TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHỊNG QLĐT- KHOA SAU ĐẠI HỌC
--------------
TIỂU LUẬN :PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA
THUẾ XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM
HVTH
: NGUYỄN THANH MỸ
LỚP
: TCDN ĐÊM 2 - K20
STT
GVHD
: 50
: PSG.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG
TP-HCM, THÁNG 4 NĂM 2012
0
Điểm quá trình:
Nhận xét của giáo viên:…………………………………..
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
……………………………………………………………..
1
MỤC LỤC
Lời mở đầu……………………………………………………………trang 3
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của thuế xuất khẩu:………………trang 4
I.Những vấn đề cơ bản của thuế xuất khẩu………………………… trang 4
1.Nguồn gốc và khái niệm thuế xuất khẩu………………………………trang 4
2.Tính chất của thuế xuất khẩu…………………………………..............trang 5
3.Căn cứ tính thuế xuất khẩu, cách tính thuế xuất khẩu………………….trang 5
II.Tác động của việc đánh thuế xuất khẩu đối với nền kinh tế …..... trang 7
Chương 2: Thực trạng thuế xuất khẩu ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập
khẩu tại Việt Nam ……………………………………………………....trang 9
I.Cái nhìn sơ lược về thuế xuất khẩu áp dụng ở các nước trên thế giới......trang 9
II. Chính sách thuế xuất khẩu tại VN trong thời gian qua………………...trang 10
Chương 3:Mục tiêu,chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những
năm tới.Giải pháp hồn thiện chính sách thuế xuất khẩu................trang 15
I.Mục tiêu, chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, định
hướng năm 2030…………………………………………………..............trang 15
II.Giải pháp hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu………………………….......trang 16
1.Hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế xuất nhập khẩu…………….trang 23
2.Cải tổ công tác tổ chức thực hiện:………………………………………trang 24
Phần kết luận……………………………………………………………trang 26
2
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế xuất khẩu cùng với thuế nhập khẩu ở nước ta và các nước đang phát
triển nói chung là công cụ rất quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô,
điều chỉnh cán cân thương mại xuất nhập khẩu đồng thời mang lại nguồn thu lớn
cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng
bảo hộ nền sản xuất trong nước. Hơn nữa, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ hạn
chế việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ hoặc các loại hàng hố khơng được khuyến
khích sử dụng như thuốc lá, rượu, bia….
Trong đó riêng thuế xuất khẩu cịn có thể được dùng để giảm xuất khẩu do
nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài
nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của
nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết.
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng quốc tế hóa
thì pháp luật của các nước về thuế quan ngày càng có xu thế hội nhập với các
quốc gia trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Nhất là Việt Nam sau khi
gia nhập tổ chức WTO với những cam kết dần xóa bỏ hàng rào mậu dịch thuế
quan.
Với những lợi ích và tác động của thuế xuất khẩu đối với nền kinh tế
chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và phân tích những tác động ấy lên nền kinh tế
Việt Nam hiện nay như thế nào???
3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THUẾ XUẤT
KHẨU
I.NHỮNG VẦN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THUẾ XUẤT KHẨU:
1.Nguồn gốc và khái niệm thuế xuất khẩu:
Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển dẫn đến các quan hệ mua bán trao
đổi hàng hoá giữa các quốc gia diễn ra ngày càng tăng. Mỗi một quốc gia độc
lập có chủ quyền đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu qua cửa khẩu, biên giới nước mình. Thuế này được gọi chung là thuế quan
(Custom duty).
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng quốc tế hóa
thì pháp luật của các nước về thuế quan ngày càng có xu thế hội nhập với các
quốc gia trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Thuế quan ở Việt Nam có
tên gọi là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá
mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nhà nước ta ban hành vào năm
1951,thời điểm này thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ để nhà nước thực
hiện chức năng quản lý việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá giữa vùng tự do và
vùng bị tạm chiếm, bảo vệ và phát triễn kinh tế vùng tự do, xúc tiến việc giao lưu
các loại hàng hoá là nhu yếu phẩm cần thiết cho quân đội và nhân dân. Phương
châm đấu tranh kinh tế với địch là đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu các
loại hàng hoá cần thiết cho kháng chiến, sản xuất và đời sống nhân dân. Do đó,
nhà nước miễn thuế xuất khẩu cho tất cả các loại hàng hoá của vùng tự do. Mặt
khác, hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ vùng địch. Thuế suất áp dụng đối với hàng
hoá nhập khẩu là từ 30 % trở lên.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội nước
ta ban hành ngày 29 -12 -1987. Ðạo luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế
phát sinh từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch. Do đó có sự phân
biệt trong áp dụng chế độ thu thuế giữa hàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá
phi mậu dịch khác.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua ngày
26 -12-1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhậpkhẩu đã được Quốc hội thông qua ngày 5 -7- 1993. Luật này được Quốc hội
thơng qua ngày 20 -5 1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 -1- 1999.Mới đây
nhất quốc hội thông qua luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày 14 – 6 – 2005.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành có phạm vi điều chỉnh rộng .
Theo đó, Nhà nước thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không phân biệt tính chất
hàng hố là xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch hay phi mậu dịch.
4
Ðối tượng điều chỉnh của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu là quan hệ thu
nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân có
hàng hố được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể
cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất
đưa ra thị trường trong nước.
Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu đối với hàng hoá mậu dịch mang tính chất gián thu. Cịn đối với các loại
hàng hố khác thì tùy theo từng trường hợp mà thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
có tính chất gián thu hoặc tính chất trực thu.
Tóm lại : Thuế xuất khẩu là thuế áp dụng với hàng hóa xuất khẩu qua
cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên
giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu.
2.Tính chất của thuế xuất khẩu:
Thuế xuất khẩu cùng với thuế nhập khẩu là nguồn thu quan trọng cho
ngân sách nhà nước.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cấu thành trong giá cả hàng hố, làm tăng
giá hàng hố, do đó có tác dụng điều tiết xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn tiêu
dùng.Giá cả hàng hoá cao hay thấp sẽ quyết định việc giảm hoặc tăng sức cạnh
tranh của hàng hố đó trên thị trường. Thông qua thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
nhà nước điều tiết việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá .
Hơn nữa, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ hạn chế việc tiêu dùng hàng
hoá xa xỉ hoặc các loại hàng hố khơng được khuyến khích sử dụng như thuốc lá,
rượu, bia…
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng bảo hộ nền sản xuất trong
nước.
Thuế xuất khẩu có thể được dùng để giảm xuất khẩu do nhà nước khơng
khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm
đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an
toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết.
3.Căn cứ tính thuế xuất khẩu, cách tính thuế xuất khẩu
Đối tượng chịu thuế xuất khẩu là hàng hóa:
1. Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam ;
2. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế
quan. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có
ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ..
5
Căn cứ tính thuế xuất khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế
xuất khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
(%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn
vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt
đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.
Phương pháp tính thuế xuất khẩu được quy định như sau:
Số thuế xuất khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế
xuất khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính thuế và thuế suất của từng
mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế. Trong trường hợp mặt hàng
áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế xuất khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng
mặt hàng thực tế xuất khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức thuế tuyệt
đối quy định trên một đơn vị hàng hố tại thời điểm tính thuế.
Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam; trong trường hợp được phép nộp
thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp
đồng (giá FOB, giá DAF), không bao gồm chi phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I).
Thuế xuất khẩu đang được nghiên cứu sửa đổi để phù hợp với tình hình
kinh tế và chính sách thuế Việt Nam.
Biểu thuế xuất khẩu năm 2012:
Danh mục Biểu thuế xuất khẩu gồm 87 nhóm mặt hàng, chủ yếu là những
mặt hàng tài nguyên khoáng sản, như: quặng, đá, cát; mặt hàng kim loại, phế liệu
kim loại, như vàng,
sắt, đồng và một số mặt hàng khơng khuyến khích xuất khẩu khác. Đa số các mặt
hàng đều được giữ nguyên mức thuế suất thuế xuất khẩu hiện hành qui định tại
Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 và được cập nhật các mặt hàng
mới bổ sung hoặc sửa đổi thuế suất trong năm 2011.
Đồng thời, để thực hiện cam kết WTO năm 2012 về giảm thuế xuất khẩu
và xử lý kiến nghị của doanh nghiệp trong thời gian qua, các mức thuế suất thuế
xuất khẩu được điều chỉnh cụ thể như sau:
+Thực hiện cắt giảm thuế suất thuế xuất khẩu của 24 nhóm mặt hàng “phế
liệu và mảnh vụn của kim loại” theo cam kết WTO năm 2012. Theo đó, mức thuế
suất thuế xuất khẩu của các mặt hàng phế liệu và mảnh vụn kim loại đã được
điều chỉnh giảm từ mức 29% và 22% xuống theo đúng mức cam kết WTO năm
2012 tương ứng là 22% và 17%.
+ Giảm thuế xuất khẩu của mặt hàng “đá vôi trắng đã qua chế biến” từ
17% xuống 14% để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện
nay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
6
II.Tác động của việc đánh thuế xuất khẩu đối với nền kinh tế
Lợi ích của thuế xuất khẩu:
Thuế xuất khẩu là loại thế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn
hạn chế xuất khẩu nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể
nhằm bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn
chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm
nâng giá mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng
chi phối trong sản xuất mặt hàng đó) việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà
nước cân nhắc. Trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là biện
pháp tương đối dễ áp dụng. Ngồi ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng thuế xuất
khẩu như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách.
Ví dụ về thuế xuất khẩu là thuế đánh vào phân bón xuất khẩu của Trung
Quốc nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu về phân bón trong nước
Thuế đánh vào một số nguyên liệu thô của Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung
nguyên liệu cho sản xuất nội địa.
Thuế xuất khẩu là công cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để
đánhvào một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia.
Để bảo vệ nền kinh tế trong nước vdụ như trong trường hợp 1 số mặt hàng
thiết yếu, giá cả trong nước thấp hơn giá cả thế giới vì thế phát sinh tình trạng
xuất khẩu nguyên liệu, vật tư quan trọng, thiết yếu cho hoạt động sản xuất kinh
7
doanh như phân bón sắt thép… để thu lợi nhuận ảnh hưởng đến nguồn cung
trong nước.
Tác hại của thuế xuất khẩu:
+Thuế xuất khẩu làm tăng giá hàng hoá trên thị trường quốc tếvà giữ giá
thấp hơn ở thị trường nội địa => điều này có thể làm giảm lượng khách hàng ở
nước ngồi do họ sẽ cố gắng tìm kiếm các sản phẩm thay thế
+Đồng thời nó cũng khơng khích lệ các nhà sản xuất trong nước áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ để tăng năng suất, chất lượng và giảm giá
thành.
+Xuất hiện tình trạng bn lậu hàng để trốn thuế.
+Tuy nhiên nếu khả năng thay thế thấp, thế quan xuất khẩu sẽ không làm
giảm nhiều khối lượng hàng hoá xuất khẩu và vẫn mang lại lợi ích đáng kể cho
nước xuất khẩu.
8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ XUẤT KHẨU ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
VIỆT NAM:
I.Cái nhìn sơ lược về thuế xuất khẩu áp dụng ở các nước trên thế giới:
VD như trường hợp của Indonesia tăng mạnh thuế xuất khẩu để hạn chế
khai thác quá mức tài nguyên. Theo Thamrin Sihite - Tổng cục trưởng phụ trách
than đá và khoáng sản thuộc Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản
Indonesia, Bộ này đang cân nhắc việc áp thuế nặng đối với xuất khẩu than đá và
kim loại thường, với mức khởi đầu 25% và tăng lên đến 50% vào năm 2013.
Mục đích của đề xuất này là nhằm chấm dứt tình trạng các cơng ty khai khống
khai thác, xuất khẩu quá mức tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tăng thu cho ngân
sách Nhà nước và tái đầu tư cho ngành cơng nghiệp khai khống có nhiều tiềm
năng.
Như ở Thái Lan do tác động của tình hình khủng hoảng nợ công tại châu
Âu và thị trường cao su bị thu hẹp tại những nước tiêu thụ lớn là Trung Quốc,
Hoa Kỳ, Nhật do nhiều ngành công nghiệp phát triển chậm lại thì Thái Lan trước
tình hình giá cao su giảm quá nhanh, ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất,
vào đầu năm 2012, Chính phủ Thái Lan đã lập nguồn vốn tín dụng 17 tỷ baht
(tương đương 490 triệu đô-la) với lãi suất 0% để hỗ trợ doanh nghiệp mua trữ
khoảng 200.000 tấn cao su. Nhờ vậy, đã có tác động giúp giá cao su không tiếp
tục giảm sâu hơn nữa.
Indonesia đến nay chưa thu thuế xuất khẩu cao su vì đang trong q trình
khuyến khích mở rộng diện tích và tái canh với kỹ thuật tiến bộ. Malaysia hiện
chỉ thu thuế cao su xuất khẩu ở mức 1% giá xuất khẩu và toàn bộ thuế được đầu
tư cho nghiên cứu chuyển giao và tái canh. Thái Lan trước đây thu thuế xuất
khẩu cao su là gần 1,2% giá xuất khẩu. Từ năm 2010, thuế xuất khẩu cao su tùy
theo giá từ mức 2,5%, 3% đến 5% với mục đích tạo nguồn mua trữ cao su khi giá
thấp dưới giá sàn và hỗ trợ tái canh, phát triển công nghiệp chế biến sâu.
II.Chính sách thuế xuất khẩu tại VN trong thời gian qua:
9
Áp dụng thuế xuất khẩu bất hợp lý gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp
và người nơng dân: Từ ngày 08/12/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư
145/2011/TT-BTC quy định áp dụng thuế xuất khẩu một số mặt hàng cao su với
thuế suất từ 3% đến 5%. Trước đó, Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng đã có văn
bản kiến nghị chưa nên thu thuế xuất khẩu cao su vì việc áp dụng thuế cần phải
có lộ trình, thời điểm thích hợp, nếu khơng sẽ khơng khuyến khích được sự phát
triển diện tích trồng cao su, gia tăng sản lượng trong thời điểm giá cao su luôn
biến động như hiện nay. Sau 3 tháng áp dụng Thông tư 145, thực tế vẫn cho thấy,
thuế xuất khẩu cao su được áp dụng trong thời kỳ giá cao su sụt giảm mạnh nên
đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người sản xuất cao su.
Giá cao su thiên nhiên của Việt Nam xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm
2012 chỉ đạt bình quân 2.800 USD/tấn, giảm 35% so cùng kỳ năm trước, trong
khi giá thành bình quân là đến 2.700 USD/tấn. Do giá giảm mạnh nên tuy lượng
xuất khẩu tăng gần 50% nhưng kim ngạch xuất khẩu cao su lại giảm 7% so cùng
kỳ năm trước.
Trong lúc thị trường tiêu thụ cao su bị thu hẹp, giá giảm và khó tăng trở
lại như mức năm 2011, thì việc áp thuế trên cao su xuất khẩu làm doanh nghiệp
Việt Nam giảm sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Nếu để giữ khách
hàng thì khơng thể tăng giá, doanh nghiệp phải chịu giảm lợi nhuận hoặc phải
mua nguyên liệu từ người trồng với giá thấp, do đó ảnh hưởng đến thu nhập của
người trồng cao su mà hiện nay trên 52% diện tích là nơng hộ tiểu điền.
Trong khi đó với mặt hàng này các nước khác trong khu vực đã phản ứng
rất tích cực, áp dụng cơng cụ thuế xuất khẩu rất linh hoạt như Thái Lan, Indo,
Malaysia…
+Đánh thuế xuất khẩu một số mặt hàng vàng gây nhiều tranh luận và có
nguy cơ bn lậu vàng gia tăng :Thơng tư số 111/2011/TT-BTC có hiệu lực từ
ngày 6/8/2011 sửa đổi quy định về thuế xuất khẩu một số mặt hàng vàng tại Biểu
thuế xuất khẩu. Theo đó các mặt hàng vàng bao gồm: đồ kim hoàn và các bộ
phận rời của đồ kim hoàn, bằng vàng; đồ kỹ nghệ và các bộ phận rời của đồ kỹ
nghệ bằng vàng; các sản phẩm khác bằng vàng có hàm lượng vàng từ 80% phải
chịu thuế suất 10%.
=> Thông tư này được cho là giải pháp siết chặt của Nhà nước đối với hoạt động
xuất khẩu vàng. Lý do là trong bối cảnh giá vàng leo thang do những lo ngại về
suy thoái kinh tế, nhiều nước trên thế giới đang tăng cường mua vàng tích trữ, thì
tại Việt Nam hoạt động xuất khẩu vàng lại diễn ra mạnh mẽ. Riêng trong tháng 6,
Việt Nam đã xuất gần 20 tấn vàng, nhiều hơn cả 5 tháng trước đó cộng lại. Tuy
nhiên, khơng đồng tình với chủ trương tăng thuế đánh vào vàng nữ trang xuất
khẩu lên 10% này, Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam đã gửi công văn lên Bộ
10
Tài chính và cho rằng, việc tăng thuế sẽ gây tốn kém cho doanh nghiệp, đồng
thời có thể khuyến khích hoạt động xuất lậu vàng.
Để khuyến khích xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với việc nhập khẩu hàng
hoá phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu, chính sách thuế xuất nhập khẩu còn quy
định các trường hợp được miễn giảm và hồn lại thuế. Đã có sự điều chỉnh đáng
kể trong cơ cấu thuế quan mới trong những năm qua. Thuế suất trung bình
(khơng gia quyền) đã tăng từ 12,8% năm 1995 lên 13,4% năm 1997, lên 15,7%
vào năm 2002. Sự gia tăng đôi chút này lại kèm theo việc giảm đáng kể về độ
phân tán của từng loại thuế suất riêng biệt xung quanh thuế suất trung bình; hệ số
biến thiên đã giảm từ 131% năm 1997 xuống 116,3% năm 2002. Cơ cấu thuế
quan hiện tại chỉ có 15 dòng thuế, so với 35 vào năm 1997. Thuế suất tối đa cũng
đã giảm từ 200% xuống còn 120% trong giai đoạn này, kèm theo là giảm số dòng
thuế nằm ở mức cao nhất của biểu thuế. Cho đến đầu năm 2002, chỉ có 1,1%
tổng số dịng thuế (74 trong tổng số 6296) là có thuế suất trên 50%.( Số liệu được
lấy từ ba bảng HS chính: HS22( đồ uống, rượu mạnh và dấm), HS24( thuốc lá
sợi và thuốc lá chế biến), HS87 (phương tiện giao thông trừ đường sắt).
Khi so sánh cơ cấu thuế quan danh nghĩa hiện tại của Việt Nam với Trung
Quốc, Indonesia,Philippines, Malaysia và Thái Lan. Thuế suất trung bình của
Việt Nam (theo bình quân đơn giản và gia quyền theo lượng nhập khẩu) là ngang
với Trung Quốc và Thái Lan, nhưng cao hơn nhiều so với ba nước còn lại. Điều
suy luận này cũng đúng cho hàng công nghiệp chế tạo và hàng nông sản nhập
khẩu. Tuy nhiên, cơ cấu thuế quan của Việt Nam cho đến nay tỏ ra có độ phân
tán cao nhất (chênh lệch xa so với mức thuế trung bình) so với năm nước
kia.Việc thay đổi chính sách thuế xuất nhập khẩu đã mang lại một số kết quả khả
quan. So với năm 1994, năm trước khi Việt Nam ra nhập ASEAN, kim ngạch
xuất khẩu năm 2001 của Việt Nam sang các nước khác thuộc ASEAN đạt trên
2,55 tỷ USD, lớn gấp 2,8 lần. Còn kim nghạch nhập khẩu từ các nước khác trong
hiệp hội đạt khoảng 4,12 tỷ USD gấp hơn 2,3 lần.
Những ưu nhược điểm của thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện
nay:
Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành hiện nay đã có nhiều
thay đổi căn bản và hoàn thiện hơn trước đây. Cụ thể: Biểu thuế xuất khẩu, nhập
khẩu hiện hành được xây dựng trên cơ sở danh mục điều hoà(HS) 1996 của Hội
đồng hợp tác hải quan thế giới, đã bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân
loại hàng hoá dựa trên cấu tạo, đặc điểm của hàng hố...góp phần làm cho chính
sách thuế xuất nhập khẩu dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế.Thuế suất thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thiết kế hợp lý hơn. Hiện nay đối với phần lớn
hàng xuất khẩu có thuế suất 0%, trừ một số hàng như dầu thô, một số loại quặng
và song mây.
Theo quy định tại Thông tư 11/2012/TT-BTC, kể từ ngày 20/3/2012, hàng
hoá là vật liệu xây dựng đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan để
11
xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung
trong khu phi thuế quan được miễn thuế xuất khẩu.Để được miễn thuế, doanh
nghiệp cần phải làm hồ sơ, thủ tục đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu miễn
thuế và thực hiện hồ sơ hải quan, thủ tục miễn thuế.Đây cũng là 1 trong những hỗ
trợ cho doanh nghiệp có tác động rất tích cực cho doanh nghiệp
Theo tài liệu của Bộ Thương mại, hiện nay Việt Nam đã có thoả thuận về
đối xử ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với một số nước trong khu vực
như: Brunei, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philipines, Singapore, Tháilan.
Nước ta đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với 66
nước trên thế giới.
Công tác quản lý thực thi chính sách thuế xuất nhập khẩu được hồn thiện
hơn. Quy trình thu thuế xuất nhập khẩu mới được ban hành có hiệu lực từ
01.01.1999. Theo quy trình này, các thủ tục hải quan được thực hiện nhanh
chóng, cơng khai, đảm bảo thơng thống, nhanh chóng và thuận tiện tạo điều
kiện tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Thị truờng xuất khẩu của nước ta được mở rộng và ngày càng tăng so với
trước đây. Nhiều thị trường xuất nhập khẩu đã được mở ra như thị trường Liên
minh Châu Âu(EU), Nhật Bản, Hồng Kông, Trung quốc, Australia, Trung cận
đông, Châu Phi và các nước Đông Nam Á. Đến nay Việt Nam đã đặt quan hệ
buôn bán với 105 quốc gia, trong đó có 10 quốc gia là bạn hàng lớn nhất chiếm
trên dưới 75% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng Việt Nam đã từng
bước thâm nhập thị trường Mỹ, hiện nay ta đang khôi phục lại thị trường truyền
thống đối với các nước thuộc Liên Xô cũ và Đơng Âu..
Có thể nói rằng chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã có tác dụng
tích cực trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần phát triển, bảo
vệ sản xuất trong nước, hưóng dẫn tiêu dùng và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành của Việt Nam tuy được đánh
giá là đã có những tiến bộ song nó vẫn cịn tồn tại những bất cập sau:- Có thể nói,
chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã chú trọng bảo hộ sản xuất trong nước,
khuyến khích đầu tư thơng qua việc quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập
khẩu áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các thị trường khác nhau; Ngồi ra
cịn áp dụng biện pháp bảo hộ có trọng điểm, có thời gian, phù hợp với tiến trình
hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, hiệu quả bảo hộ chưa cao, chưa chọn lọc, chưa xác
định thời hạn và lộ trình bảo hộ để các doanh nghiệp chủ động, cịn thiếu các
công cụ bảo hộ như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, trong khi các công cụ
bảo hộ này hồn tồn có thể thay thế cho biện pháp áp dụng bảng giá tối thiểu để
tính thuế nhập khẩu, chưa triển khai áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống
trợ cấp, chống phân biệt đối xử theo quy định của Luật thuế xuất - nhập khẩu,
vẫn còn một số mặt hàng linh kiện chi tiết rời hoặc nguyên liệu để sản xuất lắp
12
ráp các sản phẩm cơ khí, điện - điện tử có mức thuế nhập khẩu cao hơn thành
phẩm.Theo ý kiến các nhà phân tích, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của
nước ta hiện nay đang được xây dựng theo nguyên tắc bảo hộ triệt để cho sản
xuất nội địa. Mức độ bảo hộ không được phân biệt theo lợi thế cạnh tranh.
Việc phân tích các tỷ lệ bảo hộ thực tế cho thấy những ngành được bảo hộ
cao nhất là những ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu chứ khơng phải là
những ngành sản xuất có tiềm năng xuất khẩu hoặc những ngành có tiềm năng
nhưng chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Như vậy, tác dụng bảo hộ của
chính sách thuế nhập khẩu dẫn đến việc khuyến khích tiêu dùng trên thị trường
trong nước mà khơng khuyến khích xuất khẩu. Xuất khẩu chưa trở thành đích
phục vụ chủ yếu của nhập khẩu nên càng dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân
thương mại. Điều này rõ ràng là bất lợi khi Việt Nam tham gia vào thương mại
khu vực và thế giới khi hàng rào thuế quan dần dần bị xoá bỏ - hàng nhập khẩu
có nguy cơ tràn ngập trong khi đó hàng xuất khẩu chủ lực lại khơng có điều kiện
chiễm lĩnh thị trường.- Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam vẫn
chưa hồn tồn tương đồng với chính sách thuế trong khu vực và trên thế giới.
Cơ cấu thuế suất của biểu thuế nhập khẩu hiện hành có khá nhiều mức thuế suất
(18 mức) kết hợp với một số khoản thu chênh lệch giá (bản chất vẫn là thuế nhập
khẩu) đối với một số mặt hàng gây hiểu nhầm là có q nhiều khoản thu đối với
hàng nhập khẩu, khơng phù hợp với thơng lệ chung. Hơn thế nữa, chính sách
thuế xuất nhập khẩu hiện hành còn chưa bao quát hết nguồn thu, mức thuế suất
bình quân của biểu thuế hiện hành còn thấp (xấp xỉ 8% kim ngạch), trong khi ở
các nước trong khu vực như Thái Lan - 17%, Malaysia - 18%, Indonesia - 15%...
mà các nước này cũng đang chuẩn bị gia nhập WTO như Việt Nam. Đại đa số
các mặt hàng có mức thuế suất thấp hoặc thuế suất 0%, những mặt hàng có mức
thuế suất cao (trên 40%) chiếm tỷ trọng thấp, trong khi có thể thu thuế nhập khẩu
trên diện rộng ở một số nhóm mặt hàng.- Mặc dù đã bắt đầu triển khai áp dụng
việc xác định giá tính thuế nhập khẩu theo Hiệp định Trị giá Hải quan
GATT/WTO từ 1/1/2004, song thời gian đầu do hạn chế về đối tượng áp dụng và
một số vấn đề trong công tác chuẩn bị nên trên thực tế, hệ thống các văn bản
pháp luật nói chung và hệ thống văn bản quy định giá tính thuế hàng nhập khẩu
nói riêng cịn chưa đồng bộ, chưa thống nhất, chưa tuân thủ một cách chặt chẽ
nội dung của Hiệp định. Điều này khiến cho quá trình áp dụng rất phức tạp, cùng
một lúc tồn tại nhiều quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu, do vậy không thể
tránh khỏi gian lận thương mại qua giá. Việc áp dụng giá tính thuế nhập khẩu
theo hợp đồng và loại bỏ hoàn toàn bảng giá tối thiểu về cơ bản đã đáp ứng được
yêu cầu hội nhập nhưng với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, để kiểm tra
được tính chính xác của giá thực thanh tốn khơng đơn giản. Giá tính thuế nhập
khẩu là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc xác định số thuế nhập khẩu phải
nộp, nó liên quan đến nhiều nội dung của Luật thuế xuất nhập khẩu, đồng thời
cũng là tâm điểm chú ý của các doanh nhân cũng như các tổ chức quốc tế có
quan hệ kinh tế với chúng ta. Hay nói một cách khác, giá tính thuế là một yếu tố
hết sức nhạy cảm, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến số thu ngân sách Nhà
13
nước và ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng các quan hệ thương mại, địi hỏi phải
có các giải pháp để cơng tác quản lý giá tính thuế ngày càng hồn thiện hơn
Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành vẫn còn chứa đựng quá
nhiều mục tiêu. Việc theo đuổi các mục tiêu xã hội đã dẫn đến quy định chế độ
miễn giảm thuế còn khá rộng (như miễn giảm thuế đối với hàng chuyên dùng
phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào
tạo, máy móc thiết bị, vật tư nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi...) đã làm cho chính sách thuế thêm phức tạp, thiếu minh bạch, mất đi tính
trung lập của thuế.
14
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP
KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI. GIẢI
PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT KHẨU
I.Mục tiêu, chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011-2020,
định hướng đến năm 2030
Theo Quyết định 2417/QĐ-Ttg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ:
Mục tiêu
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010,
cán giảm dần thâm hụt thương mại và tiến tới cân bằng cán cân thương mại.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình qn 11-12%/năm, nhập khẩu 1011%.
Định hướng
Xuất khẩu:
+Phát triển xuất khẩu theo mơ hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều
rộng và chiều sâu, tức là vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao giá trị
xuất khẩu.
+Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hợp lý, nâng tỉ trọng các sản phẩm xuất
khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, có hàm lượng cơng nghệ cao,
sản phẩm thân thiện với môi trường;
15
+Giảm dần xuất khẩu các nhóm hàng nhiên liệu, khống sản; nâng cao năng suất,
chất lượng và giá trị gia tăng của các nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản
+Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
.
II. Giải pháp hồn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu
Một số thủ thuật gian lận thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Một là, cố tình kê khai sai số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Trong điều kiện đơn giản hóa thủ tục hải quan hiện nay, nhiều lô hàng được miễn
kiểm tra, việc kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thơng quan chỉ tiến hành đối
với những lơ hàng có nghi vấn, cịn lại sẽ kiểm tra sau thông quan đối với một số
chủ hàng. Vì vậy, nhiều chủ hàng đã lợi dụng sự thơng thống này để thực hiện
xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không khai báo đầy đủ các mặt hàng hoặc cố tình
khai thiếu số lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu để không phải nộp thuế.
Hai là, khai sai tên hàng, chủng loại hàng, mã số hàng hóa:
Thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được phân biệt theo từng mặt hàng cụ
thể. Theo thông lệ quốc tế, biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được phân loại
theo danh mục HS có mã số hàng hóa cụ thể. Như vậy, tên hàng, chủng loại hàng
và mã số hàng hóa liên quan trực tiếp đến thuế suất của mặt hàng đó. Trong điều
kiện thông quan trước, kiểm tra sau, nhiều chủ hàng đã gian lận thuế nhập khẩu
bằng việc khai báo sai tên hàng, sai mã số hàng hóa. Thậm chí nếu có thể móc
nối được với cán bộ hải quan biến chất, chủ hàng lại muốn được đưa vào luồng
đỏ (kiểm tra trước, thơng quan sau) vì lơ hàng này khơng thuộc diện kiểm tra sau
16
thơng quan, nên nếu sai sót này được bỏ qua ở khâu kiểm hóa thì hành vi gian lận
có tỷ lệ thành cơng rất cao. Trong trường hợp khơng móc nối được với cán bộ hải
quan, chủ hàng cũng vẫn sẵn sàng thực hiện thủ thuật này và hy vọng vào việc
không nằm ở diện kiểm tra trước hoặc kiểm tra sau thông quan.
Ba là, gian lận về xuất xứ hàng hóa:
Thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam vừa phân biệt theo mặt hàng, vừa phân
biệt theo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, tùy theo xuất xứ của hàng hóa
nhập khẩu mà áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất ưu đãi và thuế suất
thông thường. Như vậy, cùng một mặt hàng, cùng mã hàng hóa nhưng xuất xứ
khác nhau thì thuế suất có thể chênh lệch rất nhiều.
Gian lận về xuất xứ hàng hóa chủ yếu được thực hiện qua thủ thuật nhập hàng
hóa không đủ điều kiện nhưng vẫn sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) 100%
hàm lượng ASEAN (C/O mẫu D) hoặc sử dụng C/O giả. Việc sử dụng C/O giả
có thể do người nhập khẩu bị người xuất khẩu lừa nhưng thường là có sự thỏa
thuận giữa hai bên.
Bốn là, gian lận về trị giá tính thuế:
Việc gian lận thuế qua trị giá chủ yếu diễn ra ở những mặt hàng có thuế suất cao
như: ơ tơ, xe máy, linh kiện điện tử, máy móc, hàng tiêu dùng... Các hành vi gian
lận thường được thực hiện dưới các hình thức sau:
- Chủ hàng câu kết với người xuất khẩu cố tình ghi giá trong hợp đồng và hóa
đơn thương mại thấp hơn giá thực tế mua bán đối với những mặt hàng chịu thuế
suất cao (chủ yếu là các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt).
- Chủ hàng dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan hải quan để khai báo trị
giá của các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự thấp hơn trị giá giao dịch thực
tế, sau đó khai báo thấp dần trị giá khai báo đối với các lô hàng giống hệt, tương
tự đã nhập khẩu trước. Bằng hành vi này, chủ hàng đã lợi dụng các quy định về
17
xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo phương pháp trị giá giao dịch hàng
nhập khẩu giống hệt/tương tự để được tính thuế với mức giá thấp hơn so với trị
giá giao dịch thực tế.
- Chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với lô hàng nhập thử (với số lượng ít) để
thăm dị thái độ của cơ quan hải quan (hải quan thường ít để ý kiểm tra lơ hàng
số lượng ít, tổng giá mua thấp), sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng
thời gian ngắn theo mức giá thấp đã khai báo trước đó và khi cơ quan hải quan
chưa kịp xác minh và xử lý, chủ hàng đã tiến hành giải thể DN hoặc bỏ trốn khỏi
địa chỉ đăng ký kinh doanh.
- Chủ hàng lợi dụng các quy định về chiết khấu, giảm giá hoặc khơng khai báo
tiền bản quyền, phí giấy phép, các khoản trợ giúp, phí hoa hồng hoặc các khoản
thanh tốn gián tiếp để làm giảm trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
- Chủ hàng khai tăng trị giá tính thuế so với giá trị thực tế của hàng hóa nhập
khẩu để tăng vốn đầu tư, tăng giá thành hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, từ đó,
“chuyển” lợi nhuận sang cho cơng ty mẹ ở nước ngồi để được hưởng thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Đây là hành vi gian lận giá tính thuế hàng hóa
nhập khẩu nhưng có liên quan chặt chẽ đến hành vi chuyển giá.
Năm là, giả mạo điều kiện và chứng từ để hưởng ưu đãi thuế:
Các ưu đãi thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm có các quy định về
miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế. Để được hưởng các ưu đãi này, người xuất
khẩu, nhập khẩu phải thỏa mãn những điều kiện nhất định và phải có đầy đủ các
hồ sơ, chứng từ để chứng minh các điều kiện đó. Các dạng ưu đãi thường bị lợi
dụng để gian lận về điều kiện và giả mạo chứng từ là gia công xuất khẩu, sản
xuất xuất khẩu và ưu đãi đối với một số dự án đầu tư ở một số lĩnh vực hoặc ở
địa bàn kinh tế xã hội khó khăn. Các biểu hiện cụ thể của thủ thuật gian lận này
là:
18
- Nhập khẩu hàng hóa khơng phải là thiết bị đồng bộ, không thỏa mãn điều kiện
miễn thuế nhưng khai báo là các bộ phận, thiết bị của thiết bị đồng bộ để được
miễn thuế.
- Tẩy xóa, sửa chữa vận tải đơn để tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu từ nguyên
liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu. Điển hình cho thủ đoạn này là Cơng ty Cổ
phần may Hồ Bình. Cơng ty này đã sửa chữa vận tải đơn để làm thủ tục thực
xuất áo thun với số lượng 42 kiện hàng nhằm được miễn thuế nhập khẩu của số
vải nhập khẩu tương ứng.
- Kê khai sai về định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu, khai sai về định mức hao
hụt đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hoặc gia cơng hàng hóa xuất khẩu để
bán hàng đã sản xuất, gia công từ nguyên liệu nhập khẩu vào thị trường nội địa,
từ đó trốn thuế của nguyên liệu nhập khẩu. Đây là một thủ đoạn gian lận khá phổ
biến hiện nay. Dạng gian lận này có ở mọi địa phương trong cả nước. Chẳng hạn
như, tại Cục Hải quan Bình Dương, năm 2010 tiến hành kiểm tra 60 vụ thì phát
hiện 19 vụ vi phạm với số thuế truy thu 8,5 tỷ đồng.
- Giả mạo định mức tiêu hao nguyên, vật liệu nhập khẩu đối với hàng hố gia
cơng. Theo đó, DN sử dụng bản định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã ký sao y
bản chính khơng phải là bản thật (bản gốc), thực chất đó là bản định mức đã cắt
dán để hợp thức hoá giấy tờ kèm theo bộ hồ sơ xuất khẩu.
Sáu là, lợi dụng quy định quản lý kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất để bán
hàng vào thị trường nội địa:
Theo quy định pháp luật hiện hành, nếu thực hiện đúng mục đích của hoạt động
tạm nhập, tái xuất thì hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu hoặc không
phải nộp thuế khi tạm nhập và khi tái xuất. Tùy theo từng trường hợp mà hàng
hóa phải làm thủ tục hải quan hoặc không làm thủ tục hải quan nhưng phải lưu ở
kho ngoại quan hoặc kho bảo thuế và phải chịu sự giám sát của hải quan. Tuy
nhiên, một số DN đã sử dụng một số thủ thuật để trốn thuế, đó là các thủ đoạn
19