Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đặc trưng ngữ nghĩa của từ lóng và tim trong tuc ngữ và ca dao dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN ĐỨC DŨNG

ĐẶC TRƢNG NGỮ NGHĨA CỦA TỪ LÒNG VÀ TIM
TRONG TỤC NGỮ VÀ CA DAO DƢỚI GĨC NHÌN
NGƠN NGỮ HỌC TRI NHẬN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 60.22.01

Người hướng dẫn khoa học
GS.TS Đỗ Thị Kim Liên

VINH – 2011


2

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................................6
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................8
5. Cái mới của đề tài .............................................................................................................9
6. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................................9
Chƣơng 1: Những giới thuyết xung quanh đề tài ........................................ 10


1.1. Nhận diện về tục ngữ ca dao .................................................................................. 10
1.2. Cơ sở lý luận về phạm trù ngữ nghĩa trong ngôn ngữ học ........................... 12
1.3. Cơ sở lý luận của ngôn ngữ học tri nhận ........................................................... 17
1.4. Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 34
Chƣơng 2: Đặc điểm ngữ pháp và những ý niệm văn hố trong phát ngơn
tục ngữ và cao dao chứa từ lòng và từ tim ..................................................... 35
2.1. Tiểu dẫn ........................................................................................................................ 35
2.2. Đặc điểm ngữ pháp của từ lòng và từ tim trong tiếng Việt .......................... 37
2.3 Ẩn dụ và biểu hiện ẩn dụ tri nhận về từ lòng, tim
trong tục ngữ, ca dao ...................................................................................... 49
2.4. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ lòng và từ tim trong các loại từ điển .............. 55


3

2.5. Cách nhìn của ngơn ngữ học tri nhận hay nhiệm vụ ý niệm hóa của nó
qua các phát ngơn tục ngữ, ca dao chứa các từ lòng, tim ...................................... 58
2.6. Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 62
Chƣơng 3: Phân loại và ngữ nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ chứa từ
lịng, tim dƣới góc nhìn tri nhận ....................................................................... 63
3.1. Tiểu dẫn ........................................................................................................................ 63
3.2. Phân loại các tiểu nhóm ngữ nghĩa theo các ý niệm tri nhận
văn hóa Việt ......................................................................................................................... 70
3.3. Biểu hiện ngữ nghĩa của từ lòng trong ca dao tục ngữ dưới góc nhìn của
ngơn ngữ học tri nhận ....................................................................................................... 80
3.4. Sự tác động của yếu tố cảm thức văn hố Việt lên trường ngữ nghĩa từ
lịng dưới góc nhìn tri nhận ............................................................................................. 87
3.5. Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 91
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 92
PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 101


4

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn này, trước hết cho phép chúng tôi xin
chân thành cảm ơn Giáo Sư, Tiến Sĩ Đỗ Thị Kim Liên, người đã hướng dẫn
chỉ bảo cho chúng tôi thấy sự giản dị, minh bạch và trang trọng của ngôn ngữ
học. Chúng tôi cũng xin cảm ơn Tiến Sĩ Nguyễn Văn Bằng, người đã dành
thời gian quý báu đóng góp cho bài viết cùa chúng chúng tôi; xin cảm ơn các
thầy cô giáo ngữ văn trường Đại học Vinh đã truyền thụ kiến thức cho chúng
tôi; xin cảm ơn quý ban lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp trường Đại học Sài
Gòn đã cổ vũ chúng tơi trong học tập.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 1 năm 2012
Tác giả Nguyễn Đức Dũng


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Tục ngữ và ca dao là kho tàng văn học quý giá của nhiều dân tộc,
trong đó có cả người Việt. Đến với tục ngữ, ca dao, từ trước đến nay, nhiều
nhà nghiên cứu đã đi vào tiếp cận chúng từ nhiều phương diện khác nhau: văn
học, triết học, đạo đức, ngôn ngữ, đặc biệt là lối tri nhận mang đặc thù văn
hóa của người Việt. Trong tục ngữ, ca dao còn chứa đựng những trầm tích
văn hóa mà nếu đi sâu giải mã những yếu tố ngôn ngữ cấu thành tục ngữ, ca
dao, chúng ta sẽ có thêm cơ sở khoa học để hiểu một cách đầy đủ văn hóa
Việt, văn hóa phi vật thể, văn hóa biểu tượng.

1.2 Từ lịng và từ tim là hai từ được sử dụng rộng rãi trong văn bản viết
lẫn trong đối thoại hàng ngày. Đặc biệt trong tục ngữ, ca dao, chúng được sử
dụng không còn chỉ những "vật" cụ thể - bộ phận cơ thể người-mà trở thành
biểu tượng của thế giới bên trong con người, thế giới nội tâm. Trong tiến trình
phát triển của ngôn ngữ, không biết từ lúc nào, hai từ này đã được người Việt
gửi gắm vào đấy tiếng nói tình cảm của mình mà chỉ có bằng cảm thức văn
hóa Việt, người đó mới cảm nhận được cái sâu sắc, cái hay, sự rung động về
giá trị ngữ nghĩa của chúng, nói một cách khác, người đó có sự tư duy đúng
về cái “khơng thấy”này. Thật khó giải thích ngay từ khi còn bé, con trẻ đã
cảm nhận được cái nghĩa trong câu ca dao “Một lòng thờ mẹ kính cha” mà
khơng hề có những vật hiện hữu nào, từ nào làm rõ nghĩa cho từ lòng ở đây,
nếu khơng phải là cảm thức văn hóa. Trong thực tế, chắc cũng khơng cần một
lời giải thích đầy đủ nào để đứa trẻ thỏa mãn được nếu như không phải chính
nó. Ngồi ra, ta gặp những cách nói Lịng vả cũng nhƣ lòng sung; Lòng trâu
cũng nhƣ dạ bò (tục ngữ); Lòng đá thắm, dạ vàng phai/ Hơi đâu theo đuổi
đƣờng dài uổng cơng; Lịng em cịn đợi cịn chờ/ Sao em rứt nghĩa bao giờ
không hay (Ca dao)… càng gợi lên cái bề rộng ngữ nghĩa từ này.


6

Việc đi sâu tìm hiểu ngữ nghĩa của hai từ lịng và tim dưới góc nhìn của
ngơn ngữ chức năng hay cấu trúc dường như chưa đủ, có cái gì đấy quá khách
quan mà thiếu đi yếu tố nhận thức bên trong của con người cụ thể - yếu tố văn
hóa. Chính vì lẽ đó, đề tài chúng tơi đi vào tìm hiểu đặc trưng ngữ nghĩa của
từ lịng và từ tim trong tục ngữ và ca dao dưới góc nhìn của ngơn ngữ học tri
nhận.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tục ngữ, cao dao là đối tượng thu hút hiều sự quan tâm của giới nghiên
cứu với tên tuổi của các tác giả như: Vũ Ngọc Phan (1978), Đinh Gia Khánh

(1998), nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1975),
Hồng Tiến Tựu (1999), Nguyễn Thái Hịa (1997), Nguyễn Quí Thành
(1998), Phan Thị Đào (2001), Nguyễn Nghĩa Dân (2001), Nguyễn Xuân Kính
(2002), Đỗ Thị Kim Liên (2006), Nguyễn Văn Nở (2006), Nguyễn Đức Tồn
(2008)… Các tác giả này đã đi vào khai thác, tìm hiểu những vấn đề nội dung
tư tưởng, quan niệm triết lý nhân sinh, thi pháp… vấn đề hình thức, mơ típ,
cấu trúc… Có nhiều bài viết, luận văn, chuyên khảo về tục ngữ, ca dao được
công bố rộng rãi.
Gần đây, những từ ngữ chỉ người, vật trong ca dao, tục ngữ Việt có sắc
thái tình cảm, đời sống bên trong, đời sống tâm linh Việt được đi sâu nghiên
cứu. Chúng không chỉ được khảo sát về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa từ vựng, ngữ
pháp… mà còn được nghiên cứu từ phương diện văn hố Việt.
Hà Quang Năng (1997) với bài viết Hình ảnh con trâu trong thành ngữ,
tục ngữ và ca dao Việt Nam, trong tạp chí Ngơn Ngữ và Đời Sống, số 1 đã
phân tích và miêu tả một cách đầy đủ về biểu tượng con trâu gắn với đời sống
vật chất và tinh thần của người Việt trên cứ liệu thành ngữ, tục ngữ, ca dao.


7

Cũng về “con trâu”, Phạm Văn Thấu (1997), với bài Con Trâu trong
tâm thức ngƣời Việt qua tục ngữ ca dao đã có kết luận “Tâm thức Việt Nam
in đậm hình ảnh con trâu. Với mỗi người dân Việt từ tấm bé, con trâu đã gần
gũi, gắn bó hằng ngày từ ngày xửa ngày xưa”
Năm 2000, Hồng Văn Khống trên báo Giáo dục thời đại, số Xn
Canh Thìn, có bài viết Rồng có thực hay huyền thoại?
Trí Sơn (2001) với bài Con rắn trong tâm thức ngƣời Việt qua thành
ngữ tục ngữ. Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu qua hình ảnh các con vật,
cịn có các cơng trình tìm về bản sắc văn hố Việt Nam qua hình ảnh các cây
cỏ có trong ca dao tục ngữ Việt.

Đỗ Thị Kim Liên (2009), trƣờng ngữ nghĩa về “cây lúa” và các sản
phẩm từ lúa phản ánh đặc trưng văn hoá lúa nước trong tục ngữ người Việt.
Đặc biệt từ 2005 trở lại đây, với sự phát triển mạnh của ngôn ngữ học
tri nhận, mà lý thuyết đại cương và phương pháp luận đã được hai tác giả
trình bày một cách tường minh trong tác phẩm của mình. Tác giả Trần Văn
Cơ (2006) với cuốn Ngôn ngữ học tri nhận đã giới thiệu lí thuyết tri nhận trên
thế giới và ảnh hưởng của lí thuyết này ở Việt Nam. Lý Tồn Thắng (2009),
với cuốn Ngôn ngữ học tri nhận. Từ lý thuyết đại cƣơng đến thực tiễn tiếng
Việt, một hướng nghiên cứu mới đã được mở ra cho việc khảo sát các từ ngữ
Việt có tính biểu tượng và chiều dày văn hoá như bánh chƣng, bánh giầy, số
phận, cây tre, cây đa, cây chuối, sơng, đị... Cũng chính lý thuyết này đã gợi ý
cho chúng tơi khảo sát từ lịng và tim dưới góc nhìn của ngơn ngữ học tri
nhận.
Từ lịng và tim xuất hiện trong phát ngơn của đời sống người Việt có
tần số đáng kể. Qua q trình tìm hiểu bước đầu, chúng tơi thấy đây là hai từ
rất giàu sắc thái, tình cảm văn hố Việt. Hai từ này khá quen thuộc với mọi
lứa tuổi của người Việt, đời sống Việt. Khi điểm lại lịch sử vấn đề, chúng tôi


8

chưa thấy một cơng trình nào đi sâu nghiên cứu hai từ lịng và tim như mơt
chun khảo từ góc nhìn của ngơn ngữ học truyền thống cũng như ngơn ngữ
học tri nhận. Chính vì vậy, chúng tơi chọn đề tài Đặc trưng ngữ nghĩa của từ
lòng và tim trong phạm vi tư liệu tục ngữ, ca dao dưới góc nhìn ngơn ngữ học
tri nhận với hy vọng đưa ra được một bức tranh tương đối đầy đủ về ý niệm
của người Việt đối với hai từ lòng và tim.
3. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn hai từ lòng và từ tim từ bộ sưu

tập Kho tàng tục ngữ ngƣời Việt và Kho tàng ca dao ngƣời Việt của các soạn
giả: Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Nguyễn Thúy Loan, Phạm Lan Hương,
Nguyễn Luân in năm 2002, Nxb Văn hóa - Thơng tin làm đối tượng nghiên
cứu.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn hướng đến thực hiện những nhiệm vụ
sau:
- Thống kê, phân loại những câu tục ngữ và ca dao chứa từ tim và lịng.
Bước đầu, chúng tơi đã thống kê được 507 câu chứa hai từ này.
- Phân tích ý niệm (ẩn dụ tri nhận), xác lập ra những đặc điểm ngữ
nghĩa của những phát ngơn chứa từ lịng và từ tim qua từ điển.
- Rút ra những đặc trưng ngữ nghĩa của từ lịng và từ tim dưới góc nhìn
tri nhận.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
sau:


9

4.1 Phƣơng pháp khảo sát thống kê, phân loại
Bước đầu chúng tôi đã thống kê số lượng 507 phát ngôn có chứa từ
lịng và tim. Sau đó, chúng tơi tiến hành phân loại chúng theo các tiểu nhóm
và đi sâu phân tích, miêu tả các tiểu nhóm đó.
4.2 Phƣơng pháp miêu tả
Dựa vào kết quả thống kê, phân loại các phát ngơn có chứa từ lịng và
tim, chúng tơi đi vào miêu tả ý niệm dẫn đến ngữ nghĩa của các phát ngơn
thuộc những nhóm ngữ nghĩa khác nhau đã phân loại được.
4.3 Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
Trên những nét đặc trưng rút ra được từ các phát ngôn chứa từ lòng và

từ tim trong tục ngữ, ca dao, chúng tơi tiến hành so sánh đối chiếu các tiểu
nhóm ngữ nghĩa, qua đó rút ra nào là yếu tố cơ sở thuộc cảm thức văn hóa của
người Việt.
5. Cái mới của đề tài
Có thể xem đây là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu ngữ nghĩa của từ
lòng và từ tim dưới góc nhìn của ngơn ngữ học tri nhận.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm ba chương.
Chương 1: Những giới thuyết xung quanh đề tài
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và những ý niệm, nhận thức văn hố
trong phát ngơn tục ngữ và ca dao chứa từ lòng và từ tim
Chương 3: Phân loại và ngữ nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ chứa từ
lịng, tim dƣới góc nhìn tri nhận


10

CHƢƠNG 1
NHỮNG GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI
1.1 Nhận diện về tục ngữ, ca dao
1.1.1. Phân biệt tục ngữ và thành ngữ
Từ trước đến nay, có nhiều ý kiến của những tác gải khác nhau bàn về
tiêu chí nhận diện tục ngữ và thành ngữ. Trong phạm vi đề tài này, chúng tơi
đưa ra một số tiêu chí cơ bản nhận diện thành ngữ, tục ngữ để lấy đo lam cơ
sở cho việc phân loại hai đối tượng này. Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn
vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê
phán. Còn thành ngữ là một một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen
dùng, nhưng tự riêng nó khơng diễn được một ý trọn vẹn.
Về cấu tạo, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định, chưa phải là một

câu hồn chỉnh. Cịn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hồn chỉnh.
Về ý nghĩa, thành ngữ mang nghĩa hình ảnh, nghĩa khái quát có giá trị
tương đương từ: Áo rách, quần manh; Ăn trắng, mặc trơn; Ăn trên, ngồi trốc;
Dốt đặc cán mai; Cá bể, chim ngàn; Bụng đói, cật rét... Cịn tục ngữ lại nêu
lên những kinh nghiệm: Chó cắn áo rách; Bệnh quỷ thuốc tiên; Ngƣời chửa,
cửa mả; Bồi ở lở đi; Ai đắp ngƣời ấy ấm mồ…
Hầu hết, thành ngữ, tục ngữ đều do nhân dân sáng tác, nhưng cũng có
những thành ngữ, tục ngữ rút ra từ các thi phẩm, hoặc rút từ ca dao - dân ca
ra. Như vậy, tục ngữ được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm về tự
nhiên và xã hội: Chết đuối vơ phải cọng rơm; Múa rìu qua mắt thợ; Chớp
đơng nhay nháy gà gáy thì mƣa. Trong tục ngữ có cả thành ngữ: Chồng yêu,
xỏ chân lỗ mũi, thì xỏ chân lỗ mũi là thành ngữ.


11

1.1.2 Phân biệt tục ngữ và ca dao
Ca dao là một thuật ngữ Hán-Việt. Ca dao là những bài văn vần do nhân
dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và được phổ biến rộng rãi
trong nhân dân. Có thể nói nội dung của ca dao chủ yếu là nói về chủ đề tình
u q hương, đất nước, con người, trong đó một mảng ca dao chủ yếu nói
về tình u nam nữ. Ngồi ra, tìm hiểu ca dao chúng ta sẽ thấy được tính
chiến đấu, tính phản phong, tính nhân đạo, tính triết lí, đạo làm người. Cịn
tục ngữ, như đã trình bày ở mục 1.1.1, là sự đúc rút những kinh nghiệm trong
đời sống tự nhiên và đời sống xã hội, tác động đến nhận thức của mọi người
nói chung.
Về hình thức, ca dao và tục ngữ cũng khác nhau. Tục ngữ ban đầu chỉ là
những câu nói xi tai, hợp lý, sau dần mới trở thành những câu cân đối, có
vần vẻ, ngắn gọn: Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm; Làm phúc phải tội; Lƣơn
ngắn chê chạch dài; Cần xuống muống lên.

Tục ngữ có số lượng lớn nhất là 20 âm tiết, ít nhất là 4 âm tiết, như: Cha
già con cọc; Mẹ nào con ấy (bốn âm tiết); Hoài hồng ngâm cho chuột vọc,
hoài hạt ngọc cho ngâu vầy, hoài bánh dày cho thằng méo miệng ăn (20 âm
tiết).
Tục ngữ có những câu vần liền, vần cách (cách 2 âm tiết, 3 âm tiết, thậm
chí cách 4, 5 âm tiết) Ví dụ:
- Vần liền: Con dại cái mang; Cha gánh lon, con gánh vại
- Vần cách 1 âm tiết: May tay hơn hay thuốc; Đi chợ ăn quà, về nhà
đánh con; Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
- Vần cách 2 âm tiết: Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão;
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thịt mềm…


12

- Hoặc thể lục bát: Cá tƣơi thì xem lấy mang/ Ngƣời khơn xem lấy
hai hàng tóc mai.
Hình thức của ca dao thường là những bài ngắn, hai, bốn, sáu, hoặc tám
câu, âm điệu lưu loát và phong phú. Đặc điểm của ca dao thường có dạng lục
bát.
Ví dụ:
Em ngồi đâu anh cũng ngồi chầu
Yêu em anh muốn quết trầu cho em
Giữa hai dịng lục và dịng bát ln được qui định chặt chẽ bởi vần chân
hoặc vần lưng. Dòng lục mang vần chân, dòng bát mang vần lưng ở âm tiết
thứ 6 hoặc thứ 4, như: Anh buồn anh có chốn thở than, Em buồn nhƣ ngọn
nhang tàn thắp khuya. Có trường hợp vần lưng lại rơi vào âm tiết thứ tư, như:
Từ ngày Tự Đức lên ngôi, Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc nhƣ ri.
Về ý nghĩa, nghĩa của tục ngữ, một bộ phận phản ánh kinh nghiệm tự
nhiên, là nghĩa đen: Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa; và một bộ phận

phản ánh kinh nghiệm nhận thức xã hội là nghĩa bóng: Xanh vỏ đỏ lịng; Áo
gấm đi đêm; Tham bát bỏ mâm; Chó ba quanh mới nằm; Ngƣời ba năm mới
nói.
Cịn ca dao có ý nghĩa biểu cảm, bộc lộ cảm xúc: Hạt lúa vàng hạt thóc
cũng vàng/ Anh yêu em, bác mẹ, họ hàng cũng yêu; Ai về ai ở mặc ai/ Ta nhƣ
dầu đƣợm tháp hoài năm canh; Thấy anh nhƣ thấy mặt trời/ Chói chang khó
ngó trao lời khó trao.
1.2 Cơ sở lý luận về phạm trù ngữ nghĩa trong ngôn ngữ học
Phạm trù ngữ nghĩa trong ngôn ngữ học rất rộng và phức tạp. Ở đây,
chúng tôi dựa vào quan điểm của Đỗ Hưu Châu: “Đặc điểm của ngữ nghĩa
học hiện đại là khơng chỉ đóng khung trong sự miêu tả, phân loại mà đang


13

chuyển mạnh sang việc phát hiện ra các quy tắc điều khiển các quá trình tạo
nghĩa, vì thế, ta nên chấp nhận về sự phân chia ngữ nghĩa học thành hai lĩnh
vực: ngữ nghĩa học hệ thống (chủ yếu là ngữ nghĩa học từ vựng) và ngữ nghĩa
học hoạt động (nghiên cứu ý nghĩa và sự hình thành ý nghĩa của các đơn vị
hành chức của ngôn ngữ, trên quan điểm kết hợp ngữ nghĩa - ngữ dụng), các
khái niệm cơ bản của ngữ nghĩa học ở mục này được đề cập đến trong hai tiểu
mục nhỏ: ngữ nghĩa học từ vựng và ngữ nghĩa ngữ dụng.
1.2.1. Ngữ nghĩa học từ vựng
1.2.1.1. Nghĩa của từ
Có nhiều ý kiến khác nhau trong ngôn ngữ học về vấn đề từ, nhưng
dường như đến nay, người ta thấy xoay quanh mấy xu hướng sau:
a) Nghĩa là đối tượng;
b) Nghĩa là biểu tượng;
c) Nghĩa là khái niệm;
d) Nghĩa là quan hệ giữa tín hiệu và đối tượng;

e) Nghĩa là chức năng của tín hiệu – từ;
f) Nghĩa từ là bất biến thể của thông tin;
g) Nghĩa từ là phản ứng hiện thực.
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về ý nghĩa từ vựng, ở đây,
chúng tôi chấp nhận quan niệm của Ju. X.Xtêpanov cho rằng: "Ý nghĩa của từ
phản ánh những đặc trưng chung, đồng thời là đặc trưng bản chất của sự vật
được con người nhận thức trong thực tiễn xã hội. Ý nghĩa của từ hướng đến
khái niệm như là hướng đến cái giới hạn của mình" [53, tr.54 ].
Quan niệm trên đây cho thấy rõ tính phức tạp của ý nghĩa từ vựng. Sự
phức tạp được thể hiện qua các thành phần của nó, ngồi nội dung chính


14

nghĩa biểu niệm, "là tập hợp các 'nét tiêu chuẩn', cịn là nội dung tâm lí, khái
niệm tương ứng được biểu đạt trong từ", ý nghĩa từ vựng còn bao gồm cả
nghĩa biểu thái "bao gồm mọi đặc tính khác nhau của từ cần yếu về mặt ngữ
nghĩa" và phạm vi ứng dụng.
1.2.1.2. Phân tích nghĩa từ
Với quan niệm nét nghĩa là "những yếu tố ngữ nghĩa chung cho nghĩa
của các từ thuộc cùng một nhóm từ, hoặc riêng cho nghĩa của một từ, đối lập
với nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm". Tác giả Hồng Phê cho
rằng nghĩa từ "là một tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau".
Các mối quan hệ đó là quan hệ trật tự và quan hệ cấp bậc, chúng làm nên cấu
trúc tầng bậc của nghĩa từ. Các từ có cùng một kiểu cấu trúc ngữ nghĩa, tức là
có số lượng nét nghĩa như nhau, trật tự và quan hệ giá trị giữa các nét nghĩa
giống nhau làm nên hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa. Phương pháp phân tích
cấu trúc nghĩa từ hiện nay đã thu được những kết quả nhất định. Đây là một
trong những nhiệm vụ chủ yếu của từ vựng học.
1.2.1.3. Quan hệ từ vựng - ngữ nghĩa

Các từ trong vốn từ vựng không tồn tại một cách cô lập mà tạo thành
những loại, những nhóm cùng loại có tính chất hệ thống nào đó, cùng với một
số từ khác. Tính hệ thống này có mặt trong mọi cấp độ tổ chức từ vựng và
được thể hiện ở các hiện tượng đa nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, ở
sự phân chia từ vựng thành các trường từ vựng - ngữ nghĩa.
Đa nghĩa là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa, các nghĩa này có thể có
liên hệ với nhau về mặt lịch sử - dẫn đến sự phân biệt nghĩa gốc / nghĩa phái
sinh, hoặc liên hệ về logic - có nghĩa cụ thể / nghĩa trừu tượng, nghĩa chính /
nghĩa phụ; các mối liên hệ này lại tạo nên tính hệ thống chặt chẽ giữa các
nghĩa trong từ đa nghĩa. Ngược lại, đồng âm là hiện tượng nhiều từ có nghĩa
khác nhau nhưng có vỏ ngữ âm giống nhau. Trong tiếng Việt, đồng âm được


15

phân loại tiếp, theo tiêu chí có hay khơng có mối liên hệ nguồn gốc - ngữ
nghĩa, thành đồng âm cùng gốc và đồng âm ngẫu nhiên.
Đồng nghĩa là hiện tượng các từ có hình thức khác nhau nhưng giống
nhau về ý nghĩa và phản ánh mối quan hệ đồng nhất giữa các từ có cùng ý
nghĩa biểu niệm
Trái nghĩa là hiện tượng những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý
nghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản về logic, nhưng tương liên lẫn
nhau.
Ở một góc độ khác, người ta lại chia hệ thống từ vựng thành những "tập
hợp từ vựng có sự đồng nhất ngữ nghĩa xét theo một phương diện nào đấy để
phát hiện ra tính hệ thống và cấu trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa"
[Đỗ Hữu Châu].
Như vậy, đa nghĩa và đồng âm thể hiện quan hệ về nghĩa trong một từ
hoặc trong một từ - ngữ âm; đồng nghĩa và trái nghĩa thể hiện quan hệ giữa
các từ trong một nhóm; cịn trường từ vựng-ngữ nghĩa thể hiện quan hệ của

một tập hợp nhiều đơn vị từ vựng.
1.2.2. Ngữ nghĩa ngữ dụng
Trong phần này, chúng tôi không đề cập đến toàn bộ đối tượng đa dạng
của ngữ dụng học, mà chỉ đề cập đến những vấn đề có liên quan trực tiếp đến
ngữ nghĩa của từ và ngữ nghĩa của lời. Đó là các vấn đề tiền giả định, nghĩa
của lời và tình thái.
a) Về tiền giả định
Tiền giả định là những tri thức, sự hiểu biết về những từ ngữ hay về
những phát ngôn cụ thể mà đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa
nhận, bất tất phải bàn cãi và họ dựa vào đó để nói lên ý nghĩa tường minh
trong phát ngơn của mình [31, tr.238]. Có những cách phân loại khác nahu về


16

tiền giả định, nhưng ở đây, chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến nhóm tiền giả
định tồn tại.
Tiền giả định tồn tại là điều được giả định trước là đúng để xác định giá
trị chân lí của điều được nói ra là đúng hay sai, đó là "những nét nghĩa khơng
có giá trị thơng báo chính thức, khơng chấp nhận bất cứ một sự thuyết minh,
một hạn định nào", điều kiện bên trong của một nội dung không thể thiếu
được của nghĩa từ [Hoàng Phê, 38, tr.47].
b) Về khái niệm nghĩa của lời
Nghĩa của lời là tất cả những gì mà người nói, qua lời, muốn truyền đến
cho người đối thoại. Đó khơng chỉ là nội dung mệnh đề của câu mà cịn có sự
tham gia của những yếu tố khác. Với cách xem xét này thì nghĩa của lời chịu
sự chi phối của một số nhân tố sau:
Vai nói (gồm người nói và người nghe): Người nói là ai, đang nói với ai.
Ngữ cảnh : Nói trong hồn cảnh nào.
Mục đích nói: Người nói hướng đến mục đích trực tiếp hay gian tiếp.

Nội dung nói: Nội dung này được tồn tại dưới các kiểu kết cấu cụ thể.
c) Về khái niệm tình thái
Hồng Tuệ cho rằng "Tình thái là một khái niệm trong sự phân tích ngữ
nghĩa của câu, sự phân tích theo cách nhìn tìm đến thái độ của người nói trong
hoạt động phát ngơn, tức cũng là tìm đến tác động ngữ dụng, tác động mà
người nói muốn tạo ra ở người nghe trong thực tiễn hoạt động ngơn ngữ".
Ơng cho rằng, một phát ngơn thường gồm hai phần: ngơn liệu (dictum)
và tình thái (modality). Ngơn liệu là phần nội dung phản ánh hiện thực. Tình
thái là phần nội dung của phát ngôn thể hiện thái độ của người nói. Đó có thể
là thái độ của người nói đối với nội dung của câu nói, hoặc đó là thái độ của
người nói đối với người nghe. Tình thái làm nên tính tinh tế đa dạng, sinh


17

động về ngữ nghĩa của lời. Trong bài viết: Thế nào là môt hành động ngôn từ,
J.Searle đã đưa ra các ví dụ:
1/ John có rời phịng khơng? (Will john leave the room?)
2/ John sẽ rời phòng. (John will leave the room.)
3/ John hãy rời phòng đi! (John, leave the room?)
4/ Giá mà John chịu rời khỏi phòng nhỉ! (woud that John will left the
room?)
5/ Nếu như John chịu rời khỏi phịng, tơi cũng sẽ rời theo.(If John will
leave the room, i will leave olso?)
[Nguồn: Ngơn ngữ, văn hóa, xã hội-một cách tiếp cận liên ngành,
Nxb Thế giới, tr.92]
Những câu trên đều có nội dung mệnh đề như nhau: John rời phòng
nhưng nghĩa của 5 câu trên khác nhau do yếu tố tình thái đưa lại, thể hiện
những sác thái tình cảm khác nhau của người nói đưa vào câu nói.
1.3. Cơ sở lý luận của ngơn ngữ học tri nhận

1.3.1. Tiền đề ra đời ngôn ngữ học tri nhận
Điều cần nói trước tiên là sự ra đời của khoa học tri nhận đã góp phần
giải tỏa cho cuộc khủng hoảng về chủ nghĩa cấu trúc phản ánh trong ngôn ngữ
học thế giới, dẫn đến sự bùng nổ những lý thuyết, những trường phái, những
khuynh hướng ngôn ngữ học khác nhau ra đời. Có thể tóm lựợc những hướng
lý thuyết này như sau:
a) Ngữ pháp tạo sinh-cải biến (tính tốn các biểu thức ngôn ngữ).
b) Thuyết giải luận (ý nghĩa được xác định nhờ nhân tố thuyết giải).
c) Ngữ pháp phạm trù.


18

d) Chức năng luận.
e) Lý thuyết điển dạng.
f) Ngôn ngữ học văn bản và phân tích diễn ngơn.
g) Lý thuyết hành động lời nói.
h) Ngun lý cộng tác.
i) Ngơn ngữ học tri nhận.
Trong số những lý thuyết đại diện này, tác giả Trần Văn Cơ chọn ra ba
lý thuyết có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển ngôn ngữ học Mỹ là:
Ngữ pháp tạo sinh-cải biến, Ngữ dụng học và Ngôn ngữ học tri nhận
a)

Ngữ pháp tạo sinh-cải biến

Đây là lý thuyết do N.Chômski khởi xướng. Lý thuyết này bác bỏ
những cơ sở của chủ nghĩa miêu tả và chủ nghĩa cấu trúc Mỹ. Cuốn Các cấu
trúc cú pháp là một trong bốn phát minh chủ yếu nhất trong ngôn ngữ học
trong 200 năm trở lại đây. Trong lý thuyết này N.Chômski đã xác lập địa vị

trung tâm của cú pháp và đưa nó lên hàng đầu những vấn đề xây dựng lý
thuyết đại cương. Đó là việc xây dựng ngữ pháp học với nghĩa là một cơ chế
tạo sinh ra câu là mục đích của việc nghiên cứu cú pháp của một ngơn ngữ
nào đó. Qui tắc tái xuất cho phép tạo sinh những câu dài vô hạn trong khi vẫn
giữ nguyên những quan hệ ngữ pháp vốn có.
Chƣơng trình tối giản là giai đọan tiếp của Ngữ pháp tạo sinh cho rằng
cơ chế của con người gồm hai tiểu hệ thống chính: tiểu hệ thống tính tốn và
tiểu hệ thống từ vựng. Tiểu hệ thống tính tốn tạo sinh ra những biểu thức
ngơn ngữ và cấp lệnh cho những hệ thống hiện thực hóa. Tiểu hệ thống từ
vựng chứa tịan bộ thơng tin từ từ vựng của một ngôn ngữ cụ thể.
b)

Ngữ dụng học


19

Mơn học nghiên cứu hành vi của các kí hiệu trong quá trình giao tiếp
thực tế. Lý thuyết này được sáng lập bởi Ch.Morris. Dụng học có đặc trưng
tiếp cận với ngôn ngữ là ngôn cảnh, xem ngôn cảnh là yếu tố bổ túc cho khái
niệm trung tâm của lời nói, tác động tương hỗ giữa hành động lời nói và ngôn
cảnh làm thành cái trục cơ bản của nghiên cứu dụng học và việc hình thành
những qui tắc tác động tương hỗ đó là nhiệm vụ chính của dụng học.
Dụng học chú ý đến các bình diện sau trong việc sử dụng ngôn ngữ như
một công cụ giao tiếp: Bình diện hiển ngơn và hàm ngơn; Bình diện đánh giá;
Bình diện ngơn bản (diễn ngơn).
c)

Ngơn ngữ học tri nhận


Trước khi ngôn ngữ học tri nhận ra đời là sự thống trị của những lý
thuyết ngôn ngữ học cấu trúc cho rằng ngơn ngữ học có truyền thống tự trị,
tính tự trị của nó thể hiện hệ thống ngơn ngữ có thể được miêu tả và thuyết
giải trong phạm vi (xét trong bản thân nó và vì bản thân nó) không quan tâm
đến những tâm lý học, tư duy bộ não, giải phẫu, sinh lí, xã hội, tộc người, văn
hóa… Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận là sự phản ứng khoa học đối với
các trào lưu nói trên. Trước đó, năm 1972, John R. Searle gọi ngữ pháp tạo
sinh – cải biến do Noam Chômski chủ xướng là “cuộc cách mạng” Chomsky
trong ngơn ngữ học. Cạnh đó cịn có E.X. Kubriakova, E. Koerner ở thập kỷ
80 thế kỷ trước cũng cùng quan điểm với ông. N. Chomski đã cùng với người
thầy của mình, Z. Harris, cho ra đời cuốn sách Cấu trúc cú pháp, nó có ảnh
hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học như tâm lý học,
triết học, xã hội học, giáo dục học, nhân chủng học, lý thuyết trí tuệ nhân tạo,
v…v, và chính nó tạo cơ sở cho sự xuất hiện một ngành khoa học mới được
gọi là khoa học tri nhận. Theo quan điểm của N. Chomski, các nhà ngơn ngữ
học thế giới đã nâng chương trình tối giản – giai đoạn mới của Ngữ pháp tạo
sinh (The Minimalist Programe) của ông lên một tầm cao hơn và rộng hơn


20

nữa và hướng tới ngôn ngữ học tri nhận. Các nhà khoa học ngôn ngữ Nga như
A.A. Leonchev, giáo sư viện sĩ Ju. S. Stepanov cũng dành nhiều thời gian đưa
ra những ý kiến đóng góp sự hồn chỉnh cho những nguyên lý của ngành
ngôn ngữ học tri nhận. Kovecses Z., Lakoff F., Langacker R.W, Leech G. là
các nhà ngôn ngữ học tên tuổi của thế giới đã lần lượt cho ra đời những tác
phẩm có giá trị thiết lập nền tảng lý thyết cho ngôn ngữ học tri nhận. Ở Việt
Nam, Lý Tồn Thắng cơng bố chun khảo Mơ hình khơng gian về thế giới
năm 1993, trong cuốn sách đó, ơng đề cập đến đặc thù về định vị định hướng
không gian của cộng đồng ngôn ngữ - văn hoá Việt Nam trong sự so sánh với

cộng đồng Nga đã được phân tích một cách thấu đáo. Tác giả Trần Văn Cơ
cho ra đời cuốn sách Ngôn ngữ học tri nhận. Sách bàn về các vấn đề cụ thể:
tri nhận và hoạt động tri nhận; ý niệm và ý niệm hoá thế giới; phạm trù và
phạm trù hoá thế giới; ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận; cảm xúc và các mơ hình cảm
xúc.
Như vậy, ngơn ngữ học tri nhận và lý thuyết tạo sinh – cải biến là hai
học thuyết song song tồn tại tuy ngôn ngữ học tri nhận ra đời muộn hơn. Cả
hai cùng lấy mục đích cuối cùng là nhận thức bản chất của ngơn ngữ con
người nhưng con đường tìm đến có khác nhau. Lý thuyết tạo sinh - cải biến đi
sâu vào cấu trúc ngôn ngữ từ những quan sát trực tiếp được và hình thức hóa
chúng đến độ lý tưởng như một công thức từ đấy giải đáp các hiện tượng
ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ học tri nhận lấy con người làm trung tâm, trên cơ
sở quan sát trực tiếp các dữ kiện ngơn ngữ ở dạng tự nhiên, nhưng có tính đến
cả những dữ kiện không thể quan sát được trực tiếp như trí tuệ, tri thức, ý
niệm, ý thức… Ở đây, yếu tố võ đốn của ngơn ngữ khơng cịn tuyệt đối tự trị
nữa. Yếu tố con người ở đây với lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận là đăc trưng
của nó và vai trị con người với năng lực cải tạo thế giới, ứng xử với thế giơi
khách quan được xem xét đánh giá tỉ mỉ hơn. Ngôn ngữ học tri nhận gắn bó


21

nhiều hơn với tâm lý học, với trí tuệ nhân tạo (máy tính, người máy), với văn
hóa hay nói khái quát hơn là với sáng tạo, với cảm xúc của con người.
Về mối quan hệ của ngôn ngữ học tri nhận với các đối tượng khác, tác
giả Trần Văn Cơ cho rằng: Ngơn ngữ học tri nhận có quan hệ với tâm lý học;
Ngơn ngữ học tri nhận có quan hệ với trí tuệ nhân tạo; Ngơn ngữ học tri nhận
có quan hệ với văn hóa học. Cốt lõi của vấn đề ở đây là Ý niệm.
Vì vậy, khi bàn về khái niệm ngôn ngữ học tri nhận, tác giả Lý Toàn
Thắng, một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ học tri nhận ở

Việt Nam, viết: “Nếu phải nói thật vắn tắt Ngơn ngữ học tri nhận là gì? thì có
thể nói rằng: “đó là một trường phái mới của ngôn ngữ học hiện đại, tiến hành
nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con
người về thế giới khách quan cũng như cái cách thức mà con người tri giác và
ý niệm hóa các sự vật và sự tình của thế giới khách quan đó”. [43, tr.13)]
Về đối tượng của ngôn ngữ học tri nhận, tác giả Trần Văn Cơ cho:
“Ngôn ngữ học tự nhiên của con người trong mối quan hệ với con người, thực
hiện chức năng làm công cụ tư duy, cơng cụ xử lí và chế biến thông tin tạo ra
tri thức và cảm xúc cho con người” [43, tr.51)]
Từ đó Ngơn ngữ học tri nhận có 2 ngun lý chính để thực hiện nhiệm
vụ của mình:
Ngun lí 1: Dương cao ngọn cờ hướng tới con người “Dĩ nhân vi
trung”. Nó nghiên cứu ngơn ngữ trong mối quan hệ với con người. Sự kiện
ngơn ngữ đều có hình ảnh của con người.
Ngun lí 2: Cấu trúc ngơn ngữ của nó chỉ rõ trí tuệ làm việc như thế
nào? Cấu trúc ngơn ngữ phản ánh tiêu chí chức năng dựa trên sử dụng ngôn
ngữ như công cụ giao tiếp. Có xem xét tính phỏng hình trong các quan hệ
giữa những hình thái ngơn ngữ vơi ý nghĩa của chúng.


22

Cấu trúc của ngôn ngữ được cấu tạo bởi hai nhân tố bên trong là trí tuệ
của người nói và nhân tố bên ngồi là nền văn hóa chung cho nhiều người
cùng nói một thứ tiếng.
Ngơn ngữ học tri nhận là một bộ phận của khoa học tri nhận cũng giống
như các khoa học tâm lí, văn hóa, thần kinh liên quan khác.
Ngôn ngữ học tri nhận đặt ra cho mình các nhiệm vụ: Nắm bắt; Nắm bắt
và nghiên cứu khái quát vấn đề Ý niệm và Ý niệm hóa thế giới; Nghiên cứu
các vấn đề phạm trù hóa ngơn ngữ; Nghiên cứu các siêu phạm trù ngữ nghĩa

tri nhận; Nghiên cứu những ý niệm cảm xúc con người; Nghiên cứu ý niệm
con người với bộ nhị nguyên xác/hồn; Nghiên cứu các ẩn dụ tri nhận trong
ngôn ngữ.
d. Các phƣơng pháp luận của ngôn ngữ học tri nhận.
Dĩ nhân vi trung là phương pháp luận chủ đạo của ngôn ngữ học tri
nhận lấy con người làm trung tâm [Trần Văn Cơ, 9, tr.72)].
d1. W.Chafe nhà ngôn ngữ học Mỹ là người đưa yếu tố thực nghiệm vào
phương pháp luận của ngôn ngữ học và cũng là người bác bỏ cách sử dụng
ngữ liệu nhân tạo – ngữ liệu do nhà nghiên cứu tạo ra đẻ minh họa cho luận
thyết của mình. Ơng tập trung vào ngơn ngữ tự nhiên đăc biệt là khẩu ngữ và
là người quan tâm tâm tơi ba khái niệm: ý thức, điển dạng, sự kích họat
(consciousness, prototype, activation).
d2. G.Lakoff là nhà ngơn ngữ học Mỹ có cơng phát triển lý thuyết tri
nhận về ẩn dụ. Ơng ra cuốn sách Ẩn dụ mà chúng ta đang sống trình bày quan
điểm theo đó ẩn dụ khơng phải chỉ là thủ thuật tu từ của văn thơ mà còn là cơ
chế cực kì quan trọng giúp cho tư duy của con người lĩnh hội thế giới và hình
thành ý niệm của con người, cấu trúc ngôn ngữ tự nhiên.


23

d3. R.Langacker đã công bố cuốn sách với nhan đề Ngữ pháp không gian
sau đổi thành Ngữ pháp tri nhận. Ông có những quan điểm sau về nguyên lý
trong quá trình tri nhận: Ngơn ngữ khơng phải một cơ chế tự trị. Nó khơng thể
được miêu tả mà khơng dựa vào những quá trình tri nhận. Ngữ pháp theo
quan niệm của ơng ngang bằng với ý niệm hóa.
d4. Ch.Fillmore khởi xướng học thuyết về ngữ nghĩa khung. Việc sử
dụng khái niệm khung cho phép miêu tả bằng cách nào sự hiểu các biểu thức
ngôn ngữ được quy định bởi những kiến thức của con người về những tình
huống do những biểu thứ này miêu tả.

d5. Nhà ngôn ngữ học Balan A.Wierzbicka trong cuốn Từ điển học và
sự phân tích ý niệm đã đi vào chứng minh luận điểm dĩ nhân vi trung của
ngôn ngữ tự nhiên và sự phụ thuộc ngữ nghĩa vào quan niệm của con người
về thế giới vật lí chứ khơng phải vào cơ cấu của thế giới vật lý. Quan niệm về
thế giới khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau.
1.3.2. Quan niệm về tri nhận và hoạt động tri nhận
1.3.2.1. Tri nhận
Để làm rõ khái niệm tri nhận chúng tôi lấy nhận định của N.Chomski
về vai trò của khoa học tri nhận trong thời gian trở lại đây để làm rõ nghĩa của
nó “Cuộc cách mạng tri nhận thể hiện sự quan tâm đến các trạng thái của trí
não, đến việc chúng biểu hiện ra sao trong hành vi của con người, đặc biệt
trong các trạng thái tri nhận của nó: tri thức, sự thơng hiểu, sự giải thích, niềm
tin … Cách tiếp cận với tư duy và họat động của con người như trên làm cho
tâm lý học và một phân môn cấu thành nó là ngơn ngữ học biến thành một bộ
phận của các khoa học tự nhiên vốn nghiên cứu bản chất của con người và
các biểu hiện của nó mà điều chủ yếu là bộ não. Đấy là khoa học tri nhận.
Để hiểu rõ khái niệm tri nhận, ta nên phân biệt làm rõ giữa hai khái
niệm tri nhận và tri giác. Tri nhận là q trình sử lý thơng tin, chế bíến thơng


24

tin để tạo ra kiến thức, tri thức của con người, cịn tri giác thuộc cấp độ cảm
tính trong q trình nhận thức của con người. Tri giác có ba đặc điểm: tri giác
luôn cụ thể, tri giác không tồn tại riêng lẻ, tri giác có khả năng vật thể hóa.
1.3.2.2. Hoạt động tri nhận
Hoạt động tri nhận đó là một q trình thiết định giá trị các biểu thức
ngơn ngữ của tư duy nhằm thuyết giải dẫn đến chỗ thơng hiểu một cái gì đó.
Kết quả của hoạt động đó là hệ thống được những ý niệm mà con người hiểu
biết giả định, suy nghĩ hoặc tưởng tượng về các đối tượng của thế giới hiện

thực và các thế giới khả dĩ, hệ thống ý niệm con người có thể có được.
Họat động trị nhận khơng đồng nhất với hoạt động nhận thức. Nếu quá
trình nhận thức trải qua hai giai đoạn: cảm tính (cảm giác, tri giác) và lý tính
(biểu tượng, khái niệm) thì họat động tri nhận lại với tư cách xử lý và chế
biến thông tin có nhiệm vụ thu thập mọi dữ kiện do hoạt động nhận thức cung
cấp để biến chúng thành tri thức, lưu giữ chúng. Do chỗ hoạt động tri nhận
của con người có quan hệ trực tiếp với mơi trường sống của con người là
cộng đồng dân tộc và văn hóa của cộng đồng ấy nên họat động tri nhận mang
đặc thù văn hóa-dân tộc. Hoạt động nhận thức cho ra sản phẩm cuối cùng là
khái niệm mang tính phổ quát (chung tồn nhân loại) thì hoạt động tri nhận
cho ra thành phẩm cuối cùng là ý niệm vừa mang tính phổ qt, vừa mang
tính đặc thù văn hóa - dân tộc.
Họat động tri nhận là một bộ phận cấu thành ý thức của con người (các
thành tố khác của ý thức con người còn là năng lực sản sinh những hành động
ý thức, tri thức cụ thể - kết quả của họat động tri nhận được dùng trong những
họat động tri nhận tiếp theo của con người). Họat động tri nhận diễn ra trong
những điều kiện văn hóa nhất định, điều đó hạn chế tạo dựng những “thế giới
khả dĩ” như thần thoại, đạo đức, chính trị, tơn giáo, văn hóa…


25

Khác với những dạng khác của hoạt động tri nhận, ngơn ngữ vừa là
cơng cụ tri nhận, vừa đóng vai trị quan trọng trong việc mã hóa và cải biến
thơng tin. Đây là mặt bên trong của ngơn ngữ. Cịn mặt bên ngồi nó gắn chặt
hữu cơ với đời sống con người, chức năng biểu hiện của nó có tính lịch sử
gắn cùng với chức năng giao tiếp.
Dưới đây, chúng ta cũng cần nắm những khái niệm sau làm cơ sở vững
vàng cho việc tiếp cận với ngôn ngữ học tri nhận: Tri thức hay hiểu biết;
Thơng tin; Phân tích ngữ nghĩa tri nhận; Tri nhận và biểu trưng hóa; Tri nhận

và phục chế tri nhận.
1.3.3. Bức tranh ngôn ngữ về thế giới
Bức tranh ngôn ngữ về thế giới được hiểu là ý niệm hóa thế giới. Các
nhà khoa học khẳng định rằng ý niệm là một mảng của thế giới do con người
cắt ra bằng “lưỡi dao ngôn ngữ”. Việc cắt thế giới ra từng mảnh được gọi là ý
niệm hóa thế giới. Điều được nhấn mạnh ở đây là thế giới mà chúng ta đang
sống là một tồn tại khách quan và thống nhất cho tất cả mọi người nhưng việc
cắt “lưỡi dao ngơn ngữ” lại có tính không thống nhất ở mỗi tộc người, mỗi
cộng đồng người lớn nhỏ khác nhau, có nền văn hóa khác nhau. Ý niệm hóa
cho chúng ta những bức tranh thế giới.
Trong triết học “Bức tranh thế giới” hay ý niệm cũng thế được xem như
là tổng hòa nội dung vật thể mà con ngƣời nắm đƣợc (Jasper). Từ những năm
1995 các nhà khoa học cho rằng con người là đối tượng nghiên cứu hàng trăm
năm nay. Thường khoa học phân con người thành bốn địa hạt nghiên cứu: tri
giác, tinh thần, cảm xúc và ý chí. Hình ảnh con người được tổng thể nhờ vào
những dữ liệu ngôn ngữ. Và chân dung đích thực về con người có được chính
là bức tranh ngôn ngữ chứ không phải bức tranh văn học, kí hiệu, văn hóa và
cả triết học nữa.


×