiền bị mất giá. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 trung bình của Việt Nam
vào khoảng 30% trong giai doạn 2004-2010, cao gần gấp đôi Trung Quốc và gấp 3 lần so
với Thái Lan. Thực tế chúng ta cũng dễ nhận thấy lạm phát ở Việt Nam cao hơn rất nhiều
so với các quốc gia khác trong cùng thời kỳ, mặc dù cùng chịu chung cú sốc tăng giá của
hàng hóa thế giới. Trước sức ép quá lớn của cung tiền lên lạm phát, Nghị quyết 11 đã
được Chính Phủ ban hành vào tháng 2/2011 với chủ trương thắt chặt tín dụng và cắt giảm
đầu tư công đã từng bước phát huy tác dụng và kết quả là lạm phát trong nước giảm dần từ
quý 4/2011 (dưới 1%/ tháng).


12
Hình 1.2: Tăng trƣởng M2 của Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan giai đoạn
2004-2010
60.00%
49.11%

50.00%

40.00%
31.05%


30.91%

30.00%

29.71%

29.67%
26.23%

Trung Quốc
Việt Nam
Thái Lan

20.70%
20.00%

10.00%

0.00%
2004

2005

2006

2007

2008

2009


2010

Mức lạm phát ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với lạm phát của các nước trong khu vực.
Ví dụ, lạm phát bình quân hàng năm ở Trung Quốc giai đoạn 2006 - 2009 khoảng 3%, ở
Indonesia khoảng 8,4%, Thái Lan khoảng 3,1%, Malaysia khoảng 2,7% và Philipin
khoảng 5,8%, v.v…
Kết thúc năm 2007, bên cạnh những thành công, lần đầu tiên sau hơn 10 năm CPI tháng
12 năm 2007 tăng so với tháng 12 năm trước là hai chữ số: 12,63%, và Việt Nam đã
không thực hiện được chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội thông qua: “CPI thấp hơn tốc độ
tăng trưởng kinh tế”; đặc biệt, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng tới 18,92%, riêng
lương thực tăng 15,4% và thực phẩm tăng 21,2%. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng
8,44% trong năm 2007 và Chính phủ đặt mục tiêu tăng 9,0% trong năm 2008. (Tỷ lệ tăng
trưởng phải cao hơn tốc độ lạm phát).
Theo các con số thống kê về lạm phát Việt Nam từ năm 2008 đến nay, điều đáng lo ngại là
trong những năm ấy, chỉ có năm 2009 là CPI tăng vừa phải (6,5%), cịn các năm còn lại
đều ở mức trên 2 con số. Năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ước khoảng 22,97 %, cao
hơn nhiều mức Quốc hội đề ra là dưới 8,5 - 9% trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
năm 2008. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế tính theo đơn vị tiền tệ quốc gia


13
của Việt Nam năm này là 6,18%, thấp hơn mức Quốc hội đề ra là trên 7,5 - 8%. Và trong
năm 2008, theo phân tích của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư thì giá nguyên, nhiên, vật liệu nhập
khẩu tăng bình quân 27,1% đã làm tăng CPI bình quân ở Việt Nam lên 22,97%. Giá tiêu
dùng năm 2008 cũng diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các
năm trước.
Trong năm 2009, suy thoái kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng hóa
cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009 tăng
6,52%, thấp hơn đáng kể so với những năm trước. Tuy nhiên, mức tăng này nếu so với các

quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều.
Năm 2010, chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát CPI cuối kỳ khoảng 7%. Mục tiêu này đã bị
thất bại khi kết thúc năm, CPI đã tăng 11,75%.
Hình 1.3: Chỉ số CPI hàng tháng của Việt Nam năm 2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, con số 11,75% tuy không quá bất ngờ nhưng vẫn
vượt so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm gần 5%. Tính chung trong cả năm
2010, giáo dục là nhóm tăng giá mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI (gần 20%). Tiếp đó
là hàng ăn (16,18%) và nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%). Bưu chính viễn thơng là nhóm
duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010.


14
Sức nóng của lạm phát tiếp tục gia tăng trong năm 2011, khiến cho việc kiềm chế lạm phát
trở thành một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng hàng đầu của Chính phủ. Giá
cả tăng vọt trong những tháng đầu năm, tính đến tháng 4/2011, chỉ số giá tiêu dùng CPI đã
tăng đến 9,64% (cao hơn mục tiêu của năm do Quốc hội đã thông qua là 7%). Lạm phát
chỉ bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm vào cuối năm khi Nghị quyết 11 (ban hành vào ngày
24/2/2011) phát huy tác dụng. Nghị quyết này thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát của
Chính phủ thơng qua chủ trương cắt giảm đầu tư công và giới hạn tăng trưởng tín dụng, và
được kỳ vọng là sẽ làm giảm sức nóng lạm phát trong các năm sau.
Hình 1.4: Chỉ số CPI hàng tháng của Việt Nam năm 2011

CPI năm 2011 (%)
3.32

3.5
3

2.5
2

2.09

2.17

2.21

1.74

1.5
1
0.5

1.09

1.17
0.93

0.82
0.36

0.39

0.53

0

Nguồn: Tổng cục thống kê


Tình hình lạm phát tiếp tục có được những biến chuyển khả quan trong hai tháng đầu năm
2012 với mức CPI tháng 1 và 2 chỉ tăng tương ứng là 1% và 1.37%. Mặc dù vậy, tình hình
lạm phát ln có những xu hướng biến động khó lường, vì vậy dù lạm phát đang có xu
hướng giảm nhưng khơng ai có thể chắc chắn rằng lạm phát sẽ không gia tăng trong thời
gian tới. Do đó việc dự báo lạm phát ln cần thiết cho các nhà điều hành chính sách để có
thể điều chỉnh và đưa ra những phương án giải quyết tốt nhất tình hình kinh tế vĩ mơ của
nước ta.


15

1.3 Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu
Bài nghiên cứu này có một mục tiêu là tóm tắt lại tình hình lạm phát của Việt Nam trong
giai đoạn 2005-2011 và dựa trên ứng dụng mơ hình mạng thần kinh nhân tạo để dự đoán
lạm phát trong thời gian sắp tới. Dự báo lạm phát được sử dụng định hướng xây dựng
chính sách tiền tệ của những nhà cầm quyền điều hành chính sách tiền tệ trên thế giới.
Những quyết định về chính sách tiền tệ được dựa trên dự báo lạm phát được rút ra từ
thông tin của những mô hình khác nhau và thơng tin khác được đề xuất bởi các chỉ báo
kinh tế có liên quan của nền kinh tế. Trước đây đã có nhiều nghiên cứu về việc dự báo tình
hình lạm phát bằng nhiều mơ hình khác nhau và đã đạt nhiều thành công nhất định, tuy
nhiên trong thời gian gần đây mạng thần kinh đang dần chiếm được vị trí quan trọng trong
q trình dự báo. Nhận thấy tiềm năng của mơ hình mạng thần kinh phi tuyến trong việc
dự báo các biến số vĩ mô như tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng… bên cạnh các mơ hình truyền
thống được minh chứng trong các nghiên cứu thực nghiệm. Và trong bài nghiên cứu này,
tác giả sẽ trình bày lại một cách tổng quan về mạng thần kinh cũng như những nghiên cứu
trước đây về ứng dụng của mơ hình này. Kế đó, tác giả sẽ tiến hành dự báo lạm phát hàng
tháng (YoY) của Việt Nam sử dụng phương pháp luận ANN trên cơ sở dữ liệu hàng tháng
có sẵn kể từ tháng 1 năm 2005.
Bài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1

năm 2005 đến tháng 2-2012. Toàn bộ những nhận định, phân tích và kết luận chính là bối
cảnh của nền kinh tế Việt Nam. Kết quả thu thập được sẽ là cơ sở để đưa ra những đề xuất
chính sách hợp lý trong q trình quản lý vĩ mơ nền kinh tế của những nhà điều hành
chính sách.

1.4 Cấu trúc chuyên đề
Phần tiếp theo của bài nghiên cứu được trình bày như sau: Chương 2, tóm tắt lại các
nghiên cứu và kết luận của các nhà nghiên cứu về ứng dụng của mạng thần kinh nhân tạo
trọng quá trình dự báo. Chương 3, giới thiệu chi tiết về mơ hình mạng thần kinh nhân tạo
được chọn để dự báo lạm phát ở Việt Nam và cách thức thu thập, xử lý số liệu đầu vào cần
dùng cho mơ hình. Chương 4, trình bày các nội dung và kết quả nghiên cứu chính đạt
được từ mơ hình mạng thần kinh nhân tạo, đồng thời phân tích và thảo luận về ý nghĩa các
kết quả đó. Cuối cùng là Chương 5, tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu chính và đề xuất



×