Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nhật ký trong tù từ góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
----------------------

PHẠM VĂN TỒN

NHẬT KÝ TRONG TÙ TỪ GĨC NHÌN THỂ LOẠI

CHUN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN KHÁNH THÀNH

VINH - 2011

1


Lời cảm ơn
Để thực hiện luận văn này, trong suốt q trình, tơi đã nhận được sự
quan tâm và giúp đỡ của nhiều người. Nhân dịp luận văn hoàn thành, tôi xin
được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới các thầy cơ giáo, những người
thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là PGS.TS Trần Khánh
Thành - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Như Thanh, Phòng Giáo dục
Như Thanh, trường THCS Thanh Tân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q
trình đi học và hồn thành luận văn này.
Vinh, ngày 6/12/2011


Tác giả

2


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài

5

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

5

5. Phương pháp nghiên cứu

6


6. Đóng góp

6

7. Cấu trúc luận văn

6

Chƣơng 1: Nhật ký trong tù là một hiện tƣợng văn học đặc biệt

7

1.1. Hoàn cảnh sáng tác

7

1.1.1. Trong tù

7

1.1.2. Bị bắt oan

10

1.2. Tác giả đặc biệt

16

1.2.1. Lãnh tụ cách mạng Việt Nam


16

1.2.2. Cương vị là đại biểu Việt Nam độc lập đồng minh và phân bộ

16

Quốc tế tế của Việt Nam sang liên hệ với Trung Quốc chống phát xít
và chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa
1.3. Hình thức đặc biệt

22

1.3.1. Nhật ký bằng thơ

22

1.3.2. Viết bằng chữ Hán

27

1.3.3. Thể thơ tứ tuyệt

31

Chƣơng 2: Nhật ký trong tù từ góc nhìn thể loại ký

37

2.1. Tính xác thực về thời gian và khơng gian


37

2.1.1. Thời gian chính xác đến từng ngày

37

2.1.2. Khơng gian cụ thể, chính xác

42
3


2.2. Tính xác thực về nhân vật và sự kiện

48

2.2.1. Nhân vật đều có danh tính rõ ràng, cụ thể

48

2.2.2. Sự kiện có thật

55

2.3. Nhân vật trung tâm là tác giả

64

2.3.1. Mục đích sáng tác trước hết là cho mình


64

2.3.2. Người chiến sĩ đấu tranh cho tự do bị mất tự do

72

Chƣơng 3: Nhật ký trong tù từ góc nhìn thể loại thơ

80

3.1. Vẻ đẹp trí tuệ của thi nhân

80

3.1.1. Tiếng nói tư tưởng

80

3.1.2. Tiếng nói chí hướng

86

3.2. Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ

91

3.2.1.Tình cảm chân thành

91


3.2.2. Tình yêu thương bao la

99

3.2.3. Cái tôi cá nhân mãnh liệt

106

3.3. Vẻ đẹp nghệ thuật của những vần thơ

115

3.3.1. Quan niệm thẩm mỹ

115

3.3.2. Vẻ đẹp của lý tưởng thẩm mỹ

121

3.3.3. Vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật

128

KẾT LUẬN

135

TÀI LIỆU THAM KHẢO


137

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, là anh
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Cùng với sự nghiệp cứu
nước vĩ đại của mình, Bác cịn để lại cho nền văn học dân tộc nước nhà sự
nghiệp văn, thơ đồ sộ..Hiện nay phong trào nghiên cứu, học tập tư tưởng của
Người ngày càng lan rộng và có chiều sâu, tư tưởng đó khơng chỉ có ý nghĩa
trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong cơng cuộc đổi mới mà cịn có ý
nghĩa bền vững, lâu dài về mọi mặt đối với Đất nước trong tương lai. Với giá
trị to lớn về mọi mặt Trung ương Đảng phát động phong trào “Học tập tư
tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên phạm vi tồn quốc.
Vì thế nghiên cứu và tìm hiểu các sáng tác của Người sẽ giúp chúng ta có một
cách nhìn tồn diện hơn về tư tưởng vĩ đại của Bác Hồ.
1.2. Nhật ký trong tù là một tác phẩm thơ ca đặc sắc vươn tới đỉnh cao
và vượt lên mọi hiện tượng thơ ca quen thuộc. Bởi những giá trị lớn lao về nội
dung và nghệ thuật của nó mang lại mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể
nào khai thác hết được.. Nhật ký trong tù là sự kết hợp hài hoà giữa thể ký và
thể thơ, giữa tính dân tộc và tính thời đại, giữa tính chất tinh hoa cổ thi và tính
hiện đại của thơ ca cách mạng, giữa nét bình dị, trong sáng, gần gũi và sự hàm
xúc, uyên thâm của một tù nhân - một vĩ nhân.
1.3. Tìm hiểu nghiên cứu Nhật ký trong tù từ góc nhìn thể loại khơng
những sẽ phát hiện được tính độc đáo về phương diện nghệ thuật mà còn
được dõi theo bước chân của Bác, chiêm ngưỡng vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ của
Bác qua tập nhật ký bằng thơ này. Từ đó có thể vận dụng những tri thức vào

việc giảng dạy văn học cũng như học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh được tốt hơn.

5


Vì những lý do trên chúng tơi chọn Nhật ký trong tù từ góc nhìn thể
loại làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề nghiên cứu Nhật ký trong tù
Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh ngay từ khi ra đời đã được đơng đảo
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và phê bình văn học, giới văn nghệ sĩ trong
và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Vì thế cho đến nay, số lượng các cơng trình
nghiên cứu, các bài viết về Nhật ký trong tù rất phong phú.
Bài viết đầu tiên về Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là T.S Quyển
Nhật ký thơ của cụ Hồ ( 06-11-1946), số 43, Đồng Minh, Hà Nội.
“Theo tư liệu mới sưu tầm được Nguyễn Hữu Viêm trong bài báo đầu
tiên giới thiệu tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo Hà
Nội Mới, số 48, ra ngày 25/11/1990, thì tác giả T.S (có khả năng là bút danh
của Lê Tùng Sơn, một nhà cách mạng), là người đầu tiên được xem tập thơ
Ngục trung nhật ký, tại Liễu Châu sau khi Hồ Chủ tịch mới ra tù, sau đó ông
giới thiệu tập thơ trên báo Đồng Minh (Tuần báo tuyên truyền của Việt Nam
cách mạng đồng minh hội, bắt đầu chuyển về Hà Nội từ tháng XII - 1945),
trong bài hồi ký ngắn gọn đó có bản phiên âm và dịch thơ bài Khai quyển" [6,
654 - 655].
Ở một tài liệu khác cũng khẳng định T.S là người đầu tiên viết về Nhật
ký trong tù: “T.S: Có ai ngờ, Cụ là một người rất sính thơ. Mỗi một việc, mỗi
một cử chỉ của đời sống hàng ngày là một đầu đề cho hứng thơ của Cụ. Tất cả
những bài thơ ấy là quyển nhật ký của Cụ. Cụ đưa cho tơi xem quyển thơ kia
mà ít người được Cụ cho biết. Đó là quyển sách đóng bằng giấy bản tốt vừa to

bằng bàn tay, nhan đề là “Ngục trung sinh hoạt”. Trong trang đầu vẻ hai bàn
tay bị trói, do chính tay Cụ vẻ lấy. Tơi chỉ cịn nhớ mỗi một bài đầu của quyển
sách đó. Bài ấy như sau: Lão phu nguyên bất ái ngâm thi, Nhân vị tù trung vô
sở vi; Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật, Thả ngâm thả đãi tự do thì. Dịch là:
Già này vốn chẳng thích ngâm thi, Nhân ở trong tù chẳng việc chi, Mượn thú
6


ngâm thi khuây lúc rỗi,Vừa ngâm vừa đợi tự do thì (Quyển nhật ký của cụ Hồ.
Báo Đồng Minh số 43 ngày 6-6-1946)” [3, 271 - 272].
Từ khi Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh đượcViện văn học dịch
tương đối đầy đủ 114/133 bài và công bố rộng rãi đầu năm 1960, tác phẩm
đặc sắc này đã lôi cuốn đông đảo các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong
và ngồi nước tham gia với hàng loạt các cơng trình nghiên cứu, các bài viết
được cơng bố.
Nguyễn Trác - Hồng Dung - Nguyễn Đăng Mạnh (1962), Giáo trình
lịch sử văn học Việt Nam, Tập V, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Chương VIII của
cuốn sách giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tập thơ và các mục: Một bản cáo
trạng lên án chế độ xã hội đen tối và chế độ nhà tù đẫm máu cuả bọn Quốc
dân đảng Tưởng Giới Thạch - Một tâm hồn cộng sản Việt Nam vĩ đại - Một
hồn thơ lỗi lạc - Vài nét về nghệ thuật của tập thơ: trữ tình và trào phúng; hiện
thực cách mạng và lãng mạn cách mạng.
Hoàng Xuân Nhị (1976), Tìm hiểu tính Đảng trong thơ Hồ Chủ tịch,
Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. Các bài thơ trong Nhật ký
trong tù được phân tích đan xen trong các phần: Những bài đặc biệt hay trong
thơ Hồ Chủ tịch và sự thống nhất giữa Đảng cộng sản, tính nhân dân và chủ
nghĩa anh hùng cách mạng…Nội dung chun luận chủ yếu tìm hiểu tính tư
tưởng, tinh thần cách mạng Hồ Chí Minh qua tập Nhật ký trong tù.
Nhiều tác giả (1977), Đọc “Nhật ký trong tù”, phần nghiên cứu của tập
sách tập hợp bài viết về Nhật ký trong tù của một số nhà thơ, nhà nghiên cưú

và phê bình văn học: Trần Huy Liệu, Hồi Thanh, Xn Diệu, Lê Đình Kỵ,
Nguyễn Đăng Mạnh, Đặng Thai Mai, Hồng Trung Thơng. Sách có in lại tồn
bộ tập thơ Nhật ký trong tù theo bản dịch của Viện văn học 1960.
Nhiều tác giả (1979), Nghiên cứu học tập thơ Hồ Chí Minh, đây là cơng
trình nghiên cứu tập hợp các bài viết, các cơng trình nghiên cứu trước đó và
cùng thời của các nhà nghiên cứu, phê bình trong và ngồi nước về thân thế,
sự nghiệp và những thành tựu lý luận, sáng tác văn học của Hồ Chủ tịch,
7


trong đó có Nhật ký trong tù. Tiêu biểu như: J.Budaren (Pháp), Một cách cổ
điển và những sáng tạo hiện đại; Leili Baso (Italia), Viết lúc chờ tự do;
Nguyễn Đăng Mạnh, Vài suy nghĩ nhỏ về một phong cách lớn; N.I.Niculin
(Liên Xơ) Chủ Tịch Hồ Chí Minh - nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình; P.
Antokolski (Liên Xơ), Gặp tác giả “Nhật ký trong tù”. ...
Hà Minh Đức (1979), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cơng trình này tìm hiểu tác phẩm
thơ ca của Hồ Chủ tịch nói chung và tập Nhật ký trong tù nói riêng. Một quan
niệm cách mạng về thi ca - Tư tưởng và nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ
Hồ Chí Minh - Tính đảng, chủ nghĩa nhân đạo, tính hiện thực, tính sáng tạo
nghệ thuật, tính kế thừa truyền thống, sự cách tân, phong cách trào phúng và
đặc điểm nghệ thuật ngôn từ.
Viện ngôn ngữ học (1980), Học tập phong cách ngơn ngữ của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Đây là cơng trình tập hợp nhiều
bài viết, nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu.
Tiêu biểu như: Lê Trí Viễn, Thử gửi đi vào chỗ tinh vi của nguyên tác và bản
dịch. Phan Văn Các, Tiếng Hán trong thơ Hồ Chí Minh.
Các cơng trình nghiên cứu, các bài viết trên chủ yếu khai thác, khám
phá Nhật ký trong tù ở phương diện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm như: vẻ
đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan, ý chí cách mạng, giá trị hiện thực, giá trị tố

cáo, ý thơ, tứ thơ…Về phương diện nghệ thuật chủ yếu bàn về hình ảnh thơ,
sử dụng ngơn từ, cấu trúc câu thơ, bài thơ…mà chưa đề câp đến thể loại của
tác phẩm văn học độc đáo này.
2.2. Vấn đề cứu thể loại Nhật ký trong tù
Nhìn chung đây cịn là một vấn đề mới mẻ. Đã có một số ít cơng trình
nghiên cứu có đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ phân
tích, bình giảng, nêu ra mà chưa giải quyết một cách thỏa đáng. Song dù sao
đó cũng là những người tiên phong cho việc nghiên cứu thể loại văn học của
Nhật ký trong tù.
8


Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu
phân, phân tích thơ Hồ Chủ tịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1981, đã nêu lên
được những đặc trưng cơ bản nhất của thể thơ tứ tuyệt trong thơ Bác nói
chung và Nhật ký trong tù nói riêng. Ngồi ra tác giả bài viết cịn đề cập đến
vì sao tác giả lại sử dụng thể thơ tứ tuyệt nhiều như vậy. Cơng trình này gồm
5 chương và phụ lục, tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh trên các phương
diện quan điểm sác tác, phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, thể loại và
phong cách nghệ thuật. Ở công này, tác giả nhấn mạnh sự kết hợp hài hòa
giữa thể nhật ký và thể thơ trong Nhật ký trong tù. Nhưng tác giả chưa chỉ rõ
đâu là đặc trưng của thể ký, đâu là đặc trưng của thể thơ.
Trần Mai Phương (2006), Phong cách thơ tứ tuyệt Hồ Chí Minh, Luận
văn Thạc sỹ Ngữ văn- Trường đại học Vinh. Luận văn này đã nêu lên được
thể loại thơ của Nhật ký trong tù và những biểu hiện của thơ tứ tuyệt đã hình
thành nên phong cách thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
2.3. Qua khảo sát các cơng trình nghiên cứu, các bài viết về Nhật ký
trong tù thì chưa có một cơng trình nào nghiên cứu chuyên biệt về Nhật ký
trong tù nhìn từ thể loại. Luận văn tập trung tìm hiểu: Nhật ký trong tù từ góc
nhìn thể loại với tư cách như một vấn đề chuyên biệt để đưa ra cách đánh giá,

kiến giải về sự kết hợp tài hoa, hài hòa giữa thể kí và thể thơ của tác phẩm
văn học độc đáo và đặc sắc này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nhật ký trong tù từ góc nhìn thể loại
3.2. Phạm vi và giới hạn đề tài
- Luận văn tập trung khảo sát tập thơ Nhật ký trong tù
- Tài liệu: Các tài liệu viết về Nhật ký trong tù
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

9


Nghiên cứu Nhật ký trong tù từ góc nhìn thể loại, luận văn muốn khám
phá vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm trên cả hai phương diện nhật ký và thơ ca.
Từ hai phương diện ấy khẳng định những giá trị độc đáo của tác phẩm: Giá trị
lịch sử, giá trị tư tưởng, giá trị nhân đạo, giá trị thẩm mĩ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ mục đích nghiên cứu luận văn vận dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau trong đó có các phương pháp chính: Phương pháp phân
tích - tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh loại hình,
phương pháp cấu trúc - hệ thống.
6. Đóng góp của luận văn
- Có thể nói lần đầu tiên Nhật ký trong tù nhìn từ góc nhìn thể loại được
tập trung khảo sát, phân tích có hệ thống.
- Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy
Nhật ký trong tù ở trường phổ thơng và chun nghiệp, đồng thời có thể dụng
vào việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển

khai trong 3 chương:
Chương 1: Nhật ký trong tù một hiện tượng văn học đặc biệt.
Chương 2: Nhật ký trong tù từ góc nhìn thể loại ký.
Chương 3: Nhật ký trong tù từ góc nhìn thể loại thơ.

10


Chƣơng 1
NHẬT KÝ TRONG TÙ MỘT HIỆN TƢỢNG VĂN HỌC ĐẶC BIỆT

1.1. Hoàn cảnh sáng tác
1.1.1. Trong tù
Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) của Hồ Chí Minh được viết ròng
rã hơn một năm (từ ngày 29/8/1942 đến ngày 10/9/1943) trong các nhà tù
thuộc tỉnh Quãng Tây - Trung Quốc, thời gian Người bị chính quyền Tưởng
Giới Thạch giam giữ. Điều đặc biệt và khác biệt so với các tù nhân khác là
trong thời gian đó, Người đã bị giải đi khắp 13 huyện, bị giam giữ ở mười tám
nhà lao: “Theo ghi chép trong các bài thơ thì mười ba huyện Bác đã bị giải
qua và bị giam giữ là: Tĩnh Tây, Thiên Bảo, Điền Đông, Quả Đức, Long An,
Đồng Chính, Ung Ninh, Vũ Minh, Tân Dương, Thiên Giang, Lai Tân, Liễu
Châu, Quế Lâm. Mười tám nhà giam theo ghi chép là: CHS, Tỉnh Tây, Thiên
Bảo, Long Tuyền, Điền Đơng, Quả Đức, Long An, Đồng Chính, Bình Mã,
Nam Ninh, Ung Ninh, Vũ Minh, Tân Dương, Thiên Giang, Lại Tân, Liễu
Châu, Quế Lâm, Cấm bố thất của Bộ chính trị chiến khu IV. Tên nhà giam
CHS “Kể về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên, còn
tên các nhà giam sau đều lấy từ cuốn Ngục trung nhật ký” [117, 538].
Trong suốt thời gian bị tù đầy, Hồ Chí Minh đã ghi chép lại những tình
cảm, cảm xúc, các sự việc đã diễn ra mà mình được chứng kiến - đó chính là
cuốn Nhật ký trong tù. Hay nói cách khác Nhật ký trong tù là tập ký bằng thơ

đã ghi chép lại biết bao nhiêu sự việc, cảnh ngộ và tâm tình từ khi Người bị
bắt ở phố Túc Vinh và nhà lao đầu tiên ở Tỉnh Tây cho đến cảm hứng thi ca
cuối cùng khép lại tập thơ sau mười bốn tháng phải chịu cảnh tù đày.

11


Qua mỗi trang Nhật ký trong tù ta càng hiểu rõ thêm những khổ cực,
những khó khăn vất vả mà Người đã trải qua... Bài thơ số 101 Tứ cá nguyệt
liễu (Bốn tháng rồi) đã nói lên điều đó:

Một ngày tù, nghìn thu ở ngồi,
Lời nói người xưa đâu có sai;
Sống khác lồi người vừa bốn tháng,
Tiều tụy cịn hơn mười năm trời.
Bởi vì:
Bốn tháng cơm khơng no,
Bốn tháng đêm thiếu ngủ,
Bốn tháng áo không thay,
Bốn tháng không giặt giũ.
Cho nên:
Răng rụng mất một chiếc,
Tóc bạc đi mấy phần,
Gầy đen như quỷ đói,
Ghẻ lở mọc đầy thân.
May mà:
Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân.
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng tinh thần.

Đây là bài thơ quan trọng trong tập nhật ký, sơ kết bốn tháng sống
trong cõi tù. Bài thơ được chia làm bốn phần. Phần thứ nhất nói về tâm trạng
12


và cảnh ngộ của người tù. Bác mượn câu thơ cổ đầy tính ước lệ Nhất nhật tù,
thiên thu tại ngoại (Một ngay tù, nghìn thu ở ngồi) để diễn tả tâm trạng của
mình đã được thể hiện qua bốn tháng sống khơng giống lồi người, đã dẫn
đến thể trạng thân thể bị suy sụp, tiều tụy bằng cả mười năm trời. Phần thứ
hai nói về cuộc sống khơng phải của loài người: nhu cầu sống bị tước đoạt,
mức sống cả dưới mức tối thiểu: ăn không no, ngủ không n, khơng thay
quần áo, khơng tắm rửa rịng rã liên tục bốn tháng rồi. Phần thứ ba nói về kết
quả tàn phá của nhà tù đối với cơ thể người tù: răng rung, tóc bạc thêm, người
gầy đen, ghẻ lở đầy thân. Phần thứ tư nói về kết quả của cuộc đấu tranh của
người tù: kiên trì chịu đựng đã thắng lợi, nhà thơ đã kiên trì và nhẫn nại,
khơng chịu lùi một phân cho nên tuy thiếu thốn, đau khổ về vật chất mà tinh
thần vẫn kiên định Bất động giao tinh thần (Không nao núng tinh thần). Bài
thơ này đã thể hiện một tinh thần thép, một ý chí sắt đá, kiên định của người
tù Hồ Chí Minh chiến đấu để chiến thắng tù ngục, sống để trở về với cuộc đời
hoạt động cách mạng cứu nước, cứu dân.
Điều đáng ngạc nhiên, cùng một chế độ nhà tù Quốc dân đảng mà mỗi
nhà giam lại có một chế độ sinh hoạt riêng. Ở nhà tù Quả Đức và nhà ngục
Tân Dương, tù nhân phải tham gia vào việc lo liệu lấy cơm nước. Nhà lao
Nam Ninh lại được kiến trức theo kiểu “tân thời”: điện sáng suốt đêm, tù
nhân bị hành hạ theo một cách khác đó là cái đói hồnh hành. Nhà lao Tĩnh
Tây hỗn tạp trong cảnh chơi bời cờ bạc, hà hiếp sát hạch, bóc lột tù
nhân…Tuy khác nhau bên ngoài, nhưng thực chất đều là chế độ nhà tù tàn
bạo của Tưởng Giới Thạch. Nhà tù tỉnh, nhà tù huyện, nhà tù xã…nhà giam
mọc lên như nấm để đối phó lại những thế lực, những con người đi trái lại với
chế độ của chúng hoặc bị chúng tình nghi là có tội. Do vậy, trong nhà tù cảnh

đói ăn, thiếu mặc, bệnh tật hành hạ tù nhân hết ngày này qua ngày khác cho
đến chỗ phế tàn và chết thê thảm là chuyện thường xuyên.
Trong lời tựa Nhật ký trong tù dịch ra tiếng Nga Anto Konxki khẳng
định: “Nhật ký trong tù của Người viết những năm 1942- 1943. Hồi đó là tù
nhân của Quốc dân đảng, Người đã ghi lại những khổ thơ tứ tuyệt thanh thoát
13


những suy nghĩ và tình cảm buồn bực nhưng khơng giảm chí khí lạc quan của
mình” [83, 556-560].
Ở lời mở đầu Tuyển tập các bài báo và luận văn chính trị của Hồ Chí
Minh do Rơnê Peesstac viết: “Trong thời gian ở tù, Bác Hồ chỉ còn da bọc
xương, nhưng trong tâm trí người vẫn cịn đủ sức mạnh để sáng tác những vần
thơ đẹp nhất. Và sau này những vần thơ đó đã xuất hiện trong một tập sách
với nhan đề Nhật ký trong tù. Đó là những vần thơ được viết bằng chữ Hán
với những hình tượng rõ nét được khắc họa bởi nhạc điệu trữ tình của khơng
khí lạc quan lộng thổi trên những tán lá cơ đơn nơi tâm hồn Người. Đó là
tiếng nói trong sáng khơng thể qn được đã hịa quyện với cuộc sống hằng
ngày trong nhà tù. Những vần thơ đã kết hợp một cách thiên tài giữa truyền
thống thơ cổ điển và hiện thực xã hội chủ nghĩa. Đó là những bài ca chân chất
và giàu lòng thương mến,… Tiếng thơ của Người là tiếng hát của một con
người bị chấn song sắt nhà tù với ngăn cách với Tổ quốc ngay trong lúc nó
địi hỏi kinh nghiệm cách mạng, cái hơi thơ hấp dẫn, cái sức mạnh tư tưởng
của mình cùng tình cảm nhân văn ấy, cái tình cảm về sự tốt lành bất khả xâm
phạm trong cuộc sống,…” [82, 330 - 333].
Tóm lại, Nhật ký trong tù là những trang ký bằng thơ được viết ra trong
ngục tù và xiềng xích, trong vịng kiểm sốt chặt chẽ của kẻ thù. Qua tập thơ
Nhật ký trong tù chúng ta càng hiểu rõ hơn về những khó khăn gian khổ mà
Bác phải chịu đựng trong nhà tù Tưởng Giới Thạch và qua đây chúng ta lại
càng hiểu rõ và sâu sắc hơn về ý chí cách mạng, tinh thần cách mạng, bản lĩnh

cách mạng của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Đó là tinh thần và ý
chí vượt khổ, vượt khó; cho dù phải sống trong hồn cảnh khó khăn, thiếu
thốn như thế nào nhưng Bác Hồ của chúng ta vẫn một lịng kiên trung vì lý
tưởng cách mạng:
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần.
1.1.2. Bị bắt oan
14


Hạ tuần tháng tám năm 1942, có Lê Quảng Ba dẫn đường, một lẫn nữa
Hồ Chí Minh lại từ Pắc Pó - Cao Bằng sang Trung Quốc. Mục đích chuyến
sang Trung Quốc lần này là tới Trùng Khánh hội kiến với đoàn đại biểu
Trung Quốc do Chu Ân Lai đứng đầu để trao đổi, nhận định về thời cuộc.
Trước khi đi, Hồ Chí Minh in sẵn danh thiếp, “giữa danh thiếp ghi ba chữ Hồ
Chí Minh, một bên ghi tân văn ký giả, một bên in Việt Nam - Hoa Kiều”.
“Sau khi tới Tĩnh Tây - Quảng Tây - Trung Quốc, Hồ Chí Minh lần lượt
đến Vinh Lao, Long Lâm, ở lại một thời gian ngắn trong nhà một số người
dân biên giới Trung Quốc mà ông quen biết. Ngày 25 tháng Tám tới Ba Mông
thuộc huyện Tĩnh Tây, ở nhà một nơng dân tên là Từ Vĩnh Tam. Ơng Từ
Vĩnh Tam kể lại: “Năm ấy Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Quảng Ba
dẫn đường từ Việt Nam sang. Hơn 4 giờ chiều ngày 12 tháng bảy âm lịch thì
đến nhà tơi …”. Tơi lập tức qt dọn nhà cửa, sắp đặt chỗ nghỉ ngơi cho ơng.
Ơng bảo với tôi lần này sang đây là muốn đến Trùng Khánh để gặp một nhân
vật quan trọng, dự định từ đây tới Bình Mã (nay là huyện lị Điền Đơng, tỉnh
Quảng Tây) rồi từ Bình Mã đáp xe ơ tơ. Hồ Chủ tịch cịn cho tơi xem tờ danh
chữ “Phân hội Việt Nam Hội chống xâm lược quốc tế”, “Tân văn ký giả”,
“Hồ Chí Minh”. Hồ Chí Minh cịn nói chỉ định ở Ba Mơng một đêm, sáng
sớm hơm sau lên đường. Lúc ấy vừa hay có mấy người bạn đến nhà tơi, họ
đều biết Hồ Chí Minh và đều tham gia nhận anh em giữa người Trung Quốc

và người Việt Nam. Mọi người bảo hôm sau nữa là tết Trung nguyên (14
tháng Bảy) ở Quảng Tây là ngày lễ lớn, ăn tết với chúng tôi đã rồi lại đi. Hồ
Chủ tịch đành ưng thuận. Như thế là Hồ Chủ tịch ở trong nhà tơi ba ngày, nói
chuyện rất thân mật với chúng tơi. Hồ Chủ tịch nói: “Trước kia các bạn Trung
Quốc giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, chúng tơi đều ghi nhớ trong lịng. Từ nay
về sau chúng tôi luôn luôn cần đến sự giúp đỡ của anh em người Trung Quốc
nữa”. Tơi nói anh em Trung - Việt vốn là người cùng một nhà cả mà. Khi ấy
Hồ Chủ tịch cịn lấy cuốc theo tơi ra đồng thăm nước, lúc rảnh lại cùng tôi
chơi cờ ngũ giác. Tối hơm tết Trung ngun ngồi tơi ra cịn có Dương Đào,
Vương Tích Cơ, Hồng Đạt Hán, Hồng Đức Quyền…cùng Hồ Chủ tịch ăn
15


tết ở nhà tôi. Mọi người vừa ăn, vừa bàn xem ai đưa Hồ Chủ tịch đi. Dương
Đào nói: “Để tơi đi cho, vả dù khơng ra khỏi cửa thì Quốc dân đảng bắt lính
cũng khơng bỏ sót tơi đâu!”. Thế là quyết định Dương Đào đưa Hồ Chủ tịch
lên đường. Lúc âý Dương Đào con chưa tròn hai mươi tuổi.
Sáng sớm ngày 27 tháng Tám, Hồ Chí Minh lên đường. Lê Quảng Ba ở
lại Ba Mông. Khi hai người tới thơn Túc Vinh, huyện Đức Bảo thì bị lính
canh trụ sở thôn của Quốc dân đảng bắt giữ” [12, 601-603].
Theo báo cáo của Trương Phát Khuê, Tư lệnh Bộ tư lệnh đệ tứ chiến
khu thì: “Ngun nhân Hồ Chí Minh bị bắt giữ là do lính gác nghi ngờ về
thân thế của ông. Khi kiểm tra giấy tờ tùy thân của ơng, họ thấy ngồi chứng
minh thư ghi “phân hội Việt Nam Hội chống xâm lược quốc tế”, ông còn
mang theo giấy chứng nhận hội viên “Học hội tân văn ký giả thanh niên
Trung Quốc”, giấy chứng nhận thông tấn viên đặc phái của tân văn quốc tế,
giấy thông hành tư lệnh của bộ Tứ chiến khu…tất cả các giấy tờ này đều ký
từ năm 1940, đã khơng cịn hiệu lực vì q hạn. Lính gác cho rằng thân thế
Hồ Chí Minh rất phức tạp, rõ ràng gây ghi ngờ là gián điệp nên họ bắt giữ
ông” [6, 603].

Theo tư liệu lịch sử do cục công an huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây:
“Hôm ấy, khi Dương Đào và Hồ Chí Minh đi đến Túc Vinh, huyện Đức Bảo,
họ bị lính gác Hướng Phúc Mậu kiểm tra. Khi đó Hồ Chí Minh rút trong túi tờ
chứng minh thư, trên viết: “Nay đặc phái Hồ Chí Minh gặp chính quyền
Trung Quốc, mong giúp đỡ trên đường đi, khơng được làm khó dễ. Nay
chứng nhận”. Dòng lạc khoản đề “Phân hội Việt Nam Hiệp hội chống xâm
lược quốc tế”. Ngoài giấy chứng nhận này lính gác cịn sốt thấy mấy loại
giấy chứng nhận khác. Họ thấy hình tích Hồ Chí Minh rất đáng nghi ngờ bèn
đưa ông vào trụ sở thôn, giao cho ơng trưởng phố Mã Hiến Vinh thẩm vấn,
sau đó gọi điện báo cho cảnh sát và một nhân viên giải Hồ Chí Minh và
Dương Đào về huyện” [12, 104].

16


Ngày 29 tháng Tám Hồ Chí Minh bị giải từ huyện lỵ Đức Bảo sang
huyện lỵ Tĩnh Tây. Trên đường đi vừa hay gặp chị gái của Từ Vĩ Tam từ Ba
Mông đến phố Đô An đi ngang qua. Bà họ Từ thầy Hồ Chí Minh bị bắt,
khơng kịp lên phố nữa, chạy thẳng một hơi về nhà báo tin. Lúc ấy Lê Quảng
Ba vẫn ở nhà Từ Vĩ Tam. Được tin lập tức mọi người bàn tính quyết định để
Vương Tích Cơ ngay hơm sau đến huyện lỵ Tĩnh Tây nghe ngóng tình hình.
Vương Tích Cơ kể lại rằng: “Sáng sớm hôm sau tôi liền tới huyện. Nhờ một
người quen, tôi được biết Hồ Chủ tịch bị giam thuộc văn phịng các chun
viên. Tơi vội vàng nấu cơm, mua thức ăn đựng vào hai hộp, lấy lý do đưa
cơm để vào thăm. May sao q tơi tơi có người người làm việc canh gác ở đó
nên vào thăm rất dễ dàng. Hồ Chủ tịch bị giam ở một căn phịng nhỏ, thấy tơi
vào trong một lúc ơng khơng thốt nên lời. Tôi bảo ông cứ yên tâm, đợi chúng
tôi ở bên ngồi nghĩ cách, lại nói cho ơng biết trong số người canh gác có
người quen của chúng tơi, thiếu cái gì có thể báo tin ra. Ăn cơm xong ơng lấy
một cái bút chì viết bức thư bằng tiếng Việt giao cho tôi. Nhận thư xong tôi

vội vàng giấu trong tay áo. Rời nhà giam thuộc văn phòng chuyên viên, tôi
lập tức về nhà đưa thư cho Lê Quảng Ba. Ngày hôm sau Lê Quảng Ba đi
thẳng về Việt Nam báo tin. Hồ Chí Minh bị giam ở văn phịng chun viên
mấy ngày thì bị đưa đến nhà giam huyện Tĩnh Tây. Vào đấy thì khó rồi, cả
chân cũng bị cùm. Bị giam trong nhà tù huyện một thời gian thì ơng bị giải đi
nơi khác” ( ngày 24 tháng 6 năm 1981, người viết sách phỏng vấn Vương
Tích Cơ ghi lại) [119, 221-222].
“Nhà đương cục huyện Tĩnh Tây cho rằng Hồ Chí Minh là người Việt
Nam mà mang nhiều giấy tờ liên quan đến phía Trung Quốc thì rõ ràng là một
hiềm ghi phạm quan trọng, vì thế quyết định giao ông cho cơ quan quân sự
cao nhất của Quảng Tây lúc bấy giờ - Văn phòng Quế Lâm thuộc ủy ban quân
sự chính quyền Quốc dân đảng để thẩm tra. Thế là Hồ Chí Minh bị giải đi từ
Tĩnh Tây qua Điền Đông, Long An, Thiên Đẳng, Ung Ninh, Nam Ninh, Vũ
Minh, Tân Dương, Lai Tân rồi lại Liễu Châu…Thế là ngày 10/12/1942 đến

17


Quế Lâm, ít lâu sau bị giải về Liễu Châu giao cho ban chính trị Bộ tư lệnh đệ
tứ chiến khu thẩm tra” [6, 605].
Trong Nhật ký trong tù bài thơ Thế lộ nan (Đường khó đi) nói rõ về
cảnh ngộ bị bắt giam của Bác:

Bài số 4:
Đi khắp non cao cùng núi hiểm,
Nào ngờ đường phẳng cũng gian nan.
Non cao gặp hổ mà yên ổn,
Đường phẳng gặp người lại bị giam.
Bài số 5:
Ta nguyên đại biểu dân Việt Nam,

Nghĩ đến Trung Hoa để hội đàm,
Sóng gió đất bằng đâu bỗng nổi,
Bắt làm khách quý ở nhà giam.
Bài số 6:
Trung thành ta vốn lịng khơng thẹn
Lại bị tình nghi làm Hán gian,
Xử thế từ xưa vốn chẳng dễ
Mà nay xử thế khó khăn hơn.
Thế lộ nan (Đường khó đi) là một chùm thơ gồm ba bài thơ, mỗi bài có
một nội dung khác nhau. Bài số 4 nói về tai họa bất ngờ - bị bắt giam. Tác giả
nói rõ mình là người hoạt động lịch lãm phong trần từng đi khắp đèo cao khắp
núi cao, từng gặp bao gian nan nguy hiểm, kể cả hổ giữ nhưng vẫn được yên
ổn Non cao gặp hổ mà yên ổn. Thế mà nay trên đường phẳng, giữa đồng bằng
gặp người lại bị bắt giam. Bài số 5 nói về thân phận bị phủ nhận: Người đại
18


biểu của nhân dân Việt Nam biến thành tù nhân. Phải nói rằng Hồ Chí Minh
rất nhất qn trong lập luận, ln ln xác định danh tính của mình là đại biểu
của nhân dân Việt Nam sang Trung Hoa để hội đàm với các yếu nhân trên
mặt trận chống đế quốc xâm lược, là một bộ phận của lực lượng Đồng Minh,
là bạn của nhân dân Trung Hoa là người trong cùng chiến tuyến chống phát
xít Nhật nào ngờ lại bị bắt giam trên đất bạn. Thật là: Sóng gió đất bằng đâu
bỗng nổi, Bắt làm khách quý ở nhà giam. Dù bị bắt giam nhưng Bác khơng
thừa nhận mình, nhận mình là người tù mà khẳng định mình là khách, hơn thế
nữa còn là khách quý của nhân dân Trung Hoa. Bài thơ số 6 nói về cảnh ngộ
xử thế khó khăn thế khó khăn trong một quan hệ xã hội mới. Biết vậy, biết
mình bị bắt oan, bị nghi là Hán gian là sự “hiểu nhầm” nhưng để tránh được
sự hiểu nhầm và minh oan được cho mình là vơ cùng khó khăn Xử thế xưa
nay vốn chẳng dễ, Mà nay xử thế khó khăn hơn!

Ở bài thơ số 107 “?” ( Dấu hỏi) nhà thơ tỏ thái độ bực mình sau bốn
mươi ngày bị giải khổ sở từ Liễu Châu đến Quế Lâm lại phải quay trở lại Liễu
Châu:
Liễu Châu, Quế Lâm lại Liễu Châu,
Đá qua đá lại, bóng chuyền nhau;
Quảng Tây đi khắp, lịng oan ức,
Giải đến bao giờ, giải tới đâu?.
Đến đây khơng thể bình tĩnh được nữa, người tù đã tỏ thái độ bực mình
và đã phải thốt lên Quảng Tây đi khắp, lịng oan ức, Giải đến bao giờ, giải tới
đâu?. Câu thơ là lời tự bạch cũng là lời khẳng định về lịng oan ức của mình
đang phải phải chịu.
Sau hơn một năm bắt bớ giam cầm oan trái, vì khơng thể buộc tội Hồ
Chí Minh và trước sức ép của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Cộng sản
Trung Quốc cũng như dư luận của quốc tế đến ngày 10/9/1943 chính quyền

19


Tưởng Giới Thạch đã phải trả tự do cho Hồ Chí Minh, từ đây chấm dứt cảnh
tù đày và kết thúc cuốn Ngục trung nhật ký.

1.2. Tác giả đặc biệt
1.2.1. Lãnh tụ cách mạng Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890, mất
ngày 02 tháng 09 năm 1969, là lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. “Cuộc
đời đấu tranh cách mạng Hồ Chủ tịch là tấm gương chói lọi nhiệt tình cách
mạng, ý chí cách mạng, thắng khơng kiêu, bại khơng nản, một lịng kiên trì
cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ, lâu dài đến thắng lợi cuối cùng” [20,
533].
Cả cuộc đời Người hy sinh và phấn đấu cho dân tộc Việt Nam, nhân

dân Việt Nam, đất nước Việt Nam với một mong muốn đồng bào ta ai cũng
có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Với một khẩu hiệu mà người đã
kiên định theo đuổi suốt cuộc đời “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”, với
một quyết tâm đấu tranh giành độc lập dân tộc: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất
định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” (Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến). Sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh gắn liền
với sự nghiệp và thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam...
Hồ Chủ tịch là hình ảnh của sự kết nghĩa anh em, của phong trào giải
phóng dân tộc của nhân dân ta với giai cấp vô sản thế giới, với cách mạng
tháng mười Nga, với các nước xã hội chủ nghĩa. Hồ Chủ tịch là sự gặp nhau
giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước và chủ
nghĩa Quốc tế vơ sản. Đó là nguồn gốc của cách mạng Việt Nam mà Hồ Chí
Minh là Người có cơng xây dựng. Hồ Chí Minh quả thực là bậc “Đại trí, đại
nhân, đại dũng” (Viên Ưng - Trung Quốc) [127, 137].
20


1.2.2 Cƣơng vị là đại biểu Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ
Quốc tế phản xâm lƣợc của Việt Nam sang liên hệ với Trung Quốc chống
Phát xít và chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa
Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc
khác bị áp bức đã suốt đời sống và chiến đấu vì lý tưởng hịa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhưng trong hành trình thực hiện lý tưởng
đó, Người đã nhiều lần bị bắt giam, bị vào tù. Mà có lẽ thời gian hơn một năm
bị bắt và giam giữ ở nhà tù tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc từ tháng 8 -1942
đến tháng 9 -1943 là minh chứng rõ nhất cho những gian lao vất vả mà Người
phải chịu cũng như thấy được sự hy sinh thầm lặng và cống hiến lớn lao của
Hồ Chủ tịch với cách mạng Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
Việc sang Trung Quốc của Hồ Chí Minh lần này là cực kỳ quan trọng
bởi phong trào cách mạng ở Việt Nam đang lên cao, phe đồng minh đã chiếm

ưu thế. Bác sang Trung Quốc lần này với mục đích tìm sự chi viện của Quốc
tế thì vơ cớ bị bắt giam, mở đầu một chặng đường đấu tranh mới chống lại sự
hủy diệt của nhà tù để trở về chiến đấu, để thực hiện cơng việc cứu nước, cứu
dân của mình.
Mặc dù là đại biểu, là đồng chí trong chiến tuyến chống phát xít nhưng
Hồ Chí Minh lại được “đón tiếp” theo cách riêng của chính quyền Quốc dân
đảng đó là giam trong tù. Điều này đã được Bác nói rõ trong bài thơ số 35
Các báo:hoan nghênh Uy-Ky đại hội ( Các báo đăng tin hội họp lớn hoan
nghênh Uy-Ky):
Cùng là đi Trùng Khánh,
Cùng là bạn Trung Hoa;
Anh làm khách trên sảnh,
Tôi thân tù dưới nhà;
Cũng là đại biểu cả,
Khinh trọng sao khác xa?
21


Thói thường chia ấm lạnh,
Về đơng nước chảy mà!
Bài thơ tả quang cảnh các nhà đương cục Quảng Tây phân biệt, đối xử
trong việc đón tiếp đồn đại biểu Mỹ và Việt Nam cùng đến thăm nước Trung
Hoa dân quốc. Nhà thơ đặt câu hỏi vì sao Uy-Ky là đại biểu nước Mỹ trong
liên minh quốc tế chống phát xít tháng 10 năm 1942 đến thăm Trùng Khánh,
đi qua Liễu Châu được Bộ tư lệnh đệ Tứ chiến khu và nhà đương cục Quốc
dân đảng tổ chức mít tinh hoan nghênh và mở tiệc thiết đãi; cịn mình cũng là
đại biểu của nước Việt Nam thì bị bắt ở tù. Vì sao đều là đại biểu cả mà lại
phân biệt đối xử khác nhau như vậy? Bài thơ còn tố cáo chế độ chính trị hai
mặt của nhà đương cục Trung Quốc: yêu chuộng nước lớn, xem thường nước
bé.

Qua bài thơ chúng ta thấy sự quan tâm của Bác đến tin tức chính trị
hằng ngày, qua đó thể hiện một nhãn quan nhạy bén về mối quan hệ toàn cầu:
những quan hệ phức tạp, tế nhị trên trường chính trị thế giới, các lực lượng
khác nhau trên cùng một mặt trận chống phát xít. Đồng thời cho thấy trái tim
và trí tuệ gắn bó sâu sắc trong cuộc đấu tranh chung của tồn nhân loại mà
mình đang gánh trên vai trọng trách đó. Nghệ thuật đối lập đặc sắc, độc đáo
đã làm tăng thêm gá trị nhiều mặt của bài thơ.
Tuy bị giam trong tù nhưng Bác vẫn quan tâm đến diễn biến của cuộc
chiến tranh thế giới, lúc này cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ác
liệt, phe Đồng Minh đã chuyển sang thế chủ động tấn cơng, các chiến sĩ đua
nhau ra mặt trận cịn mình thì lại bị nhốt trong tù, khơng được xơng ra cùng
chiến đấu, có chí cao cũng chẳng làm được gì. Bài thơ số 59 Nạp muộn (Buồn
bực) đã nói lên điều đó:
Tráng sĩ đua nhau ra trận tiền;
Hồn cầu lửa bốc rực trời xanh;
Trong ngục người nhàn nhàn quá đỗi;
22


Chí cao mà chẳng đáng đồng chinh.
Với hồn cảnh thực tế của mình và diễn biến của chiến sự đó là sự đối
lập giữa cảnh trong tù và cảnh ngoài nhà tù. Ngồi nhà tù thì chiến tranh đang
diễn ra ác liệt, các chiến sỹ thì tranh nhau ra mặt trận cịn trong tù thì Bác
nhàn đến muốn chết nên Người tự thấy mình vơ dụng bởi khơng được trực
tiếp tham gia phong trào đấu tranh chính nghĩa của nhân loại. Trong hồn
cảnh đó Người tự trách mình là đúng. Song Người có biết đâu, chính Người
cũng đang trực tiếp đấu tranh chống thế lực phi nghĩa, đó chính là chế độ nhà
tù Quốc dân đảng! Đúng như Vũ Tuấn Anh nhận xét: “Dũng khí cách mạng
thấm đẫm trong từng câu thơ đẫm lệ viết trong những lúc đau đớn, uất ức khi
nghĩ đến vận mệnh đất nước và hoàn cảnh bản thân mình: Chí cao mà chẳng

đáng đồng chinh” [117, 430].
Trong bài thơ số 80: Anh phỏng hoa đoàn ( Đoàn đại biểu nước Anh
thăm nước Trung Hoa dân quốc), Bác đã nói lên thái độ bất bình của mình
trước cảnh đồn đại biểu nước Anh sang Trung Quốc thì được đón tiếp nhiệt
tình cịn mình thì được đón tiếp rất đặc biệt bằng cách tống vào nhà tù:
Đoàn Mỹ đi rồi, đoàn Anh đến
Khắp chốn mừng reo tỏ nhiệt tình.
Ta cũng một đồn thăm q quốc,
Lại dành riêng một chốn hoan nghênh.
Cũng giống như đương cục Quảng Tây đón đồn đại biểu nước Mỹ ở
bài thơ số 36, chính quyền Quốc dân đảng ở Quảng Tây cũng phân biệt đối xử
trong việc đón tiếp đồn đại biểu Anh và Việt Nam cùng là đại biểu đến thăm
nước Trung Hoa dân quốc; ấy vậy là đoàn đại biểu nước Anh thì được đón
tiếp nhiệt tình niềm nở cịn đồn đại biểu Việt Nam (đại diện là Hồ Chí Minh)
lại được dành riêng một cách đón tiếp đó là tống giam vào tù. Bài thơ thể hiện
thái độ tố cáo chế độ chính trị hai mặt, đường lối đối ngoại phản động của
chính quyền Quốc dân đảng.
23


Hồ Chí Minh khơng chỉ là một lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt
Nam, của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước bị nơ lệ trên
thế giới, của nhân dân tiến bộ mà còn là người luôn luôn thông cảm và thán
phục những người cùng đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc mình như Nêru (Ấn độ). Bài thơ số 87, 88: Ký Ni-Lễ (Gửi Nê-ru) đã nói về tình bạn thâm
giao giữa Bác và Nê-ru.
Bài số 87
Khi tôi phấn đấu anh hoạt động,
Anh phải vào lao tôi ở tù;
Muôn dặm xa vời chưa gặp mặt,
Không lời mà vẫn cảm thông nhau.

Bài số 88
Hai ta cảnh ngộ vốn không khác,
Cảnh ngộ giờ đây khác bội phần,
Tôi, chốn lao tù người bạn hữu
Anh trong gơng xích bọn cửu nhân
Bài thơ số 87, nói về mối tình giữa hai người mất nước chưa hề gặp
nhau, nhưng đồng tình và cảm thơng về những hoạt động cách mạng cứu
nước và hoạn nạn tù ngục của nhau mà thành bạn. Tình bạn giữa Bác và Nêru là tình thâm giao đặc biệt. Cả hai người đều là người dân mất nước, đều
hoạt động cách mạng để cứu nước, đều gặp hiểm nguy trên con đường cách
mạng Anh phải vào lao tôi ở tù, mặc dù chưa gặp mặt nhau đã ngưỡng mộ và
cảm thông nhau tự nhiên mà thành bạn:
Muôn dặm xa vời chưa gặp mặt,
Không lời mà vẫn cảm thơng nhau.
Bài thơ số 88 nói về hoàn cảnh bị cầm tù giữa hai người bạn, một bên
do kẻ thù, một bên do bạn bè. Nê-ru là chiến sĩ của nền độc lập Ấn Độ, là học
24


trò và là người kế nghiệp của Găng đi. Từ tháng 10 năm năm 1921 đến tháng
4 năm 1945, Nê-ru bị bắt giam chín lần. Khi Bác bị chính phủ Dân quốc
Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Nê-ru cũng bị thực
dân Anh bắt giam. Sau này cả Bác Và Nê-ru thoát tù ra đã làm nên nghiệp
lớn. Năm 1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Bác được bầu làm
Chủ tịch nước từ năm 1945 đến năm 1969. Ngày 15-8-1947 Ấn Độ được tự
trị, ngày 26-01-1950 nước cộng hòa Ấn Độ được thành lập Nê-ru trở thành
thủ tướng Ấn Độ từ năm 1947 đến năm 1964 (khi ông qua đời). Bác và Nê-ru
là người cùng thời, cùng chung chí hướng, hai vĩ nhân đã trở thành bạn thâm
giao. Song trong vô số điểm chung đó lại có điểm khác biệt: Bác bị chính
quyền bạn Trung Hoa cầm tù cịn Nê-ru thì bị gơng cùm, xiềng xích của kẻ
thù. Đúng như nhận xét của Phan Văn Các: “Hai khổ thơ tứ tuyệt Gửi Nê-ru

(I và II) Hồ Chí Minh chẳng những là chiến sĩ Việt Nam đầu tiên đặt nền
móng cho tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ bằng hoạt động phong phú và hữu
hiệu của ơng cho phong trào giải phóng dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới,
mà là thi sĩ Việt Nam đầu tiên ghi nhận bằng hình tượng nghệ thuật “cảnh ngộ
vốn giống nhau” của hai nhà yêu nước và cũng là hai dân tộc Việt - Ấn đã
khẳng định sâu sắc chân lý của thời đại về mối "giao cảm sâu xa đã sẵn có từ
trong im lặng” giữa những người bạn chiến đấu, dù ở muôn dặm xa xôi, chưa
từng gặp mặt” [117, 499].
Bài thơ Gửi Nê-ru khơng chỉ làm cảm động bạn đọc về tình bạn thâm
giao của hai người mà còn khẳng định một chân lý: trên đời này, trên thế giới
này thấu hiểu nhau như Bác Hồ với Nê-ru là một trong những điển hình của
các đại nhân, nó mãi mãi làm đẹp cho nền văn hóa chung của con người, cho
tồn thể nhân loại.
Như vậy, chuyến sang Trung Quốc của Hồ Chí Minh (với tư cách là đại
biểu Việt Nam độc lập Đồng Minh và Phân bộ phản xâm lược Quốc tế của
Việt Nam) tuy diễn ra không như mong muốn: mới sang đến nước bạn đã bị
bắt, bị giam giữ, bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác và mười ba huyện
thuộc tỉnh Quảng Tây đã làm cho thân thể hao mòn, gầy gò ốm yếu tưởng
25


×