Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong kho tàng tục ngữ người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.64 KB, 118 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học vinh

nguyễn thị h-ơng

đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ
có từ chỉ bộ phận cơ thể ng-ời trong kho tàng
tục ngữ ng-ời việt
Chuyên ngành: ngôn ngữ học
MÃ số: 60.22.01

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:

gs. ts. đỗ thị kim liên

Vinh - 2011


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tài này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, chúng
tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo, tỉ mỉ của GS. TS. Đỗ Thị
Kim Liên cùng sự động viên, tạo điều kiện của gia đình và sự giúp đỡ của
đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đặc biệt sâu sắc tới cô giáo
Đỗ Thị Kim Liên - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi, cùng các thầy cô
giáo, các bạn bè, đồng nghiệp, học sinh và gia đình đã động viên tơi hồn
thành luận văn.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót, bản thân tơi ln mong muốn nhận được sự hướng dẫn, góp ý chân thành


của các thầy cô giáo, bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Vinh, tháng 12 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Thị Hương


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1

2.

Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 2

3.

Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 5

4.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 5

5.

Cái mới của đề tài .................................................................................. 6

6.


Cấu trúc luận văn................................................................................... 6

Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI ..................................... 7
1.1.

Khái quát về tục ngữ ............................................................................. 7

1.1.1. Một số định nghĩa về tục ngữ ................................................................ 7
1.1.2. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao ........................................... 9
1.1.3. Nhận diện tục ngữ ............................................................................... 17
1.2.

Tổng quan về từ chỉ bộ phận cơ thể người và các phát ngơn tục
ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người ..................................................... 21

1.2.1. Tổng quan về lớp từ chỉ bộ phận cơ thể người ................................... 21
1.2.2. Tổng quan về lớp từ chỉ bộ phận cơ thể người xuất hiện trong
tục ngữ................................................................................................. 25
1.3.

Tiểu kết chương 1................................................................................ 28

Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC PHÁT NGƠN TỤC NGỮ
CĨ TỪ CHỈ BỘ PHẬN BÊN NGOÀI CƠ THỂ .......................... 29

2.1.

Ngữ nghĩa trong ngôn ngữ và trong sử dụng ...................................... 29


2.1.1. Phân biệt khái niệm ngữ nghĩa, nghĩa, ý nghĩa ................................... 29
2.1.2. Ngữ nghĩa trong ngôn ngữ .................................................................. 30
2.1.3. Ngữ nghĩa trong tục ngữ Việt Nam..................................................... 31
2.2.

Các nhóm ngữ nghĩa của các phát ngơn tục ngữ có từ chỉ bộ
phận bên ngồi cơ thể người. .............................................................. 35


2.2.1. Thống kê định lượng và nhận xét khái quát về các phát ngơn tục
ngữ có từ chỉ bộ phận bên ngồi cơ thể người .................................... 35
2.2.2. Phân tích và mơ tả các nhóm ngữ nghĩa của các phát ngơn tục
ngữ có từ chỉ bộ phận bên ngồi cơ thể người .................................... 43
2.3.

Tiểu kết chương 2................................................................................ 70

Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC PHÁT NGƠN TỤC NGỮ
CĨ TỪ CHỈ BỘ PHẬN BÊN TRONG CƠ THỂ NGƢỜI ........... 72

3.1.

Nghĩa biểu trưng của các phát ngơn tục ngữ có từ chỉ bộ phận
bên trong cơ thể người ........................................................................ 72

3.1.1. Thống kê định lượng và nhận xét khái quát ........................................ 72
3.1.2. Phân tích và mơ tả nghĩa biểu trưng của các phát ngơn tục ngữ
có chứa từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể người ................................... 73
3.2.


Một số đặc trưng văn hóa của người Việt qua bộ phận tục ngữ
có từ chỉ bộ phận cơ thể người ............................................................ 84

3.2.1. Mối quan hệ giữa tục ngữ và văn hóa ................................................. 84
3.2.2. Một số đặc trưng văn hóa Việt qua bộ phận tục ngữ có từ chỉ bộ
phận cơ thể người ................................................................................ 88
3.3.

Tiểu kết chương 3.............................................................................. 106

KẾT LUẬN ................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 110


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ là một thể loại
ra đời từ rất sớm và được xem là những viên ngọc quý giá. Tục ngữ phản ánh
lời ăn tiếng nói cũng như lối suy nghĩ của dân tộc Việt về các vấn đề của cuộc
sống, đồng thời cũng tiêu biểu cho lời ăn tiếng nói của dân tộc. Đã là người
Việt chắc hẳn ai cũng thuộc và vận dụng ít nhất một vài câu tục ngữ trong
giao tiếp của mình để vừa diễn đạt một vấn đề nào đó một cách vừa hàm súc
vừa giàu hình ảnh, gợi sự liên tưởng. Vì vậy, hiện nay tục ngữ vẫn tiếp tục
được sử dụng, khai thác, bổ sung và được đi sâu nghiên cứu trên nhiều bình
diện khác nhau, trong đó có bình diện ngữ nghĩa.
1.2. Trong kho tàng tục ngữ Việt, từ chỉ bộ phận cơ thể người chiếm
một số lượng khá lớn. Hệ thống từ chỉ bộ phận cơ thể người có từ rất lâu đời,
từ khi con người tự nhận thức được về chính bản thân mình. Sau đó, con

người lại lấy mình làm thước đo vũ trụ thông qua các bộ phận chỉ các giác
quan cơ thể mình để nhận thức và lí giải hiện thực xung quanh. Những nhận
thức đó được ghi lại trong tục ngữ. Người Việt Nam, do nền sản xuất lúa
nước, đặc trưng văn hóa, rất chuộng cách vận dụng tục ngữ trong lời nói. Ở
hầu hết các lĩnh vực nhận thức trong tục ngữ, từ chỉ bộ phận cơ thể người đều
có mặt. Và trong bất kỳ cuốn sách nào sưu tập tục ngữ thì bộ phận tục ngữ có
từ chỉ bộ phận cơ thể người cũng chiếm một số lượng rất lớn. Vì thế việc
nghiên cứu ngữ nghĩa các phát ngôn tục ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người
là một việc làm hết sức cần thiết.
1.3. Trong chương trình ngữ văn ở nhà trường phổ thơng hiện nay, tục
ngữ đang được đưa vào giảng dạy ở các cấp học. Việc tìm hiểu bộ phận tục
ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người sẽ góp phần củng cố kiến thức về tục ngữ


2
cho giáo viên phổ thông, giúp cho việc giảng dạy phần tục ngữ được sâu sắc,
vững vàng và đạt được hiệu quả cao nhất.
Vì những lý do trên, chúng tơi chọn vấn đề “Đặc điểm ngữ nghĩa của
các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người trong kho tàng tục
người Việt” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Là một trong những di sản quý báu của ngôn ngữ dân tộc, tục ngữ đã
thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, xã hội nhân
văn. Cho đến nay, số lượng cơng trình, bài viết nghiên cứu về tục ngữ là rất
lớn. Dưới đây, chúng tôi xin điểm lại một số cơng trình nghiên cứu tục ngữ có
liên quan đến đề tài luận văn này.
Từ trước đến nay các nhà nghiên cứu văn học đã đề cập nhiều đến việc
xác định đúng khái niệm tục ngữ bằng việc phân biệt tục ngữ với thành ngữ,
tục ngữ với ca dao.
Tác giả Dương Quảng Hàm là người đầu tiên phân biệt tục ngữ với

thành ngữ (1945): “Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc
khuyên răn hoặc chỉ bảo một điều gì. Cịn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để
ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì cho nó màu mè” [26, tr.15].
Tiếp sau đó nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng tán thành ý kiến trên
và đưa ra phân biệt rõ ràng khi ông nhấn mạnh thêm: “Tục ngữ là một câu tự
nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một ln lý, một
cơng lý có khi là sự phê phán”, còn thành ngữ là “một phần câu sẵn có, nó là
một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng nó khơng diễn đạt
một ý trọn vẹn” [47, tr.31].
Các tác giả trên khi đưa ra định nghĩa về tục ngữ hay phân biệt tục ngữ
với thành ngữ, tục ngữ với ca dao đều lấy tiêu chí nội dung làm cơ sở mà xem


3
tiêu chí hình thức chỉ là yếu tố phụ. Ngược lại, các nhà ngôn ngữ học lại rất
quan tâm đến tục ngữ trên cả hai phương diện hình thức và nội dung.
Trong cuốn “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại”(1978) Nguyễn Văn Tu
đã khẳng định “Trong tiếng Việt, những tục ngữ, những phương ngơn và ngạn
ngữ có liên quan đến thành ngữ và quán ngữ. Chúng không phải là đối tượng
của từ vựng học mà là đối tượng của văn học dân gian, nhưng vì chúng là
đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ học được dùng đi dùng lại để trao đổi tư tưởng
cho nên chúng dính dáng đến vấn đề cụm từ cố định. Thực ra chúng là những
câu hồn chỉnh chỉ một nội dung đầy đủ khơng cần những thành phần cú
pháp nào cả” [60, tr.87].
Có thể coi cuốn Tục ngữ Việt nam cấu trúc và thi pháp (1997) của
Nguyễn Thái Hòa là cuốn chuyên luận khảo sát về tục ngữ một cách cơng phu
nhất dưới góc nhìn ngơn ngữ học. Trong phần Cấu trúc tác giả đã tìm hiểu
các vấn đề: Tính cố định của tục ngữ, mơ hình tổng qt của tục ngữ, phân
loại các khn hình cơ bản của tục ngữ, những câu tục ngữ phức hợp. Trong
phần Thi pháp có các nội dung: Tục ngữ - một tổng thể thi ca nhỏ nhất; Tục

ngữ - một danh mục các lẽ thường; sự vận dụng tục ngữ.
Năm 2001, trong cuốn “Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt nam”, tác giả
Phan Thị Đào đã trình bày về các vấn đề: kết cấu của tục ngữ; vần và nhịp
trong tục ngữ; cách tạo nghĩa trong tục ngữ.
Cơng trình “Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ dụng
học” (2006) của tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu tục
ngữ và nhận diện tục ngữ, ngữ nghĩa của các lớp từ trong tục ngữ; Các quan
hệ ngữ nghĩa trong tục ngữ, một số trường ngữ nghĩa phản ánh đặc trưng văn
hóa Việt trong tục ngữ; Vấn đề dạy tục ngữ trong nhà trường. Đây là cơng
trình đi sâu nghiên cứu tục ngữ dưới góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ dụng đã có
những đóng góp mới mẻ.


4
Ngoài những chuyên luận nghiên cứu về tục ngữ trên, cịn có một số
bài viết về tục ngữ đáng chú ý như: “Về ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ”
(1972) của Nguyễn Văn Mệnh, Tạp chí Ngơn ngữ số 3; “Góp ý kiến về phân
biệt thành ngữ với tục ngữ” (1973) Của Cù Đình Tú, Tạp chí Ngơn ngữ, số 1;
“Dấu ấn văn hóa trong tục ngữ” của tác giả Nguyễn Q Thành, Tạp chí Văn
hóa dân gian (số 4, 1998); “Tìm hiểu văn hóa ứng xử của người Việt qua tục
ngữ” của tác giả Nguyễn Văn Thông, Tạp chí Văn hóa dân gian (2000); “Tiếp
cận tục ngữ từ góc độ văn hóa học” của tác giả Hồng Minh Đạo hay tạp chí
Văn hóa dân gian (2006), Về bộ phận tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người
đã có một số bài viết đăng trên tạp chí Ngơn ngữ: Nguyễn Văn Nở với bài
“Dấu ấn văn hóa dân tộc qua chất liệu biểu trưng tự nhiên và từ chỉ bộ phận
cơ thể người trong tục ngữ” đăng trên tạp chí Ngơn ngữ và đời sống, (số 12 2006). Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra từ chỉ bộ phận cơ thể người được
dùng làm chất liệu biểu trưng trong hầu hết tục ngữ các nước. Điểm khác
nhau là ở cách diễn đạt hoặc ở chỗ lựa chọn đặc trưng của từ chỉ bộ phận cơ
thể người.
Về mảng đề tài nghiên cứu trong nhà trường, cần phải nhắc đến luận

văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hương “Đặc trưng ngữ nghĩa của tục ngữ
Việt Nam”,(1999). Trong đề tài của mình, tác giả Nguyễn Thị Hương đã
nghiên cứu trường ngữ nghĩa của tục ngữ qua lớp từ chỉ quan hệ thân tộc; lớp
từ chỉ bộ phận cơ thể người; lớp từ chỉ đơn vị tính tốn, đo lường. Tác giả đã
dày công khảo sát 3 lớp từ này để từ đó rút ra đặc trưng về ngữ nghĩa của tục
ngữ. Trong đó, nhóm tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người đã được phân
loại và xem xét về vai trò ngữ nghĩa; đặc trưng văn hóa, ngơn ngữ. Tuy nhiên,
ở đề tài này, do quy mơ q lớn nên tác giả chưa có điều kiện khảo sát, đi sâu
vào nhóm tục ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người, chưa làm rõ đặc điểm
của lớp từ này trên các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa.


5
Tóm lại, bộ phận tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người tuy đã được
nghiên cứu nhưng vẫn cịn sơ lược, chưa tồn diện và có hệ thống. Với đề tài
này, chúng tơi mong muốn tìm hiểu đầy đủ hơn về bộ phận các phát ngôn tục
ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người.
3. Đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn bộ sưu tập Kho tàng tục ngữ
người Việt do tác giả Nguyễn Xuân Kính làm chủ biên cùng với một số tác
giả khác, in năm 2002, Nxb Văn hóa thơng tin, làm đối tượng khảo sát. Đây là
cơng trình quy mơ nhất, gồm 16.098 câu tục ngữ từng có mặt trong 52 đầu
sách khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung vào bộ phận tục ngữ có từ
chỉ bộ phận cơ thể người gồm 1881 câu, với 2687 lượt từ xuất hiện, gọi tên
104 bộ phận cơ thể người.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành các nhiệm vụ sau:
a. Khảo sát số lượng xuất hiện của các phát ngơn tục ngữ có từ chỉ bộ
phận cơ thể người.

b. Phân tích, mơ tả đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngơn tục ngữ có từ
chỉ bộ phận cơ thể người.
c. Chỉ ra đặc trưng văn hóa của người Việt qua các phát ngơn tục ngữ
có từ chỉ bộ phận cơ thể người.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu một số phương
pháp sau:
4.1. Phương pháp thống kê và phân loại
Qua khảo sát 16098 câu tục ngữ trong Kho tàng tục ngữ người Việt,
chúng tôi đã thống kê được 1881 phát ngơn có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể


6
người. Sau đó, chúng tơi đã phân loại chúng theo vị trí xuất hiện: Cụ thể có
1610 phát ngơn có từ chỉ bộ phận cơ thể người ở bên ngoài và 271 phát ngơn
có từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể người, tổng số từ mà chúng tôi thu được là
89 từ chỉ bộ phận cơ thể người ở bên ngoài và 15 từ chỉ bộ phận cơ thể người
ở bên trong.
4.2. Phương pháp mô tả
Dựa vào kết quả thống kê, phân loại chúng tơi mơ tả vị trí, tần số xuất
hiện và ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ có từ chỉ bộ phận cơ thể người.
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở thống kê, phân loại, mơ tả chúng tơi tiến hành phân tích cụ
thể và tổng hợp các nhóm ngữ nghĩa phát ngơn tiêu biểu trong tục ngữ. Từ đó,
thấy được cách sử dụng các phát ngơn đó trong việc biểu đạt nội dung ngữ
nghĩa, cũng như đặc trưng văn hoá của người Việt qua Kho tàng tục ngữ chứa
từ chỉ bộ phận cơ thể người.
5. Cái mới của đề tài
Có thể xem đây là cơng trình tìm hiểu một cách tương đối hệ thống về
đặc điểm ngữ nghĩa (đặc biệt là nghĩa biểu trưng) của các phát ngơn tục ngữ

có từ chỉ bộ phận cơ thể người.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài này gồm
ba chương:
Chƣơng 1: Những giới thuyết xung quanh đề tài
Chƣơng 2: Đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngơn tục ngữ có từ chỉ
bộ phận bên ngồi cơ thể người
Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của các phát ngơn tục ngữ có từ chỉ
bộ phận bên trong cơ thể người.


7
Chƣơng 1
GIỚI THUYẾT XUNG QUANH ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát về tục ngữ
1.1.1. Một số định nghĩa về tục ngữ
Là một trong những di sản quý báu của ngôn ngữ dân tộc, tục ngữ đã
thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, xã hội nhân văn, được nhìn
nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã có những định
nghĩa khác nhau về tục ngữ.
Theo Từ điển tiếng Việt thì “Tục ngữ là những câu ngắn gọn thường có
vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiÔn của nhân
dân” [48, tr.1062]. Đây là định nghĩa mang tính chất sơ lược vì cơng trình
này nghiêng về giải nghĩa từ.
Các tác giả của cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1, đưa ra quan
niệm: “Tục ngữ là mét câu nói thường ngắn gọn, có vần hoặc khơng có vần,
có nhịp điệu hoặc khơng có nhịp điệu, đúc kết kinh nghiệm sản xuất hay đấu
tranh, rút ra chân lý phổ biến, ghi lại một nhận xét tâm lý, phong tục tập quán
của nhân dân” [45, tr.277].
Hồng Tiến Tựu trong Giáo trình văn học dân gian Việt Nam cũng

định nghĩa: “Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian có chức năng chủ yếu
là đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét dưới hình thức những
câu nói ngắn gọn súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền" [62,
tr.129].
Khi nghiên cứu về tục ngữ, tác giả Cao Huy Đỉnh lại phát hiện ra tính
chất hai mặt của tục ngữ: “Vừa có tính chất nghệ thuật văn học vừa khơng
phải vậy”. Ơng giải thích: “Tính chất nghệ thuật văn học ở phần tư tưởng,
tình cảm (vỊ mỈt nội dung) và kết cấu, âm điệu, hình ảnh của ngơn ngữ trừu


8
tượng (về mặt hình thức). Tính chất phi nghệ thuật là ở chỗ nó làm ra vì mục
đích khoa học và triết lý hay nói đúng hơn là vì mục đích đúc kết và truyền
thụ một cách trực tiếp tri thức, những kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân, do
đó mµ nội dung cách trí thường thức, khoa học thực hành và triết lý thực tiễn
cũng chiếm phần cơ bản trong bộ phận sáng tác dân gian này” [18, tr.260].
Như vậy, có thể thấy, các định nghĩa về tục ngữ đều đề cập đến hai
bình diện: Nội dung và hình thức. Về nội dung, tục ngữ là những thông báo
trọn vẹn, đúc rút kinh nghiệm, tri thức của đời sống tự nhiên, xã hội, cũng như
phong tục tập quán của nhân dân. Về hình thức: Tục ngữ là câu nói ngắn gọn
súc tích.
Trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu", Dương Quảng Hµm cho rằng:
“Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ
bảo một điều gì” [26, tr.15].
Tiếp sau đó, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng tán thành ý kiến trên
và nhấn mạnh thêm “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một
nhận xét, một kinh nghiêm, một luận lý, có khi là sự phê phán” [47, tr.31].
Hai tác giả này khi đưa ra định nghĩa về tục ngữ đều lấy tiêu chí nội
dung làm cơ sở mà xem nhẹ tiêu chí hình thức. Ngược lại, các nhà ngơn ngữ
lại quan tâm đến tục ngữ trªn cả hai phương diện hình thức và nội dung.

Hồng Văn Hành lại cho rằng: “Trong cách nhìn của ngữ nghĩa học, thì
tục ngữ khơng phải chỉ là phán đốn. Có thể nhận định tục ngữ là những câu
thông điệp nghệ thut" [27, tr.59]. Với h-ớng nghiên cứu tục ngữ về mỈt nhËn
thøc ln, nhãm tác giả Chu Xn Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri của Tục
ngữ Việt Nam quan niệm: “Tục ngữ là một hiện tượng ý thức xã hội, bởi vì mỗi
con người ít hoặc nhiều đỊu tích lũy và sử dụng một số câu tục ngữ nhất định,
phù hợp với kinh nghiệm sống và lý tưởng của người ấy. Cịn tồn bộ vốn tục
ngữ của người dân một dân tộc sáng tạo, tích lũy, lưu giữ được tạo thành vốn


9
tục ngữ của dân tộc, phản ánh khá trung thành kinh nghiÖm sèng và lý tưởng
sống của nhân dân dân tộc ấy trong một thời kỳ nhất định” [11, tr.102].
Ngoài ra, cịn có một số cách định nghĩa rất khái quát về tục ngữ như:
tục ngữ là "một tổng thể thi ca nhỏ nhất” (R.Jacobson), là “cấu trúc mang
tính thơ của ngơn từ" (Hồng Trinh), là “lời nói có tính chất thơ” (R.V.
Vinogrador), là “những phát ngôn làm sẵn” (J.Lyons). Tác giả Hồ Lê cho tục
ngữ là “những câu cố định”, cịn Nguyễn Thái Hịa thì coi tục ngữ là “những
phát ngơn đặc biệt”.
Như vậy, có thể thấy các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều định nghĩa
về tục ngữ. Các ý kiến này mặc dù khác nhau nhưng không mâu thuẫn, loại
trừ nhau mà mỗi ý kiến lại làm rõ thêm khái niệm tục ngữ ở một khía cạnh
nào đó. Việc để có được một khái niệm thật đầy đủ, chính xác về tục ngữ thật
khơng dễ. Chúng tôi đã tổng hợp các ý kiến khác nhau về tục ngữ dưới nhiều
góc nhìn để có được một định nghĩa sau: Tục ngữ có kết cấu là một câu hồn
chỉnh ngắn gọn súc tích, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, dễ nhớ, dễ
thuộc. Tục ngữ thường thể hiện những nhận xét, phán đo¸n, kinh nghiƯm
được đúc kết từ cuộc sống con người, về tự nhiên và xã hội.
1.1.2. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao
Thành ngữ và ca dao là hai thể loại gần gũi với tục ngữ, thậm chí rất dễ

lÉn với tục ngữ. Vì vậy, phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao gần như là
điều bắt buộc khi nghiên cứu đối tượng này. Bởi vì vậy, cơng việc này có ý
nghĩa rất lớn đối với việc xác định đặc trưng của từng đơn vị nói chung và tục
ngữ nói riêng. Mặt khác, nó cho phép đi sâu vào bản chất tục ngữ, vì có nắm
được đặc trưng bản chất của nó thì mới có thể tiến hành phân tích, tìm hiểu
một cách đúng đắn chính xác bản thân tục ngữ.
1.1.2.1. Phân biệt tục ngữ với thành ngữ
Tục ngữ và thành ngữ là hai thể loại có điểm tương đồng nhau cả về
hình thái cấu trúc lẫn khả năng thể hiện trong quá trình giao tiếp: Chúng đều


10
là những đơn vị có sẵn, có tính cố định, bền vững về thành phần từ vựng và
cấu trúc, giàu sắc thái biểu cảm khi đi vào hoạt động giao tiếp. Chính vì vậy,
thực tế phân tích, sự lẫn lộn giữa thành ngữ và tục ngữ vẫn thường xảy ra.
Dương Quảng Hàm là người đầu tiên phân biệt tục ngữ với thành ngữ: “Một
câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo một
điều gì. Cịn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý
gì cho nó màu mè” [26, tr.15]. Ý kiến này phần nào bộc lộ xu hướng coi tục
ngữ như một hiện tượng ý thức xã hội còn thành ngữ như một hiện tượng
ngơn ngữ.
Trên tạp chí Ngơn ngữ, số 3 (1972), trong bài Về ranh giới giữa thành
ngữ và tục ngữ, tác giả Nguyễn Văn Mệnh đã cho rằng "giữa thành ng v
tc ng vn có thể tỡm ra những điểm khu biƯt râ rµng ở các phương diện nội
dung và hình thức”. Từ đó ơng kết luận: "Nội dung của thành ngữ mang tính
chất hiện tượng, cịn nội dung của tục ngữ mang tính chất quy luật. Từ sự
khác nhau cơ bản về mặt nội dung dẫn đến sự khác nhau về hình thức ngữ
pháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lời nói và sự khác nhau về số lượng
tuyệt đối nữa. Về hình thức ngữ pháp, nói chung mỗi thành ngữ chỉ là một
cụm từ, không phải là câu hồn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn. Mỗi tục ngữ tối

thiểu là một câu” [40, tr.13].
Tiếp đến cũng trên tạp chí Ngơn ngữ, trong bài Góp ý kiến về sự phân
biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, Cù Đình Tú cho rằng: “Sự khác nhau cơ bản
giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức năng. Thành ngữ là nh÷ng
đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, nói khác đi dùng để gọi tên sự vật,
tính chất hành động” và “Tục ngữ đứng về mặt ngơn ngữ học, có chức năng
khác hẳn so với thành ngữ. Tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của dân gian
như ca dao, truyện cổ tích đều là những thơng báo… Nó thơng báo một nhận
định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do


11
vậy, mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý
tưởng” [61, tr.40-41]. Trong bài viết của mình ngồi việc dùng chức năng
làm tiêu chí khác biệt với thành ngữ, Cù Đình Tú cịn đưa ra tiêu chí cấu tạo:
Thành ngữ có kết cấu một trung tâm, tục ngữ có kết cấu hai trung tâm.
Còn các tác giả trong cuốn Tục ngữ Việt Nam lại đưa ra tiêu chí phân
biệt mới: “Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ sẽ được phát hiện
như là sự khác nhau giữa hai hình thức tư duy khác nhau, là khái niệm và
phán đoán” [11, tr.27-28] và “sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở
chỗ cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự
vật hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức
của nhân dân. Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy, khi được rút lại thành
những khái niệm thì ta có thành ngữ, cịn khi được trình bày, được diễn giải
thành những phán đốn thì ta có tục ngữ" [11, tr.73].
Trong cuốn Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh
chủ biên lại phân biệt tục ngữ và thành ngữ về mặt chức năng: “Sự khác nhau
giữa tục ngữ và thành ngữ thường là sự khác nhau về chức năng. Sự khác
nhau ấy thể hiện ra cả nội dung và cấu tạo ngữ pháp của hai loại hình đó.
Mỗi thành ngữ là một tổ hợp nằm trong một câu hoàn chỉnh, là một bộ phận

cấu thành của câu. Bản thân thành ngữ khơng đưa ra một kết luận gì, nó chỉ
có nội dung trong khn khổ của câu mà nó là một bộ phận cấu thành, trong
khi bản thân mỗi câu tục ngữ đã có một nội dung trọn vẹn được khn đúc lại
trong một mệnh đề tuy rút ngắn nhưng hoàn chỉnh” [33, tr.246].
Chính tác giả Chu Xuân Diên đã từng nhận định: “Với tư cách là một
hiện tượng ngôn ngữ, tục ngữ có nhiều đặc điểm rất gần gũi với thành ngữ.
Điều đó khiến cho tục ngữ và thành ngữ nhiều khi xảy ra hiện tượng khơng có
sự phân biệt, không những về cách dùng mà cả về quan niệm nữa” [12, tr.74].
Điều này gây khơng ít lúng túng cho những người muốn có sự phân định


12
nghiêm ngặt về ranh giới của các đơn vị trên. Một số tác giả tìm cách khỏa lấp
khó khăn này bằng cách đặt những đơn vị liền kề nhau mà khơng có sự phân
biệt hay giải thích rõ ràng. Chẳng hạn, trong cuốn Từ điển tục ngữ, thành ngữ
Việt Nam, giáo sư Nguyễn Lân đã giải thích gộp chung thành ngữ, tục ngữ
theo thứ tự anphabet chứ không tách riêng hoặc chú thích đâu là tục ngữ, đâu
là thành ngữ.
Gần đây, trong cơng trình nghiên cứu Tục ngữ Việt Nam dưới góc nhìn
ngữ nghĩa - ngữ dụng, của tác giả Đỗ Thị Kim Liên, khi phân biệt tục ngữ với
thành ngữ, tác giả đã đưa ra các tiêu chí về: hình thức, cấu trúc, chức năng,
ngữ nghĩa và đích tác động.
Như vậy, vấn đề phân biệt tục ngữ với thành ngữ từ trước đến nay đã
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có những nội dung được thống nhất
nhưng cũng có những vẫn đề cịn chưa nhất trí. Trong phạm vi đề tài của luận
văn này, chúng tôi xin đưa ra tiêu chí để phân biệt như sau:
Tiêu chí hình thøc: Tiêu chí này biểu hiện rõ nhất ở số lượng âm tiết:
Tục ngữ có số lượng chủ yếu là 6 âm tiết, loại nhiều nhất là 28 âm tiết. Thành
ngữ có cả 3 âm tiết nhưng chủ yếu là 4 âm tiết.
Tiêu chí cấu trúc: Tục ngữ có cấu t¹o ngữ pháp của câu cịn thành ngữ

có cấu tạo ngữ pháp của cụm từ cố định, có kết cấu bền vững. Thực tế, ta
thấy một số câu tục ngữ có chứa cả thành ngữ mà khơng có điều ngược lại.
Chẳng hạn:
- Già đời còn mang tơi chữa cháy
- Chồng yêu xỏ chân lỗ mũi
- Có vay có trả mới thỏa lịng nhau
Vì thế có thể khẳng định: Tục ngữ ë cấp độ cao hơn thành ngữ.
Tiêu chí cấu trúc cịn được thể hiện ở tính chất quan hệ trong nội bộ các
thành tố: “Trong tục ngữ, giữa các thành tố có quan hệ tự do nên có thể


13
chuyển đổi một số thành tố, thêm thành tố hoặc tỉnh lược các thành tố khi có
sự bù đắp của các phương tiện khác trong những ngữ cảnh cụ thể. Ngược lại,
trong thành ngữ giữa các thành tố lại có quan hệ cố định, chặt chẽ nên các
khả năng cải biến, thêm thành tố, tỉnh lược lại hạn chế hơn rất nhiều” [39,
tr.30]. Chẳng hạn, câu tục ngữ: Một điều nhịn, chín điều lành có thể có các
cách nói:
- Một điều nhịn là chín điều lành
- Một điều nhịn bằng chín điều lành
- Một điều nhịn hơn chín điều lành
Tiêu chí chức năng: Tục ngữ có cấu tạo là một câu nên nó mang chức
năng thơng báo, diễn đạt trọn vẹn một ý. Ví dụ: Một giọt máu đào hơn ao
nước lã diễn đạt ý coi trọng quan hệ huyết thống hơn người dưng nước lã;
Cịn cha gót đỏ như son, một mai cha thác gót con như chì, diễn đạt ý con có
cha thì sung sướng, mất cha thì vất vả, khổ sở. Còn thành ngữ do cấu tạo là
cụm từ cố định nên mang chức năng định danh, dùng để gọi tên sự vật, biểu
thị khái niệm, hình ảnh, thuộc tính… và là bộ phận dùng để cấu tạo nên câu.
Chẳng hạn: Nước đổ đầu vịt; Nước đổ lá khoai biểu thị nội dung khái niệm
“sự uổng công"; Nghèo rớt mồng tơi; Rách như tổ đỉa biểu thị nội dung khái

niệm “cảnh nghèo khổ, thiếu thốn”.
Tiêu chí ngữ nghĩa: Được xem là một tiêu chí quan trọng khi phân biệt
tục ngữ và thành ngữ. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa định danh hình thành do
cụm từ tự do và khi biểu thị khái niệm thường dựa trên hình ảnh và những
biểu tượng cụ thể. Chẳng hạn, khi biểu thị khái niệm dại, khôn thành ngữ đã
sử dụng những hình ảnh như: Khơn nhà dại chợ; Khơn ba năm dại một giờ
hay khi biểu thị khái niệm ăn thành ngữ có những dạng như ăn bớt, ăn xén;
Ăn cháo đá bát; Ăn ốc nói mị.
Nghĩa của thành ngữ là nghĩa bãng, nghĩa khái qt, tốt lên từ tồn
khối chứ khơng phải nghĩa của từng thành tố riêng lẻ. Cịn nghĩa của tục ngữ


14
thường thuộc một trong ba nhóm nghĩa: Nghĩa thực (cịn gọi là nghĩa đen,
nghĩa trực tiếp), nghĩa bóng (cịn gọi là chuyển, nghĩa gián tiếp) và đa nghĩa.
Những nghĩa này được nhận diện dựa vào ngữ cảnh sử dụng cụ thể, phản ánh
một kiểu quan hệ. Chẳng hạn, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có
nghĩa thực (nghĩa trực tiếp): Khi ăn quả thì phải nhớ người trồng cây cho
mình ăn quả. Nhưng ý nghĩa của câu tục ngữ này khơng dừng lại ở đó. Tục
ngữ là những chân lý đã được kiểm nghiệm qua bao thế hệ, ý nghĩa của tục
ngữ là ý nghĩa khái quát được diễn đạt từ những câu, chữ, hình ảnh rất cụ thể.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" khơng cịn mang nghĩa cũ nữa mà nghĩa của nó đã
chuyển hóa thành nghĩa mới (nghĩa gián tiếp) là khi hưởng thụ cái gì thì phải
nhớ cơng lao của người đã làm ra cái đó.
Như vậy, thành ngữ và tục ngữ đều được hình thành trong hiện thực đời
sống của nhân dân và là sản phẩm của trí tuệ dân gian. Giữa thành ngữ và tục
ngữ, bên cạnh những điểm giống nhau nhất định thì chúng có sự khác nhau cơ
bản về hình thức cấu trúc, chức năng và ngữ nghĩa. Tuy nhiên, ranh giới này
cũng khơng hồn tồn rạch rịi. Khơng hiếm trường hợp, sù phân biệt là hết
sức nan giải như những trường hợp sau vừa được xem là thành ngữ lại vừa

được xem là tục ngữ: Tham thì thâm; Cay như ớt; Lo bò trắng răng; Cha
truyền con nối…
1.1.2.2. Phân biệt tục ngữ với ca dao
Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Ca dao còn gọi là phong
dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo
nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát khơng có khúc điệu.
Ca dao là danh từ chung chỉ những bài hát lưu truyền phổ biến trong dân
gian có hoặc khơng có khúc điệu. Trong trường hợp này, ca dao đồng nghĩa
với dân ca”[30, tr.26].
Ca dao và tục ngữ là hai phần phong phú nhất trong văn học dân gian
của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là bộ phận có giá trị vỊ mặt trí tuệ, tình cảm


15
và nghệ thuật biểu hiện. Để phân biệt giữa tục ng÷ với ca dao, tác giả Hồng
Tiến Tựu đã nhận xét: “Tục ngữ thiên về lý trí nhằm nêu lên những nhận xét
khách quan, cịn ca dao thiên về tình cảm…Khi chúng được dùng theo
phương thức nói luận lý thì chúng là tục ngữ, còn khi được dùng theo phương
thức hát trữ tình thì chúng là ca dao" [62, tr.131]. Như vậy, về diễn xướng, ca
dao dùng để hát, còn tục ngữ dùng để nói. Về cấu trúc, tục ngữ thường ngắn
hơn ca dao.
Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Đinh Gia Khánh (chủ
biên) cho rằng: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán - Việt. Theo cách hiểu
thơng thường thì ca dao là lời của bài hát dân ca đã tước bỏ đi tiếng đệm,
tiếng láy… hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “ bẻ” thành những làn
điệu dân ca" [33, tr.436]. Còn tục ngữ l¹i là: Những câu nãi ngắn, gọn cã ý
nghĩa hàm súc, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa
bãng, “ lối nói bằng tục ngữ thường là một lối nói ẩn dụ" [33, tr.244].
Như vậy, để phân biệt tục ngữ và ca dao, các nhà nghiên cứu đã dựa
vào một số tiêu chí nhất định. Cụ thể là các tiêu chí sau:

Tiêu chí hình thức: Biểu thị ë số lượng âm tiết. Tục ngữ thường có số
lượng âm tiết ngắn hơn so với ca dao. Tục ngữ chủ yếu là 6 âm tiết, ngắn
nhất là 3 õm tit (chẳng hạn: miệng có thép), di cú 23 âm tiết, thậm chí 28
âm tiết, chẳng hạn: Chớp ng ụng va trụng va chy, chp đằng Tây
m-a giây m-a giật, chớp đằng Nam vừa làm vừa chơi, chp ng Bc
thúc ra phi; Hoặc: Tháng bảy ông thị ®á da, «ng mÝt lëm chëm, «ng da rơng
rêi, «ng mít đóng cọc mà phơi, ông da rụng rời đỏ cả chân tay. Tuy nhiờn,
cõu cú s lng õm tit lớn như vậy khơng nhiều. Cịn ca dao có dạng 2
dòng thơ 6/8 (theo thể lục bát gồm 14 âm tiết) hoặc có dạng từ 8 đến 16
dịng thơ cũng khơng hiếm. Giữa hai dịng lục và dịng bát ln b quy định
cht ch bi vn chõn v vn lng:


16
- Cơ kia cắt cỏ một mình
Cho anh cắt với chung tình làm đơi
Cơ cịn cắt nữa hay thơi
Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Cßn tơc ng÷ cũng có sự quy định về vần nhưng là vần liền hay vần
cách: Một nghề thì sống, đống nghề thì chết; Giầu chủ kho, no nhà bếp; Con
dại, cái mang (vần liền) và Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; Trăm hay
khơng bằng tay quen…(vần cách).
Có những trường hợp, về hình thức cả tục ngữ và ca dao đều có câu sáu
và câu tám, chẳng hạn:
- Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chng kêu sẽ đánh bên thành cũng kêu
(Tục ngữ)
- Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng
(Ca dao)
Lúc này tiêu chí hình thức khơng cịn giúp người nghiên cứu nhận diện
tục ngữ hay là ca dao, cho nên phải tìm đến tiêu chí nội dung.
Tiêu chí nội dung: Tục ngữ hướng đến nội dung nhận thức, kinh
nghiệm nhận thức về tự nhiên hay kinh nghiệm nhận thức xã hội mang tính
khái quát cho nhiều trường hợp. Chẳng hạn:
- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Mùa hè đang nắng cỏ gà trắng thì mưa
 Nhận thức giới tự nhiên.
- Phép vua thua lệ làng
Ai giàu ba họ, ai khã ba ®êi


17
 Nhận thức về xã hội.
Còn ca dao, dù đề cập đến hiện tượng tự nhiên hay xã hội thì bao giờ
cũng hướng tới việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
VÝ dụ:
- Qua đình ngả nón trơng đình
Đình bao nhiêu ngãi thương mình bấy nhiêu.
- Tay ơm bó mạ xuống đồng
Miệng ca tay cấy mà lịng nhớ ai.
Tiêu chí cấu trúc: Tục ngữ có cấu trúc Đề - Thuyết đơn (Ngựa quen
đường cũ; Thuốc đắng giã tật) hoặc có cấu trúc Đề - Thuyết sóng đơi (gần
mực thì đen, gần đèn thì sáng; Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào). Cịn ca
dao có cấu trúc tồn chỉnh thể gồm 2 phần: Phần thứ nhất nêu lên hoàn cảnh
khách quan (thiên nhiên, con người) phần thứ hai ngụ tình (bộc lộ tình cảm,
cảm xúc). Ví dụ:
- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lịng
Tiêu chí ý nghĩa: Ý nghĩa của tục ngữ chủ yếu là nghĩa đen, nghĩa
bóng, đa nghĩa cßn ý nghÜa của ca dao là ý nghĩa biểu cảm.
Tiêu chí chức năng: Tục ngữ và ca dao đều có chức năng thông báo.
1.1.3. Nhận diện tục ngữ
Một đơn vị được xem là tục ngữ ph¶i có các đặc điểm sau:
a. Đặc điểm về hình thức
Tục ngữ có số lượng âm tiết ngắn từ 3 đến 28 âm tiết, nhưng chủ yếu là
từ 6 âm tiết trở lên. Những yếu tố hình thức của tục ngữ bao gồm: Vần, nhịp
và kiến trúc sãng đôi.


18
Về vần: Thơ ca khác biệt với văn xuôi tự sự ở nhiều yếu tố trong đó có
yếu tố vần. Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vần trong thơ ca cũng chiếm một
vị trí quan trọng, tạo nên dáng vẻ riêng cho thơ ca.
Do đặc trưng của tục ngữ là ngắn gọn, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ thuộc,
nên yếu tố vần được đặc biệt coi trọng. Theo thống kê của Nguyễn Thái Hịa,
chỉ có khoảng 100/5000 câu tục ngữ được khảo sát là khơng có vần, chiếm tỷ
lệ 0,02%. Cịn lại là có vần và chính điều này tạo nên đặc tr-ng ngoại hình
của tục ngữ so với các phát ngơn làm sẵn khác. Xét theo vị trí của vần trong
câu, tục ngữ có hai loại vần: Vần liền và vần cách. Vần liền là hai tiếng hiệp
vần đi liền với nhau trong câu tục ngữ. Chẳng hạn: Một vèn, bốn lời; Ăn
chắc, mặc bền; Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen; Mạnh vì gạo, bạo vì tiền.
Vần cách là hai tiếng hiệp vần đứng cách nhau từ một tiếng trở lên. Cụ thể:
Cách 1 tiếng: Quân tử gian nan, hồng nhan vất vả... cách 2 tiếng: Đàn ơng
l«ng chân, đàn bà gân cổ... cách 3 tiếng: Làm ruộng ba năm không bằng
chăn tằm một lứa... cách 4 tiếng: Gái có chồng như chơng nh- mác, gái

khơng chồng như rác như rơm... cách 5 tiếng: Đàn bà tóc tốt thì sang, đàn
ơng tóc tốt thì mang nặng đầu... cách 6 tiếng: Chê cơm ăn c¸ lù đù, chê thằng
ỏng bụng lấy thằng gù lưng...
Trong câu tục ngữ, vần là yếu tố quan trọng có hai chức năng, chức
năng liªn kÕt trong phát ngôn và chức năng liên kết ngữ nghĩa. Ở chức năng
liên kết trong phát ngôn, nhờ vần mà hai vế trong phát ngôn được liên kết
thành một chỉnh thể thống nhất (Một vốn, bốn lời; Mặt rỗ, tổ ghen; Mặt kẻ
Báng, dáng chợ Dầu). Ở chức năng liên kết ngữ nghĩa, một số câu có sự tỉnh
lược đến tối đa: Chim gà, cá nhệch, cảnh cau, rau cải, nhân ngãi vợ, đầy tớ
con thì nhờ sự liên kết trên trôc ngữ nghĩa mà ta hiểu được nghĩa của cả câu
tục ngữ là: Trong các lồi chim thì chim ngon nhất là gà, trong các lồi cá thì
ngon nhất là cá nhệch, trong các loại rau thì rau ngon nhất là rau cải, trong các


19
loại người có nhân nghĩa trước sau thì người có nhân nghĩa nhất là vợ, trong
số những người đầy tớ thì đầy tớ trung thành nhất là con.
Về nhịp điệu: Cùng với vần, nhịp cũng đóng vai trị rất quan trọng
trong hình thức và nội dung tạo sự ổn định và bền vững cho tục ngữ. Nhịp
chính là những chỗ ngừng, chỗ ngắt, được tổ chức hợp lý dựa trên quy luật tổ
chức nội dung, ý nghĩa của ngôn từ. Nội dung của câu tục ngữ còn chịu sự chi
phèi của cách ngắt nhịp trong câu. Chẳng hạn, câu tục ngữ: Ăn trông nồi, ngồi
trông hướng, nếu ngắt nhịp 3/3 là đúng nhưng nếu ngắt nhịp 2/2/2 thì khơng
đúng với nội dung ý nghĩa ban đầu. Hầu hết, nhịp câu tục ngữ trùng với ranh
giới giữa các vế có số lượng âm tiết bằng nhau. Ví dụ: Gần mực thì đen / gần
đèn thì sáng; Miếng ngon nhớ lâu / địn đau nhớ đời; Sơng có khúc / người có
lúc; Bán anh em xa / mua láng giềng gần…Nhưng cũng có trường hợp hai vế
khơng cân xứng với nhau về số lượng từ mà nhịp vÉn xuất hiện: Lo trẻ mùa
hè / không bằng lo què tháng sáu; Cấy tháng bảy / vợ chồng rẫy nhau…Cách
bắt nhịp đó cịn nhờ ở yếu tố vần tạo nên. VÉn cã những trường hợp khi giữa

hai vế khơng có sự bắt vần thì nhịp vẫn rõ: Cái lưng thước mốt / cái giò thước
hai; Má bánh đúc / mặt mâm xôi…Như vậy, vai trò của nhịp điệu là rất quan
trọng, vần và nhịp gắn bó với nhau tạo nên tính nhạc, và góp phần làm nổi bật
giá trị thẩm mỹ.
Về kiến trúc: Tục ngữ là sự nén chặt các phát ngôn, do vậy, dấu hiệu để
phân biệt tục ngữ với các phát ngôn khác là kiến trúc sóng đơi trong cấu tạo.
Trong tục ngữ, cấu trúc sóng đơi biểu hiện ở sự lặp lại về mặt ngữ pháp của
câu, trong các thành phần cấu tạo nên tục ngữ. Chẳng hạn: Nhất nước, nhì
phân, tam cần, tứ giống; Bán anh em xa, mua láng giềng gần…
Theo thống kê của Nguyễn Thái Hòa, trong 5000 câu tục ngữ chỉ có
khoảng 150 câu khơng có cấu trúc sóng đơi, chiếm gần 0,03%. Điều này
chứng tỏ, cũng như vần, kiến trúc sóng đơi là hiện tượng phổ biển nhất trong


20
tục ngữ. Nhưng nếu như vần là đặc điểm chung của thơ ca thì kiến trúc sóng
đơi là đặc điểm riêng của tục ngữ, phổ biến nhất trong tục ngữ. Tục ngữ có
hai kiểu sóng đơi: Sóng đơi bộ phận, một từ hoặc cụm từ giống hoặc khác
chức năng (Trai/ lính tuần, lính thú // gái / cửa phủ, cửa đồn; Có đi có lại //
mới toại lịng nhau…); Sóng đôi phát ngôn (con hư tại mẹ / cháu hư tại bà; Ở
bầu thì trịn / ở ống thì dài…).
b. Đặc điểm về chức năng
Tục ngữ có cấu tạo là câu nên nó mang chức năng thơng báo diễn đạt
trọn vẹn một ý. Đây cũng là chức năng cơ bản để phân biệt tục ngữ với đơn vị
bên dưới là thành ngữ. Trong trường hợp cả thành ngữ và tục ngữ đều lựa
chọn những hình ảnh như nhau, ví dụ: Anh em như tay với chân (tục ngữ) và
Ba chân bốn cẳng (thành ngữ); Xa mặt cách lòng (tục ngữ) và lịng chim dạ
cá (thành ngữ)…Thì lúc này phải lấy tiêu chí chức năng để phân biệt.
c. Đặc điểm về cấu tạo
Tục ngữ có cấu tạo tự do, gồm một kết cấu Đề - Thuyết đơn hoặc sóng

đơi. Kết cấu Đề - Thuyết đơn: Ai biết được ma ăn cỗ; Trứng địi khơn hơn vịt;
Người ta là hoa đất... Kết cấu Đề - Thuyết sóng đơi: Chè hâm lại, gái ngủ
trưa; Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà; Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen...
d. Đặc điểm về ý nghĩa
Tục ngữ thường có nghĩa đen, nghĩa bóng và đa nghĩa. Những câu tục
ngữ mang nghĩa đen chủ yếu chứa đựng nội dung thông báo về các hiện tượng
tự nhiên, thời tiết, kinh nghiệm lao động sản xuất cũng như các đặc điểm địa
phương. Nghĩa của các câu tục ngữ này thường khơng có hàm ý gì khác ngồi
ý nghĩa tốt ra từ bản thân các hiện tượng ấy. Chẳng hạn: Chớp đơng nhay
nháy, gà gáy thì mưa; Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống; Dưa La, cà Láng,
nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét; Nhút Thanh
Chương, tương Nam Đàn…


21
Còn một bộ phận tục ngữ đồng thời mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng
nhưng chủ yếu là nghĩa bóng như: Cỏ úa thì lúa cũng vàng; Uống nước nhớ
nguồn; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây…Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác
giống nhưng chung một giàn…
Trong tục ngữ, nghĩa đen và nghĩa bóng có quan hệ hữu cơ với nhau.
Nghĩa bóng được thể hiện thơng qua nghĩa đen, trên cơ sở của nghĩa đen và
chỉ có thể giải nghĩa được khi đặt nó trong quan hệ logic với nghĩa đen.
1.2. Tổng quan về từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời và các phát ngơn tục ngữ
có từ chỉ bộ phận cơ thể ngƣời
1.2.1. Tổng quan về lớp từ chỉ bộ phận cơ thể người
Hệ thống từ chỉ bộ phận cơ thể người có từ rất lâu đời, từ khi con người
tri giác về chính bản thân mình. Con người đã xác định được những đặc trưng
làm cơ sở định danh cho các bộ phận cơ thể. Cụ thể: Đặc trưng hình thức
(chiếm 52%). Ví dụ: Lá mía, mắt cá, nhãn cầu, xương chậu…Đặc trưng vị trí
(chiếm 22%), ví dụ: Tai trong, tai giữa, xương sườn, xương hông…Đặc trưng

về cơng dụng, chức năng (chiếm 9%), ví dụ: Dây thanh, ruột thừa…Đặc trưng
vật lý (chiếm 6,6%), ví dụ: Ruột già, ruột non, động mạch, tĩnh mạch…Đặc
trưng về kích thước, kích cỡ (chiếm 6,1%) như: Đại não, tiểu não, đại tràng,
ngón cái…Những đặc trưng tản mạn khác chiếm 3,7% như chỉ màu sắc, cấu
tạo, hành vi. Ví dụ: Trịng trắng, huyết mạch…
Như vậy, các đặc trưng hình thức và vị trí được sử dụng làm cơ sở định
danh bộ phận cơ thể người nhiều hơn tất cả các đặc trưng khác. Trong đó, đặc
trưng hình thức ln đứng đầu, có giá trị nhất đối với sự định danh.
Về cấu trúc ngữ nghĩa, theo thống kê của Nguyễn Đức Tồn, tên gọi bộ
phận cơ thể người trong tiếng Việt xuất hiện 10 dạng thông tin (hay 10 loại
nghĩa vị) gồm:


×