Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thực trạng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Trung Ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.09 KB, 7 trang )

Đề tài: Thực trạng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng nhà nước
Việt Nam - giải pháp phát triển.
I Khái niệm:
Nghiệp vụ tín dụng của NHTW là việc NHTW cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua việc
cho vay đối với các TCTD hay Kho bạc nhà nước. Như vậy, hoạt động tín dụng của NHTW
thực chất là thực hiện một trong những kênh cung ứng tiền cho nền kinh tế.
Nghiệp vụ tín dụng của NHTW được hiểu là hoạt động cho vay của NHTW. Tuy nhiên KH đi
vay của NHTW là những KH đặc biệt, đó là các tổ chức tín dụng hay chính phủ. Nói cách
khác NHTW thực hiện chức năng NH của các NH và NH của chính phủ.
Khi NHTW cho các TCTD vay, hoạt động này đạt 2 mục đích: phát hành tiền của NHTW
vào lưu thông qua các TCTD, điều tiết vốn khả dụng của các TCTD thông qua điều tiết lượng
tiền tệ trong lưu thông.
Khi NHTW tạm ứng cho NSNN theo quyết định của chính phủ, lúc đó tiền của NHTW được
phát hành vào trong lưu thơng thơng qua chỉ tiêu của chính phủ, mặt khác chính phủ có điều
kiện thực hiện nhiệm vụ của mình.
-- Như vậy với hoạt động tín dụng NHTW vừa sử dụng như 1 kênh phát hành tiền đồng thời
là công cụ để tăng cường khả năng điều tiết lượng cung tiền, nâng cao hoạt động quản lý của
NHTW.
II.

Các nghiệp vụ tín dụng

A. Cho vay tái cấp vốn( Refinacing)
1. Khái niệm:
Là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn
hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTM và TCTD bao gồm các hoạt động: chiết khấu,
tái chiết khấu chứng từ có giá, cho vay có đảm bảo bằng các chứng từ có giá.
Hình thức:
-

Cho vay cầm cố chứng từ có giá( Mortgaged Lending)


Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác( Discounting and
rediscounting)( thay đổi thông tin luật nhtw 2010, điều 11.)
B. Cho vay thanh toán( Lend for paying)
Cho vay thanh toán của NHTW nhằm giúp các NHTM, các tổ chức TC khác khơi phục năng lực
thanh tốn. Cho vay thanh tốn khơng phải là hình thức tiếp vốn cho các NHTM nhằm hỗ trợ
hoạt động tín dụng, mà chỉ là nhằm khơi phục khả năng chi trả.
Các hình thức cho vay thanh toán:
1.1 Cho vay thanh toán thường xuyên (Thanh toán bù trừ, cho vay qua đêm)


Các NHTM phải thanh toán bù trừ lẫn nhau ( bù trừ thông thường và bù trừ điện tử) do NHTW
tổ chức chủ trì thanh tốn. Để q trình thanh tốn bù trừ đó diễn ra thơng suốt và thực hiện tuyệt
đối sẽ NHTW cho các NHTM, TCTD vay vốn để đảm bảo có nguồn thanh tốn nếu như tại thời
điểm bù trừ các NHTM thiếu vốn (trên TK tiền gửi tại NHTW khơng có hoặc khơng đủ tiền) sau
khi đã bù trừ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả:
-

Nếu NHTM nào có khoản phải thu > Phải trả (thừa) thì NH được hưởng số chênh
lệch thừa, NHTW sẽ hạch tốn ghi có vào TK tiền gửi của NHTM tại NHTW
- Nếu NHTM nào có khoản phải thu < Phải trả (thiếu) thì NH này phải trả số chênh
lệch thiếu. NHTW sẽ trích TK tiền gửi của NHTM mở tại NHTW để trả tiền. Nếu tài
khoản tiền gửi của NHTM khơng đủ số dư để trả thì sẽ được NHTW cho vay để bù
đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ.
Phương thức cho vay thanh toán thường xuyên:
+Phương thức cho vay qua đêm
+Phương thức cho vay thấu chi
1.2 Cho vay khôi phục năng lực chi trả
Khi NHTM mất khả năng chi trả thực sự túc khi dự trữ sơ cấp tại các NHTM được sử
dụng hết thì các NHTM đó bắt buộc phải thực hiện biện pháp thiết lập cân bằng cung cấp thanh
khoản.

Các NHTM và TCTD thường xuyên duy trì khả năng chi trả theo quy định của NHTW
Khả năng chi trả được thể hiện qua tỷ lệ sau:
Khả năng chi trả = Tổng tài sản “Có” rủi ro có thể thanh tốn ngay/Tổng tài sản “Nợ” phải
thanh toán ngay.
Khi NHTM bị mất khả năng chi trả mới ở mức độ khả năng thì NH đó cần có biện pháp
để duy trì khả năng chi trả trong thời gian tới, nhưng nếu khả năng chi trả thực sự xuống quá giới
hạn và đã mất khả năng chi trả thực sự (dự trữ sơ cấp đã sử dụng hết) thì NHTM phải thực hiện
các biện pháp để cân bằng cung cấp thanh khoản, Biện pháp này:
+ Bán dự trữ thứ cấp
+ Vay NHTW (qua đêm) hoặc vay tái chiết khấu
Khi NHTM bị mất khả năng chi trả như vậy, NHTW sẽ cho vay để khôi phục năng lực
chi trả và ổn định hệ thống NHTM. Ngoài ra, những trường hợp mất khả năng chi trả đột biến
(tin đồn thất thiệt) làm cho tình trạng thiếu hụt thanh tốn trầm trọng xảy ra nhanh thì NHTW


cho vay. Đây gọi là cho vay đặc biệt, khoản cho vay này còn áp dụng cho NHTM mất khả năng
thanh toán thường xuyên và trầm trọng.
C. Bảo lãnh ngân hàng
1. Khái niệm:
Khái niệm : Bảo lãnh là việc người thứ ba ( bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền ( bên nhận
bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời
hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa
vụ. Có thể khái niệm Bảo lãnh của NHTM như sau: Bảo lãnh của NHTM là cam kết bằng văn
bản của NHTW đối với bên có quyền là tổ chức tài chính nước ngồi để bảo lãnh cho các NHTM
Các TCTD trong nuoc vay vốn và cam kết với người cho vay là các NHTM, TCTD này sẽ thuc
hiện và trả nợ đầy đủ đúng hạn , nếu không NHTM với 1 cách là người bảo lãnh sẽ đứng ra trả
nợ thay cho NHTM,TCTD đó,…
D- Tạm ứng ngân sách ( Advance payment for budget)
1. Khái niệm:
Là một cơ quan của Chính phủ nên NHTW thực hiện chức năng ngân hàng của Chính phủ, trong

đó xác lập và thực hiện quan hệ tín dụng với Ngân sách Nhà nước. Quan hệ tín dụng này gồm
có:
- Tạm ứng cho NHTW chi tiêu khí Chính phủ bị thiếu hụt tạm thời.
Tuy theo thông lệ quốc tế nhtw vn không cho vay để bù đắp thiếu hụt của nsnn, tuy nhiên trong
th nsnn bị thiếu hụt tạm thời buộc nhtw phải tạm ứng cho nsnn khi có quyết định của TTg CP.
Khoản tạm ứng này phải đc hoàn trả vào năm kế tiếp, với thời hạn không quá 1 năm.
- Cho Ngân sách Nhà nước vay
THỰC TRẠNG:
-

Chính sách tái cấp vốn hiện nay:

Trong giai đoạn 2019 đến nay, NHNN thực hiện tái cấp vốn cho NHTM, TCTD với khối lượng,
lãi suất hợp lý để hỗ trợ thanh toán, cho vay theo các Chương trình của Chính phủ, Thủ tướng
phê duyệt, hỗ trợ lại các TCTD và xử lý nợ xấu. Với các nghiệp vụ bảo lãnh và tạm ứng ngân
sách thì hầu như khơng cịn được đưa vào sử dụng hoặc ít sử dụng, mà tập trung vào nghiệp vụ
cho vay tái cấp vốn hay cho vay thanh toán.
Ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại Việt Nam, ngày 13/3/2020, NHNN đã chủ động ban
hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ
khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Tiếp đó, ngày 16/3/2020, NHNN đã ban hành một
loạt các Quyết định 418/QĐ-NHNN, Quyết định 423/QĐ-NHNN về việc giảm các lãi suất điều
hành. Đến ngày 13/5/2020 một đợt cắt giảm lãi suất điều hành mới đã được NHNN thực hiện
theo các Quyết định 918/QĐ-NHNN, Quyết định 920/QĐ-NHNN.
Ngày 11/11/2020, NHNN ban hành thông tư số 12/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư 05/2020/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn đối với Ngân hàng chính sách XH theo


quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính
sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. NHNN tái cấp vốn đối với NH

CSXH để NSDLĐ vay trả lương ngừng việc đối với NLĐ tối đa tổng số tiền TCV là 16k tỷ
đồng.
Trong năm nay, NHNN ban hành Thông tư 10/2022/TT-NHNN ngày 21/7/2021 quy định về việc
tái cấp vốn đối với Ngân hàng CSXH theo QĐ số 23/2021/QĐ/TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tg
CP quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại
dịch COVID-19. Theo đó, NHNN tái cấp vốn không tài sản bảo đảm đối với NHCSXH, tổng số
tiền tái cấp vốn tối đa 7.500 tỷ đồng, lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm, lãi suất tái cấp vốn quá hạn
là 0%/năm.
Doanh số thực tế cho vay tái cấp vốn giai đoạn 2018- 2020
3000 -500-2000
-

Thành tựu đạt được:

Thực tế, thời gian qua, công cụ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ như:
Thứ nhất, cơng cụ tái cấp vốn mà nòng cốt là việc xây dựng và điều hành khung lãi suất, thời
gian qua đã dần hình thành khung lãi suất định hướng, lãi suất thị trường theo hướng lãi suất tái
cấp vốn, được điều chỉnh dần thành lãi suất trần, lãi suất chiết khấu điều chỉnh thành lãi suất sàn.
Cặp lãi suất tái cấp vốn được giữ khá ổn định và được điều chỉnh tương ứng với sự biến động
của lãi suất thị trường trong từng thời kỳ.
Thứ hai, hoạt động tái cấp vốn của NHNN đã đóng góp không nhỏ trong việc đáp ứng kịp thời
nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại, góp phần ổn định hoạt động của hệ thống
ngân hàng thương mại trong những năm vừa qua. Thông thường, vào các thời điểm cuối năm và
gần Tết Nguyên đán thường xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn vốn thanh toán của các ngân hàng
thương mại do nhu cầu rút tiền của khách hàng, có những ngày lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Đặc
biệt, sự thiếu hụt này thường mang tính hệ thống, do vậy, bất cứ một khâu nào gặp ách tắc sẽ kéo
theo hàng loạt các sự cố tiếp theo. Do vậy, hoạt động tái cấp vốn của NHNN đã góp phần hỗ trợ
các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh tốn, qua đó, duy trì sự ổn định của thị trường tiền
tệ.

Trong bối cảnh dịch Covid-19, từ đầu năm 2020 đến nay NHNN đã giảm lãi suất tái cấp vốn từ
6%/năm xuống 4%/năm; Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4%/năm xuống 2,5%/năm; Lãi suất chào
mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở giảm từ 4%/năm xuống 2,5%/năm; Lãi suất cho
vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh
toán bù trừ của NHNN giảm từ 7%/năm xuống 5%/năm. NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 3
lần các mức lãi suất, tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ trợ
thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tiếp cận nguồn vốn từ
NHNN với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng
phục hồi sản xuất kinh doanh. So với các nước trong khu vực, Philippines giảm 2%; Thái Lan
giảm 0,75%, Malaysia giảm 1,25%, Indonesia giảm 1,25%; Ấn Độ giảm 1,15%; Trung Quốc


giảm 0,3%. Như vậy, Việt Nam hiện là một trong những nước có mức giảm lãi suất điều hành
lớn nhất.,...
Đồng thời, hoạt động tái cấp vốn cịn có vai trị trong việc hỗ trợ vốn ngắn hạn, các nhu cầu bất
thường xảy ra nhằm hỗ trợ các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh tốn.
Một ví dụ điển hình, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng sau khi
các tổ chức tín dụng cho VNA vay bổ sung vốn phục vụ sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết số
135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội (Nghị quyết của Quốc hội) và Nghị quyết số
24/NQ-CP ngày 29/7/2020 của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VNA do ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19, Nghị quyết số 194/NQ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về
triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VNA do ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19 (Nghị quyết của Chính phủ). Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước thực
hiện tái cấp vốn bằng đồng Việt Nam, khơng có tài sản bảo đảm trên cơ sở đề nghị của tổ chức
tín dụng và số tiền cho vay của các khoản cho vay của tổ chức tín dụng đối với VNA theo Nghị
quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ. Tổng số tiền giải ngân tái cấp vốn đối với các
tổ chức tín dụng tối đa là 4.000 tỷ đồng. Các khoản cho vay của tổ chức tín dụng đối với VNA
được tái cấp vốn là các khoản cho vay của tổ chức tín dụng đối với VNA theo Nghị quyết của
Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ do VNA xác định. Lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm; lãi
suất áp dụng đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn thực hiện theo quy định tái cấp vốn của Ngân

hàng Nhà nước. Đây là điều chưa từng có.
Bên cạnh đó, NHNN cũng đã chỉ đạo TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi
suất cho vay hợp lý; triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất
huy động và lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua
khó khăn. Việc điều hành giảm các mức lãi suất nêu trên cùng với các giải pháp chính sách tiền
tệ (CSTT) đồng bộ đã tác động làm giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Mặt bằng lãi
suất cho vay giảm đã góp phần giảm bớt khó khăn, tăng khả năng tiếp cận vốn vay cho DN và
người dân. Quyết định giảm đồng bộ các mức lãi suất của NHNN nêu trên cùng với việc quyết
liệt chỉ đạo TCTD tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các TCTD giảm
lãi suất cho vay một cách bền vững trong thời gian tới, góp phần tích cực giảm bớt khó khăn cho
nền kinh tế.
Các chính sách của NHNN đã góp phần dẫn đến những chuyển động tích cực trên thị trường tài
chính. Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, có thời điểm đã xuống sát mức 0% đối với kỳ hạn qua
đêm. Lãi suất huy động cũng giảm mạnh. Cụ thể, hiện nay (thời điểm đầu tháng 9/2020), lãi suất
huy động VND kỳ hạn 1 tháng cao nhất tại 4 NHTM Nhà nước, bao gồm Vietcombank,
Vietinbank, BIDV và Agribank, chỉ còn khoảng 3,5%/năm. Các NHTM cũng đã từng bước cơ
cấu nợ cho doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay. Tính đến 14/9/2020, ngành Ngân hàng đã cơ cấu
lại thời hạn trả nợ cho trên 271.000 khách hàng với dư nợ 321 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi
suất cho gần 485 nghìn khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với
doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 2,5% so với trước dịch.


Các NHTM giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục để tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh
nghiệp. Đặc biệt, các ngân hàng triển khai tích cực Thơng tư 01/2020/TT-NHNN cơ cấu lại nợ
giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ DN. Theo Vụ Tín dụng, đến 9/11/2020, các TCTD đã cơ cấu lại
thời hạn trả nợ cho 272.183 khách hàng với dư nợ 341.855 tỷ đồng. Song song với đó, các TCTD
cũng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho 552.725 khách hàng với dư nợ 931.018 tỷ đồng và cho vay
mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt hơn 2,017 triệu tỷ đồng.

-


Một số hạn chế còn tồn tại:

Thứ nhất, về lý thuyết cũng như trên thực tế, chính sách tiền tệ chủ yếu tác động đến lãi suất
ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng. Với việc lãi suất qua đêm đang ở mức rất thấp trong lịch
sử (gần 0%), cịn lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm cũng đã ở mức dưới 2% vào cuối
tháng 6/2020, việc giảm thêm lãi suất ngắn hạn là khó khả thi.
Lãi suất cho vay chỉ giảm rất ít so với lãi suất huy động, chưa thực sự kích thích được các doanh
nghiệp có nhu cầu vay nợ. Ngồi ra, có khơng ít doanh nghiệp phàn nàn, đánh giá thấp về mức
độ thuận lợi khi tiếp cận thơng tin về chính sách tín dụng.
Theo kết quả điều tra của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, trong số các lý do doanh
nghiệp không tiếp nhận được các hỗ trợ, có tới 54,67% doanh nghiệp khơng đáp ứng được điều
kiện; 29,95% doanh nghiệp khơng biết đến các chính sách hỗ trợ; 14,88% đánh giá quy trình, thủ
tục cịn phức tạp.
Để tiếp tục hỗ trợ cho nền kinh tế, doanh nghiệp trong năm nay NHNN tiếp tục duy trì mức lãi
suất huy động và cho vay thấp. Tuy nhiên, có thể rủi ro sẽ gia tăng khi chính sách tiền tệ tiếp tục
nới lỏng mạnh. Chính sách này chỉ giúp giảm gánh nặng nợ vay hiện tại hơn là mở rộng hơn nữa
khoản tín dụng đi vào sản xuất. Vì vậy, một phần dịng vốn có thể đã chuyển sang trú ẩn ở lĩnh
vực chứng khoán, trái phiếu và bất động sản.
Thứ tư, hiện nay, tỷ lệ cung tiền/GDP đang ở mức khá cao, khoảng trên 160%. Tỷ lệ này hàm ý
rằng một lượng tiền khá lớn đã được bơm vào nền kinh tế thơng qua vay nợ. Nói cách khác, các
doanh nghiệp đang nợ khu vực ngân hàng một khoản tiền lớn gấp 1,6 lần GDP, tức là gánh nặng
nợ tương đối lớn. Bởi vậy, nguy cơ nợ xấu có thể phát sinh là không hề nhỏ, nguy cơ nợ xấu gia
tăng trong thời gian tới do Covid-19 đang hiện hữu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc hạ thêm lãi suất có thể là cần thiết đối với các
khoản vay cũ nhằm giảm chi phí trả nợ cho doanh nghiệp. Mặc dù vậy, giải pháp này cũng khó
thực hiện do sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM, trừ khi Chính phủ thực hiện bù lãi suất.
-

Giải pháp phát triển


Theo đó, các chuyên gia cho rằng, để phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam năm 2021, chính
sách tiền tệ cần khắc phục những bất cập như: đơn giản hoá điều kiện và thủ tục vay vốn hỗ trợ
cho doanh nghiệp. Ngoài ra, NHNN phải kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm
ẩn rủi ro đồng thời tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tiêu dùng. Song song với đó, chỉ đạo các
TCTD phát triển đa dạng sản phẩm, tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp của


người dân, góp phần ngăn chặn “tín dụng đen”. Nhất là tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ
khó khăn, đẩy mạnh cho vay mới hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh sau thiên tai,
dịch bệnh.

Khuyến nghị về chính sách ở cấp độ định hướng vĩ mơ, chính sách tiền tệ nới lỏng cần hết sức
thận trọng về quy mô và thời gian kéo dài, đặc biệt là khi các hoạt động kinh tế sôi động trở lại.
Lùi thời hạn giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thêm 1 năm để giảm áp lực huy
động vốn cho các ngân hàng, nhất là khi các ngân hàng đang triển khai các giải pháp hỗ trợ DN
gặp khó khăn do tác động của Covid.



×