Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Bước đầu tìm hiểu báo chí thanh nghệ tĩnh trong những năm 1930 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.19 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------

LÊ THỊ THIẾT

B¦íC ĐầU TìM HIểU BáO CHí
THANH NGHệ TĩNH TRONG NH÷NG
N¡M 1930 - 1945

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

VINH - 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------

LÊ THỊ THIẾT

B¦íC ĐầU TìM HIểU BáO CHí
THANH NGHệ TĩNH TRONG NH÷NG
N¡M 1930 - 1945

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHĨA LUẬN
Th.S: NGUYỄN VĂN TRUNG



VINH - 2011

1


LỜI CẢM

N

Để hồn thành được khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Bước đầu tìm hiểu
báo chí Thanh – Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 – 1945”. Ngoài sự cố
gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ chu đáo, nhiệt tình của
các thầy cơ giáo, của gia đình và bạn bè đặc biệt là thầy giáo Th.S Nguyễn Văn
Trung đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên em trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện khóa luận. Ngồi ra em cịn nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan
ban ngành của Trường Đại học Vinh, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, trung tâm thư
viện Thanh Hóa, Nghệ An, và Hà Tĩnh…
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn những lời góp ý
của các thầy các cơ, quý cơ quan, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em trong thời
gian em thực hiện khóa luận này.
Trong một thời gian ngắn, do trình độ của bản thân cịn hạn chế, nên chắc
chắn khóa luận s khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự góp ý
chân thành của thầy cô và quý vị.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thiết



MỞ ĐẦU
1. L do chọn đề t i
Báo chí có vai trị to lớn trong đời sống chính trị - xã hội của mỗi một
quốc gia, mỗi dân tộc, là công cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh cách mạng và xây
dựng xã hội mới.
Báo chí cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần vào sự thắng
lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc
với những trọng trách to lớn: vạch trần những âm mưu, chính sách và những
hành động tàn bạo của kẻ thù, tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của
Đảng đến với quần chúng nhân dân, đồng thời thức tỉnh quần chúng đấu tranh
dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.
Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, trong những năm
1930 – 1945 dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Xứ ủy Trung Kỳ, đã giấy
lên những phong trào đấu tranh sôi sục như: Xô viết Nghệ Tĩnh trong những năm
1930 – 1931, phong trào đón tiếp Gơ đa, phong trào đấu tranh vào Viện dân biểu
Trung Kỳ trong cao trào 1936 – 1939; đặc biệt giai đoạn 1939 – 1945 các phong
trào như “chống thu lúa”, phong trào đòi “thả tù chính trị”, “chống chiến tranh
phát `xít, bỏ các chính sách đàn áp, bỏ các thuế thân, thuế ngụ, thuế cư và các
thứ thuế vô lý khác, bỏ độc quyền về rượu, muối, thuốc…Nguyên nhân sâu xa
bắt nguồn từ sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng, trong đó báo chí cách mạng đóng
vai trị tiên phong, quyết định thắng lợi của phong trào đấu tranh của quần
chúng. Có thể nói, báo chí cách mạng đã làm trịn trọng trách “Cổ vũ tập thể,
tuyên truyền tập thể”.
Báo chí cách mạng của Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trong những năm
1930 - 1945 cịn là cơng cụ để tun truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối

1


của Đảng tới nhân dân, qua đó kêu gọi, thúc giục và giác ngộ quần chúng đứng

lên làm cách mạng. Từng bước đưa phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta
dâng cao mạnh m . Đó là cơ sở cho sự thành công của cách mạng tháng Tám.
Mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Với mục đích nhằm giúp cho mọi người có thêm những thơng tin và
hiểu rõ hơn về các tờ báo cách mạng của Thanh - Nghệ - Tĩnh trong những
năm 1930 - 1945, cũng như vai trị của nó trong cuộc vận động cách mạng
giải phóng dân tộc. Vì vậy, tơi quyết định chọn vấn đề “Bước đầu tìm hiểu
báo chí cách mạng Thanh - Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 – 1945”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay chưa có cơng trình nào chuyên sâu nghiên cứu về các tờ báo
cách mạng của Thanh - Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 - 1945. Có chăng các
tờ báo ấy chỉ được giới thiệu chung, đồng thời với sự ra đời và phát triển của lịch
sử báo chí cách mạng nước ta hoặc truyền thống vẻ vang của các Đảng bộ địa
phương như:
* Nhóm tài liệu giới thiệu chung về vai trị của báo chí cách mạng Việt
Nam, tiêu biểu là các cơng trình:
1. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí đặc tính chung và phong
cách , NXB Đại học Quốc gia.
2. Hội nhà báo Việt Nam (2005), 80 năm báo chí Cách mạng Việt Nam ,
NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
* Nhóm tài liệu các sách lịch sử đảng bộ của các Đảng bộ tỉnh, có giới
thiệu về các tờ báo cách mạng của các địa phương nhưng khơng đi sâu vào nội
dung của các tờ báo đó như:
1. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập 1.

2


2. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nghệ An, tập 1.

3. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, tập 1.
* Các cơng trình khoa học và các cuốn sách viết về lịch sử báo chí của
nước ta:
1. Nguyễn Việt Chước, Nam Sơn ( 1974 ), Lược sử báo chí Việt Nam,
NXB Sài Gịn.
2. Hồng Chương (1985), Báo chí Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội.
3. Đỗ Quang Hưng (Chủ biên), Nguyễn Thành, Hà Minh Đức ( 2001 ),
Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 - 1945, HN, 2001.
4. Nguyễn Thành (1984), Báo chí cách mạng Việt Nam 1925 – 1945,
NXBKHXH, Hà Nội.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc
- Phương pháp điền dã, thống kê…
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
4. Mục đích v nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của các cấp bộ đảng ở Thanh – Nghệ - Tĩnh đối
với các tờ báo của mình thời kỳ 1930 – 1945.
- Làm rõ hoạt động của báo chí cách mạng của Thanh – Nghệ - Tĩnh qua
các giai đoạn gắn liền với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp đầy đủ những nguồn tài liệu có liên quan đến sự lãnh đạo của
Trung ương Đảng đối với báo chí cách mạng Thanh – Nghệ - Tĩnh từ 1930 1945.

3


- Hệ thống các tư liệu và trình bày sự phát triển báo chí cách mạng Thanh
– Nghệ - Tĩnh từ 1930 - 1945.
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động cũng

như tác dụng của báo chí đối với phong trào cách mạng của địa phương.
5. Đối tượng v phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trương và biện pháp của các cấp bộ Đảng đối với hoạt động
của báo chí.
- Những nội dung của báo chí, do các cấp bộ đảng Thanh – Nghệ - Tĩnh
qua các giai đoạn: 1930 - 1939; 1939 - 1945.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Từ 1930 – 1945, không gian các tỉnh địa bàn Bắc Trung Kỳ.
- Phạm vi vấn đề: Điều kiện, hoàn cảnh lịch sử trong nước ảnh hưởng đến
hoạt động báo chí cách mạng Thanh – Nghệ - Tĩnh
- Ảnh hưởng báo chí cách mạng Thanh – Nghệ - Tĩnh trong quá trình vận
động cách mạng.
- Phương thức tổ chức hoạt động và đối tượng phục vụ của báo chí.
6. Đóng góp của đề t i
Từ góc độ tiếp cận mới, luận văn cố gắng làm sáng tỏ vai trò quan trọng
và to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và báo chí cách mạng
Thanh – Nghệ - Tĩnh nói riêng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.
Luận văn cũng góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu cho nghiên cứu,
giảng dạy trong các học phần về lịch sử báo chí cách mạng Thanh – Nghệ - Tĩnh
trong giai đoạn hiện nay.

4


7. Bố cục của đề t i
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: L luận chung về vai trị của báo chí cách mạng v tình
hình báo chí của Thanh – Nghệ - Tĩnh trước 1930

Chương 2: Báo chí cách mạng Thanh - Nghệ - Tĩnh giai đoạn 1930 –
1939
Chương 3: Báo chí cách mạng Thanh - Nghệ - Tĩnh giai đoạn 19391945

5


NỘI DUNG
CHƯ NG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VÀ
TÌNH HÌNH BÁO CHÍ CỦA THANH – NGHỆ - TĨNH TRƯỚC 1930
1.1. L luận chung về báo chí cách mạng
C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh - những nhà lãnh tụ vĩ đại
của giai cấp vô sản. Bắt đầu cuộc đời hoạt động của mình bằng tiếng nói đấu
tranh của báo chí. Bằng những bài báo tác phẩm của mình, các nhà cách mạng
vơ sản đó tiến hành luận chiến bảo vệ những lợi ích của quảng đại quần chúng
nhân dân lao động, bác bỏ và đánh bại các luận điệu của các thế lực thù địch.
Báo chí cách mạng thực sự là vũ khí chiến đấu của giai cấp công nhân, là cơ
quan tuyên truyền, tham gia vào việc tổ chức và phát triển xã hội bằng hoạt động
ngơn luận của mình. Trọng trách của báo chí cách mạng là phục vụ lợi ích của
nhân dân lao động, và sự tiến bộ và giải phóng con người.
Là những nhà tư tưởng vĩ đại của giai cấp cơng nhân thế giới, Mác Ăngghen, Lênin cịn là người đặt nền móng lý luận cho báo chí cách mạng. Từ
những năm đầu của thế kỷ XX, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc - sau này là chủ
tịch Hồ Chí Minh - đã sử dụng báo chí, sách để tuyên truyền vận động cách
mạng. Năm 1925, Người sáng lập báo Thanh Niên, tờ báo cách mạng đầu tiên ở
Việt Nam
Là những người trực tiếp tổ chức, lãnh đạo nhiều tờ báo Mác - Ăngghen,
Lênin, Hồ Chí Minh cịn là những nhà báo lỗi lạc trực tiếp viết báo và suốt đời
quan tâm đến hoạt động của báo chí. Tư tưởng về cơng tác báo chí và hoạt động


6


báo chí của các nhà kinh điển vơ cùng đồ sộ và phong phú, là một bộ phận quan
trọng trong lĩnh vực hình thái ý thức xã hội Mácxít.
Từ nhãn quan duy vật lịch sử và chủ nghĩa xã hội khoa học, các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đó giải thích sự ra đời của báo chí hiện đại gắn
liền với nền đại cơng nghiệp cơ khí trong buổi bình minh của chế độ tư bản.
Ngay từ khi ra đời, sách báo đã có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống xã
hội. Là sản phẩm của ý thức xã hội, trong xã hội có giai cấp, sách báo ln mang
tính giai cấp. Các giai cấp, đặc biệt là giai cấp thống trị sử dụng sách báo như
một cụng cụ thống trị sắc bén trong cuộc đấu tranh giành quyền lực, bảo vệ
quyền lực. Trong cuộc đấu tranh về quyền lợi của giai cấp vô sản, Mác Ăngghen, Lênin là những người kiên quyết khẳng định tính Đảng, tính nhân dân
của báo chí. Sau này chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh tính giai cấp,
tính Đảng, tính nhân dân của sách báo trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh đã đề cao vai trị của tự do báo
chí. Xem đó là cơng cụ, phương tiện để phản ánh cuộc sống sinh hoạt của nhân
dân, là tiếng nói của nhân dân. Báo chí là biểu hiện của những tư tưởng là tình
cảm hàng ngày của nhân dân đang suy nghĩ. Thơng qua báo chí giúp cho mọi
người biết được sự vận động của xã hội đang diễn ra như thế nào? Và với những
sự kiện gì nổi bật.
Các nhà lãnh tụ Mác xít xem báo chí cách mạng là vũ khí tư tưởng của
giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. Chính vì vậy mỗi cơ quan làm báo,
nhà xuất bản phải làm pháo đài tư tưởng, là đội quân xung kích trên mặt trận tư
tưởng, chính trị. Do vậy mỗi người hoạt động trong lĩnh vực này phải là chiến sĩ
của Đảng Cộng Sản, chiến đấu quên mình vì lý tưởng cách mạng.

7



Các nhà tư tưởng Mácxít cịn địi hỏi báo chí phải có tính chân thật, tính
chiến đấu, tính khoa học. Đồng thời cách thể hiện trên báo chí phải sinh động,
giản dị, thiết thực. Phải luôn đặt câu hỏi viết cái gì, viết thế nào, viết cho ai để
báo chí làm tròn nhiệm vụ người tuyên truyền tập thể, cổ vũ tập thể, tổ chức tập
thể.
Vấn đề phê bình và biểu dương bằng phương tiện báo chí ln được cách
nhà kinh điển quan tâm. Đối với các ông, nhiệm vụ hàng đầu của sách báo là
chống kẻ thù, giác ngộ quần chúng cách mạng, biểu dương cái tốt, đấu tranh với
cái xấu, phê bình trong nội bộ và thái độ xây dựng.
Các ơng đánh giá cao vai trị của người làm báo, làm sách và địi hỏi ở họ
khơng ngừng rèn luyện về chính trị, đạo đức và năng lực chun mơn.
Bên cạnh đó việc Đảng, Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện cho các nhà xuất
bản, tòa soạn báo làm tốt trách nhiệm của mình cũng là vấn đề được các ông
quan tâm.
Những tư tưởng chỉ đường và gương sáng cho hoạt động báo chí của các
nhà kinh điển cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, là bó đuốc sáng soi đường cho
hoạt động báo chí của đất nước ta trong nhiều thập kỷ qua và s tiếp tục trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
1.1.1. Quan điểm của Mác - Ăngghen
Trong lĩnh vực báo chí Mác – Ăngghen cũng rất đề cao vai trị của báo chí,
xem nó là vũ khí chiến đấu của giai cấp công nhân, là phương tiện tuyên truyền
sắc bén phản ánh về cuộc sống của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân lao
động. Do vậy báo chí phải đảm bảo tính tự do ngơn luận và bảo vệ lợi ích của
quần chúng.
Sớm nhận thức được vai trị của báo chí đối với cách mạng cũng như trong
xây dựng xã hội mới Mác - Ăngghen xác định báo chí gắn liền với lịch sử và

8



những đặc điểm vị trí của nó. Ăngghen cho rằng “Tính chất nhân dân của báo
chí tự do - như mọi người đó biết, nhà họa sĩ cũng khơng thể vẽ những bức tranh
lịch sử lớn bằng thuốc nước - cá tính lịch sử của báo chí tự do, cái đem lại cho
nó một tính chất độc đáo, làm cho nó trở thành một biểu hiện của một tinh thần
nhân dân nhất định. [26 ; 64-66]. Đồng thời nhấn mạnh “Báo chí là tiếng nói
dũng cảm của tinh thần nhân dân mang tính chất lịch sử, là hình tượng cơng
khai của nhân dân” [26; 68]
Theo Mác - Ăngghen mọi điều bí mật đều có sức hấp dẫn, “chỗ nào dư luận
xã hội là một sự bí mật đối với bản thân nó với báo chí các ơng quan niệm rằng
mỗi tác phẩm trên báo chí vi phạm về mặt hình thức những giới hạn bí ẩn, điều
đó sẽ có sức lôi cuốn trước dư luận xã hội ấy, chế độ kiểm duyệt làm cho mỗi tác
phẩm bị cấm, dù hay hoặc dở đều trở thành tác phẩm khơng bình thường c n tự
do báo chí thì tước mất các tác phẩm cái vẻ bề ngồi oai nghiêm đó” [26; 88].
Báo chí là phương thức duy nhất cho các cá nhân để biểu lộ sự tồn tại tinh
thần của họ. Báo chí khơng tơn trọng những con người cá biệt, mà chỉ tơn trọng
lý tính. Báo chí là biểu hiện “vang dội” của những tư tưởng và tình cảm hàng
ngày của nhân dân đang suy nghĩ thật sự theo cách của nhân dân. Cũng như bản
thân cuộc sống, báo chí bao giờ cũng ở trong tình trạng hình thành, và trong báo
chí khơng bao giờ có cái gì hồn tất. “Báo chí sống trong nhân dân và trung thực
chia sẻ với nhân dân niềm hy vọng và sự lo lắng của họ, tình yêu và l ng căm
thù của họ, nỗi vui và nỗi buồn của họ. Trong hy vọng và lo lắng, có điều gì báo
chí nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đều biết,
báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức đó - một cách gay
gắt, hăng say, như những tình cảm và tư tưởng bị xáo động thầm bảo với nó vào
lúc đó”. [27; 237]

9


Với Mác – Ăngghen khi báo chí nhân dân phát triển bình thường, tồn bộ

những yếu tố khác nhau cấu thành bản chất của nó lúc đầu thì từng yếu tố một biểu lộ rõ những đặc trưng của mình. Như vậy tồn bộ cơ thể của báo chí nhân
dân được phân giải thành một loạt báo chí khác nhau, có những đặc điểm riêng
khác nhau bổ sung lẫn cho nhau thành thử, nếu báo này quan tâm đến khoa học
nhiều hơn, nếu báo này quan tâm đến những tư tưởng mới nhiều hơn, thì báo kia
lại quan tâm đến những sự kiện mới nhiều hơn. Chỉ trong điều kiện những yếu tố
của báo chí nhân dân có đủ khả năng phát triển không bị trở ngại, độc lập và theo
một hướng, và tự tách ra thành những cơ quan riêng, chỉ có trong điều kiện ấy,
một báo chí nhân dân thực sự “tốt”, tức là một báo chí nhân dân kết hợp nhịp
nhàng cho bản thân mình tất cả những yếu tố chân chính của tinh thần nhân dân,
mới có thể hình thành. Khi đó, “tinh thần đạo đức chân chính sẽ đựơc thể hiện
tồn bộ qua mỗi tờ báo, cũng giống như hương thơm và tinh hoa của hoa đang
biểu hiện ra trong mỗi cánh của nó. Nhưng, muốn cho báo chí có thể hồn thành
sứ mệnh của mình, thì trước hết cần phải khơng có áp lực nào từ bên ngồi vào,
cần phải thừa nhận cho nó chúng ta những cái mà thậm chí chúng ta thừa nhận
cho giới thực vật, cụ thể là: thừa nhận là báo chí có những quy luật nội tại của
mình, những quy luật mà người ta không thể và không nên tước bỏ của nó một
cách tuỳ tiện”.[27; 240]
Vậy Mác – Ăngghen quan niệm về nhiệm vụ của báo chí là gì? Đó là báo
chí phải phản ánh được những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phản ánh về
cuộc sống của nhân dân như thế nào. Cần phê phán được những hành động của
những kẻ phản cách mạng, bác bỏ và lật đổ những tham vọng và những luận
điểm của phe thù địch. Đồng thời báo chí phải làm sáng tỏ những nguyên nhân
của sự áp bức của tầng lớp quan lại, tầng lớp quý tộc và giai cấp tư sản mà
những người vô sản, những người tiểu nông và tiểu tư sản thành thị phải chịu.

10


Phải làm sáng tỏ cái gì đã quyết định sự xuất hiện khơng những của ách áp bức
chính trị mà trước hết là của ách áp bức xã hội và việc áp bức đó có thể bị thủ

tiêu bằng những thủ đoạn gì? Phải chứng minh rằng việc những người vô sản,
tiểu nông và tiểu tư sản thành thị giành chính quyền là điều kiện tiên quyết để
vận dụng những thủ đoạn đó. Tiếp đến, nó phải nghiên cứu xem có thể hy vọng,
đến mức độ nào, vào việc thực hiện ngay lập tức nền dân chủ, đảng có trong tay
những thủ đoạn gì và đảng phải liên hợp với những đảng phái nào khi đảng hãy
còn quá yếu để có thể hoạt động độc lập.
1.1.2. Quan điểm của Lê-nin
Là một nhà lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản Lê-nin xem báo chí là vũ khí
sắc bén trong cuộc vận động quần chúng tham gia cách mạng, lật đổ ách thống
trị của giai cấp bóc lột.
Theo Lê-nin báo chí phải đại diện cho giai cấp vơ sản phải tuyên truyền,
chuẩn bị và thực hiện những hành động cách mạng có tính chất quần chúng
nhằm đánh đổ nền thống trị của giai cấp tư sản, nhằm giành lấy chính quyền và
thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ duy nhất s làm cho lồi người thốt
khỏi chiến tranh.
Lê-nin cho rằng, cần phải xây dựng nên một tổ chức chuyên trách giữ vững
mối liên hệ giữa tất cả các trung tâm của phong trào, cung cấp kịp thời những tin
tức đầy đủ về phong trào đó, và cung cấp đều đặn báo chí định kỳ cho tất cả các
địa phương. Chỉ khi nào xây dựng được một tổ chức như vậy thì khi ấy sự tồn tại
vững chắc của đảng mới được đảm bảo, đảng mới trở thành một sự thật hiện
thực và do đó, cũng trở thành một lực lượng chính trị hùng mạnh. “Chúng tơi
muốn đem hết nỗ lực ra thực hiện phần đầu của nhiệm vụ đó, tức là tiến hành tổ
chức xuất bản sách báo chung bởi vì chúng tơi cho đó là một yêu cầu cấp thiết

11


của phong trào trong lúc này, và là một bước chuẩn bị cần thiết để khôi phục lại
hoạt động của đảng.
Do tính chất đó của mục tiêu mà chúng tơi tự đặt cho mình, nên hồn tồn

tự nhiên là cần phải có một cương lĩnh để làm kim chỉ nam cho các tờ báo chúng
ta đang phát hành. Các báo này phải dành nhiều chỗ cho những vấn đề lý luận.
Tức là cả những vấn đề về lý luận dân chủ - xã hội nói chung lẫn sự vận dụng lý
luận đó vào thực tế nước Nga”. [21; 412] .
Lê-nin cho rằng báo chí chủ yếu phục vụ cho cơng tác tuyên truyền, phục
vụ cho công tác cổ động. Nhưng tạp chí cũng như báo cũng đều phải phản ánh
tất cả các mặt của phong trào, và chúng tôi thấy cần phải đặc biệt nhấn mạnh
rằng chúng tôi không tán thành một kế hoạch quy định là tờ báo của cơng nhân
chỉ đăng riêng những gì liên quan trực tiếp và mật thiết đến phong trào cơng
nhân tự phát, cịn cơ quan dành “cho giới trí thức” thì chỉ đăng tồn những bài có
liên quan đến lý luận về chủ nghĩa xã hội, đến khoa học, đến chính trị, tổ chức
của đảng, v.v… Ngược lại, chính là cần phải “đem tất cả những sự việc cụ thể và
tất cả những biểu hiện cụ thể của phong trào công nhân gắn liền với những vấn
đề ấy; cần phải dùng lý luận mà soi sáng mọi sự việc sự kiện; cần tiến hành
cơng tác tun truyền các vấn đề chính trị và tổ chức của đảng với số quần
chúng đông đảo nhất trong giai cấp công nhân” [24; 415 - 417].
Bên cạnh đó Lê-nin cũng đề cao vai trị của báo chí địa phương, cho rằng
“nó cũng giữ vị trí ưu thế so với báo chí Trung ương là một biểu hiện hoặc là của
sự nghèo nàn, hoặc là của sự phong phú. “Nghèo nàn, khi nào phong trào chưa
đào tạo được đầy đủ lực lượng cho nền sản xuất lớn, khi phong trào c n sống
lay lắt với lối làm việ thủ cơng nghiệp và gần như chìm ngập trong những “sự
việc vụn vặt của đời sống công xưởng”. Phong phú khi nào phong trào đã hoàn
toàn nắm được những nhiệm vụ của cơng tác báo cáo và cổ động tồn diện và

12


khi nào người ta cảm thấy rõ nhu cầu phải có nhiều tờ báo địa phương song
song với một tờ báo Trung ương”. [24; 192 - 193]
Theo Lê-nin tự do báo chí là hội họp, lập hội, bãi cơng, chế độ nhân dân

bầu ra các quan tòa và các viên chức nhà nước, bãi bỏ quân đội thường trực và
áp dụng chế độ dân cảnh, tách giáo hội khỏi nhà nước, tách nhà trường khỏi xã
hội.
Khẩu hiệu “tự do báo chí” đã có ý nghĩa lớn lao trên tồn thế giới từ cuối
thời trung cổ đến thế kỷ XIX. Tại sao? Vì nó nói lên tính chất tiến bộ của giai
cấp tư sản, tức là nói lên cuộc đấu tranh của giai cấp này chống bọn thầy tu, bọn
vua chúa, bọn phong kiến và bọn chúa đất.
Như vậy qua đây chúng ta có thể thấy Lê-nin rất đề cao vai trị của báo chí
và đặc biệt là vấn đề tự do báo chí. Báo chí là tiếng nói của tồn thể nhân dân lao
động, là công cụ, phương tiện tố cáo tội ác của những kẻ phản cách mạng. Vạch
trần những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù – là cơ quan ngôn luận của nhân dân.
1.1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh bắt đầu cuộc đời hoạt động của mình bằng tiếng nói đấu tranh
của báo chí. Ngay từ những năm hai mươi đầu thế kỷ XX. Người đã thấy rõ tầm
quan trọng của báo chí cách mạng và trong suốt cuộc đời của mình, Người đã
dành một phần quan trọng của thời gian, dành tâm huyết cho hoạt động báo chí
vì hoạt động báo chí cách mạng chính là hoạt động cách mạng trong chiều sâu
nhất của sự phát triển phong trào. Cùng với việc thành lập tờ báo Người cùng
khổ để đoàn kết và tổ chức phong trào của các nước thuộc địa chống chủ nghĩa
thực dân Pháp, năm 1920 tại Đại hội Tua, Người đã tố cáo: “Chúng tơi khơng có
quyền tự do báo chí và tự do ngơn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội
cũng khơng có. Chúng tơi khơng có quyền sống hoặc đi du lịch ở nước ngồi,
chúng tơi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tơi khơng có quyền tự

13


do học tập... “Tiếng nói ấy càng mạnh m hơn, vang sâu hơn qua nhiều bài viết
của Nguyền ái Quốc về chế độ báo chí. Luận điểm quan trọng nhất về báo chí
mà Người khẳng định suốt trong thời kỳ lịch sử dài dưới chế độ thực dân phong

kiến là đấu tranh cho quyền tự do báo chí.
Tự do báo chí là quyền lợi tinh thần to lớn của một dân tộc, một đất nước
Báo chí là hoạt động tinh thần quan trọng của một xã hội. Đó chính là diễn
đàn để nhân dân biểu hiện ý chí và nguyện vọng của mình, là thước đo về tinh
thần dân chủ có được của một xã hội, là gương mặt rõ nét về một trình độ văn
hóa và khoa học. Chế độ thực dân Pháp hiểu rõ điều đó nên ra sức đàn áp báo
chí. Người đã nêu lên tình trạng nghịch lý và kỳ dị đến nỗi khó mà tin được:
“Giữa thế kỷ XX này ở một nước có đến 20 triệu dân mà khơng có lấy một tờ
báo. Các bạn có thể tưởng tượng được như thế khơng? Khơng có lấy một tờ báo
bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tơi” [15; 368]. Báo chí lúc này do chính quyền Pháp
ở Đông Dương độc quyền. “Trước khi đưa đi nhà in, tất cả các bài báo phải
dịch ra tiếng Pháp và đưa kiểm duyệt đã. Cấm ngặt những tờ thông tin ấy khơng
được đả động gì đến những vấn đề chính trị hay tơn giáo mà chỉ được đăng
những tin tức thơng thường, những vấn đề xét ra có lợi cho nhà nước” [28; 368].
Một tờ báo mà không đề cập đến vấn đề chính trị và những chuyện thiết thân đến
cuộc sống của người dân thì dần tự thủ tiêu chức năng của mình.
Chính quyền thực dân Pháp đã áp dụng chế độ kiểm duyệt gay gắt. Không
phải chỉ là vấn đề chính trị mà cả những chuyện kinh tế, chuyện sinh hoạt hàng
ngày cũng bị theo dõi và kiểm duyệt gắt gao... “Các bạn chớ tưởng rằng mấy tờ
báo thông tin khốn khổ ấy được tự do phân tích những cái thuộc về kinh tế.
Chẳng hạn họ khơng được nói đến đời sống đắt đỏ, đến việc mất mùa, đến việc
buôn gian bán lận của bọn con buôn người Âu, đến việc xoay sở tiền nong bất
lương của bọn quan cai trị...”[2; 369].

14


Người phê phán tình trạng mất tự do của báo chí dưới chế độ thực dân Pháp
nhưng đồng thời cũng nêu lên những ý tưởng quan trọng về chức năng của báo
chí. Báo chí dưới chế độ cũ phải thực hiện đúng chức năng phê phán chế độ

chính trị tàn bạo và khuynh hướng nơ dịch hóa của bọn thực dân, phê phán trên
bình diện rộng lớn nhiều vấn đề kinh tế và từ đấy vạch trần những hành vi chính
trị của giai cấp thống trị, bọn quan lại da trắng và những kẻ đồng mưu...
Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng.
Báo chí xuất hiện và phát triển do yêu cầu thông tin chính trị, kinh tế và
giao lưu văn hóa tư tưởng của xã hội. Và ngay từ những tiếng nói đầu tiên đơn
giản nhất, báo chí đã mang theo khuynh hướng và người hoạt động trong lĩnh
vực này lại càng phải có ý thức về xu hướng chính trị của mình.
Với báo chí cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ báo chí
cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Trong
những lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những đồn thể cách mạng,
Người thường hay dùng hai chữ chiến sĩ, nhà văn chiến sĩ (“Văn hóa nghệ thuật
cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”), nhà nông chiến
sĩ (“Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ. Hậu
phương thi đua với tiền phương”). Người muốn nhấn mạnh qua hai chữ chiến sĩ
ý thức tự nguyện và năng động, tinh thần xung phong quả cảm trong mọi công
việc. Mỗi người phải là chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh của mình, quân sự, chính
trị hay là văn học nghệ thuật. Đối với nhà báo phải có dũng khí, khơng để ngịi
bút lệ thuộc vào tiền tài, danh vị, quyền lực, không bẻ cong ngịi bút và nhân tố
quyết định cho phẩm chất đó là “lập trường chính trị vững chắc”, “chính trị phải
làm đúng. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên
các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng”.

15


Đường lối chính trị thể hiện trong nhiều phạm vi khác nhau. Có khi là
nhiệm vụ chính trị của một đất nước, một dân tộc, trong một giai đoạn nhất định.
Có khi nhiệm vụ chính trị mở rộng ra liên kết được nhiều tiếng nói khác nhau
của các dân tộc trước một mục tiêu chung. Ngay từ khi sáng lập tờ báo Người

cùng khổ, Người đã góp phần thức tỉnh tinh thần chống thực dân ở nhiều nước
thuộc địa, khơi nguồn cho làn sóng cách mạng lớn lao của các nước thứ ba
chống thực dân đế quốc. Mục tiêu chính trị đúng đắn đã tạo nên sức mạnh tinh
thần cho tờ báo, đem lại dũng khí cho các cây bút mà không một thế lực nào của
chủ nghĩa thực dân có thể khuất phục được.
Báo chí cách mạng phải mang tính tiên phong, định hướng trong cuộc sống
Báo chí cách mạng là vũ khí đấu tranh trên mặt trận chính trị tư tưởng và
tác động sâu xa đến đời sống xã hội. Do đó báo chí cách mạng phải giữ vị trí tiên
phong, mở đường, truyền bá những tư tưởng và tri thức tiến bộ. Báo chí Hồ Chí
Minh dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nên đã có những
phẩm chất đặc biệt, có khả năng tiên đoán và phát hiện nhiều sự kiện quan trọng
trong đời sống và góp phần phát triển phong trào đấu tranh cách mạng. Người
đến với báo chí trong thời điểm đặc biệt, không phải với sự tiếp tục, tiếp nối một
tiếng nói đã có mà chủ yếu với tư cách người sáng lập, người tổ chức.
Tờ báo Thanh niên do Người sáng lập là dòng tư tưởng cách mạng và thời
sự đầu nguồn góp phần đưa phong trào cách mạng sang giai đoạn mới. Tờ báo
Việt Nam độc lập hướng dẫn phong trào cách mạng trong thời kỳ bí mật chuẩn
bị cho cao trào đấu tranh thời kỳ Cách mạng Tháng Tám.
Báo chí phải “Viết cho đại đa số”, “Viết để phục vụ quần chúng”
Là tác giả của hàng nghìn bài báo, nhà báo Hồ Chí Minh ln luôn chú ý
đến đối tượng phục vụ. Những bài báo viết bằng tiếng Pháp vào những năm đầu
thế kỷ XX cho độc giả chủ yếu là người Pháp, những bài báo trên tờ Việt Nam

16


độc lập nhằm vào đối tượng quần chúng công nông ở một địa bàn miền núi chiến
khu, và hàng trăm bài báo cho đông đảo độc giả trong cả nước - tất cả đều được
viết ra phù hợp với trình độ của từng đối tượng. Người chỉ rõ: “Muốn cho người
xem hiểu được, nhớ được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ của người

xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều”. Người thâu tóm cách viết
trong những ý cơ đúc: Vì ai mà mình viết? Mục đích viết làm gì? Viết cái gì?
Những câu trả lời của Người cũng gọn gàng: “Viết cho đại đa số”, “Viết để
phục vụ quần chúng”, “Viết để nêu lên những cái hay, cái tốt của dân tộc ta, bộ
đội, cán bộ ta và phê phán kẻ thù”.
Những ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự đúc kết kinh nghiệm của một
đời làm báo, và sâu sắc hơn là sự thấu hiểu vai trị của báo chí đối với sự nghiệp
cách mạng và mối quan hệ giữa báo chí và quần chúng cách mạng. Chủ tịch Hồ
Chí Minh chú ý nhiều đến tính dân tộc của ngơn ngữ báo chí. Người khơng chấp
nhận lạm dụng từ nước ngồi, nhất là từ Hán Việt: “Khuyết điểm nặng nhất là
dùng chữ nước ngồi q nhiều và nhiều khi dùng khơng đúng”. Người đặc biệt
nhắc nhở phải “viết ngắn”. Đặc trưng ngôn ngữ báo chí là phải ngắn gọn. “Phải
viết, gọn gàng, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đi mà
phải là có đầu, có đi”. Tình trạng viết dài dịng “dây cà ra dây muống” hoặc
như “rau muống kéo dây” đều khơng thích hợp với văn phong báo chí và người
đọc khó tiếp nhận
Báo chí phải trung thực, tôn trọng sự thật
Từ sau Cách mạng Tháng Tám, nước ta có hàng trăm tờ báo khác nhau
được xuất bản định kỳ hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng. Chủ tịch Hồ Chí Minh
yêu cầu báo chí nước ta phải có đặc điểm riêng. Người phê phán sự rập khn:
“Mục đích chung của chúng ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thực hiện
thống nhất nước nhà, giữ gìn hịa bình thế giới. Nhưng một tờ báo như báo của

17


nông dân, báo của công nhân, báo của thanh niên, báo của phụ nữ,... nên có đặc
điểm của nó, về hình thì khơng rập khn, rập khn thì báo nào cũng thành khô
khan, làm cho người xem dễ chán.
Theo Người báo chí phải thực sự giữ vai trị người tun truyền, cổ động,

người tổ chức tập thể, một trong những động lực của phong trào cách mạng, đội
quân tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng. Báo chí phải thơng tin
chính xác, kịp thời về cơng cuộc cách mạng, về quá trình xây dựng và bảo vệ tổ
quốc; Phản ánh trung thực tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, góp
phần tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận. Báo chí cổ vũ, động viên phong trào
thi đua yêu nước, phát hiện biểu dương những nhân tố mới, các điển hình tiên
tiến, gương người tốt việc tốt.
Đặc biệt, báo chí chủ động tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí,
tiêu cực và các tệ nạn xã hội đang là nguy cơ lớn đối với sự ổn định và phát triển
xã hội. Hơn bao giờ hết, báo chí thể hiện bản lĩnh, phẩm chất, vai trị của mình
trong sự nghiệp bảo vệ các thành quả cách mạng của Đảng. Báo chí phản ánh
một cách trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời các hiện tượng tiêu cực,
tham nhũng, lãng phí cũng như những người bao che, dung túng, tiếp tay cho các
hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí ấy. Báo chí cách mạng góp phần với
Đảng đấu tranh tự phê bình và phê bình với những tư tưởng đạo đức suy thoái,
về chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi, tham địa vị, ham chức tước, mất đồn kết…
1.2. Tình hình báo chí của Thanh – Nghệ - Tĩnh trước 1930
Vào đầu thế kỷ XX báo chí là một hiện tượng mới mẻ đối với xã hội nước
ta. Ra đời muộn màng lại tồn tại dưới một chế độ kiểm duyệt nghiệt ngã nên sinh
hoạt báo chí ở Thanh – Nghệ - Tĩnh nói riêng và trên cả nước nói chung nghèo
nàn. So với Bắc Kỳ và Nam Kỳ, tình hình báo chí ở Trung Kỳ bi đát hơn rất

18


nhiều. Suốt một phần tư đầu thế kỷ 20, “Trên dải đất 15 tỉnh trải dài từ Thanh
Hóa đến Bình Thuận – như nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng tố cáo - khơng có một
tờ báo” Khâm sứ Pháp và Nam triều đã dùng hàng loạt những sắc lệnh, nghị
định để rào giậu mảnh đất miền Trung vốn giàu truyền thống cách mạng này.
Không những chúng nghiêm cấm các tờ báo yêu nước và cách mạng từ hải ngoại

gửi về mà ngay cả những tờ báo đương thời đựơc tự do xuất bản và cho phát
hành công khai ở Nam Kỳ và Bắc kỳ. Chúng chỉ cho phổ biến công báo của
chính quyền thực dân và những tờ báo sống bằng tiền trợ cấp của sở mật thám.
Cho đến khi công tác truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta một
cách sâu rộng, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ngày càng ảnh hưởng mạnh
m , thì những số báo của Thanh niên cùng với những tờ báo khác được bí mật
đưa vào vùng đất này. Tháng 6/1929, Đơng Dương Cộng sản Đảng đã phái đồng
chí Nguyễn Phong Sắc và Trần Văn Cung vào Nghệ An cùng Võ Mai lập ra Xứ
bộ Trung Kỳ. Đến cuối năm 1929 đầu năm 1930 các chi bộ cộng sản được thành
lập ở nhà máy xe lửa Trường Thi, Nhà máy diêm, Trường Quốc học Vinh, ở các
xã Vạn Phần (Diễn Châu) Yên Dũng (Hưng Nguyên), Võ Liệt (Thanh Chương).
Cũng bắt đầu từ đó những tờ báo cách mạng ở Thanh – Nghệ - Tĩnh ra đời. Mở
đầu cho dịng báo chí cách mạng ở đây là sự ra đời tờ báo “Xích sinh” của Sinh
hội đỏ trường Quốc học Vinh vào cuối năm 1929.
Sau khi Đảng ra đời, hoạt động của báo chí cách mạng trở nên mạnh m , đã
góp phần đưa phong tròa cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng.

19


CHƯ NG 2
BÁO CHÍ CÁCH MẠNG THANH - NGHỆ - TĨNH
GIAI ĐOẠN 1930 – 1939
2.1. Ho n cảnh lịch sử v đường lối báo chí của Đảng
2.1.1. Hồn cảnh lịch sử
* Tình hình thế giới:
Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 – 1933 ở các nước
thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư
bản ngày càng gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng tăng cao.
Chủ nghĩa Phát xít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi như: Phát xít Hít

le ở Đức, Phát xít Phăng Cơ ở Tây Ban Nha, phát xít Mútxơlini ở Italia… chế độ
độc tài phát xít làm nền chuyên chính của những thế lực phản động nhất, sô vanh
nhất, tàn bạo và dã man nhất. Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, bành
chướng và nô dịch các nước khác. Tập đồn phát xít cầm quyền ở Đức, Ý và
Nhật đã liên kết với nhau thành khối “Trục”, ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia
lại thị trường thế giới và thực hiện mưu đồ tiêu diệt Liên Xô - Thành trì cách
mạng thế giới - nhằm hi vọng đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản đang phát
triển mạnh m . Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm
trọng nền hịa bình và an ninh quốc tế.
Trước tình hình đó Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp tại
Mátxcơva (tháng 7/1935) dưới sự chủ trì của G. Đimitơrốp. Đồn đại biểu Đảng
Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội.

20


Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và nhân
dân lao động lúc này chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa
phát xít.
Đại hội vạch ra nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động thế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản giành
chính quyền mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo
vệ dân chủ và h a bình.
Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, các Đảng cộng sản và nhân dân các
nước trên thế giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân
rộng rãi, chống phát xít và chiến tranh, đ i tự do, dân chủ, h a bình và cải thiện
đời sống.
Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, đại hội chỉ rõ: Do tình hình
thế giới và trong nước thay đổi nên vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế
quốc có tầm quan trọng đặc biệt.

* Tình hình trong nước
- Tình hình kinh tế:
Năm 1930, do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam
suy thoái, bắt đầu từ trong nông nghiệp: Lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang,
năm 1933 là 500 ha. Về công nghiệp thì suy giảm. Thương nghiệp, xuất nhập
khẩu đình đốn, giá cả đắt đỏ. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề
so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.
Sau cao trào 1930 – 1931 đời sống nhân dân thêm cực khổ, trong những
năm 1936 – 1939 tình hình kinh tế mặc dầu có bước phục hồi song đời sống
nhân dân khơng được cải thiện là bao.
- Tình hình xã hội:
Cơng nhân: Bị sa thải, đồng lương ít ỏi.

21


Nông dân: Chịu thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá
hạ. Ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, bị bần cùng hóa.
Tiểu thương, tiểu chủ, các ngành nghề thủ công: Bị phá sản, bị sa thải, thất
nghiệp, tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh, nhà bn nhỏ đóng cửa.
Xã hội Việt Nam có 2 mâu thuẫn cơ bản là: Dân tộc Việt Nam với thực
dân Pháp và nông dân với địa chủ.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã ảnh hưởng sâu sắc không những
đến đời sống các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động mà còn đến cả những
nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó bọn cầm quyền phản động ở
Đơng Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp ngẹt, mọi quyền tự do, dân chủ và
thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Tình hình trên đây làm cho các giai cấp và tầng lớp tuy có quyền lợi khác
nhau nhưng đều căm thù thực dân, tư bản độc quyền Pháp, và đều có nguyện
vọng chung trước mắt là đấu tranh đòi được quyền sống, quyền tự do, dân chủ,

cơm áo và hịa bình. Trong lúc này, hệ thống tổ chức của Đảng và các cơ sở cách
mạng quần chúng đã được khôi phục. Đây là yếu tố rất quan trọng, quyết định
bước phát triển mới của phong trào cách mạng nước ta.
Đối với chính quyền thực dân, trong suốt ba năm vận động dân chủ, chính
phủ Pháp và chính quyền thực dân có trên 40 văn bản quy định bổ sung về báo
chí quan hệ đến báo chí.
Ngày 12 - 8 - 1936, chính phủ pháp ra sắc lệnh mới về báo chí do tổng
thống Lơbroong ký có tiếp chữ ký của bộ trưởng tư pháp Ruyca, bộ rưởng thuộc
địa Mutê, ngày 17 - 9 - 1936, xinvetxơtơrơ thay mặt tồn quyền Đơng Dương
Roobanh ký nghị định ban hành ở Đông Dương, sắc lệnh có ba điều. Sau đây là
điều 1 và điều 2.

22


×