Bài làm:
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc phát
triển công nghiệp ở Việt Nam thông qua các khu kinh tế đặc biệt là một nhiệm vụ
cần thiết và rất thích hợp để xây dựng nền kinh tế theo đúng con đường mà Đảng,
Nhà nước đã đặt ra là Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với phát triển nền kinh
tế xã hội. Vì thế, để xây dựng và phát triển mạnh các khu kinh tế đặc biệt trong
nền kinh tế của đất nước, ta cần phải tìm hiểu và nghiên cứu sâu về những vấn đề
pháp lí cơ bản của các khu kinh tế này.
B. PHẦN NỘI DUNG.
I. Cơ sở pháp lí.
Trong bài viết này, Tôi đã viện dẫn và sử dụng những văn bản pháp luật về lĩnh
vực đầu tư để làm căn cứ pháp lí cho những nhận định của mình.
+ Luật Đầu tư năm 2005;
+ Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ – CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2005.
+ Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ – CP ngày 14/3/2008 về khu công
nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
II. Đặc điểm pháp lí của các khu kinh tế đặc biệt
II.1. Khu công nghiệp, đặc điểm pháp lí của khu công nghiệp :
II.1.1. Định nghĩa: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng côn nghiệp và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp,có ranh giới địa lí xác định, không
có dân cư sinh sống, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
Trong khu công nghiệp có thể có khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất.
II.1.2. Đặc điểm:
Thứ nhất, về không gian: là khu vực có ranh giới địa lí xác định, phân biệt với các
vùng lãnh thổ khác và thường không có dân cư sinh sống. Về mặt địa lí, các khu
công nghiệp đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào khu công
nghiệp, phân biệt với các vùng còn lại của lãnh thổ quốc gia. Mọi hoạt động đầu
tư, sản xuất kinh doanh bên trong hàng rào đó không chỉ được điều chỉnh bởi các
quy định pháp luật hiện hành mà còn tuân thủ quy chế pháp lí riêng và được
hưởng các ưu đãi.
Thứ hai, về chức năng hoạt động: khu công nghiệp là khu vực chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. các tổ chức
kinh tế thành lập …
Thứ ba, về thành lập: khu công nghiệp không phải là khu vực được thành lập tự
phát mà thành lập theo quy định của Chính phủ, trên cơ sở quy hoạch đã được phê
duyệt.
Thứ tư, về đầu tư cho xuất khẩu: đây là vấn đề được quan tâm khi đầu tư xây dựng
tất cả các khu công nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong khu
công nghiệp có thể có khu vực hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất
khẩu (được gọi là khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất).
II.2. Khu chế xuất, đặc điểm pháp lí của khu chế xuất :
II.2.1. Định nghĩa: khu chế xuất là một loại hình khu công nghiệp có đặc điểm
riêng là chỉ bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, hoạt động
xuất khẩu hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất
khẩu.
II.2.2. Đặc điểm :
khu chế xuất trước hết có các đặc điểm của khu công nghiệp:
- Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và
không có dân cư sinh sống.
- Được thành lập theo quy định của Chính phủ và hoạt động theo quy chế pháp lí
riêng.
- Là khu vực tập trung các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phục vụ sản xuất.
Ngoài ra khu chế xuất có đặc tính chuyên môn hóa cao trong việc chế tạo hàng hóa
để xuất khẩu, kinh doanh phục vụ xuất khẩu và cung cấp cho các tổ chức kinh tế
cư trú trong đó các điều kiện tự do thương mại và một môi trường pháp lí tự do.
Ngoài ra khu chế còn có hai đặc điểm mà hai đặc điểm này phân biệt khu chế xuất
với khu công nghiệp.
II.3. Khu công nghệ cao, đặc điểm pháp lí của khu công nghệ cao :
II.3.1. Định nghĩa :
Khu công nghệ cao là mô hình kinh tế được thành lập với mục tiêu xây dựng năng
lực nghiên cứu- phát triển và ứng dụng công nghệ cao, tạo điều kiện gắn kết giữa
đào tạo nghiên cứu phát triển công nghệ cao với sản xuất dịch vụ, thưc đẩy đổi
mới công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và thương mại hàn hóa công
nghệ cao.
Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ cao,
đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuát và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao,
có ranh giới xác định , được thành lập theo quy định của Chính phủ.
II.3.2. Đặc điểm:
Thứ nhất, về tính chất: Khu công nghệ cao là khu kinh tế- kĩ thuật đa chức năng.
Do đó có thể thành lập khu công ngiệp, khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo
thuế trong khuôn khổ khu công nghệ cao nên chức năng của khu công nghệ cao có
thể là sản xuất công nghiệp, chế tạo hàng xuất khẩu, nghiên cứu, ứng dụng, đào
tạo nhân lực và ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao…Khu dân cư và hành chính
cũng được phép thành lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế-
kĩ thuật của khu công nghệ cao và phù hợp với loại hình khu kinh tế đặc biệt quy
mô lớn.
Thứ hai, về chức năng kinh tế- kĩ thuật: các hoạt động kinh tế- kĩ thuật, đào tạo…
của khu công nghệ cao đều liên quan đến công nghệ cao, bao gồm: sản xuất kinh
doanh sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu- phát triển và ứng dụng công nghệ
cao; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và đào tạo nhân lực công nghệ cao…
Đây là đặc điểm cho phép phân biệt khu công nghệ cao
II.4. Khu kinh tế.
II.4.1. Định nghĩa.
Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và
kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lí xác định, được
thành lập theo quy định của Chính phủ.
II.4.2. Đặc điểm của khu kinh tế.
Thứ nhất, về không gian thành lập khu kinh tế.
Khu kinh tế được thành lập trên cơ sở diện tích đất tự nhiên rộng lớn, có tính đặc
biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí kinh tế thuận lợi.
Thứ hai, về quy hoạch tổng thể.
Khu kinh tế được chia thành hai khu vực chính: khu thuế quan và khu phi thuế
quan.
+ Khu phi thuế quan (khu bảo thuế trong một số khu kinh tế đã được thành lập) là
khu có ranh giới địa lí xác định , được ngăn cách bằng hàng rào cứng với khu vực
xung quanh, không có dân sư sinh sống. Các hoạt động trong khu phi thuế quan,
bao gồm: sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ, thương mại hàng hóa,
thương mại dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác. Quan
hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nước ngoài, giữa các
doanh nghiệp trong khu phi thuế quan với nhau được xem như quan hẹ trao đổi
giữa nước ngoài với nước ngoài. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu phi
thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài không thuộc diện
phải nộp thuế xuất khảu, nhập khẩu.
+ Khu thuế quan là khu vực còn lại của khu kinh tế,ngoài phạm vi khu phi thuế
quan. Trong khu thế quan có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu giải trí đặc biệt,
khu dư lịch, khu dân cư và hành chính. Hàng hóa ra vào khu thuế quan thuộc khu
vực kinh tế phải tuân thủ quy định của pháp luật về mặt hàng, thuế xuất nhập
khẩu, nhưng được áp dụng những thủ tục hải quan thuận lợi. Hàng hóa được tự do
lưu thông giữa khu thuế quan và nội địa.
Thứ ba, về lĩnh vực đầu tư.
Khu kinh tế cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng có mục tiêu trọng tâm
phù hợp từng khu kinh tế được thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau.
III. phân biệt giữa các khu kinh tế đặc biệt.
Dựa trên nhũng phân tích cụ thể về khái niệm và những đặc điểm pháp lí cơ bản
của các khu kinh tế đặc biệt. Ta có thể phân biệt được sự khác nhau của một số
khu công nghiệp đặc biệt sau.
III.1. Khu chế xuất và khu công nghiệp .
Phân biệt khu chế xuất với khu công nghiệp thông thường ở hai đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, về tính chất của ranh giới địa lí ngăn cách với vùng lãnh thổ còn lại của
quốc gia. Đối với khi chế xuất, ranh giới địa lí không chỉ đơn thuần là sự xác định
mốc giới phân biệt với các vùng lãnh thổ còn lại mà còn có ý nghĩa là hàng rào hải
quan. Đặc điểm này được thể hiện rõ nét ở quy chế pháp lí áp dụng cho khu chế
xuất. Việc trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp chế xuất với doanh nghiệp ở
nước ngoài hoặc với doanh nghiệp chế xuất khác thể hiện rõ tính chất thương mại
tự do: không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, không phải thực hiện các
thủ tục hải quan. Trao đổi hàng hóa giữa khu chế xuất với các vùng lãnh thổ còn
lại của quốc gia được coi như quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và phải chịu nộp thuế,
thực hiện chế độ hỉa quan theo quy định của pháp luật hiện hành
Thứ hai, về mục tiêu về thị trường: nếu doanh nghiệp khu công nghiệp có thể tiêu
thụ hang hóa tại thị trường trong nước hoặc nước ngoài nhằm khai thác cả thị
trường nội địa và thị trường nước ngoài thì doanh nghiệp thành lập và hoạt động
trong khu chế xuất chủ yếu xuất khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ phục vụ
cho xuất khẩu hướng tới mục tiêu khai thác thị trường khu vực và quốc tế.
Với những đặc điểm này khu chế xuất có yếu tố kết hợp khu thương mại tự do với
khu công nghiệp tập trung.
III.2. Khu công nghiệp và khu khu kinh tế.
Hai khu kinh tế này được phân biệt dựa trên những đặc điểm sau.
Thứ nhất, về không gian thành lập: khu công nghiệp có đặc điểm nổi bật là đã có
sự giải phóng mặt bằng , thiết kế và xây dựng mới theo quy hoạch. Nhưng khu
kinh tế lại được xây dựng trên cơ sở 1 diện tích đất tự nhiên sẵn có, đã tồn tại các
điều kiện nhất định về dân cư, địa lí…Các yếu tố thuận lợi này được khai thác
trong quá trình quy hoạch, xây dựng mới các khu chức năng, các công trình kĩ
thuật hạ tầng, tạo thành một không gian kinh tế rộng lớn và đặc thù bởi sự kết hợp
các yếu tố này.
Thứ hai, về chức năng hoạt động: ở khu công nghiệp thì chỉ chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. lĩnh vực đầu tư
chủ yếu của các doanh nghiệp là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản
xuất công nghiệp. Trong khu công nghiệp, các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho các loại sản xuất này không tồn tại. Còn ở khu
kinh tế thì được phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vự nhưng có mục tiêu trọng tâm
phù hợp với từng ku vực kinh tế được thành lập ở mỗi địa bàn khác nhau.
Thứ ba, đối với khu kinh tế, ở khu thuế quan thì bao gồm cả các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu giải trí đặc biệt, khu dân cư, khu hành chính… trong khi đó, khu
công nghiệp thì tách bạch riêng, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và thường
không có dân cư sinh sống. Như vậy, có thể thấy khu kinh tế là mô hình kinh tế
đặc biệt,có quy mô lớn và không chỉ tập trung phat triển công nghiệp hay chế biến
xuất khẩu, có ranh giới địa lí xác định nhưng không tách biệt với khu dân cư.
C. PHẦN KẾT LUẬN.
Qua những phân tích cụ thể trên đây, ta nhận thấy việc xây dựng và phát triển các
khu kinh tế đặc biệt là đường lối phát triển đúng đắn đối với nền công nghiệp nói
riêng, nền kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Đây chính là giải pháp thiết
thực và đúng đắn nhất để có thể vừ khai thác, sử dụng hiệu qur nguồn vốn trong
nước cũng như tạo cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ cho sự
nghiệp phát triển toàn diện của đất nước trong giai đoạn hiện nay.