Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến lối sống của con người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.2 KB, 73 trang )

Tr-ờng đại học vinh
Khoa giáo dục chính trị

ảNH HƯởNG CủA NHÂN SINH QUAN PHậT GIáO
ĐếN LốI SốNG CủA CON NGƯờI VIệT NAM HIệN NAY

Khóa luận tốt nghiệp đại học
CHUYÊN NGàNH: chÝnh trÞ – LUËT

Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Viết Quang
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Thu Phương

Lớp:

48B3 Chính trị - Luật

Vinh - 2011


Lời cảm ơn
thc hin khúa lun ny, ngoi s cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Hội đồng khoa học - Đào
tạo của khoa Giáo dục chính trị, các thầy cô giáo trong Bộ môn triết học, sự
động viên, chia sẻ của gia đình, bạn bè và những người thân. Đặc biệt, tôi xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và chu đáo của thầy giáo, TS. Trần
Viết Quang - Người đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận. Đó là
những nguồn động viên tinh thần vô cùng lớn lao để cổ vũ và tiếp thêm nghị
lực cho tơi hồn thành tốt khóa luận này.
Với tấm lịng tri ân sâu sắc, tơi xin chân thành gửi lời cám ơn tới tất cả


thầy cô, gia đình và bè bạn đã ln ở bên cạnh tơi những lúc khó khăn, cho tơi
niềm tin vào con đường của học vấn, của tri thức sÏ dẫn tới những kết quả tốt
đẹp. Mong mọi người sẽ tiếp tục ủng hộ tôi nhiều hơn nữa.
Chúc mọi người sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Vinh, tháng 5 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................... 4
7. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 4
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT
GIÁO ................................................................................................................. 5
1.1. Vài nét về Phật giáo ................................................................................... 5
1.2. Triết lý nhân sinh trong hệ tư tưởng Phật giáo .......................................... 6
1.3. Những nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo .............................. 8
Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN
LỐI SỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN
HIỆN ĐẠI ....................................................................................................... 18
2.1. Vấn đề lối sống và những yếu tố ảnh hưởng đến lối sống của con người

Việt Nam ......................................................................................................... 18
2.2. Ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng của nhân sinh quan Phật giáo đến lối
sống của con người Việt Nam ......................................................................... 32
2.2.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam ................... 32
2.2.2. Những nét biểu hiện của nhân sinh quan Phật giáo trong lối sống
của con người Việt Nam ................................................................................. 43
Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY ẢNH
HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA NHÂN
SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA CON
NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................... 50


3.1. Nâng cao nhận thức về những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo
đối với lối sống của con người Việt Nam ....................................................... 50
3.2. Kết hợp giữ gìn và phát huy những giá trị nhân văn của nhân sinh quan
Phật giáo với việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống trong lối
sống của con người Việt Nam ......................................................................... 53
3.3. Kết hợp giữ gìn và phát huy những giá trị nhân văn của nhân sinh quan
Phật giáo với việc học tập lối sống cao đẹp của Hồ Chí Minh ....................... 56
3.4. Phát huy vai trị tích cực của các tổ chức Phật giáo trong xây dựng lối
sống của con người Việt Nam ......................................................................... 58
3.5. Đấu tranh chống những hiện tượng lợi dụng Phật giáo gây ảnh hưởng xấu
đến lối sống của các tầng lớp xã hội ............................................................... 60
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 69


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với q trình tồn tại, phát triển trên 2500 năm, Phật giáo luôn đồng

hành và chi phối lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội của Ấn Độ, cũng như các
nước phương Đông. Nội dung , tính chất cũng như vai trị của Phật giáo đã và
đang là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu lí luận. Dường như trong mỗi
bước tiến của lịch sử thì từng vấn đề trong nội dung của Phật giáo lại được đề
cập, xem xét lại và được đánh giá một cách đầy đủ và đúng đắn hơn.
Cuộc sống ngày càng phát triển theo quy luật phủ định của phủ định,
một vịng xốy ốc tới đỉnh cao của sự hồn thiện, nó địi hỏi con người luôn
đối diện với những thử thách mới nhằm tồn tại và tự khẳng định mình. Theo
từng giai đoạn, từng thế hệ, các chuẩn mực lối sống cũng được thay đổi cho
phù hợp với sự vận động đó. Tuy nhiên, có những điều tưởng chừng như cũ
xưa đã khơng cịn hợp thời nữa thì vẫn cịn tồn tại và chứng minh tầm quan
trọng không thể thay đổi đối với đời sống của con người cho dù trải qua nhiều
thế kỉ và biến đổi của lịch sử.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ lâu và thực sự tư tưởng Phật giáo
đã trở thành một góc trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Từ đó có
thể nói rằng, bên cạnh hình ảnh "cây đa, bến nước, sân đình" thì hình ảnh mái
chùa cũng là biểu tượng thân thương, thấm sâu vào tiềm thức và trở thành một
trong những giá trị văn hóa của con người Việt Nam. Đó là nét chung nhất
cho sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam, và đồng thời
những tư tưởng nhân sinh quan cơ bản của Phật giáo đã thấm sâu vào tiềm
thức của người Việt, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của
xã hội Việt Nam truyền thống.
Chúng ta đang trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên
cạnh những mặt tích cực, kinh tế thị trường cũng có những hạn chế nhất định

1


và biểu hiện của mặt trái kinh tế thị trường là sự suy thoái, xuống cấp nghiêm

trọng về lối sống.
Trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, nhân sinh quan Phật giáo có
vị trí và vai trị quan trọng góp phần định hướng cho sự phát triển nhân cách,
tư duy con người Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng , tác
động của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
còn mang tính hai mặt, tích cực và tiêu cực. Làm sao để phát huy những ảnh
hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo
trong lối sống xã hội là điều thôi thúc tôi lựa chọn đề tài : “Ảnh hưởng của
nhân sinh quan Phật giáo đến lối sống của con người Việt Nam hiện nay” làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo với nội dung, tính chất,
đặc biệt là vai trị lịch sử của nó ln là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu
lý luận. Nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách nổi tiếng trên thế giới
được biết đến như: “ Tìm hiểu về Phật giáo” của tác giả Thái Uyển; cuốn “
2500 năm Phật giáo” của tác giả P.V.Bapat; Tác giả Junjro Takakusu nổi
tiếng với “Tinh hoa triết học Phật giáo”.
Ở Việt Nam, chúng ta có thể kể đến: "Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử
tư tưởng Việt Nam" của Viện Triết học, Hà Nội, 1986; "Lịch sử Phật giáo
Việt Nam" của PGS Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Viện Triết học, Hà Nội,
1991; "Lịch sử tư tưởng Việt Nam", tập I của Nguyễn Tài Thư (chủ biên),
NXB Khoa học xã hội, 1993 ; "Thiền học Trần Thái Tơng" của Nguyễn Đăng
Thục, NXB Văn hóa Thơng tin, 1996; "Tơn giáo tín ngưỡng hiện nay, mấy
vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết" của Trung tâm Thông tin tư liệu - Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996; "Văn hóa Phật giáo và lối sống
của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ" của Nguyễn Thị Bảy, NXB
Văn hóa thơng tin 1997; "Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với
con người Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), NXB Chính trị
quốc gia, Hà nội 1997; "Tư tưởng triết của học Thiền phái Trúc Lâm đời Trần"
của Trương Văn Chung, NXB Chính trị quốc gia, 1998; "Ảnh hưởng của tư

2


tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam" của Lê
Hữu Tuấn, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
1998; "Tư tưởng Phật giáo Việt Nam" của Nguyễn Duy Hinh, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1999 ; "Phật Giáo với văn hóa Việt Nam" của Nguyễn Đăng
Duy, NXB Hà Nội, 1999; "Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam", tập I của
Nguyễn Hùng Hậu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 v.v...
Có thể nhận xét một cách khái qt, những cơng trình nghiên cứu trên
đều thống nhất ở một số điểm: Phật giáo có ảnh hưởng nhất định trong đời
sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là đời sống tinh thần. Những triết lý đầy tính
nhân sinh của Phật giáo kết hợp với văn hóa truyền thống đã tạo nên sự phong
phú của đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Những cơng trình nghiên
cứu nói trên, trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các mức độ và khía cạnh khác nhau,
đã thể hiện tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống
xã hội Việt Nam. Do đó, việc đánh giá những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực
của Phật giáo, mà trước hết là nhân sinh quan Phật giáo, trên cơ sở đó đưa ra
những giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng triết học này trong đời sống xã hội Việt Nam
lâu nay, là việc làm hết sức có ý nghĩa.
Tuy nhiên, vấn đề ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong lối
sống của xã hội Việt Nam hiện nay, chỉ mới được đề cập từng mặt, cho đến
nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách chun sâu, có hệ thống.
Các cơng trình nghiên cức trên với nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau
đã tạo điều kiện cho tác giả tham khảo, trên cơ sở đó tìm được một hướng đi
phù hợp, nhằm giải quyết những vấn đề mà khóa luận đề ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề tài nhằm phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của nhân sinh quan

Phật giáo đến lối sống của xã hội Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải
pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
nhân sinh quan Phật giáo trong quá trình xây dựng lối sống mới.

3


3.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo; nội
dung tư tưởng cơ bản của Phật giáo.
Thứ hai, phân tích những nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo.
Thứ ba, phân tích những ảnh hưởng cơ bản của nhân sinh quan Phật
giáo đến lối sống của xã hội Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn
chế mặt tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong quá trình xây dựng lối
sống xã hội mới.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chủ yếu nghiên cứu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo
tới lối sống của xã hội Việt Nam..
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng các phương pháp và phương pháp luận biện chứng duy
vật, chú trọng các phương pháp phân tích, tổng hợp, logic và lịch sử, điều tra
xã hội học, thống kê,..v.v..
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài chỉ ra ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo, các giải pháp
nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân
sinh quan Phật giáo trong giáo dục lối sống, xây dựng lối sống mới xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.
Những luận điểm và kết luận trong khóa luận có ý nghĩa thiết thực đối
với việc tìm hiểu, nghiên cứu Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật

giáo nói riêng. Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và
học tập môn triết học, đạo đức học.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài luận văn gồm 3 chương, 10 tiết

4


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO

1.1. Vài nét về Phật giáo
Ấn Độ cổ đại là một vùng đất thuộc Nam Châu Á với đặc điểm khí hậu,
đất đai đa dạng và khắc nghiệt cùng sự án ngữ của vòng cung dãy Hy – Mã Lạp – Sơn kéo dài trên 2000km. Đây là yếu tố địa lý có ảnh hưởng nhất định
tới q trình hình thành văn hố, tơn giáo và tư tưởng triết học của người Ấn
Độ cổ đại. Tuy nhiên nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới q trình đó là nhân
tố kinh tế – xã hội, trong đó đặc biệt là sự tồn tại từ rất sớm và kéo dài của kết
cấu kinh tế xã hội theo mơ hình đặc biệt mà Các Mác gọi là “Công xã nông
thôn”. Trong kết cấu này, chế độ quốc hữu về ruộng đất được các nhà kinh tế
điển hình là chủ nghĩa Mác coi là “chiếc chìa khố” để hiểu tồn bộ lịch sử
Ấn Độ cổ đại. Chính trong mơ hình này đã làm phát sinh chủ yếu không phải
là sự phân chia đối kháng giai cấp giữa chủ nô và nô lệ như ở Hy Lạp cổ đại,
mà là sự phân biệt hết sức khắc nghiệt và giai dẳng của bốn đẳng cấp lớn
trong xã hội: Tăng nữ, q tộc, bình dân tự do và tiện nơ (nơ lệ). Thêm vào đó
người Ấn Độ cổ đại đã tích luỹ được những tri thức rất phong phú về các lĩnh
vực toán học, thiên văn, lịch pháp, nông nghiệp v.v…
Tất cả những yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và tri thức nói trên đã
hợp thành cơ sở hiện thực cho sự phát triển những tư tưởng triết học – tôn
giáo Ấn Độ cổ đại.
Phật giáo là một trường phái triết học – tơn giáo điển hình của nền tư

tưởng Ấn Độ cổ đại và có nhiều ảnh hưởng rộng rãi, lâu dài trên phạm vi thế
giới. Ngày nay với tư cách là một tôn giáo, Phật giáo là một trong ba tôn giáo
lớn nhất trên thế giới.
Người sáng lập Phật giáo là Thích – Đạt - Đa, vào khoảng thế kỷ thứ
VI tr.CN. Sau này ông được tôn xưng với nhiều danh hiệu khác nhau: Như

5


Lai, Phật Tổ, Đức Thế Tôn… nhưng khá phổ biến là “Thích Ca Muni”
(Sakyamuni – nghĩa là “bộc hiền giả dòng Sakya”).
Sau Sakyamuni một vài thế kỷ, Phật giáo được phân chia thành tông
phái lớn là tiểu thừa giáo và đại thừa giáo (nghĩa là “cỗ xe nhỏ” và “cỗ xe
lớn”). Tiểu thừa giáo phát triển về phía Nam Ấn Độ rồi truyền bá sang
Xêrilanca, Philippin, Lào, Campuchia, Nam Việt Nam…Đại thừa giáo phát
triển mạnh ở Bắc Ấn Độ, truyền bá vào Tây tạng, Trung hoa, Nhật bản, Bắc
Việt Nam…
Kinh điển của Phật giáo gồm: Kinh – Luật – Luận (gọi là “Tam tạng” –
tức “ba kho kinh điển”). Mà về mặt triết học thì quan trọng nhất là “kinh” và
“luận”. “Tam tạng” kinh điển của Phật giáo được ghi bằng hai hệ Pali và
Sankrit (Ngữ bộ Nam và Bắc Ấn) có tới trên 5000 quyển.
1.2. Triết lý nhân sinh trong hệ tư tưởng Phật giáo
Nhân sinh quan Phật giáo là phần trọng tâm của triết học này. Cũng
như nhiều trường phái khác của triết học Ấn Độ cổ đại, Phật giáo đặt vấn đề
tìm kiếm mục tiêu cứu cánh nhân sinh ở sự “giải thốt” (Moksa) khỏi vịng
ln hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvana). Tính quần
chúng của luận điểm nhân sinh Phật giáo thể hiện ở chỗ nêu cao tinh thần
“bình đẳng giác ngộ”, tức là quyền thực hiện sự giải thoát là cho tất cả mọi
người mà cao hơn nữa là của mọi “chúng sinh”. Điều này mang tính nhân bản
sâu sắc, vượt qua giới hạn đẳng cấp khắc nghiệt vốn là một truyền thống

chính trị Ấn Độ cổ đại. Nó nói lên khát vọng “tự do cho tất cả mọi người”,
không thể là độc quyền của một đẳng cấp nào, dù đó là đẳng cấp tăng nữ hay
q tộc, bình dân hay tiện nơ. Nhưng đó khơng phải kêu gọi gián tiếp cho
quyền bình đẳng về mặt chính trị mà là bình đẳng trong sự mưu cầu cứu cánh
giác ngộ. Có thể, đây là lời kêu gọi gián tiếp cho quyền bình đẳng xã hội của
Phật giáo, và như vậy Phật giáo thật sự là một trường phái thuộc phái “khơng
chính thống” (tức phái cải cách) của nền tư tưởng Ấn Độ cổ đại.

6


Nội dung triết học nhân sinh của Phật giáo tập trung ở bốn luận điểm
(gọi là “tứ diệu đế”). Bốn luận điểm này được Phật giáo coi là bốn chân lý vĩ
đại về cuộc sống nhân sinh cho bất cứ cuộc sống nhân sinh nào thuộc đẳng
cấp nào.
Luận điểm thứ nhất (khổ đế): Sự thật nơi cuộc sống nhân sinh khơng có
gì khác ngồi sự đau khổ, ràng buộc hệ luỵ, khơng có tự do. Đó là 8 nỗi khổ
trầm lâm bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu: Sinh, Lão, Bệnh, Tử, Thụ
biệt ly (yêu thương chia lìa), n tăng hội (ốn ghét nhau mà phải sống với
nhau), Sở cầu bất đắc (cái mong muốn mà không đạt được), và Ngũ thụ uẩn
(5 yếu tố vô thường nung nấu làm khổ).
Luận điểm thứ hai (Nhân đế): là luận điểm giải thích những nguyên
nhân sự thật đau khổ nơi cuộc sống nhân sinh. Đó là 12 nguyên nhân (thập
nhị nhân duyên): 1. Vô minh; 2. Hành; 3. Thức; 4. Danh sắc; 5. Lục nhập; 6.
Xúc; 7. Thụ; 8. ái; 9. Thủ; 10. Hữu; 11. Sinh và 12. Lão Tử.
Trong 12 nhân dun ấy thì “Vơ minh” là ngun nhân thâu tóm tất cả.
Bởi vậy diệt trừ vơ minh là diệt trừ tận gốc rễ sự đau khổ nhân sinh. Dưới góc
độ nhận thức, vơ minh là “ngu tối”, “không sáng suốt”, “thiếu giác ngộ chân
lý”.
Luận điểm thứ ba (Diệt đế): Là luận điểm về khả năng có thể tiêu diệt

được sự khổ nơi cuộc sống nhân sinh, đạt tới trạng thái Niết bàn, cứu cánh
của hành động tự do. Luận điểm này cũng bộc lộ tinh thần lạc quan tôn giáo
của Phật giáo; cũng thể hiện khát vọng nhân bản của nó muốn hướng con
người đến niềm hạnh phúc “tuyệt đối”; khát vọng chân chính của con người
tới Chân – Thiện – Mỹ.
Luận điểm thứ tư (Đao đế): là luận điểm về con đường thể hiện sự diệt
khổ, đạt tới giải thốt. Đó khơng phải là con đường sử dụng bạo lực mà là con
đường “tu đạo”. Thực chất của con đường này là hoàn thiện đạo đức cá nhân.
Sự giải phóng mang ý nghĩa của sự thực hiện cá nhân, không mang ý nghĩa
của những phong trào cách mạng hay cải cách xã hội. Đây là nét đặc biệt của
7


“tinh thần giải phóng nhân sinh” của Phật giáo Tám ngun tắc (hay “bỏt
chính đạo”) có thể thâu tóm vào ba điều học tập, rèn luyện lớn là: Giới - Định
– Tuệ (tức là: Giữ giới luật, thực hành thiền đinh và khai thơng trí tuệ Bát
nhã). Triết học Ấn Độ cổ đại đã đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề của tư duy
triết học. Đó là những vấn đề thuộc bản thể luận, nhận thức luận và nhân sinh
quan triết học.Giải quyết vấn đề bản thể luận, triết học Ấn Độ đã hướng tư
duy (suy tư) vào nguồn gốc sinh thành của vạn vật, truy cứu nguồn gốc khởi
đầu của chúng. Trong quá trình suy tư triết lý ấy, đôi khi đã đạt tới ý tưởng
siêu thực; vượt qua tầm suy nghĩ, nhận thức giác quan đạt tới những phán
đốn siêu hình (Motaphidica) về cội nguồn của tồn tại. Chính tại điểm này
làm xuất hiện những cảm nhận về tính biện chứng của tồn tại: Sự thăng bằng
của các yếu tố, sự mất thăng bằng của những xung lực nội tại – sự biến hoá
sinh thành của vạn vật từ cái vơ hình – siêu vật lý - đến cái hữu hình, đa dạng.
Một xu hướng khá đậm nét mà các nền triết học khác của thế giơí ít
quan tâm đó là sự giải quyết những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tâm linh tơn
giáo, đi tìm cái Đại ngã trong cái Tiểu ngã của mỗi thực thể cá nhân. Ở đây xu
hướng “hướng nội” (khác với xu hướng “hướng ngoại” của tôn giáo phương

Tây) trở thành một su hướng trội và cũng thế mạnh của tư duy Ấn Độ, nhờ đó
mà đã đi sâu vào những “bí ẩn” của đời sống nhân sinh. Những sự thật cuộc
đời mà Phật giáo đề cập đến là những hiển nhiên với bất cứ ai, dù người đó
thuộc về đẳng cấp, giai cấp hay dân tộc nào, vậy là suy tư triết học nhân sinh
ấy đã đạt tới nhân sinh nhân loại. Đó cũng là một nguyên nhân nội tại khiến
cho nó có sức sống toả rộng ra nhiều dân tộc, ở nhiều thời đại. Có thể nói: Sự
phản tỉnh nhân sinh là một nét trội và có ưu thế của nhiều học thuyết triết học
Ấn Độ cổ đại, rất hiếm thấy ở các nền triết học khác. Đó cũng là một giá trị
thần triết học mà con người hiện đại không thể bỏ qua.
1.3. Những nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo
Từ một vũ trụ quan căn cứ trên những thuyết nhân duyên sinh, thuyết
sự vật duyên khởi đi đến nhận thức là vô thủy, vô chung, từ những thuyết vô
8


thường, vơ ngã bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về những quan niệm của Đạo
Phật về vấn đề nhân sinh quan. Ở đây chúng ta sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi:
–Con người là gì ? Từ đâu mà sinh ra? Chết rồi đi đâu ?

Vị trí của con người trong Đạo Phật.
–Quan niệm của Phật về các vấn đề:bình đẳng, tự do, dân chủ....
–Có phải cuộc sống chỉ toàn là đau khổ ? và vấn đề giải thốt trong Đạo Phật

là gì?
Trước khi trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ tìm hiểu và phân tích Tứ
diệu đế vì đây là giáo lý kinh điển của Phật giáo bao quát toàn bộ các vấn đề trên.
Tứ diệu đế hay còn gọi là tứ chân đế hay tứ thánh đế, là bài thuyết pháp đầu
tiên của Phật sau khi thành đạo tại vườn Lộc giã cho năm từ khưu trước kia đi theo
Phật.
Tứ đế là đạo lý căn bản của Thanh Văn Thừa, đồng thời cũng là cơ sở

của các thuyết khác trong giáo lý Phật.
Tứ đế gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.
Khổ đế:
Trong tứ đế, Phật đưa ra đầu tiên vấn đề khổ, rồi giảng cho ta thấy vì
sao mà khổ , phương pháp diệt khổ và con đường đi đến diệt khổ.
Nói như thế có người hiểu lầm cho rằng đạo Phật chủ trương cuộc đời
chỉ toàn là khổ, và đạo Phật là đạo yếm thế. Thực ra, đạo Phật nhìn cuộc đời
một cách khách quan, không ru người ta vào một giấc mơ Niết Bàn hay cực
lạc và cũng không làm cho người ta sợ hãi, chán nản bởi những đau khổ trong
cuộc sống. Phật chỉ cho chúng ta nhận thức sự vật, cuộc đời theo chân tướng
của nó và chỉ dẫn cho chúng ta đi đến giải thoát.
Danh từ Dukkha của tiếng Xantít ta thường dịch là khổ là chưa thật hết
nghĩa nên mới dẫn đến những hiểu lầm trên.
Trong phép tướng duy thức có nói đến ba loại thụ: khổ thụ, lạc thụ, xả
thụ. Như vậy không phải chỉ có khổ thụ mà cịn có lạc thụ. Đối với cảnh
nghịch sinh ra khổ thụ nhưng đối với cảnh thuận thì sinh ra lạc thú. Các cảnh
9


có thể làm cho người ta vui hoặc khổ hoặc không vui, không khổ. Đạo phật
không phủ nhận những cảm giác vui (lạc thú) của cuộc đời mà còn phân tích
ra nhiều hình thức vui. Nhưng những cái vui ấy, cũng như những cái khổ ấy
đều bao gồm trong danh từ Dukkha, vì những cái vui, cũng như những cái
khổ ấy đều là vô thường hư giả.
Dù người tu hành chứng được những trạng thái thiền định cao siêu thì
những lạc thú siêu thốt ấy vẫn là Dukkha vì những người tu hành ấy chưa
thốt khỏi tam giới vơ thường, hư giả.
Khổ thụ và lạc thụ đều là Dukkha cả, do đó chúng ta phải diệt là diệt
cái Dukkha ấy chứ khơng phải là tránh khổ, tìm vui như thế gian thường
hiểu, thường lầm.

Theo cách phân tích khác Phật chia cái khổ ra làm 8 loại:
1, Sinh khổ: Đã có sinh là có khổ vì đã sinh nhất định có diệt, bị luật vô
thường chi phối nên khổ.
2, Lão khổ: người ta mong muốn trẻ mãi nhưng cái già theo thời gian
vẫn cứ đến. Cái già vào mắt thì mắt bị mờ đi, cái già vào lỗ tai thì tai bị điếc,
vào da, xương tủy thì da nhăn nheo, xương tủy mệt mỏi. Cái già tiến đến đâu
thì suy yếu đến ấy làm cho người ta phiền não.
3, Bệnh khổ: Trong cuộc sống, thân thể thường ốm đau, nhất là khi già
yếu, thân thể suy nhược, bệnh tật dễ hoành hành làm cho người ta đau khổ.
4, Tử khổ : Là cái khổ khi người ta chết. Chứng sinh do nghiệp báo
chịu cái thân nào thì gắn bó với cái thân ấy coi như cái thân duy nhất của
mình thì khi chết thì phiền não vơ cùng.
5, Cầu bất đắc khổ: Người ta thường chạy theo những điều mình ưa
thích, mong cầu hết cái này đến cái khác. Khi chưa cầu được thì phiền não,
khi cầu được rồi thì phải lo giữ nó, nếu nó mất đi thì lại luyến tiếc.
6, Ái biệt ly khổ: nỗi khổ khi phải chia ly.
7, Oán tăng hội khổ: những điều mình chán ghét thì nó cứ tiến đến bên
mình.
10


8, Ngũ ấm xí thịnh khổ: ngũ ấm ấy là sắc ấm, thụ ấm, tưởng ấm, hành
ấm, thức ấm. Ngũ ấm ấy che lấp trí tuệ, phải chịu cái khổ ln hồi trong vơ
lượng kiếp.
Tập đế:
Tập đế cịn gọi là nhân đế, là những nguyên nhân tạo thành sự khổ.
Những ngun nhân đó khơng phải tìm đâu xa mà ở ngay trong mỗi chúng ta.
Ngun nhân thì có nhiều nhưng có thể tóm lại như sau:
1. Tham lam.
2. Giận dữ.

3. Si mê.
4. Kiêu mạn.
5. Nghi ngờ.
6. Thân kiến ( tưởng thân thể là thực có là trường tồn).
7. Biên kiến ( sự hiểu biết một mặt như chấp đoạn, chấp thưởng ).
8. Tà kiến ( sự hiểu biết không đúng ).
9. Kiến thử ( chấp trí hiểu biết của riêng mình là đúng).
10. Giới cấm tu (tu hành khơng chính đạo).
Ba ngun nhân chính (tham, sân, si) Phật cịn gọi là tam độc, là nguồn
gốc của mọi sự khổ. Nguyên nhân của tam độc là do ái dục và vô minh được
thể hiện trong công thức sau:
Nghiệp
ái dục + Vô minh ––––> Sự khổ.
Ái dục: là tham ái, yêu thích do cảm thụ đi đến suy đắm trước những
cảnh yêu thích, vừa lịng, chán ghét cảnh trái ý. Vì say đắm với những cảnh
nên rong ruổi theo cảnh, bám lấy cảnh hình thành nên tham vọng và ước
muốn.
Vơ minh: là mê lầm, không sáng suốt. Đối với những hiện tượng trụ
khơng nhận rõ chân tướng, thực tướng của nó là sự chuyển biến không ngừng,
là vô thường mà lại lầm tưởng các hiện tượng đó là thực có, là thường còn.
11


Vô minh che lấp ta không nhận thấy được chân tâm mà luôn luôn chạy theo
vọng tâm, làm ta thấy có thân, có cảnh, có ta, có người của ta và thấy quý
thân ta, không quan tâm đến người sống quanh ta.
Nghiệp là những hoạt động về thân thể, về lời nói ý nên Phật gọi là thân
nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.
Kết quả của hành động ấy gọi là nghiệp báo. Không phải hoạt động nào
của ta cũng gây nghiệp báo. Những việc như: đi, đứng, nhìn, ngồi,... thì khơng

gây nghiệp báo.
Nghiệp có hai loại: Nghiệp thiện và nghiệp ác.
Nghiệp thiện: là những việc có lợi cho người và đem lại quả báo tốt cho
mình.
Nghiệp ác: là những việc làm hại cho người và đem lại quả báo xấu cho
mình.
Như vậy, Phật đặt số mệnh của con người trong chính tay họ. Tự con
người đã gây nên nỗi khổ cho mình. Do đó, Phật đưa ra lý thuyết thập nhị
nhân duyên để thấy được nguồn gốc của sự vật trong thế gian. 12 nhân duyên
là sợi dây liên tục nối tiếp con người trong vòng sinh tử luân hồi đó là:
1. Vơ minh

5. Lục nhập

2. Hành

6. Xác

10. Hữu

3. Thức

7.Thụ

11.Sinh

4. Danh sắc.

8.Ái


12. Lão tử.

9. Thù

Tập đế là một chân lý thể hiện tính biểu chứng sâu sắc trong mối quan
hệ nhân quả và đã tìm tới các nguyên nhân rất đa dạng, phong phú. Các
nguyên nhân ấy quan hệ với nhau, cái nào cũng có thể làm nhân làm duyên
cho cái khác, như làn sóng trên mặt biển, lớp trước là lớp nhân là duyên cho
lớp sau và cứ thế tiếp diễn. Nhưng cái hạn chế của tập đế là chưa đề cập đến
nguyên nhân từ xã hội. Đặc biệt là chưa nhắc tới quan hệ giai cấp, bóc lột
trong xã hội. Luận điểm này thể hiện rõ từ trào hướng nội hướng nội trong
nhận thức luận Phật giáo.
12


Diệt đế:
Diệt đế là tích quả Niết bàn do thực hành tịnh nghiệp mà đạo đế mang
lại.
Diệt đế là trừ diệt sự khổ để đi đến chỗ an lạc là chỗ kết nghiệp đã hết
khơng cịn ln hồi sinh tử nữa.
Có tịnh nghiệp tất sinh tịnh quả. Ấy là khi diệt đế vọng niệm khơng cịn
khởi lên, tâm hồn ln an trụ trong cảnh vắng lặng là do cảnh giới Niết Bàn.
Niết Bàn có bốn đặc điểm: Thường - Lạc - Ngã - Tịnh.
Thường là thường cịn, khơng biến đổi.
Lạc là an lạc, giải thoát hết phiền não, thâm tâm tự tại.
Ngã là chân ngã, chân thực, thường còn.
Tịnh là thanh tịnh, trong sạch khơng cịn ơ nhiễm.
Niết Bàn là sự chấm dứt mọi phiền não được thực hiện không phải ở
một nơi nào khác, một cõi nào khác mà thực hiện ngay trong cõi thế gian này,
nhờ sự tu hành nghiêm túc mang lại cho ta mọi trạng thái tinh thần đặc biệt:

Trạng thái an lạc, siêu thoát, tịnh diệt.
Phật dạy rằng: khi mơn đệ làm cho lịng mình sạch hết tham lam, nóng
giận và si mê thì mơn đệ đã đến được bến giác, tức là cảnh giới Niết Bàn. Do
đó, con người phải dày cơng tu dưỡng, xoá bỏ được lửa dục, lửa sân, lửa si
mê để chứng được cảnh giới Niết Bàn ngay trong cõi đời hiện tại.
Đạo đế:
Đạo đế là con đường, là môn pháp hướng dẫn cho chúng sinh đạt được
đến quả giải thoát, ra khỏi luân hồi sinh tử.
Pháp môn tu dưỡng ra khỏi luân hồi sinh tư rất nhiều, nhưng thường
được đề cao là phương pháp 37 đạo phẩm.
Phương pháp này gồm có:
1. Tứ niệm xứ:

4.

2. Tứ chính cần:

4.

3. Tứ như ý túc:

4.
13


4. Ngũ cân:

5.

5. Ngũ lực:


5.

6. Bát chính đạo: 8.
7. Thất giác :

7.

Trong 37 đạo phẩm, bát chính đạo là quan trọng nhất. Nó là con đường
giúp người ta thốt khỏi phiền não, đau khổ đi tới cảnh giới Niết Bàn tự tại,
an lạc. Bát chính đạo gồm có:
1. Chính ngữ : là tu nghiệp thanh tịnh, không phát ra lời nói sai trái.
2. Chính nghiệp: hành động chân chính, mang lại lợi ích cho mọi người.
3. Chính mệnh: sống bằng nghề nghiệp chân chính.
4. Chính tịnh tiến : tiến tới trên con đường đạo, khơng đi vào các

đường tà.
5. Chính niệm: tâm trí ln ln nghĩ đến đạo lý vơ ngã, diệt trừ những

kiến chấp mê lầm, đoạt trừ những tư tưởng, hành động bất chính.
6. Chính định : Giữ tâm vắng lặng khơng một vọng niệm khởi lên để

trí tuệ xuất hiện, chứng quả tu đà hồn.
7. Chính kiến : kết quả của việc sống, tư duy con người phải có ý biến

lấy tiêu biểu là các vị Phật.
8. Chính tư duy: Sau khi có niệm khởi, con người sẽ tư duy, suy nghĩ

một cách chân chính, làm chủ được dòng tư duy.
Để đi qua tám con đường trên thì khơng ngồi ba ngun tắc: giới,

định, tuệ hay cịn gọi là tam học. Các nguyên tắc này có sự liên hệ mật thiết
bổ xung cho nhau.
1.Giới học: là cả một thiên luân lý thực hành của Đạo Phật, mục đích
để kiềm chế rồi đi đến diệt dục. Giới gồm những phương tiện để thay đổi lối
suy nghĩ, lối sinh hoạt hàng ngày của con người, hướng con người sống theo
đạo, thích hợp với đạo, tức là ln hướng về thiện .
Phật chỉ định ra nhiều giới đạo cho người tu hành tại gia, tu xuất gia,
cho nam giới, nữ giới, cho người mới vào đạo và người tu lâu ngày. Người tu
14


hành phải giữ giới nghiêm túc thì mới định được. Nếu không giữ được tất con
người luôn bị vọng dộng, bị cảnh chuyển, không vào cảnh định được.
2. Định học là đình chỉ mọi tư tưởng xấu ý nghĩa xấu nguyên nhân

phát sinh những hành động xấu đi đến gây nghiệp báo xấu. Định còn là tập
trung tư tưởng, suy nghĩ làm những việc lành, từ đó nảy sinh một trạng thái an
lạc, tạo điều kiện cho tuệ phát ra.
3. Tuệ học : là trí tuệ sáng suốt của người tu hành đã diệt được dục

vọng, đã diệt được tam độc là tham, sân, si, đã thấu được lý vô thường, vơ ngã
do đó chỉ nghĩ đến làm điều thiện, mưu lợi cho chúng sinh.
Với pháp tứ diệu đế Phật muốn cho chúng sinh thấy 2 cảnh giới khác
nhau là Niết Bàn và Thân Lụy: một con đường giác ngộ, an lạc và một con
đường mê lầm tội lỗi. Và cùng phương pháp tứ diệu đế, bây giờ chúng ta có
thể trả lời được các câu hỏi đã đặt ra ở trên.
Qua đó, chúng ta có thể thấy nhân sinh quan Phật giáo có những quan
điểm cơ bản sau:
Con người:
Con người là sự kết hợp của ngũ uẩn( sắc, thụ, tưởng, hành, thức) gồm

hai yếu tố chính: yếu tố sinh lý (sắc) và yếu tố tinh thần (thụ, tưởng, hành,
thức).
Yếu tố tinh thần chỉ phát huy tác dụng khi nó được gắn với một thân
thể. Sắc thân chỉ tồn tại trong một thời gian rồi bị huỷ diệt.
Như vậy, con người chỉ là một giả hợp sinh lý tuân theo quy luật: sinh,
tục, dị, diệt.Con người là do nhân duyên hồ hợp, khơng có một đấng tối
thượng siêu nhiên tạo ra con người cũng như con người không phải tự nhiên
mà sinh ra. Khi nhân dun hồ hợp thì con người sinh, khi nhân duyên tan rã
thì con người chết. Song chết chưa phải là hết, linh hồn cũng không bất tử
chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Con người ở kiếp này sinh ra thì con
người ở kiếp trước diệt, nhưng con người ở kiếp sau không phải là con người
ở kiếp trước nhưng cũng không khác với con người ở kiếp trước. Con người
15


không phải là một thực thể trường tồn mà chỉ là một giả hợp của ngũ uẩn.
Trong thời gian ngũ uẩn kết hợp, các việc thiện, ác được thực hiện. Con người
gây nghiệp và tạo ra một động lực làm xuất hiện nghiệp báo ở kiếp sau.
Từ nhận thức trên, con người tu Phật lúc nào cũng phải cẩn thận trong
một ý nghĩ, lời nói việc làm.
Nhân vị trong đạo Phật.
Đạo Phật là đạo chủ trương tự do, bình đẳng, từ bi, bác ái. ở một thời
đại cổ xưa cách chúng ta trên 25 thế kỷ Phật đã có một quan niệm hết sức tiến
bộ đối với vấn đề bình đẳng trong xã hội. Phật đã từng nói:
“ Khơng có đẳng cấp trong dòng máu đỏ như nhau, trong dòng nước
mắt cũng mặn như nhau. Mỗi người sinh ra không phải ai cũng mang sẵn dây
chuyền ở cổ hay dấu tica trên trán ( dấu hiệu đẳng cấp của ấn Độ ) ”.
Và những quan niệm đó được Phật thực hiện ngay trong giáo hội của
mình. Phật thu nạp vào giáo hội của Người tất cả mọi đẳng cấp, không phân
biệt sang hèn, giàu nghèo. Những người ở tầng lớp dưới sau khi tu đắc đạo đã

được các đệ tử khác tôn trọng, cho đến các vua quan khi đến thăm hỏi cũng
phải tỏ lịng kính mến.
Khơng dừng lại ở sự bình đẳng giữa con người với con người mà Phật
cịn đi xa hơn, nêu lên sự bình đẳng giữa các chúng sinh đều có Phật tính như
nhau và đang cùng nhau: người trước, vật sau, tiến bước trên con đường giải
thoát.
Tự do theo quan niệm của Phật là con người sống trong an lạc, giải
thốt, khơng có áp bức, nô lệ, cũng không bị chi phối bởi ngũ dục. Con người
bị ràng buộc bởi ngoại cảnh và một phần bởi nội tâm. Những sự áp bức,
những day dứt gây ra bởi dục vọng còn khắc nghiệt bằng vạn ngoại cảnh. Nhà
lao, cường quyền, tham nhũng, tàn ác còn chưa khắc nghiệt bằng cái ta ích kỷ.
Từ đó, Phật chú trọng đến giải phóng con người ra khỏi xiềng xích của dục
vọng bằng phương pháp tu hành diệt dục. Để sống tự do phật tử phải đấu

16


tranh với bản thân mình để diệt trừ dục vọng và đấu tranh để chống mọi sự áp
bức bất công.
Người ta gọi đạo phật là đạo từ bi, người tu hành là người giàu lịng từ bi.
Từ là hiền hồ, cho vui.
Bi là thương xót, cứu khổ.
Từ bi là đen lại an lạc, hạnh phúc cho người khác, cứu khổ, cứu nạn
cho chúng sinh, quên đi mọi ích lợi của bản thân mình. Nhưng từ bi khơng
phải là thủ tiêu mọi sự đấu tranh, giữ thái độ tiêu cực, thụ động trước mọi sự
bất cơng, áp bức, tham nhũng. Có sức mạnh hung bạo thì phải có sức mạnh
của từ bi để chống lại. Sức mạnh đó thể hiện bằng sự giáo hoá và bằng cả bạo
lực, bạo lực từ bi.
Hai chữ từ bi càng đẹp biết bao nhiêu đối với những con người thực
tâm tu luyện thì càng xấu xa bao nhiêu đối với những kẻ lợi dụng đạo để mưu

cầu lợi ích cho mình. Vấn đề giải thốt là vấn đề cơ bản trong đạo Phật vì
mục đích cuối cùng của đạo Phật là giải thoát con người khỏi cuộc sống đau
khổ trong vơ minh.
Sự giải thốt khơng chỉ nhằm đấu tranh chống những áp bức về xã hội
về kinh tế như lịch sử Phật giáo đã chứng minh mà sự giải thoát nhằm tiêu
diệt tận gốc mọi đau khổ là tham lam và dục vọng. Việc giải phóng này là con
người phải tự lực đảm nhiệm, khơng ai có thể làm thay được và mỗi người
phải coi sự giải thoát là cứu cánh cuối cùng của cuộc đời.
Như vậy, Đạo Phật đã đặt con người lên một vị trí hết sức quan trọng
và cao quý. Hạnh phúc của con người là do con người xây đắp nên. Con
người thấm nhuần giáo lý Phật, con người vị tha, từ bi, hỉ, xả sẽ kiến lập một
xã hội hoà bình, an lạc, cơng bằng, mọi người sống vì lợi ích của nhau, của
tập thể.
Trái lại, con người ích kỷ chỉ biết mình, hại người, con người sống tàn
bạo, độc ác thì cái gì trong tay con người cũng sẽ trở thành khí cụ sát hại và
xã hội của những con người ấy là xã hội của địa ngục, xã hội áp bức bóc lột.
17


Chương 2
ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG
CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI
2.1. Vấn đề lối sống và những yếu tố ảnh hưởng đến lối sống của
con người Việt Nam
Con người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một
nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc
phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn.
Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ...
Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành
thói quen. Đó là lối sống cá nhân. Có những qui tắc được thừa nhận rộng rãi

trong nội bộ một cộng đồng nào đó. Chúng được người ta tn thủ gần như vơ
điều kiện, gần như một lẽ đương nhiên. Đó là lối sống cộng đồng.
Lối sống là một thói quen có định hướng, có chất lượng lý tưởng. Lối
sống là phương cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc, nền văn hoá, đặc
trưng văn hoá của một con người hay một cộng đồng.
Xưa nay chúng ta vẫn nhầm lẫn về quyền liên quan đến tự do sống,
chúng ra nhầm lẫn khi cho rằng nó là một yếu tố hồn tồn độc lập với cộng
đồng và tuyệt đối, chúng ta phấn đấu cho những yếu tố có tính chất tự do
tuyệt đối trong lối sống, đó là nhận thức sai lầm.
Con người có học hành, tích luỹ kinh nghiệm, có tích luỹ các giá trị văn
hố đi nữa thì cuối cùng cũng thể hiện mình thơng qua hành vi. Trong câu nói
“gieo hành vi thì được thói quen...” mà chúng tơi nhắc đến trên kia, thói quen
chính là lối sống: "gieo thói quen được tính cách, gieo tính cách được số
phận". Lối sống là tiêu chí đầu tiên, tiêu chí tổng hợp nhất, thể hiện chất
lượng văn hố và trí tuệ của một con người. Lối sống không chỉ là hành vi
như cách đi lại, ăn nói, nó là hành vi hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tư duy,
làm việc và phương cách xử lý các mối quan hệ.
18


Như thế, ta có thể định nghĩa lối sống như những cách thức, phép tắc tổ
chức và điều khiển đời sống cá nhân và cộng đồng đã được thừa nhận rộng rãi
và trở thành thói quen. Lơi sống có quan hệ chặt chẽ với phương thức sản
xuất của mỗi thời đại. Marx đã viết về điều đó trong cuốn Hệ tư tưởng Đức
như sau: “Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo
khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của cá nhân. Mà hơn thế,
nó đã là một hình thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình
thức nhất định của sự biểu hiện đời sống của họ, một lối sống nhất định của
họ”. Như thế, phương thức sản xuất, theo C.Mác, là cơ sở đầu tiên để chúng
ta nghiên cứu, tìm hiểu về lối sống. Cũng từ đó có thể kết luận rằng mỗi tầng

lớp, mỗi nhóm người có lối sống riêng của mình.
Tuy nhiên, lối sống hình thành và thể hiện khơng chỉ trong lao động sản
xuất, mà cả trong nhiều lĩnh vực khác như hoạt động xã hội, hoạt động chính
trị, hoạt động tư tưởng văn hoá, thể dục thể thao...
Lối sống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như:
- Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh...
- Các phong tục tập quán
- Cách thức giao tiếp, ứng xử với nhau
- Quan niệm về đạo đức và nhân cách
Người ta khơng thể có lối sống, hay quyền hành động, tự do tuyệt đối.
Trên thực tế bao giờ cũng có những sự ràng buộc nhất định. Một số chế độ
chính trị quy định hay giám sát các hành vi sống. Một số nhà chính trị vơ tình
hoặc cố ý làm cho con người nhầm tưởng rằng tự nhiên họ đã bị ràng buộc
như vậy. Thực ra, không nên chỉ huy hành vi mà nên chỉ huy các tiêu chuẩn
văn hoá của hành vi. Khi người ta tạo ra các tiêu chuẩn văn hoá của hành vi
thì tự nhiên con người cảm thấy rằng mình khơng còn phải tuân thủ một
người hoặc một lực lượng nào đó, mà hành động theo các tiêu chuẩn xã hội
văn hoá.

19


Trên lý thuyết, người ta phân biệt giữa lối sống cộng đồng và lối sống
cá nhân. Tuy nhiên, trong thời đại tồn cầu hố, khái niệm này là tương đối.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà không ai có thể đứng ngồi
mối quan tâm và lợi ích chung, khơng quốc gia nào có thể đứng ngồi các các
mối quan tâm và quyền lợi của cộng đồng thế giới. Để tạo ra cuộc sống người
ta phải đi lại, va chạm, gia nhập vào cộng đồng thế giới.Trong xã hội hiện đại,
nhờ những phương tiện kỹ thuật tiên tiến, sự giao lưu của con người không
chỉ khắc phục được những hạn chế cố hữu về thời gian và không gian trước

đây mà còn diễn ra với sự đổi mới cơ bản về chất, nghĩa là khoảng cách giữa
lối sống cá nhân và lối sống cộng đồng càng ngày càng bị thu hẹp lại.
Cũng như hành vi cá nhân, lối sống cá nhân không tuyệt đối. Lối sống
cá nhân bị lệ thuộc rất nhiều vào lối sống cộng đồng. Cộng đồng sống, với cá
nhân đó, được định nghĩa như là một thói quen, một tiêu chuẩn được chấp
nhận bởi cộng đồng sống thường xuyên mà người ta gọi là lưu trú, cư trú. Mật
độ thời gian đi lại, giao lưu với các cộng đồng khác ngày càng lớn hơn do nhu
cầu làm ăn phát triển, hội nhập, giao lưu... Như vậy các cá nhân khơng những
va chạm với cộng đồng mình mà còn va chạm với cộng đồng khác và các
cộng đồng cũng va chạm với nhau. Điều này tạo ra sự hình thành các tiêu
chuẩn về lối sống, về giao lưu rất đặc biệt trong thời đại của chúng ta.
Việc hình thành thói quen, lối sống, các tiêu chuẩn hành vi càng ngày
càng trở nên phức tạp. Các tiêu chuẩn và phong thái có tính chất khu trú càng
ngày càng bị bẻ gẫy, nghiền nát, uốn mềm đi để phù hợp với tiêu chuẩn hội
nhập. Hội nhập không phải là vấn đề chính trị mà là qui luật của đời sống hiện
đại. Nhiều nhà lãnh đạo quốc gia đang xây dựng những quan hệ song phương
rời rạc, trong khi đó điều cần thiết và không thể tránh khỏi là phải xây dựng
quan hệ đa phương thống nhất. Tất cả mọi người đều phải xây đựng một tiêu
chuẩn sống, tiêu chuẩn hành vi của mình trên cơ sở hình thành các quan hệ đa
phương. Vì vậy, lối sống phải được xây dựng trên tiêu chuẩn đa phương chứ
không phải song phương như trước đây nữa. Các chính phủ đang cố gắng ký
20


được các hiệp định kinh tế song phương. Ký hiệp định hợp tác kinh tế, đó
chính là cách thoả thuận các lối sống về kinh tế. Nhưng việc ký các hiệp định
song phương khác với những tiêu chuẩn khác nhau sẽ tạo cơ hội để các quan
hệ song phương xé nát đời sống xã hội. Để tự bảo tồn trong các quan hệ song
phương, người ta phải có một số tiêu chuẩn cơ bản để ứng xử và tiêu chuẩn ấy
phải không thiên vị với từng cặp quan hệ song phương. Trong thời đại chúng

ta, con người không thể sắp xếp một cách nhân tạo để tạo ra yếu tố đa phương
trong các quan hệ song phương. Các cặp quan hệ song phương có tính trội sẽ
tạo ra tính chỉ huy trong việc hình thành các tiêu chuẩn đa phương của hành
vi.
Lối sống của con người luôn luôn thay đổi theo khơng phải bao giờ
cũng tích cực. Một ví dụ rõ nét nhất là ảnh hưởng của chủ nghĩa vật chất thái
quá. Những hậu quả của tâm lý chạy theo lợi nhuận thật là trầm trọng đối với
xã hội và đối với lối sống của con người nói chung. Tâm lý này làm đảo lộn
các thước đo giá trị và làm rạn nứt các quan hệ xã hội Nói đến lối sống, người
ta buộc phải nói đến một khái niệm kề cận là nhân cách.
Chúng ta thường xem nhân cách như một sở hữu cá nhân, thực ra tính
chất sở hữu cá nhân của nhân cách chỉ là một yếu tố tương đối. Và nhân cách
cũng chỉ là chịu sự chi phối của các tiêu chuẩn cộng đồng. Con người giáo
dục lẫn nhau theo nghĩa rộng, người hiểu biết dạy người kém hiểu biết hơn
bằng sự thơng thái của mình, nhưng người kém hiểu biết cũng có thể thức tỉnh
người thơng thái. Giáo dục là kết quả của q trình giáo dục lẫn nhau. Giáo
dục chuyên nghiệp thực ra chỉ có nhiệm vụ trang bị cho người ta vũ khí, cơng
cụ để nhận thức chứ chưa phải là q trình nhận thức.
Nhiều người cho rằng lối sống cộng đồng bao giờ cũng bị chi phối bởi
một lực lượng thống trị có thế mạnh, vì vậy lối sống cộng đồng thực ra xuất
phát từ lối sống của một số ít cá nhân. Từ đó, do địa vị chính trị, do thế lực
của mình, họ quyết định việc hình thành nên cái gọi là lối sống cộng đồng. Đó
là một kết luận hết sức sai lầm. Thói quen cộng đồng là một khế ước không
21


×