Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tu từ nghệ thuật trong ánh sáng và phù sa của chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.15 KB, 93 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học vinh

TRNH TH HONG MAI

TU Từ NGHệ THUậT
TRONG áNH SáNG Và PHù SA
CủA CHế LAN VIÊN

CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC
MÃ Số: 60.22.01

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN

Ngi hng dn khoa hc: TS. NG LƯU

VINH - 2011


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Lí do chọn đề tài .................................................................................... 1

2.

Lịch sử vấn đề........................................................................................ 2

3.



Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 14

4.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 15

6.

Cấu trúc luận văn ................................................................................. 15

Chƣơng 1. THƠ VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ TRONG THƠ ... 16
1.1.

Khái niệm thơ, hình thức thơ và ngơn ngữ thơ ................................... 16

1.1.1. Khái niệm thơ ...................................................................................... 16
1.1.2. Hình thức thơ ....................................................................................... 18
1.1.3. Ngôn ngữ thơ và việc nghiên cứu các bình diện ngơn ngữ
trong thơ .............................................................................................. 20
1.2.

Chế Lan Viên với tập Ánh sáng và phù sa .......................................... 26

1.2.1. Về sự nghiệp thơ ca của Chế Lan Viên ............................................... 26
1.2.2. Vài nét về tập thơ Ánh sáng và phù sa ................................................ 30
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 31
Chƣơng 2. MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN TU TỪ TRONG ÁNH SÁNG
VÀ PHÙ SA CỦA CHẾ LAN VIÊN ............................................. 32


2.1.

Khái niệm phương tiện tu từ và việc sử dụng phương tiện tu từ
trong thơ .............................................................................................. 32

2.1.1. Khái niệm phương tiện tu từ ................................................................ 32
2.1.2. Việc sử dụng phương tiện tu từ trong thơ ........................................... 33
2.2.

Một số phương tiện tu từ trong Ánh sáng và phù sa của Chế
Lan Viên .............................................................................................. 34

2.2.1. Vần - phương tiện tu từ ngữ âm trong Ánh sáng và phù sa ................ 34


2.2.2. Một số phương tiện tu từ từ vựng trong Ánh sáng và phù sa .............. 41
2.2.3. Một số phương tiện tu từ ngữ nghĩa trong Ánh sáng và phù sa .......... 53
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 64
Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG ÁNH SÁNG VÀ PHÙ SA
CỦA CHẾ LAN VIÊN ................................................................. 65

3.1.

Khái niệm biện pháp tu từ ................................................................... 65

3.2.

Một số biện pháp tu từ trong Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên ...... 65

3.2.1. Nghệ thuật so sánh trong Ánh sáng và phù sa..................................... 65

3.2.2. Một số biện pháp tu từ cú pháp trong Ánh sáng và phù sa ................. 74
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chế Lan Viên là một trong những tác giả tiêu biểu trong nền thơ
hiện đại Việt Nam. Thành tựu sáng tác của ông trải dài từ giai đoạn 1930 1945, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đến thời kì Đổi mới.
Ở giai đoạn sáng tác nào, Chế Lan Viên cũng có những thành tựu được khẳng
định. Nếu như trước cách mạng tháng Tám 1945, tập thơ Điêu tàn của ông
xuất hiện trên thi đàn "như một niềm kinh dị", trong giai đoạn đổi mới, ông
gây kinh ngạc cho độc giả với ba tập Di cảo, thì qua hai cuộc kháng chiến, tập
thơ được đánh giá cao nhất của ông chính là Ánh sáng và phù sa (1960). Với
tập thơ này, hồn thơ Chế Lan Viên như được hồi sinh và tìm thấy năng lượng
mới của sự sáng tạo. Tập thơ cũng đánh dấu độ chín của những tìm tịi về tư
tưởng, nhận thức cuộc sống cũng như nghệ thuật biểu hiện. Ánh sáng và phù
sa không những là một mốc lớn trong đời thơ Chế Lan Viên, mà còn là một
trong những thành tựu quan trọng của thơ ca cách mạng.
1.2. Ánh sáng và phù sa xứng đáng được xem là một sự kết tinh một giai
đoạn thơ của Chế Lan Viên. Độ lùi thời gian đã chứng minh điều đó. Ta bắt
gặp trong tập thơ này những cảm xúc, suy tư mới mẻ của nhà thơ về cuộc sống;
sự hòa đồng của cá nhân nhà thơ với nhân dân; và nhất là những đổi mới về thi
pháp thơ. Qua Ánh sáng và phù sa, Chế Lan Viên đã tự bộc lộ phong cách nghệ
thuật của mình rõ nét. Góp phần định hình những nét riêng trong phong cách
thơ Chế Lan Viên, khơng thể khơng thể nói đến ngơn ngữ. Đọc tập thơ, có thể
nhận thấy cơng phu sáng tạo về mặt ngôn từ của ông, biểu hiện trên mọi

phương diện, mọi cấp độ, trong đó có các phương tiện và các biện pháp tu từ
mà ông đã sử dụng với mật độ cao và với hiệu quả nghệ thuật rõ rệt.
1.3. Gần một nửa thế kỉ trôi qua, thơ Chế Lan Viên được đưa vào giảng
dạy trong nhà trường ở các cấp. Tuy nhiên, tiếp cận, giảng dạy và học tập thơ


2
Chế Lan Viên vẫn cịn có những khó khăn nhất định, một phần cũng vì sự
phong phú, đa dạng và đầy biến hố của nghệ thuật hình tượng thơ, một phần
là ở hình thức nghệ thuật, ở ngơn ngữ thơ, trong đó có các phương tiện và
biện pháp tu từ mà ơng đã sử dụng.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Tu từ nghệ thuật
trong Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên để nghiên cứu. Những kiến giải
của luận văn sẽ góp phần hiểu thêm tài năng thơ ca của Chế Lan Viên, đồng
thời có thêm tư liệu để dạy học tốt hơn tác phẩm của nhà thơ trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Là một tác gia lớn, tác phẩm của Chế Lan Viên đã được nghiên cứu rất
kĩ lưỡng ở nhiều khía cạnh, nhiều bình diện. Các cơng trình nghiên cứu về thơ
ơng nói chung, về Ánh sáng và phù sa nói riêng khơng phải là ít. Triển khai
đề tài này, chúng tôi quan tâm đến một số bài viết, công trình có liên quan.
Bài Chế Lan Viên và những tìm tòi trong nghệ thuật thơ của Nguyễn
Lộc (qua 2 tập Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường, Chim báo bão), tác giả
đã ghi nhận những đóng góp của Chế Lan Viên cho nền thơ ca dân tộc.
Nguyễn Lộc nhận định: “Đọc thơ Chế Lan Viên chúng ta gặp những câu có
tính chất châm ngơn; tính chất triết lý; một châm ngôn độc đáo nhưng xác
thực, một triết lý súc tích, khơng xa lạ với mọi người, nhưng ở mọi người có
khi cịn cảm thấy lờ mờ thì nhà thơ nói lên sắc sảo như một phát hiện…
Những câu thơ triết lý không chỉ là một biểu hiện chiều sâu trong thơ mà
chiều sâu trong thơ cịn nói đến tầm sâu của nhận thức, khả năng thâm nhập
vào bản chất cuộc sống và sức mạnh tái tạo của hình tượng thơ” [39, tr.5960]. Ở những đề tài có tính chất khái quát, Chế Lan Viên bao giờ cũng nhìn

nhận vấn đề một cách tồn diện, đồng thời tác giả cịn nhìn sâu vào cái bản
chất kín đáo của nó mà có khi ta lại dễ dàng nhầm lẫn, bỏ quan. Ví dụ những
bài viết về dân tộc, Chế Lan Viên có một tính chất rất đặc biệt, nó khơng chỉ


3
thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc mà còn tự hào về thời đại hiện
nay, mặc dù cuộc sống ấy còn nhiều gian khổ, thiếu thốn. Hay những bài viết
về cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, một mặt nhà thơ thấy rõ chúng ta phải
chiến đấu hi sinh là để giành lấy một cuộc sống chân chính, mặt khác nhà thơ
cịn thấy được cái ý nghĩa cao cả đó là cuộc đời khơng chỉ cho dân tộc mình
mà cịn cho cả các dân tộc bị áp bức khác, cho tương lai và cho danh dự cả
đời mình. Ở những đề tài cụ thể, nhà thơ nói về những việc cụ thể, nhưng từ
những cụ thể đó, tác giả nâng lên thành vấn đề kết quả, triết lý.
Nguyễn Lộc còn nhận định “chất suy nghĩ là mặt hấp dẫn lớn trong thơ
Chế Lan Viên, dường như nhiều người thừa nhận, những thơ Chế Lan Viên
còn hấp dẫn bằng cảm xúc nữa, suy nghĩ làm cho thơ anh có một thế đứng
vững chắc và cảm xúc làm cho bài thơ có sức hút hoạt bát, sinh động. Những
câu thơ giàu hình ảnh tài hoa được viết ra từ máu thịt của cuộc sống bao giờ
cũng ngọt ngào sâu lắng” [39. tr 62-63].
Nói chung, phong cách Chế Lan Viên là thiên về đồ sộ nhưng lại được
biểu hiện một cách thanh thốt, óng chuốt, cảm xúc đánh bóng cho những nét
chạm khắc, đẽo gọt của nhà thơ. Vì vậy mà những nét chạm khắc, đẽo gọt ấy
trở nên lộng lẫy rực rỡ: ở đây cảm xúc thực sự không phải chỉ là khơng khí
biểu hiện mà cịn có sức tổ chức bên trong của bài thơ.
Một điểm nữa trong thơ Chế Lan Viên là hình ảnh thơ có loại vừa có
chất hiện thực, có loại vừa có tính chất ẩn dụ tượng trưng, có loại vừa có tính
chất hiện thực, có loại vừa có tính chất mở rộng. Mối liên hệ của những hình
ảnh ấy thường rất đột ngột, bất ngờ, chắt lọc, nâng cao từ những chi tiết của
đời sống. Nhà thơ có tài đặt hai sự việc hết sức khác lạ kề nhau rồi bỗng dưng

phát hiện hoặc tạo ra mối quan hệ giữa hai sự việc hết sức bất ngờ theo lối
liên tưởng khơng ai đốn trước được nhưng khi nhà thơ nói ra thì ai cũng phải
thừa nhận.


4
Có thể nói hình ảnh kiểu sau đây là loại tiêu biểu cho cách sử dụng hình
ảnh của thơ Chế Lan Viên
Anh bỗng nhớ em như đơng về nhớ
Tình u ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lơng trở biếc
Tình u làm đất lạ hố q hương
Cùng với việc sử dụng hình ảnh, biện pháp kết cấu trong thơ Chế Lan
Viên có nét đáng chú ý: khoảng cách tương phản được sử dụng nhiều và có
tác dụng nâng cao hình tượng thơ rõ rệt, khẳng định một sự điêu luyện của
nhà thơ.
Như vậy những tìm tịi trong nghệ thuật của nhà thơ cũng chính là sự
rèn rũa nghệ thuật miệt mài trong sáng tác. Qua thơ Chế Lan Viên ta có thể
thấy rõ được sự hài hồ trong sự kết hợp trí tuệ và cảm xúc, chung - riêng, cái
ta - cái tôi, hiện thực cuộc sống - cảm xúc.
Bài Thơ Chế Lan Viên của Nguyễn Văn Hạnh chia thành 3 phần: Đâu
cũng đất lành Tổ quốc cũng tình Đảng dạy dân ni; Ca chung chế độ trên
miền riêng tơi; Hình thức cũng là vũ khí để nói nêu đặc điểm của thơ Chế
Lan Viên.
Ở phần 1, Đâu cũng đất lành Tổ quốc cũng tình Đảng dạy dân nuôi ghi
nhận sự chuyển biến trong nhận thức cũng như tâm hồn của Chế Lan Viên, từ
trước cách mạng đến sau cách mạng, từ tập thơ Gửi các anh (1955) đến tập
Ánh sách phù sa (1960), Hoa ngày thường, Chim báo bão (1967) theo hướng
tích cực. Nguyễn Văn Hạnh nhận định “Hai tập thơ, hai chặng đường sáng
tác, nhưng đều khẳng định một phong cách thơ độc đáo và thống nhất trong

sự đối lập với Điêu tàn về nhiều mặt. Một đằng quay về quá khứ, đau khổ và
chết chóc, cơ đơn và hư ảo, một đằng lại đứng vững trên mảnh đất hiện tại để
nhìn về tương lai, tin tưởng và “hồ hợp với người”. Quả là cịn khơng ít dằn


5
vặt, xót xa, cả cái ngậm ngùi tai ác ẩn náu trong âm điệu bên trong ý thơ đầu.
Nhưng nhìn chung, nhìn trong sự phát triển, từ bài thơ này sang bài thơ khác
là những cố gắng liên tục “tự vượt lên mình” rất đáng trân trọng” [42, tr.7].
Tổ quốc là điểm tựa của thơ Chế Lan Viên. Từ đó Chế Lan Viên nhìn
ra thế giới để phân biệt bạn - thù, dõi lên trăng sao, chĩa mũi nhọn căm thù
vào bọn cướp nước và bán nước. Từ Tổ quốc nhìn ra cuộc đời riêng của mỗi
người, phân tích lại tâm hồn, suy nghĩ của bản thân. Trong chủ đề này bộc lộ
rõ nhất sở trường và đặc điểm của Chế Lan Viên, Nguyễn Văn Hạnh cho rằng
“tầm nhìn bao quát và sức suy nghĩ vốn là chỗ mạnh của nhà thơ như được
nâng đỡ, ơm ấp trong những tính chất lớn, thiết tha, để sắc sảo, phóng khống,
nhưng vẫn đậm đà, dào dạt. Anh soi Tổ quốc từ nhiều phía với nhiều cung bậc
tình cảm. Nó là q khứ và hiện tại, là thực trạng nghiệt ngã và ước mơ rộng
lớn, là vinh quang và đau khổ, là vĩ đại mà thân quen. Có lúc nhà thơ bay lượn trên Tổ quốc để nhìn bao qt “vóc dạc những Trường Sơn”, “dung mạo
những đồng bằng”, chứng kiến “buổi dòng sơng ra gặp bể” có lúc thành kính
theo bước chân của con ngời Việt Nam hiếu thảo, tài trí nhất đi cùng khắp
chân trời để tìm “hình của nước”. Từ cuộc chiến đấu dữ dội hôm nay, nhà thơ
đa ta trở lại những tên người, tên đất thiêng liêng, giúp ta hiểu rõ ý nghĩa của
những mẻ thép gang đầu và từng gié lúa ở Điện Biên, cảnh tàu đến, tàu đi trên
cảng, biết quý yêu Bế Văn Đàn, Nguyễn Văn Trỗi và từng nét hoa văn, từng
bức tranh làng Hồ, từng câu thơ quằn quoại của cha ông. Anh ca ngợi truyền
thống, làm cho chúng ta yêu thương, tự hào về quá khứ. Nhưng chủ yếu là để
hiểu hôm nay, thấy rõ được những việc chúng ta đang làm nghìn năm xa vẫn
cha làm nổi” [42, tr.72].
Ở phần Ca chung chế độ trên niềm riêng tôi thể hiện rõ một đặc điểm

nữa của thơ Chế Lan Viên. Từ “niềm riêng tơi”, Chế Lan Viên đã nói một
cách da diết đặc biệt về sự hồi sinh, về mối quan hệ giữa cái cũ, cái mới,


6
giữa hạnh phúc và đau khổ. Nhà thơ không muốn người ta đối lập một cách
trừu tượng hiện tại và quá khứ, niềm vui và đau khổ. Tuy vậy “chúng ta hiểu
anh, nhưng không thể thấy rằng đôi khi anh đã tuyệt đối hố ý nghĩa của đau
khổ. Có thể và cần có một cái nhìn khoẻ khoắn hơn, nhẹ nhõm hơn về mỗi
bước đi lên của sự sống. Nhưng Chế Lan Viên khơng có con đường nào
khác là “ca chung chế độ trên niềm riêng tôi”. Trong những bài thơ của anh,
khó mà tách chân thành với xót xa, sự giằng co giữa một bên là ý tưởng và
hình ảnh muốn vươn lên phía trước và hiện đại, với bên kia là tâm tình và
nhạc điệu cịn liên hệ chằng chịt với nếp rung động cũ, vẫn còn đang tiếp
diễn. Mâu thuẫn gần như không tránh khỏi, phong cách và giá trị ở ngay
trong mâu thuẫn ấy [42, tr.74].
Song song với việc thể hiện nội dung, Chế Lan Viên cũng rất chú ý tới
hình thức thể hiện, Hình thức cũng là vũ khí, là nội dung ở phần thứ ba, Chế
Lan Viên trình bày cuộc sống khơng phải như anh nhìn thấy, như anh cảm thụ
trực tiếp mà như anh suy nghĩ. Vì thế tứ thơ mang nhiều yếu tố chính luận
nhằm thuyết phục cả tình cảm và lý trí. Hình thức cơ bản, phổ biến trong tư
duy nghệ thuật của Chế Lan Viên là sự đối lập. Đối lập trong thời gian, khơng
gian, trong lịng người, qua đó nói lên một quy luật phát triển cơ bản của sự
vật, tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng của người đọc, Chế Lan Viên còn
lấy sự suy nghĩ, lấy ý làm cái địn bẩy để hiện đại hố thơ, lấy ý chí làm cơ sở
cho thơ, ý là phương tiện kết cấu chung của bài thơ, ý là toàn thể, hình ảnh,
nhạc điệu là chi tiết và phải phục vụ cho ý.
Trong phương hướng sáng tác của Chế Lan Viên có cả chỗ mạnh và
chỗ yếu. Theo phương hướng này, thơ Chế Lan Viên biểu hiện cùng một lúc
những hiện tượng thuộc nhiều bình diện khác nhau, tận dụng được tư duy

biện chứng là công cụ nhận thức mãnh liệt nhất của con người để nhìn vào sự
việc một cách khái quát và sâu sắc nhất, làm cho thơ phát triển phù hợp với


7
tinh thần khoa học, có tính chất trí tuệ của thời đại mới. Và trong thời đại mới
thơ có khuynh hướng đi gần với văn hơn để cùng phát huy tác dụng phản ánh
ý thức hệ vốn là khả năng của ngơn ngữ, chỉ có phá vỡ sự ràng buộc của cảm
thụ trực tiếp, đa hình ảnh và nhạc điệu xuống hàng phụ thuộc so với ý tưởng,
mới có thể tổ chức được những bài kiểu Tàu đến,Tàu đi, Nghĩ về Đảng… Tuy
vậy thơ Chế Lan Viên cũng bộc lộ những hạn chế: Có những bài thơ kết cấu
khơng chặt chẽ, tính chất quần chúng của thơ bị hạn chế, có những bài kỹ
thuật thiếu sự tiếp sức của chất sống trực tiếp, hoá ra trần trụi, cầu kỳ…
Bài viết của Nguyễn Văn Hạnh đã ghi nhận sự đóng góp của thơ Chế
Lan Viên cả ở phương diện nội dung và nghệ thuật cùng với trí tuệ thơng
minh của người sáng tác.
Bài Chế Lan Viên với cái nhìn nghệ thuật trong thơ Huỳnh Văn Hoa
nhận định: “Chế Lan Viên là nhà thơ tài năng phát triển rất sớm. Từ tác phẩm
đầu tay cho đến sau này, Chế Lan Viên đều hướng về những vấn đề rất lớn
của đời sống con người mang ý nghĩa triết học sâu xa hoặc những đề tài liên
quan đến vận mệnh của một đời người, một dân tộc. Điểm nhìn nghệ thuật
hướng về nhiều phía: Và sự vật có thể phát hiện được tồn bộ bản chất, nếu
nó được nhìn từ bề sâu, từ bên dưới, từ phía sau, từ bên trong khai thác các
tầng sâu, ăn vào mùi hương trầm tích” [16].
Thơ Chế Lan Viên không nghiêng về miêu tả bề mặt hiện tượng hay
giải thích hiện thực, mà mọi đề tài được ơng chiếu sáng từ chiều sâu qua
những phía đối lập, nhân quả, thể hiện ở trong thơ Chế Lan Viên có hai loại
hình ảnh: Một loại có tính chất ẩn dụ, tượng trưng, (loại sau là tiêu biểu và
phổ biến hơn cả) thiên về khuynh hướng bình luận, triết luận, chính luận.
Song cũng cần thấy rằng, hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên khơng tản mạn, nó

được chắt lọc và nâng cao q trình suy nghĩ và tìm tịi của tác giả. Vì vậy
trong nhiều trường hợp, một khi hình ảnh được kết hợp chặt chẽ với yếu tố


8
cảm xúc, hồ tan trong cảm xúc… thì hình tượng thơ lung linh màu sắc, dễ
gây chú ý. Và để khám phá cái bể cuộc đời, như ông thường gọi, nhà thơ đã
sử dụng tất cả nguồn dự trữ giàu có của ngơn ngữ dân tộc, thổi vào đó một nội
dung mới mẻ, một sắc thái lạ lẫm, khiến ngời đọc khó qn một hình ảnh, một
chi tiết đợc sử dụng. Chính điều này lý giải vì sao nhiều câu thơ của Chế Lan
Viên, nếu tách ra khỏi cơ thể chung của bài sẽ được hiểu như những câu châm
ngôn, những mệnh đề triết học ý vị thâm trầm khái quát được chân lý cuộc
sống hoặc phép ứng xử của con người. Song đặt vào bài thơ, nó như mắt xích
tự nhiên, khơng gị ép chút nào. Chính cái nhìn chiều sâu đã cho phép xuất
hiện những câu thơ như thế, một điều mà nhà thơ nào cũng thực hiện được,
dẫu mong muốn. Trong cái nhìn chiều sâu, thời gian là yếu tố quan trọng, cấu
tạo hình tượng thơ theo hướng đa chiều, đa tuyến, nhiều tầng, nhiều nghĩa,
nhân vật trữ tình thường lui về bình diện phía sau để suy tư, tìm kiếm, tranh
luận, ít hình nét, ít hoạt động, nhân vật không dừng ở một không gian nhất
định, thời gian nhất định mà bao giờ cũng vươn lên khám phá, tận cùng bản
chất của hiện tượng. Không khi nào nhân vật thơ Chế Lan Viên tĩnh tại để suy
tưởng. Trái lại nó muốn vươn ca để đối thoại, bày tỏ với cuộc đời.
Trong toàn bộ sáng tác của Chế Lan Viên, ta thấy nhà thơ quan niệm
cuộc đời như một chuỗi dài những hành trình đi tìm kiếm.
“Đơi điều về mỹ học của nhà thơ Chế Lan Viên” của Trần Đình Sử,
tập trung khám phá tính chất mỹ học - nền tảng sâu xa của một hồn thơ đầy
sáng tạo - Chế Lan Viên. Trần Đình Sử nhận định “Chế Lan Viên là một nhà
thơ trước sau đều có ý thức về thơ, về bản chất thơ, vai trò của thơ". Ngay từ
tập Điêu tàn Chế Lan Viên Chế Lan Viên đã nói tới việc làm thơ như làm một
việc phi thường, nghĩa là không làm chuyện tầm thường, dung tục. Chính

giữa lúc chủ đề về cá nhân rất thịnh trong phong trào thơ mới thì Chế Lan
Viên trở về với số phận một dân tộc bị thời gian chôn vùi với máu xương, kêu


9
khóc. Ơng tìm cái đẹp (mỹ) khơng phải trong cái “chân”, “thiện”mà tìm tương
tự trong hư ảo với Điêu tàn. Trong cuộc đời thơ Chế Lan Viên từng khẳng
định “hiểu mình, hiểu người, hiểu đời và hiểu Đảng, tơi góp phần ánh sáng,
tôi làm chủ hồn tôi” (Ngoảnh lại 15 năm). Chế Lan Viên xem “cái tôi” như
một điểm xuất phát của thơ để nói về tất cả. Ơng đã nói tới buồn đau, dằn vặt
của riêng mình với tấm lòng thiết tha đối với Tổ quốc. Chế Lan Viên khẳng
định thơ gắn liền với cái lạ, cái khác thường và suốt đời đi tìm và sáng tạo
hương sắc lạ cho thơ, cái lạ ấy được thể hiện: ở chân lý ln gây ngạc nhiên,
bất ngờ, có tính phát hiện, trong Ánh sáng và phù sa ta luôn bắt gặp những từ
cảm thán kiểu “ô hay ”, “tôi sững sờ”, “tôi ngỡ”, “anh bỗng nhớ…” thể hiện
cặp mắt giàu phát hiện của thi sĩ; Khai thác triệt để phạm trù đối lập để tạo
bằng hình tượng thơ, đối lập để nói bản chất sự vật, cái bên trong và cái bên
ngồi, nói sự đổi thay, vận động của cuộc đời...
Và từ những nét “lạ” mang tính chất rất riêng của Chế Lan Viên đã làm
cho hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên giàu chất khái quát, chất trí tuệ, biểu
trưng, thể hiện được những cái kỳ diệu của tâm hồn.
Điều đáng nói nữa là Chế Lan Viên rất ít khi dùng hình ảnh tái hiện
đơn giản mà thiên về hình ảnh suy tưởng, liên tưởng… Và kiểu hình ảnh ấy đã
giải phóng cảm nhận người đọc, chắp cánh cho họ bay bổng trong chân trời
nghệ thuật.
Là nhà thơ, nhà tri thức, nhà văn học lớn, Chế Lan Viên đối thoại khắp
nơi để làm sâu sắc nhận thức đường lối của văn học. Khi vấn đề giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt được đề ra một cách bức thiết trên báo chí thì Chế
Lan Viên đã khẳng định: “làm cho tiếng nói trong sáng, giàu và phát triển”.
Ơng phân biệt cái trong sáng giàu có, bề bộn phong phú với cái trong sáng

nghèo nàn, đơn điệu, ông chủ trương trong sáng mà phát triển, là "ăn nên làm
ra" như cách nói của Nguyễn Tuân.


10
Từ những vấn đề mỹ học của thơ Chế Lan Viên, Trần Đình Sử đã đánh
giá: Chế Lan Viên đã cắm một trục toạ độ sừng sững vào nền thơ hiện đại làm
cho nó đa dạng thật sự. Chế Lan Viên chứng tỏ thơ cách mạng khơng hề đơn
sắc, nó có những dịng ngầm lấp lánh những bản lĩnh và tài năng mà nhìn sâu
ta mới thấy. Trong xu thế hiện đại hố thơ Việt Nam hơm nay, Chế Lan Viên
là bậc thầy tiên phong đầy thông tuệ [49].
Trong bài Thơ Chế Lan Viên - Chất anh hùng ca và trí tuệ, Mai Quốc
Liên nhận định: “Khó mà thâu tóm Chế Lan Viên trong một vài trang viết,
16 tuổi viết Điêu tàn làm mọi người “kinh dị” (Hoài Thanh), 40 tuổi viết
Ánh sáng và phù sa cắm một cái mốc lớn trong thơ Việt nam thời kỳ này và
từ đó đến gần 70 tuổi, luôn luôn trụ vững là một trong những nhà thơ lớn
của đất nước. Lạ nhất là mấy năm sắp mất làm gần 1000 bài thơ, mở ra một
thế giới nội tâm vô cùng đa dạng, nhiều chiều, một thế giới nhân ái, thắm đỏ
tình yêu đời, đồng thời trăn trở băn khoăn về lẽ đời, về ý nghĩa đời, về “bản
thể” của thơ, của cá thể và của nhân loại. Chế Lan Viên như ngôi sao xa vụt
loé sáng lên lần cuối, và lần này nữa anh lại gây nên một niềm “kinh dị”
mới. Anh là người đi tìm, là người sáng tạo khơng mệt mỏi. Anh là người
của thời đại chúng ta, là khát vọng đồng thời anh cũng là nỗi đau, nỗi trăn
trở khôn ngi; anh là lịng u đời bất tuyệt, đồng thời anh cũng là người
thấm thía cái bi kịch vĩnh cửu của con người, khi chính mình trên con đường
đến hư vô [42, tr.235].
Trong kháng chiến chống Mỹ, Chế Lan Viên là một thi sỹ hùng ca,
không chỉ là tiếng kèn trận không tầm thường, không chỉ là hô hão mà nặng
bao suy tư, triết lý. Khi nói lời từ biệt với cuộc đời Chế Lan Viên vẫn nhìn về
mai sau, về cỏ non, về tình yêu, tình bạn… “Những bạn bè yêu anh sẽ gặp anh

trong cỏ, trong hạt sương, trong đá…" trong những gì khơng phải anh. Anh
tồn tại mãi, không bằng tuổi tên mà như tro bụi, như ngọn cỏ tàn đến tiết lại


11
trỗi lên (Di cảo thơ I). Nhưng trong cuộc đời thực thì Chế Lan Viên lại là người rất bình dị, giản đơn, bình dị chiếc áo cũ, thiết tha tình bạn, tình đồng chí,
anh em…
Bài Đọc ánh sáng và phù sa của Xuân Diệu là một bài viết phê bình,
bình luận về tập thơ Ánh sáng và phù sa. Ông đã chỉ ra những ưu và nhược
điểm của tập thơ.
Ở phần nhược điểm, Xuân Diệu đã cho rằng: “Tính cách bao trùm
trong Ánh sáng và phù sa là một sự rắc rối, rối rắm; sự rắc rối, rối rắm đó thể
hiện trong cách diễn đạt cịn xa nhiều với một sự trong sáng cổ điển mới của
thời đại chúng ta, một cách diễn đạt rối rắm nó làm cho nhiều cơng chúng
trung bình của ta hiện nay gặp khó khăn trong việc lĩnh hội, thông cảm” [9,
tr.303] và một nhược điểm nữa đó là: “nhiều khi cái tài ngơn ngữ tràn đầy,
thừa thãi mà tác giả không chủ động, khơng cương quyết dìm nó lại để nó
phục vụ thích hợp cho đề tài, cho chủ đề, cái nhược điểm của ưu điểm ấy làm
cho một số bài thơ và đoạn thơ của tác giả rơi vào chủ nghĩa hình thức. Ngay
trong một thành tựu quan trọng như ba bài thơ nói về mỏ than Hồng Quảng,
cũng bị một sự thừa thãi như thế …” [9, tr.305].
Ở phần ưu điểm - những đóng góp vào một nền thơ, Xuân Diệu đã chỉ
ra: “Trong tập Ánh sáng và phù sa đã thể hiện một tâm hồn Chế Lan Viên,
một tâm hồn nặng những suy nghĩ, phấn đấu trên hoàn cảnh cụ thể của mình
để tới được cái lớn của niềm vui chung: Đó là cuộc phấn đấu của một tâm hồn
để gìn giữ cái ánh sáng của tư tưởng Đảng thể hiện tinh thần lạc quan và tự
vượt lên mình để nghĩ đến mọi người. Và bên cạnh đó đóng góp nữa của Chế
Lan Viên là ở thể thơ tứ tuyệt và mở rộng ra thể thơ bốn câu lục bát: Bó
những cặp câu thơ trong trẻo như Nhớ Việt Bắc, có bài đơn giản, tự nhiên mà
thấm thía như Gốc nhãn cao, Thư mùa nước lũ…Nhà thơ đã phóng túng, sảng

khoái dựng những chất liệu trong hiện thực lên thành lầu thơ, hiện thực làm


12
nền móng cho lãng mạn. Như vậy chủ đề là từ góc nhìn của ánh sáng và phù
sa, Xn Diệu đã chỉ ra những nhược điểm và những đóng góp của Chế Lan
Viên đối với văn học dân tộc. “Một tập thơ là sản phẩm trong cuộc sống, nó
mang máu thịt cụ thể, ưu khuyết cụ thể của một nhà thơ trong chặng đường
đời của mình”.
Bài Một phong cách thơ - Ánh sáng và phù sa của Lê Đình Kỵ đã chỉ
rõ: “Trước kia chủ nghĩa siêu hình trùm lên thơ anh thì ngày nay anh viết về
nhiều chủ đề thời đại, đó là một thời đại cách mạng, thời đại anh và con người
sinh ra trong thời đại ấy không phải để mà buồn đau mà phải phục vụ cách
mạng, hết mình vì cách mạng. Tập thơ Ánh sáng và phù sa đã thể hiện cảm
hứng cách mạng nhưng đầy ắp tâm tình của Chế Lan Viên. “Nhiều trường
hợp trong bài thơ chỉ thấy chữ “ta” nhưng cái ta ấy có một giọng điệu cá thể
của riêng tác giả. Điều này đã làm cho ánh sáng và phù sa có một âm hưởng
riêng” [42, tr.314]. Ánh sáng và phù sa khơng có cái hừng hực đốt cháy của
những bài thơ gieo lửa vào người, thúc giục tiến lên, những bài thơ như thế
rất cần và cần rất nhiều ở thi đàn chúng ta. Nhưng Ánh sáng và phù sa thì
thầm với chúng ta những cảm nghĩ, vui buồn, những tâm hồn con người hiện
nay, làm nó thêm phong phú và thêm gắn chặt với cuộc sống chung quanh với
chế độ chúng ta để rồi tính thơ của Chế Lan Viên đã đến với ta những lời
nhắn gửi gần gũi và mới lạ, gợi lên trong người đọc những rung động sâu kín
có sức đọng lại lâu ở trong lịng người đọc.
Thơ Chế Lan Viên cũng mang khá nhiều tâm sự riêng của hồn cảnh
riêng mình, hồn cảnh của một ngời phải khắc phục nhiều khó khăn mắc miếu
đau khổ riêng để lao mình vào cuộc sống chung. 1/Trong Ánh sáng và phù sa
khi vui cũng như khi buồn tác giả đã cố gắng gắn với cuộc sống xung quanh,
với bạn hữu, với đồng chí. Tuy vậy Lê Đình Kỵ cũng nhận định “Thơ Chế

Lan Viên cịn ít thực tế, cảm hứng bài thơ có khi bị đuối, diễn đạt trở thành g-


13
ượng gạo làm giảm bớt khơng ít cái hồn nhiên của bài thơ và chứng tỏ một sự
gia công khá lộ liễu” [42, tr.320]. Thơ Chế Lan Viên có nhiều tình đẹp, ý đẹp,
lời đẹp. Nhưng cái đẹp ấy đến với người thường như ánh trăng mà ít khi như
là ánh sáng mặt trời, ánh trăng đành là quý nhưng ánh mặt trời thì lại đáng
q hơn, nó vừa đẹp vừa cần thiết cho cuộc sống và sức khoẻ con ngời và đó
chắc cũng là ý định vươn tới của nhà thơ, khi lấy tên tập thơ mình: Ánh sáng
và phù sa.
Đọc tập thơ Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Hà Minh Đức đã
đánh giá: Ánh sáng và phù sa- sự kết hợp giữa rung cảm tế nhị với ý tưởng
trong thơ. Và đánh giá ấy cũng là nhan đề bài viết của ông. Hà Minh Đức cho
rằng: “Chế Lan Viên đã cố gắng hướng sáng tác vào những chủ đề hiện tại.
Anh có một tâm hồn dễ xúc cảm với những thay đổi của đất nước. Đó cũng là
tính chất tự nhiên của những nhà thơ đã đem ý tưởng của mình gắn vào mạch
sống chung của dân tộc [12, tr.321], tình yêu đất nước trong thơ Chế Lan
Viên có lúc là những xúc cảm mạnh mẽ, tốt lên từ những tứ thơ phóng
khống, dịng thơ trải ra rộng lớn như đất nước mênh mông (Văn xi về một
vùng thơ), có lúc là tiếng nói thì thầm lòng thiết tha quyến luyến (Kết nạp
Đảng trên quê mẹ, Tiếng hát con tàu) Chế Lan Viên yêu đất nước, quê hương
trong những cảnh đời chân thực cũng như trong những ước mơ bay bổng. Đó
là những xúc cảm thực, những rung động sâu xa, những tình cảm của những
đứa con lớn lên trong lòng mẹ thấu hiểu cuộc đời, những lúc đắng cay, ngậm
ngùi cũng như vui sướng.
Hà Minh Đức còn ghi nhận: “Cố gắng hướng sáng tác của mình vào
chủ đề hiện tại là một ưu điểm của Chế Lan Viên nhưng điều đáng kể hơn
chính là việc thể hiện những chủ đề đó bằng lời thơ tâm tình. Tuy cịn có
chỗ chưa chín chắn hoặc cầu kỳ, khó hiểu nhưng nhìn chung qua từng chủ

đề, từng tứ thơ ta thấy thơ ca của anh có sự nhuận nhuyễn trong cấu tứ


14
cũng như cách thể hiện. Thơ Chế Lan Viên là lời thơ yêu thương của một
tâm hồn giàu xúc cảm”, “biết kết hợp những rung cảm tế nhị với ý tưởng
trong thơ, biết đem cái đẹp sẵn có của tạo vật hoà với cái đẹp mà tâm hồn
thơ chế tác nên là một điểm quan trọng trong phong cách của thơ Chế Lan
Viên” [12, tr.325].
Khơng chỉ nhìn nhận đặc điểm thi pháp, phong cách thơ Chế Lan
Viên, gần đây, nhiều bài viết, nhiều cơng trình đi sâu tìm hiểu ngơn ngữ
thơ của ông, từ tập Điêu tàn trước cách mạng tháng Tám, qua Ánh sáng và
phù sa đến ba tập Di cảo. Đáng chú ý là các bài: Câu hỏi tu từ có tình thái
hỏi - khẳng định trong thơ Chế Lan Viên của Nguyễn Thị Như Hoa [17];
Phép đối lập - tương phản trong thơ của Chế Lan Viên của Ngô Thúy Nga
[40]; Chế Lan Viên qua Di cảo thơ, xét trên một số yếu tố biểu hiện giọng
điệu của Hồng Yến Phi [42]… Tuy nhiên, nhìn tổng qt, ngôn ngữ thơ
Chế Lan Viên vẫn đang là địa hạt chưa được khai phá bao nhiêu. Từ góc
độ của lí thuyết ngơn ngữ nghệ thuật nói chung, ngơn ngữ thơ nói riêng,
thơ Chế Lan Viên vẫn hứa hẹn những đề tài thú vị và hấp dẫn. Lựa chọn
hướng nghiên cứu tu từ nghệ thuật trong một tập thơ nổi tiếng của Chế
Lan Viên và cũng là một thành tựu của thơ cách mạng, chúng tơi muốn
góp một phần khẳng định những đóng góp của nhà thơ tài năng về phương
diện ngôn ngữ.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Luận văn sẽ tập trung khảo sát các phương tiện và các biện pháp tu từ
trong tập Ánh và phù sa của Chế Lan Viên.
- Một số ngữ liệu trong các tập thơ khác của Chế Lan Viên cũng như
một số nhà thơ cùng thời cũng sẽ được khảo sát, đối sánh để làm nổi bật
những nét riêng, độc đáo của nhà thơ ở phạm vi vấn đề được nghiên cứu.



15
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, chúng tơi áp dụng các phương pháp chính
sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân loại;
- Phương pháp phân tích ngơn ngữ học;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Thơ và vấn đề nghiên cứu hình thức nghệ thuật trong thơ.
Chương 2. Một số phương tiện tu từ trong Ánh sáng và phù sa của
Chế Lan Viên.
Chương 3. Một số biện pháp tu từ trong Ánh sáng và phù sa của Chế
Lan Viên.
Sau cùng là Tài liệu tham khảo.


16
Chƣơng 1
THƠ VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ
TRONG THƠ
1.1. Khái niệm thơ, hình thức thơ và ngơn ngữ thơ
1.1.1. Khái niệm thơ
Nói đến khái niệm thơ, từ trước tới nay đã có nhiều cách kiến giải khác
nhau. Như chúng ta đã biết, thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức
biểu hiện trữ tình. Bản chất của thơ ca phong phú, đa dạng và nhiều biến thái.
Sự tác động của thơ đối với người đọc cũng bằng nhiều con đường khác nhau.
Chính vì bản chất phức tạp vốn có của thơ ca mà người ta đó ra nhiều cách lý

giải khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về bản chất của thơ ca. Nhìn chung
có một số khuynh hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất, khuynh hướng thần thánh hoá thơ ca, xem bản chất của thơ
ca là tôn giáo và cho rằng hoạt động sáng tạo thơ ca gắn với một cái gì đó
thiêng liêng, huyền bí. Các nhà nghiên cứu thường lý tưởng hoá thơ ca hoặc
đối lập một cách cực đoan giữa thơ ca với hiện thực cuộc sống. Cụ thể:
Platông xem bản chất của thơ ca thể hiện trong linh cảm - những cảm giác
thiêng liêng nhất giữa thế giới cao xa của thần thánh và thế giới con người.
Và nhà thơ là người có chung năng lực cảm giác và biểu đạt. Lamactin lại cho
rằng: “Thơ là hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim và thiêng
liêng nhất của tâm hồn con người, và hình ảnh tươi đẹp nhất, âm thanh huyền
diệu nhất trong thiên nhiên”.
Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của nền văn hoá phương Tây, đặc biệt là
văn hoá Pháp, đã xuất hiện một lớp công chúng mới với thị hiếu và quan
niệm mới.
Trên tuần báo Ngày nay, (xuất bản 1937), Thế Lữ viết: “Thơ, riêng nó
phải có sức gợi cảm bất cứ trong trường hợp nào”.


17
Hàn Mặc Tử nói: “Làm thơ tức là điên”. Chế Lan Viên lại triển khai
thêm: “làm thơ là làm sự phi thường. Thi sỹ khơng phải là Người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là u.
Nó thốt hiện tại, nó xáo trộn dĩ vãng, nó ơm trùm tương lai. Người ta khơng
hiểu được nó vì nó vơ nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý” [tựa Điêu
tàn - tr.193]. Như vậy, nghiên cứu bản chất sự sáng tạo thơ, nhiều người
xem nghệ sỹ là kẻ siêu phàm và coi quá trình sáng tạo thơ như một cái gì đó
thần bí.
Thứ hai, giải thích bản chất của thơ ca xuất phát từ việc gắn sứ mệnh
của thơ với đời sống xã hội. Người ta xem cuộc sống chính là mảnh đất phù
sa màu mỡ, là chất hương nồng của thơ ca. Khơng có cuộc sống thì khơng có

thơ ca. Nhà thơ Tố Hữu viết: “Thơ là cái nhụy của cuộc sống” và “thơ chỉ trào
ra khi trong tim ta cuộc sống thật tràn đầy”. Nhà thơ Sóng Hồng phát biểu:
“Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp nhất” và “thơ
chính là cuộc sống được tinh lọc”.
Thứ ba, giải thích thơ ca xuất phát từ vấn đề đồng cảm trong thơ. Tố
Hữu cho rằng: “Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”, " thơ là
tiếng nói đồng tình, đồng chí", là “thơ là tiếng nói tri âm”…
Thứ tư, hình thức hố thơ ca, xem bản chất thơ thuộc về những nhân tố
hình thức. Phan Ngọc trong bài viết Thơ là gì? cũng đưa ra cách kiến giải độc
đáo. Theo ông, “Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt
ngời tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ cho hình thức tổ chức
ngơn ngữ ấy” [41]. Chữ “quái đản” mà Phan Ngọc dùng ở đây chính là nói
đến cách tổ chức khác thường của ngơn ngữ thơ. Tuy vậy, khuynh hướng này
có hạn chế là nhìn nhận đánh giá bản chất thơ ca cịn q chủ quan, phiến
diện. Vì q tuyệt đối hố yếu tố hình thức nên vơ hình trung đã hạ thấp đa
nội dung xuống bình diện thứ yếu.


18
Tóm lại, những khuynh hướng, quan niệm về thơ nêu trên mặc dù còn
khác nhau, nhưng đều tập trung làm rõ bản chất thơ ca và vai trò của con người trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, các quan niệm đó vẫn cha
chỉ ra được đặc trưng riêng biệt và chưa bao quát được các tiêu chí định tính
của thơ ca. Từ quan niệm đó làm nảy sinh hai khái niệm tương đồng: hình
thức của nội dung và nội dung của hình thức mở đường cho chúng ta đi vào
khám phá văn bản thơ một cách có hệ thống và khoa học. Rõ ràng, việc tìm
một định nghĩa thơ hoàn chỉnh cả mặt nội dung lẫn hinh thức là công việc khá
nan giải. Công việc này dành riêng cho các nhà nghiên cứu chuyên sâu. Từ
yêu cầu của vấn đề đặt ra đối với luận văn, chúng tôi sử dụng định nghĩa về
thơ được nêu trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học như sau: “Thơ là hình
thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những

cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp
điệu”. Theo chúng tơi, định nghĩa này phần nào có thể bao quát được các
quan điểm nêu trên.
1.1.2. Hình thức thơ
Tác phẩm văn học, dù thuộc thể loại nào, bao giờ cũng có hai bình
diện: nội dung và hình thức. Đây là vấn đề khá phức tạp, bởi thực tế, hình
thức và nội dung là hai khái niệm của triết học, và hai khái niệm này được áp
dụng đối với nhiều phạm trù, được sử dụng trong nhiều ngành khoa học. Vì
vậy, khi nói đến nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, có cảm tưởng
nội hàm của khái niệm hơi rộng so với đối tượng. Có lẽ vì thế mà hiện nay,
giới nghiên cứu Ngữ văn thường dùng hai khái niệm: văn bản và ý nghĩa để
thay thế cho hai khái niệm rất rộng kia.
Nói như vậy, khơng có nghĩa nội dung và hình thức của tác phẩm văn
học (trong đó có tác phẩm thuộc thể loại thơ) là "bất khả tri". Thực tế, người
ta vẫn có thể phân biệt hai phạm trù một cách tương đối ở các thể loại văn học


19
(nói phân biệt tương đối là bởi, trong văn học, nội dung phải gắn với hình
thức, hình thức là hình thức của một nội dung cụ thể).
Nói đến nội dung của thơ, người ta thường nói đến tình cảm được biểu
hiện trong đó. Nội dung của thơ, thực chất là những cung bậc cảm xúc được
biểu hiện trong tác phẩm. Thơ có thể nói đến thế giới tự nhiên và cuộc sống
con người, nhưng nó khơng "chụp ảnh", khơng tái hiện kiểu "soi gương", mà
phải được khúc xạ qua lăng kính tâm hồn của người làm thơ. Hình ảnh một
"sơng dài trời rộng" trong Tràng giang là hình ảnh thiên nhiên rợn ngợp được
phản chiếu qua tâm hồn đơn côi của Huy Cận. Vườn tược và hình bóng người
thơn Vĩ là những hình ảnh được khúc xạ qua những nỗi niềm của Hàn Mặc
Tử. Anh giải phóng quân trong một số bài thơ Xuân của Tố Hữu là anh giải
phóng quân hiện ra dưới cái nhìn chiêm ngưỡng ngợi ca của một nhà thơ cộng

sản. Đấy là nguyên tắc phản ánh hiện thực của thơ ca.
Tương ứng với nội dung đặc thù đó, thơ cũng phải có hình thức nghệ
thuật đặc thù. Hình thức ấy chung qui được thể hiện ở các cấp độ:
Thứ nhất là đề tài thơ. Thơ, dù bí hiểm đến đâu cũng khơng cắt đứt mối
liên hệ với đời sống con người. Như vậy đề tài thơ là nhân tố tồn tại tất yếu
trong bất cứ bài thơ nào. Người ta thường khái quát thành các đề tài: tình yêu,
thiên nhiên, thân phận con người…
Thứ hai, nói đến hình thức thơ là phải nói đến thể thơ. Thể thơ là một
kiểu thơ được tổ chức theo một nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc đó chặt chẽ,
bền vững, có tính qui ước, mọi cá nhân đều phải tuân thủ. Sự sáng tạo cá nhân
không thể phá vỡ đặc trưng của thể. Các thể thơ trong thơ Việt Nam thường
gắn với số tiếng của dòng thơ, chẳng hạn, thơ lục bát, song thất lục bát, thơ
bốn tiếng, năm tiếng, sáu tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, thơ tự do (số tiếng trong
dịng thơ khơng cố định)…


20
Kết cấu cũng là một phương diện của hình thức thơ. Kết cấu đảm
nhiệm vai trò tổ chức các yếu tố thành một chỉnh thể theo phương thức: dùng
một chuỗi phương tiện ngôn từ kế tiếp nhau theo thời gian làm sống dậy thế
giới hình tượng và thiết lập một trật tự nghệ thuật cho nó.
Ngơn ngữ là biểu hiện rõ nhất của hình thức thơ. Nhiều định nghĩa về
thơ đã đồng nhất thơ với hình thức ngơn ngữ đặc thù của nó. Tính đặc thù của
ngơn ngữ thơ thể hiện ở ngữ âm (vần, thanh điệu, nhịp); ở từ ngữ; ở cú pháp
của câu thơ; ở các biện pháp tu từ mà bài thơ sử dụng; ở cấu trúc văn bản thơ.
1.1.3. Ngôn ngữ thơ và việc nghiên cứu các bình diện ngơn ngữ trong thơ
1.1.3.1. Đặc trưng ngơn ngữ thơ
Ngôn ngữ thơ trước hết là ngôn ngữ văn học, nghĩa là “ngơn ngữ thơ
mang tính nghệ thuật đuợc dùng trong văn học” [15, tr.149]. Phan Ngọc luôn
nhấn mạnh: “Hình thức tổ chức ngơn ngữ “qi đản” chính là nét đặc trưng

của ngơn ngữ thơ”. Jacobson đã có cái nhìn bao qt về ngơn ngữ thơ khi ơng
kết luận: “Chức năng thi ca đem nguyên lý tương đương của trục tuyển lựa
chiếu lên trục kết hợp”. Nhìn chung, những quan niệm về ngôn ngữ thơ như
trên đã bao quát được vấn đề, song còn quá khái quát, trừu tượng, cũng với ý
nghĩa đó, nhưng chúng ta có thể diễn đạt một cách cụ thể hơn như sau: “Ngôn
ngữ thơ ca là ngôn ngữ đời sống nhưng được chọn lọc, tinh giản đến mức súc
tích nhất, chúng được tổ chức chặt chẽ, có khoảng ngắt, có vần điệu… và có
quy luật phối âm riêng, tuỳ thuộc vào từng ngôn ngữ”.
Jacobson - nhà nghiên cứu ngôn ngữ học - đã phân biệt thơ và văn xi
trên phương diện hình thức biểu đạt: ngôn ngữ văn xuôi là phương tiện biểu
đạt một ý nào đó, sau đó người ta qn ngơn ngữ ấy. Ngược lại, ngơn ngữ thơ
tự lấy mình làm mục đích. Chính vì vậy mà ngơn ngữ thơ nó có những đặc trưng riêng như sau: tính chính xác, tính hàm xúc, tính đa nghĩa, tính tạo hình,
hính biểu cảm… Tuy nhiên, ở mỗi loại tác phẩm khác nhau, những biểu hiện


21
ấy lại biểu hiện dưới những sắc thái và mức độ khác nhau. Đồng thời, mỗi
loại tác phẩm lại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng. So với ngôn ngữ văn
xi, ngơn ngữ thơ có những điểm khác biệt.
a. Ngơn ngữ thơ giàu nhạc tính
Thơ trữ tình phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm.
Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà
còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nếu như trong văn xuôi, các
đặc tính thanh học của ngơn ngữ như: cao độ, cường độ, trường độ… khơng
được tổ chức thì trong thơ, trái lại những đặc tính ấy lại được tổ chức chặt
chẽ, có dụng ý, nhằm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ
ngữ khơng nói hết. Bởi thế, đặc trưng tính nhạc được coi là đặc trưng chủ yếu
mang tính loại biệt rõ nét của ngơn ngữ thơ ca.
Theo các nhà nghiên cứu, nhạc tính trong thơ được thể hiện ra ở ba mặt
cơ bản. Đó là: sự cân đối, sự trầm bổng và trùng điệp.

Sự cân đối là sự tương xứng hài hoa giữa các dịng thơ. Sự hài hồ đó
có thể là hình ảnh, là âm thanh, kiểu như: Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử / Hết
cơm, hết rượu, hết ông tôi (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Cũng có thể là cách tổ chức
mà chúng ta dễ dàng nhận thấy ở cặp câu thực, câu luận trong bài thơ Đường
luật thất ngôn bát cú. Đối với thơ hiện đại, yêu cầu này không đặt ra. Tuy vậy,
nhà thơ vẫn hết sức chú ý đến hiệu quả nghệ thuật của phép đối xứng trong
thơ mình.
Sự trầm bổng của ngơn ngữ thơ thể hiện ở cách hồ âm, ở sự thay đổi
độ cao giữa hai nhóm thanh điệu, ở nhịp điệu… Tố Hữu đã có lần nói đến giá
trị ngữ âm của từ xôn xao trong câu thơ: Gió lộng xơn xao, sóng biển đu đưa
(Mẹ Tơm). Đó đâu chỉ là âm vang của tự nhiên mà còn là âm vang của tâm
hồn. Cái làm nên âm vang đó chính là âm thanh, âm thanh của từ xơn xao đã
cộng hưởng với ý nghĩa của nó làm nên điều kì diệu ấy.


22
Sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ thể hiện ở việc sử dụng các khuôn vần,
ở cách điệp từ ngữ, điệp cú pháp… Chúng có tác dụng như một phương tiện
kết dính các dịng thơ lại với nhau thành một đơn vị thống nhất, vừa tạo điều
kiện thuận lợi cho trí nhớ vừa tạo nên vẻ đẹp trùng điệp cho ngôn ngữ thơ.
Như vậy, nhạc điệu trong thơ là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ.
Ngày nay nhu cầu của thơ có phần đổi khác, một số người có xu hướng bỏ
vần để tự do hố triệt để câu thơ. Nhưng nếu khơng có một nhạc điệu nội tại
nào đó như sự đối xứng giữa các dịng, các đoạn thơ, tiết tấu, nhịp điệu của
câu thơ thì khơng cịn là ngơn ngữ thơ nữa.
b. Ngơn ngữ thơ có tính hàm súc
Đây là đặc điểm chung của ngơn ngữ văn chương, nhưng do đặc trưng
thể loại mà nó biểu hiện một cách tập trung, với yêu cầu cao nhất trong ngôn
ngữ thơ. Nếu ngôn ngữ văn xuôi tự sự là ngơn ngữ của cuộc sống đời thường,
nó chấp nhận mọi lớp từ, mọi biến thái, mọi chiều kích, thậm chí cả sự xơ bồ,

phồn tạp đến cực độ để tái hiện bộ mặt cuộc sống, tâm lí con người trong sự
sâu rộng, đa chiều vốn có của nó thì ngơn ngữ thơ lại mang nặng tính đặc
tuyển. Là thể loại có dung lượng ngơn ngữ hạn chế nhất, nhưng thơ lại có tham
vọng chiếm lĩnh thế giới. Nói như Ôgiêrốp: “Bài thơ là một lượng thông tin lớn
nhất trong một diện tích ngơn ngữ nhỏ nhất”. Chính sự hạn định số tiếng trong
câu thơ, bài thơ buộc người nghệ sĩ phải “thôi xao”, nghĩa là phải phát huy sự
tư duy ngơn ngữ để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho từng trường hợp sử dụng.
Như vậy, tính hàm súc được hiểu là khả năng của ngơn ngữ có thể miêu
tả mọi hiện tượng của cuộc sống một cách cơ đọng, ít lời mà nói được nhiều
ý, ý tại ngơn ngoại. Đây chính là cách dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu
đạt cao nhất kiểu như:
-

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

-

Đã nghe rét mướt luồn trong gió
(Xuân Diệu)


×