Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Chan doan benh qua am thanh trong co the

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.3 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Chẩn đoán bệnh qua âm thanh trong cơ thể</b>


Bị ù tai thường xuyên có thể bạn đang bị nhiễm trùng tai - Ảnh:
Shutterstock


<b> Tiếng rắc từ đầu gối </b>


Những âm thanh này thường là kết quả của một trong ba ngun nhân: trật
khớp, bong bóng khí trong chất lỏng hoạt dịch, hoặc khớp di chuyển hơi chệch
hướng, theo ông David Geier, giám đốc y học thể thao tại Đại học Y Nam Carolina
(Mỹ).


<b> Tiếng động phát ra từ dạ dày</b>


Giữa các bữa ăn, đường tiêu hóa của bạn làm việc cực lực, co thắt thường
tạo ra tiếng ồn mỗi vài giờ để qt các thức ăn cịn sót lại, theo ơng William Chey,
tổng biên tập của tạp chí Gastroenterology (Dạ dày ruột) của Mỹ.


Hãy đến bệnh viện nếu ruột làm việc ồn ào kèm với sưng và đau, đặc biệt
là nếu bạn nghe tiếng bì bõm khi ấn vào bụng. Trong trường hợp rất hiếm xảy ra,
ruột của bạn có thể bị tắt nghẽn và cần được phẫu thuật.


<b> Ngủ ngáy vào ban đêm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đi bác sĩ nếu thấy mình thở hổn hển vào ban đêm, thức dậy vã mồ hôi,
hoặc cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày. Bạn có thể có chứng ngưng thở khi ngủ,
gây cản trở luồng khơng khí và làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường và đột quỵ.
<b> Xương hàm kêu lách cách</b>


Nếu tiếng ồn to và rõ, có thể do sụn hàm trên và dưới không thẳng hàng,
theo ông James Van Ess, trợ lý giáo sư về phẫu thuật miệng và hàm mặt tại Viện


lâm sàng Mayo Clinic (Mỹ). Bác sĩ sẽ cho bạn mang nẹp miệng để hạn chế sức
căng lên hàm, vì nếu càng căng hàm thì có thể dẫn đến suy thối và đau khớp thái
dương. Ngồi ra, tránh nhai kẹo cao su và các loại thực phẩm dai.


<b> Ù tai</b>


Tiếng ù tai thường là do bộ não của bạn hiểu sai tín hiệu, theo bà Samuel
Selesnick, phó chủ tịch của khoa tai mũi họng tại Trường đại học Y Weill Cornell
(Mỹ). Ù tai liên tục và chỉ ở một bên tai có thể báo hiệu rối loạn nhiễm trùng hoặc
bên trong tai. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp này đều khơng có ngun nhân,
do đó, thường khơng có thuốc chữa, bà Selesnick nói. Bác sĩ có thể tư vấn hoặc
đưa ra các biện pháp để giúp bạn sống với tiếng ồn.


<b> Nghe tiếng tim đập ở tai</b>


Theo ông David J. Eisenman, giáo sư khoa tai mũi họng-phẫu thuật đầu và
cổ tại trường Y thuộc Đại học Maryland (Mỹ), lưu lượng máu có thể là nguyên
nhân làm cho bạn nghe tiếng tim đập ở tai. Các nguyên nhân phổ biến nhất của âm
thanh bất thường này phát sinh từ sự bất thường ở các tĩnh mạch rất lớn đưa máu từ
não xuống đến tim và rồi đi qua tai. Eisenman nói, nếu bạn đang có triệu chứng
này kèm phình ở tĩnh mạch, hoặc mạch máu làm cho lưu lượng máu của bạn lớn
hơn hoặc bất thường. Những trường hợp này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
<b> Tiếng lách cách ở cổ họng</b>


Đây có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh có ảnh hưởng đến kiểm soát cơ
bắp, chẳng hạn như bệnh Parkinson. Trong trường hợp khác, tiếng lách cách này
có thể được gây ra bởi sụn tuyến giáp dư thừa và có thể được loại bỏ bằng phương
pháp phẫu thuật.


</div>


<!--links-->

×