Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (brachionus plicatilis muller, 1786) tại công ty cp nhất giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.5 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TRONG NUÔI SINH KHỐI LUÂN
TRÙNG (Brachinonus plicatilis Muller, 1786 ) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHẤT
GIỐNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NI TRỒNG THỦY SẢN

Người thực hiện:

Bùi Văn Chính

Lớp:

48K – NTTS

Người hướng dẫn khoa học:

KS. Lê Minh Hải

VINH - 2011


LỜI CẢM

N

Để hồn thành tốt khố luận tốt nghiệp này, ngồi sự lỗ lực của
bản thân, trước hết tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo KS. Lê


Minh Hải là người thầy đã định hướng và tận tình hướng dẫn để tơi có
thể hồn thành khố luận tốt nghiệp này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, Ban chủ
nhiệm khoa Nông Lâm Ngư, cùng sự giúp đỡ của Ban giám đốc, kỹ sư và
anh em công nhân Công ty Cổ phần thuỷ sản Nhất Giống, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã tạo điều kiện để tơi hồn thành khố luận này.
t lần n a, tôi xin chân thành cảm ơn và khắc ghi tất cả sự giúp
đỡ quý báu trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 7 năm 2011
Sinh viên

Bùi Văn Chính

i


MỤC LỤC
I CẢ

N ..................................................................................................... i

DANH

ỤC VIẾT TẮT ..................................................................................iv

DANH

ỤC CÁC BẢNG................................................................................. v

DANH


ỤC CÁC HÌNH .................................................................................vi

Ở ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. ý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2.

ục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2

CHƯ NG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 3
1.1.

ột số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................ 3

1.1.1. Vị trí phân loại ......................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo ....................................................................... 3
1.1.3. Đặc điểm sinh sản, sinh trưởng và chu kỳ sống....................................... 5
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống luân trùng ....................................... 7
1.1.5. Các phương pháp ni ln trùng .......................................................... 10
1.2.Tình hình nghiên cứu và sử dụng luân trùng tại Việt Nam và trên thế giới ....... 12
1.2.1. Trên thế giới ........................................................................................... 12
1.2.2. Tại Việt Nam .......................................................................................... 13
CHƯ NG II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT IỆU, VÀ PHƯ NG PHÁP NGHIÊN
CỨU.................................................................................................................. 15
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .............................................................. 15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 15
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 15
2.2.3. Cơng thức thức ăn thí nghiệm ................................................................ 15
2.1.2.2. Dụng cụ nghiên cứu ............................................................................ 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 17

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................... 17


2.3.2. Sơ đồ khối nghiên cứu ........................................................................... 18
2.4. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 19
2.5. Phương pháp xứ lý số liệu......................................................................... 21
2.6. Thời gian và địa điểm nghiêm cứu ........................................................... 21
2.6.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 21
2.6.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 21
CHƯ NG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO UẬN ....................... 22
ii

3.1. Các yếu tố môi trường thí nghiệm trong thí nghiệm 1 .............................. 22
3.1.1. Độ mặn ................................................................................................... 22
3.1.2. Nhiệt độ .................................................................................................. 23
3.1.3. pH ........................................................................................................... 23
3.1.4. Oxi hoà tan ............................................................................................ 24
3.1.5. NH3 ......................................................................................................... 24
3.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng ............. 25
3.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến sự biến động mật độ ln trùng ở 4
cơng thức thí nghiệm ........................................................................................ 25
3.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn tới tốc độ tăng trưởng của quần thể luân trùng ...... 27
3.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ mang trứng của ln trùng ở 4
cơng thức thí nghiệm ........................................................................................ 29
3.2.4. Dự tốn kinh tế ni ln trùng bằng các loại thức ăn khác nhau ......... 31
3.3. Đánh giá chất lượng luân trùng khi nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau....... 33
3.4. Ảnh hưởng của các loại luân trùng được nuôi bằng các loại thức ăn
khác nhau đến ương nuôi cá Giò giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 9 ngày tuổi. ... 33
3.4.1. Ảnh hưởng của các loại luân trùng được nuôi bằng các loại thức ăn
khác nhau đến sự tăng trưởng của cá Giò giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 9

ngày tuổi ........................................................................................................... 33


3.4.2. Ảnh hưởng của các loại luân trùng được nuôi bằng các loại thức ăn
khác nhau đến tỷ lệ sống của cá Giò giai đoạn 1 - 9 ngày tuổi........................ 34
KẾT UẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 37
KẾT UẬN ...................................................................................................... 37
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 37

DANH

ỤC CÁC BẢNG

iii

Bảng 1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động sinh sản của luân trùng
theo (Ruttner – Kolishko, 1972) ........................................................................ 8
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn thí nghiệm ...................... 15
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ................................................................. 17
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ................................................................. 18
Bảng 3.1. Các yếu tố mơi trường thí nghiệm ................................................... 22
Bảng 3.2.

ật độ quần thể luân trùng .............................................................. 25

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởngcủa quần thể luân trùng với 4 công thức
thức ăn .............................................................................................................. 27
Bảng 3.4. Tỷ lệ mang trứng của quần thể luân trùng(%) ................................. 30
Bảng 3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi luân trùng ...................................... 32
Bảng 3.6. Tăng trưởng chiều dài của cá Giò (cm) ........................................... 33

Bảng 3.7. Tỷ lệ sống của cá Giò giai đoạn 1 - 9 ngày tuổi (%) ....................... 34


v

iv


DANH

ỤC CÁC HÌNH

Hình1.1. Hình thái cấu tạo ln trùng Brachionus plicatilis .............................. 3
Hình 1.2. Chu kỳ sinh sản của luân trùng Brachionus plicatilis (theo Hoff và
Snell, 1987).......................................................................................................... 5
Hình 2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu thí nghiệm 1 ................................................ 18
Hình 2.2. Sơ đồ khối nghiên cứu thí nghiệm 2 ................................................ 19
Hình 3.1. Sự biến động mật độ quần thể luân trùng ........................................ 25
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng của quần thể luân trùng .................................... 28
Hình 3.3. Tỷ lệ mang trứng của quần thể luân trùng ....................................... 30
Hình 3.4. Tăng trưởng về chiều dài cá Giị thí nghiệm ................................... 33
Hình 3.5. Tỷ lệ sống của cá Giị thí nghiệm .................................................... 35


DANH MỤC VIẾT TẮT
vi

Kí hiệu viết tắt
CT


Tên đầy đủ
Cơng thức

Ctv

Cộng tác viên

DO

Oxi hòa tan

NH3

Amoniac

QTLT

Quần thể luân trùng

TLS

Tỷ lệ sống


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luân trùng nước lợ (Branchionus plicatilis) phân bố rộng rãi trong các
thuỷ vực nước lợ được xem là loại thức ăn ưa thích cho ấu trùng tôm cá biển
như: Cá Chẽm, cá


ú, cá Nâu. Do

là lồi thích nghi rộng với mơi trường và có nhiều đặc điểm phù hợp
với hoạt động bắt mồi của ấu trùng các loài cá biển và giáp xác như: Kích
thước nhỏ phù hợp với cỡ miệng, tốc độ bơi chậm, sống lơ lửng trong nước,...
Bên cạnh đó nó cịn có hàm lượng dinh dưỡng cao đặc biệt là chứa các acid
béo no, enzym kích hoạt hệ thống tiêu hố.
Vì vậy ln trùng cịn có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng
trưởng của ấu trùng cá, giáp xác ở giai đoạn đầu mà không một loại thức ăn
nào có thể thay thế được.

ặt khác nó có khả năng sinh sản nhanh và có thể

bổ sung các chất cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng các loại cá, giáp xác
nên có thể sản xuất với với số lượng lớn trong thời gian ngắn. Hiện tại luân
trùng được sử dụng trong sản xuất giống của 60 lồi cá biển và 18 lồi giáp
xác có giá trị kinh tế cao. Sự chủ động sẵn có của nguồn luân trùng sẽ quyết
định sự thành công trong lĩnh vực sản xuất giống cá biển (Dhert, 1997 trích
bởi Như Văn Cẩn, 1999) [3].
Hiện tại trong các trại giống nuôi trồng thuỷ sản người ta thường sử
dụng men bánh mỳ và tảo để nuôi luân trùng. uân trùng được nuôi bằng tảo
cho sinh khối lớn và có hàm lượng dinh dưỡng cao tuy vậy giá thành sản xuất
bị đẩy lên cao, còn với men bánh mỳ mặc dù thuận tiện trong sản xuất nhưng
men bánh mỳ có giá trị dinh dưỡng kém, tuy hàm lượng protein chiếm tới
45% - 52 % nhưng thiếu các chất khác hoặc có nhưng rất thấp, giá thành cũng
khá cao.

1



Qua tìm hiểu các tài liệu tơi thấy rằng một số loại thức ăn như: bột cá,
bột đậu nành… cũng phù hợp với nuôi sinh khối luân trùng do chúng có hàm
lượng dinh dưỡng khá cao nếu so với tảo và men bánh mỳ, nguồn cung giá
thành rẻ và chủ động hơn so với sử dụng tảo hay men bánh mỳ. Hiện nay
chưa có các cơng trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng bột cá hay bột đậu nành
làm thức ăn cho ln trùng. Chính vì vậy tơi đã tiến hành đề tài: “ Ảnh hưởng
của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân trùng (Brachionus
plicatilis Muller, 1786)”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của các loại thức ăn trong nuôi sinh khối
luân trùng.
- Tìm ra được loại thức ăn thích hợp nhất để nuôi sinh khối luân trùng.

2


CHƯ NG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Vị trí phân loại
Ngành : Nemathelminthes
ớp : Rotatoria (Rotifera)
Bộ :

onogonota
Họ : Brachionidae
Giống : Brachionus
Loài : Brachionus plicatilis Muller, 1786.

1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo


Hình1.1. Hình thái cấu tạo luân trùng Brachionus plicatilis

3


Dựa vào kích thước vỏ giáp, hình dạng cơ thể, cấu tạo các gai luân
trùng được chia thành ba dòng khác nhau, chủ yếu theo kích thước.
Dịng lớn L: (Brachionus plicatilis) có kích thước cá thể từ 130-340µm (trung
bình là 239 μm), khối lượng khơ khoảng 0,33 µg/cá thể.
Dịng nhỏ S: (Brachionus rotundiformis) có kích thước cá thể từ 100-210µm
(Trung bình là 160µm), khối lượng khơ khoảng 0,22 µg/cá thể.
Dịng siêu nhỏ: (Super small trian) thường có kích thước cá thể trung bình
140µm (Nguyễn quyền và ctv, 1998) [7].
Cơ thể luân trùng có vỏ giáp bao bọc, dẹp theo hướng lưng bụng. Bờ
bụng trước có 4 gai dạng u lồi, giữa có khe hình chữ V. Bờ lưng trước có 6
gai, các gai dài xấp xỉ nhau. Vết xẻ lỗ chân hình chữ U nhìn rất rõ (Rudescu,
1960; Kuticova, 1970). Cơ thể luân trùng được chia làm ba phần: Đầu, chân
và thân.
Phần đầu: Có bộ máy tiêm mao với chức năng là cơ quan vận chuyển
và tạo thành dòng nước để đưa thức ăn vào miệng.
Phần thân: à phần phình lớn, chiếm thể tích chủ yếu của cơ thể, được
bao bọc bởi lớp vỏ, trên mặt vỏ có các gai phân bố.
Phân chân: Chân có dạng vịng, có khả năng co rút, phần tận cùng
không phân đốt với hai mấu chân tiết chất dính giúp cơ thể bám vào giá thể.
Cấu tạo trong của luân trùng rất đơn giản. Hệ tiêu hố có miệng nằm ở
mặt bụng, bao quanh miệng là một hệ thốnh vành tiêm mao. Bên trong xoang
miệng là hệ thống nghiền với hầu cơ có răng kitin, có tác dụng như cối xay
nghiền thức ăn. Sau bộ máy nghiền là ống tiêu hoá hẹp và dạ dày tuyến có
kích thước lớn. Do khơng có hệ tuần hồn và hệ hô hấp nên sự trao đổi chất
trong cơ thể được thực hiện bằng con đường khuếch tán đơn giản từ hệ tiêu

hố vào dịch xoang, đến các mơ và ngược lại. Hệ sinh dục đã phân tính nhưng
con cái thường gặp nhiều hơn con đực. Con cái thường có một buồng trứng

4


nằm ở phía sau của thân dưới ruột, tiếp theo là ống dẫn trứng ngắn đổ vào
huyệt. Con đực có kích thước nhỏ hơn con cái, hệ tiêu hố và hệ bài tiết tiêu
giảm, hệ sinh dục gồm có một tinh hoàn duy nhất, ống dẫn tinh đỗ ra ngoài lỗ
huyệt tận cùng bằng cơ quan giao cấu [7].
1.1.3. Đặc điểm sinh sản, sinh trưởng và chu kỳ sống

Hình 1.2. Chu kỳ sinh sản của luân trùng Brachionus plicatilis (theo
Hoff và Snell, 1987)
- n trùng có hai hình thức sinh sản là sinh sản hữu tính và sinh sản
vơ tính ( ubzens, 1997). Hình thức sinh sản đơn tính diễn ra trong điều kiện

5


mơi trường bình thường, những con cái cho sản phẩm sinh dục là trứng lớn vỏ
mỏng (2n). Quá trình này tiếp tục diễn ra cho đến khi điều kiện môi trường
trở nên bất lợi thì trong quần đàn luân trùng xuất hiện những con cái có khả
năng thụ tinh thực hiện q trình sinh sản hữu tính. Những con cái có khả
năng thụ tinh sản xuất ra những trứng đơn bội (n) có kích thước nhỏ, vỏ
mỏng. Những trứng này nếu không được thụ tinh sẽ cho ra những con đực có
kích thước nhỏ bé, nội quan tiêu giảm, chỉ làm nhiệm vụ thụ tinh. Những
trứng được thụ tinh là những trứng lớn vỏ dày hay trứng nghỉ (resting egg) có
khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của mơi trường. Khi gặp điều kiện
thuận lợi trứng nghỉ sẽ nở ra hàng loạt con cái khơng có khả năng thụ tinh,

kiểu sinh sản đơn tính được lặp lại.
- Giữa những con cái có khả năng thụ tinh và khơng có khả năng thụ
tinh khơng có sự khác nhau về hình thái ngồi. Tuy nhiên trứng do con cái
khơng có khả năng thụ tinh sẽ cho ra những con đực có kích thước chỉ bằng ¼
con cái. Thời gian phát triển của trứng nghỉ dài nhưng khoảng cách giữa hai
lần sinh sản hữu tính lại ngắn hơn sinh sản đơn tính (Rutner và Kolisco, 1974
trích ê Thị Nga, 1998). Trong điều kiện bình thường thời gian để con cái
sinh sản ra các thế hệ sau không quá 4 giờ.
- Chu kỳ sống của luân trùng chỉ kéo dài 3 - 4 ngày, nhiều nhất 7,5
ngày (Hồng Thị Bích Đào, 1998). n trùng có tốc độ tăng trưởng quần đàn
rất nhanh. Sau khi nở 0,5 - 1,5 ngày luân trùng bắt đầu sinh sản. Vào thời kỳ
mắn đẻ, một con cái có thể sinh ra 20-25 con nếu thức ăn đầy đủ và chất
lượng nước tốt (Frank Hoff, 1996). Khối lượng một con cái có thể đạt 0,67µg
trong thời kỳ sinh trưởng nhanh. Khi thiếu thức ăn quần đàn luân trùng suy
giảm nhanh chóng, khối lượng khơ giảm ở mức 18 - 26%/ngày ở 25oC
(Watanabe, 1983). Điều này làm cho chất lượng dinh dưỡng của luân trùng
giảm theo vì chúng đã sử dụng lượng năng lượng tối đa cho trao đổi chất.

6


Kết quả của sự sinh sản hữu tính hay đơn tính là do sự thay đổi của các điều
kiện mơi trường. Nhiệt độ, độ mặn và thức ăn là những yếu tố chính ảnh
hưởng đến thời gian và tỷ lệ nở của trứng nghỉ, ánh sáng là yếu tố khởi động
quá trình này (Lubzens, 1989).
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống luân trùng
 Độ mặn
Độ mặn cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh
trưởng và phát triển của luân trùng. Theo Walker, 1981 luân trùng có thể tồn
tại ở độ mặn khoảng 1 - 97‰, nhưng sự sinh sản chỉ có thể xảy ra bình

thường ở độ mặn 4 - 35‰. Sự biến động đột ngột của độ mặn có thể làm luân
trùng ngừng hoạt động hoặc chết. Do đó khi chúng ta sử dụng luân trùng làm
thức ăn cho ấu trúng cá biển thì phải thuần chủng ở độ mặn thích hợp trước
khi đưa vào bể nuôi ấu trùng (Walker, 1981; ubzens, 1987)
- Kết quả nghiên cứu của Yu và Yaquan, 1980 cho thấy luân trùng có
thể sinh trưởng và phát triển trong phạm vi độ mặn từ 2 - 50‰ với độ mặn
cực thuận là 15 - 25‰
- Theo TakashiIto, 1995. luân trùng có thể tồn tại ở độ mặn từ 0 43,7‰ và độ mặn thích hợp nhất là từ 7 - 9‰.
- Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Quyền, 1988 khi nghiên cưú về ảnh hưởng
của độ mặn tới sinh trưởng của quần thể luân trùng đã kết luận rằng: phạm vi
thích hợp về độ mặn của luân trùng là từ 13 - 16‰, tác giả ê Thị Nga (1988)
trong nghiên cứu của mình cũng kết luận rằng: Sự phát triển tốt nhất của quần
thể luân trùng trong điều kiện mơi trường có độ mặn từ 10 - 20 ‰. Như vậy
có rất nhiều nghiên cứu và kết luận khác nhau về khoảng độ mặn thích hợp
nhất cho sự sinh trưởng của quần thể luân trùng. Tuy nhiên trong việc giải
quyết vấn đề thức ăn tươi sống cho ấu trùng động vật biển, việc lựa chọn độ
mặn nuôi luân trùng ngồi mục đích ni sinh khối cao cịn phải xét đến khả

7


năng chịu đựng của nó khi đưa vào bể ni ấu trùng động vật biển. Bởi vì nó
có thể gây sốc làm giảm sức sống và chất lượng luân trùng.
 Nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của ln trùng tùy thuộc từng dịng
ni. Dịng nhỏ thì nhiệt độ thích hợp nằm trong khoảng 28 - 35oC, dịng lớn
là 18 - 25oC theo (Philippe Phert, 1996). Việc gia tăng nhiệt độ trong phạm vi
thích hợp sẽ làm tăng hoạt động sinh sản. Nhưng khi chúng ta tăng hay giảm
nhiệt độ ở ngồi ngưỡng nhiệt độ thích hợp thì ảnh hưởng khơng có lợi cho sự
phát triển của ln trùng.

Theo Ruttner – Kdishko, 1972 cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến
hoạt động sinh sản của B. plicatilis như sau:
Bảng 1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt động sinh sản của luân trùng
theo (Ruttner – Kolishko, 1972)
Nhiệt độ ( oC)

15

20

25

- Thời gian phát triển phôi (ngày)

1,3

1,0

0,6

- Thời gian con cái đẻ lần đầu (ngày)

3,0

1,9

1,3

- Khoảng cách giữa hai lần đẻ (giờ)


7,0

5,3

4,0

- Tổng số trứng của một con cái trong vòng

23

23

2,0

đời

Theo I Chui Liao, Huei Meei Su Và Jav. Huralin (1991) thì ln trùng
dịng nhỏ là loại rộng nhiệt, ở 15oC chúng vẫn sinh trưởng nhưng không sinh
sản. Ở nhiệt độ 15 - 35oC tỉ lệ sinh trưởng của luân trùng tăng với nhiệt độ.
Nhiệt độ tối thuận cho sinh trưởng của chúng là 22 - 30oC.
Nguyễn Văn Quyền, 1988 khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh
trưởng và phát triển của luân trùng dòng nhỏ cho biết nhiệt độ thích hợp nhất
cho sự phát triển của luân trùng là 25 ± 2oC tiếp theo là 28 ± 2oC, sau đó là 30

8


± 2oC. Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của luân trùng mà còn
tác động đến chất lượng của chúng. Trong điều kiện nuôi ở nhiệt độ thấp, luân
trùng duy trì được hàm lượng lipid và carbonhydrate trong thời gian khá lâu,

cịn khi ni ở nhiệt độ cao thì thành phần sinh hố biến đổi rất nhanh, đặc
biệt khi biến động thức ăn. Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến quần đàn, tốc
độ tiêu thụ thức ăn, sự hình thành và tỷ lệ nở của trứng nghỉ, kích thước, thời
điểm xuất hiện luân trùng trong tự nhiên mà cịn có tác động đến thành phần
sinh hóa của ln trùng.
 Oxy hồ tan
n trùng có thể tồn tại trong mơi trường nước ở ngưỡng oxy hồ tan
dưới 2 mg/l (Fukusho, 1989). Giá trị oxy trong môi trường nước phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ, độ mặn, mật độ luân trùng và các loại thức ăn
cung cấp. Khi ni ln trùng khơng nên sục khí q mạnh nhằm tránh những
tổn thương về mặt vật lý đối với quần đàn luân trùng.
 pH
Trong tự nhiên luân trùng thường phân bố ở vùng có pH: 6,0 - 9,0;
trong khoảng này pH khơng ảnh hưởng đến q trình lọc thức ăn của luân
trùng. Khi pH nhỏ hơn 5 hoặc lớn hơn 10 thì ln trung hầu như khơng tồn
tại. Theo Hồng Thị Bích Đào, 1998 phạm vi pH thích hợp cho nuôi luân
trùng là từ 7,5 - 8,0.
 NH3
Tỷ lệ NH3/NH4+ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và pH của nước. Các mức
amoniac khơng ion hố cao gây độc với luân trùng, nhưng các điều kiện nuôi
với nồng độ NH3 < 1mg/l được xem là an toàn theo (Nguyễn Thị Kim iên &
Ctv, 2008) [6].
 Mức độ nhiễm tiêm mao trùng (Ciliata)

9


Tiêm mao trùng là các động vật phù du nhỏ bé thường xuất hiện trong
môi trường nuôi luân trùng (Lubzens, 1987). Tác động của tiêm mao trùng
được đánh giá trên hai mặt lợi và hại. Khi mơi trường ni có quá nhiều tiêm

mao trùng chúng sẽ cạnh tranh thức ăn với uân trùng, tăng sản phẩm thải
làm môi trường xấu đi nhanh chóng và có thể gây tàn lụi cả quần đàn luân
trùng.

ột số loại tiêm mao thuộc giống Vorticella có thể bám và tiêu diệt

ln trùng (Dhert, 1987). Ngồi ra theo Regure, 1984 khi môi trường nhiễm
nặng tiêm mao trùng cũng làm tảo kết vón chìm xuống đáy làm giảm sản
lượng luân trùng, tuy nhiên tác giả vẫn chưa tìm ra bản chất của hiện tượng
này và chưa biết cụ thể tiêm mao sử dụng những tế bào sống hay những tế
bào tảo bị kết vón.
Dhert, 1987 đã phát hiện những trường hợp nhiễm vừa phải, tiêm mao
trùng có khả năng làm sạch mơi trường do chúng có thể ăn những tế bào vi
khuẩn thức ăn thừa và mùn bã hữu cơ. Theo Như Văn Cẩn, 1999 mức độ
nhiễm tiêm mao trùng phụ thuộc rất nhiều vào loại thức ăn. Luân trùng nuôi
bằng men bánh mỳ dễ bị nhiễm nặng hơn so với thức ăn là tảo.
Khi môi trường bị nhiễm tiêm mao trùng nên xử lý bằng cách lọc lưới
70µm để giảm số lượng tiêm mao hoặc trong trường hợp nhiễm nhẹ có thể
phịng bằng cách phân lập hoặc cấy luân trùng trong các dụng cụ nhỏ hơn
(Regure, 1987; Dhert, 1997) Rothbard, 1975 đưa ra biện pháp phòng ngừa
bằng cách cung cấp thêm dung dịch formalin 20ppm vào bể nuôi tảo 24 giờ
trước khi sử dụng cho luân trùng ăn.
1.1.5. Các phương pháp nuôi luân trùng
Tuỳ theo điều kiện dụng cụ và mục đích, ln trùng có thể nuôi ở nhiều
phương pháp khác nhau. Hiện nay trên thế giới đang sử dụng ba phương pháp
phổ biến là: nuôi sinh khối luân trùng theo phương pháp bán liên tục, nuôi thu
một lần và sử dụng hệ thống nuôi phản hồi.

10



 Phương pháp nuôi thu một lần (Batch Cultere)
Được Tech phát minh 1981. luân trùng được cấy vào môi trường có tảo
đang phát triển ở mật độ cao (10-20×106 tế bào/ml). Khi tảo được sử dụng hết
thì thu tồn bộ luân trùng và để lại một ít làm giống cho đợt sau. Phương pháp
này được sử dụng rộng rãi trong các trại sản xuất giống cá biển, có thể cung
cấp một lượng thức ăn nhanh chóng trong thời gian ngắn. Dung tích ni phụ
thuộc vào điều kiện của trại sản xuất, có thể giao động từ 0,5 - 10m3 (Hino;
Dhert, 1997) mật độ luân trùng cấy khoảng 50 - 200 ct/ml. Sau khi hết tảo có
thể cung cấp nấm men với một lượng 1 - 2 g/1triệu cá thể/ngày.
 Phương pháp ni bán liên tục (Semi-continu Culture)
Lubzens, 1987 đã cải tiến từ phương pháp nuôi thu một lần thành
phương pháp nuôi bán liên tục. Phương pháp này gồm hai khâu cơ bản, khâu
thứ nhất giống hình thức thu một lần, nhưng khi khâu thứ hai ở mật độ luân
trùng tương đối cao, thay vì thu hoạch tồn bộ người ta tiến hành thu một lần,
sau đó bổ sung thêm nước sạch và thức ăn, thường là tảo và nấm men với
lượng ổn định hàng ngày. tuỳ theo thể tích ni, mật độ và tốc độ của luân
trùng mà người ta chọn tỷ lệ (thu hoach/pha loãng) khác nhau, tỷ lệ này
thường là 10 - 30% thể tích ni ( ubzens, 1987; Như Văn Cẩn 1999).
Phương pháp này có thể kéo dài thời gian nuôi phụ thuộc vào số lượng và
chất lượng thức ăn cung cấp.

ật dộ luân trùng ở pha thu hoạch thường biến

đổi từ 100 - 800ct/ml.
 Hệ thống nuôi phản hồi (Freedback Cultere)
Được Hirata, 1979 mô tả như sau: sản phẩm thừa của thức ăn và chất
bài tiết sau đó được chuyển qua bể xử lý với hệ thống mương ziczac được vi
khuẩn phân huỷ thành các muối dinh dưỡng. Các muối này được sử dụng
trong quy trình nuôi tảo làm thức ăn cho luân trùng. Phương pháp này được

Nguyễn Quyền áp dụng năm 1988, theo tác giả cứ 500 lít thể tích ni cần có

11


150 lít thể tích để xử lý. Thời gian ni có thể kéo dài 100 ngày, mật độ quần
đạt mức trung bình là 350ct/ml (Hirata, 1979 và Nguyễn Quyền, 1988 trích
bởi Cái Ngọc Bảo Anh, 1999).
1.2.Tình hình nghiên cứu và sử dụng luân trùng tại Việt Nam và trên thế giới
1.2.1. Trên thế giới
Luân trùng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên
thế giới bởi giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Trước đây người Nhật đã xem luân
trùng như một sinh vật gây hại. Nghề ni cá chình (Anguillla zaponicus) đã
bị chững lại bởi hiện tượng “mizukawari”: hàng loạt tảo trong ao nuôi bị tiêu
diệt vào mùa hè do sự phát triển ồ ạt của luân trùng đã làm chất lượng nước
xấu đi, sản lượng cá chình cũng giảm theo. Nguyên nhân này đã được Takafhi
Ito phát hiện vào năm 1955 và đến năm 1960 ông khẳng định luân trùng là
thức ăn cho ấu trùng cá thơm (Plecoglossus altivelia) là nguyên nhân gây ra
tình trạng trên. Sau này Hirata, 1983; Fukusho, 1989; Fukusho và Hirayama,
1992 khẳng định luân trùng là thức ăn quan trọng bậc nhất của trên 80 loài cá
biển và trên 20 loài giáp xác. Hirata, 1964 (trích Hino, 1993); Hudinaga và
cộng sự, 1966 đã tiến hành thử nghiệm nuôi ấu trùng tôm Panaeus japonicus
bằng thức ăn luân trùng. Oka,1967 cũng đã thành công với tôm khi sử dụng
luân trùng trên ấu trùng tôm Panaeus orietalis. Các tác giả này đều nhận thấy
ấu trùng tôm phát triển nhanh hơn và tỷ lệ sống cao hơn các đối tượng giáp
xác khác nhau như cua ( enippe mercenari) ở giai đoạn sớm cũng đã được
nuôi bằng luân trùng (Yang, 1971).
uân trùng là thức ăn đầu tiên và duy nhất cho hầu hết các quy trình
ương nuôi ấu trùng cá biển mà không một loại thức ăn nào có thể thay thế
được. Watanabe và cộng sự, 1994 cho rằng trên thực tế khơng có ni sinh

khối ln trùng thì việc ni ấu trùng cá biển khơng thể tiến hành. Thái Lan
đã sử dụng luân trùng ương nuôi ấu trùng cá chẽm (Lates calcarifer) từ khi cá

12


bắt đầu ăn đến khi 15 ngày tuổi đạt tỷ lệ sống cao. Watanabe và cộng sự, năm
1994 sử dụng ln trùng với các kích cỡ để ni ấu trùng cá song mỡ
(Epinephelus tauvina) đạt tỷ lệ sống cao hơn khi sử dụng thức ăn là ấu trùng
nhuyễn thể.
Tóm lại các nhà thuỷ sản trên thế giới đã biết cách khai thác mối quan hệ
dinh dưỡng tự nhiên để sử dụng luân trùng vào việc ương nuôi ấu trùng cá biển.
1.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, Nguyễn Quyền và ctv (1976 - 1980) đã nghiên cứu nuôi
sinh khối luân trùng với ứng dụng làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng tôm (ở
giai đoạn đầu phát triển giai đoạn Zoae đến giai đoạn Postlavae) với tỷ lệ
sống hơn 60%.
- Theo Fukusho và Okauchi (1982.), dòng luân trùng phân bố tự nhiên
tại miền Nam có kích thước nhỏ từ 140 - 220µm, trong khi ở miền Bắc thì
nghiên cứu nhiều mà không thấy các tác giả đề cập đến vấn đề kích thước và
kiểu dịng ni (Nguyễn Quyền, 1988).
- ê Thị Nga (1998) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của luân
trùng, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên sinh trưởng và phát triển của
luân trùng, làm cơ sở cho việc nuôi sinh khối và bảo quản chúng. Khi nuôi
luân trùng bằng phương pháp bán liên tục hàng ngày nên thu hoạch 30 - 40%
thể tích bể ni.
- Hồng Thị Bích Đào (1997) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn,
thức ăn lên một số chỉ tiêu sinh học của luân trùng B. plicatilis và bước đầu
thử nghiệm ni thu sinh khối ở thể tích lớn bằng các loại thức ăn khác nhau.
Như Văn Cẩn (1999) tìm hiểu khả năng thích nghi và đánh giá chất lượng

luân trùng B. plicatilis Muller, 1786 dịng kích thước lớn, ni sinh khối tại
Nha Trang bằng một số loại thức ăn khác nhau.

13


- Theo quy trình kỹ thuật ni thu sinh khối luân trùng dòng nhỏ trên
cơ sở sử dụng men bánh mì có bổ sung 10% dầu mực (Cái Ngọc Bảo Anh,
1999) có thể được tóm tắt như sau :
Độ mặn: 25‰
Sục khí liên tục: 24/24 h
ức cho ăn:
Ngày thứ nhất: 1,2 g men/triệu luân trùng/ngày.
Ngày thứ hai: 1,1 g men/triệu luân trùng/ngày.
Ngày tiếp: 1,0 g men/triệu luân trùng/ngày.
Nhịp cho ăn: cho ăn liên tục bằng máy hay 4 lần/ngày.
ật độ ban đầu tối thiểu; 30 cá thể/ml.
ức thay nước 50% thể tích bể ni/ngày.
Khi đó năng suất thu hoạch có thể đạt được 48 x 106 cá thể/m3/ngày.
Trong tình hình nghề sản xuất giống nhân tạo cá biển đang bắt đầu phát
triển mạnh ở Việt Nam, cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu và sản xuất
sinh khối luân trùng.
Hiện nay, việc nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất sinh khối luân
trùng một cách bền vững, ổn định và trở thành nghề ni thương phẩm cịn rất
nhiều hạn chế.

14


CHƯ NG II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, VÀ

PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
uân trùng nước lợ (Brachionus plicatilis, O.F Muller (1786)) được lấy giống
từ viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I và được nuôi tại công ty cổ phần
thuỷ sản Nhất Giống.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
 Thức ăn thí nghiệm
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm

Thành phần(%)
Protein

Lipid

Tro thơ

Nước

Men bánh

Men khơ

45 - 52

1,72

8,74


8 - 10

mỳ

Men tươi

12,4 - 15

0,4 - 0,48

1,9 - 3

70 - 75

Bột cá
Bột đậu nành

60,17±0,96 7,05±0,12 20,28±0,6 9,38±0,41
35 – 45

15 – 20

5

8

 Cá giò giai đoạn 1 – 9 ngày tuổi
Cá bố mẹ được ni ở ngồi bè của cơng ty và trứng được thu và đưa vào
trong công ty để tiến hành sản xuất giống.
2.2.3. Công thức thức ăn thí nghiệm

- Thí nghiệm 1 : Bố trí 4 cơng thức thí nghiệm
CT1:

en bánh mỳ (60% men tươi + 40% men khô)

CT2: 50% bột cá + 50% bột đậu nành
CT3: Bột đậu nành
CT4: Bột cá

15


- Thí nghiệm 2: Bố trí 5 cơng thức thí nghiệm
CT1: Luân trùng đđã được làm giàu bằng tảo + protein selco
CT2: uân trùng được nuôi bằng men bánh mỳ
CT3: uân trùng được nuôi bằng bột cá + bột đậu nành
CT4: uân trùng được nuôi bằng bột đậu nành
CT5: uân trùng được nuôi bằng bột cá
2.1.2.2. Dụng cụ nghiên cứu
- Hệ thống bể thí nghiệm : 15 bể thí nghiệm 120lit, 3 bể thí nghiệm 2m3
- Hệ thống trang thiết bị: Vợt, máy xay sinh tố, ca, xô, thùng xốp…
- Hệ thống ống dẫn khí, sục khí.
- Cân đồng hồ, thước palme,
- Test pH, test NH3, test Oxi, nhiệt kế thuỷ ngân, ống đo độ mặn.
- Kính lúp, kính hiển vi, la men, pipet.
- Và các dụng cụ khác.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi biến động các yếu tố môi trường.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến mật độ của quần thể
luân trùng.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ mang trứng của
quần thể luân trùng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của
quần thể luân trùng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế khi nuôi luân trùng bằng các loại thức ăn
khác nhau.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của luân trùng được nuôi bằng các loại thức ăn
khác nhau đến sự phát triển của cá giị giai đoạn từ 1 đến 9 ngày tuổi
thơng qua theo dõi sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Giò.

16


2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
 Phương pháp bố trí thí nghiệm 1
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thức ăn trong nuôi sinh khối luân
trùng nước lợ (Brachionus plicatilis O.F Muller (1786)).
- Thời gian tiến hành thí nghiệm 17/4 – 24/4.
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nghiên hồn tồn
- Thí nghiệm được tiến hành với 4 công thức thức ăn mỗi công thức thức
ăn được tiến hành lặp lai 3 lần.
- uân trùng được cho ăn 5 lần/ ngày.
- Lượng cho ăn: Ngày đầu cho ăn lượng 1,5g/1triệu luân trùng/ngày.
Từ ngày thứ 2 trở đi cho ăn lượng 1g/1triệu luân trùng/ngày.
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
B1

B2


B3

B4

B5

B6

B7

B8

B9

B10

B11

B12

CT2 CT4 CT2 CT3 CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT3 CT4 CT1

Ghi chú: - Đơn vị thí nghiệm(B)

: Bể thí nghiệm

- Cơng thức thức ăn (CT)

: Cơng thức thí nghiệm


 Phương pháp bố trí thí nghiệm 2
Nghiên cứu ảnh hưởng của luân trùng được nuôi bằng các loại thức ăn khác
nhau đến sự phát triển giai đoạn của cá giò từ 1 ngày tuổi đến 9 ngày tuổi.
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nghiên hồn tồn.
- Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức tương ứng với luân trùng được nuôi
bằng 5 công thức thức ăn, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
- Cá giò ngày cho ăn 4 lần.
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm

17


×