Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tiểu thuyết hội thề của nguyễn quang thân từ góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.18 KB, 105 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học vinh

Trịnh Thanh Tùng

Tiểu thuyết hội thề của nguyễn Quang thân
Từ góc nhìn thể loại

chuyên ngành: văn học việt nam
MÃ số: 60.22.34

Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
Pgs.Ts. Nguyễn văn hạnh

Nghệ an - 2011


2

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

1.



Lí do chọn đề tài

1

2.

Lịch sử vấn đề

2

3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

9

4.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

9

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

10

6.


Cấu trúc luận văn

10

Chƣơng 1. TIỂU THUYẾT HỘI THỀ TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT
ĐẠI VIỆT NAM
1.1.

ĐƢƠNG

11

Nguyễn Quang Thân- Đời và văn

11

1.1.1. Về cuộc đời

11

1.1.2. Con đƣờng sáng tạo văn học của Nguyễn Quang Thân

14

1.1.3. Đề tài lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Quang Thân

16

1.2.


Một cái nhìn khái quát về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đƣơng đại 21

1.2.1. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn đƣơng đại

21

1.2.2. Những xu hƣớng tìm tịi, thể nghiệm tiểu thuyết lịch sử

25

1.2.3. Thành tựu và những vấn đề đặt ra

29

1.3.

Một cái nhìn khái lƣợc về tiểu thuyết Hội thề

34

1.3.1. Hoàn cảnh ra đời

34

1.3.2. Đề tài

35

1.3.3. Cảm hứng sáng tạo


36

Chƣơng 2. CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT

HỘI THỀ

39
2.1.

Cốt truyện

39

2.1.1. Giới thuyết về cốt truyện
2.1.2. Kết cấu cốt truyện trong tiểu thuyết lịch sử

39
41


3

2.1.3. Tính chân thực lịch sử và những hƣ cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết
thề

Hội

45
Nhân vật


2.2.

49

2.2.1. Giới thuyết khái niệm

49

2.2.2. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hội thề

52

2.2.3. Thủ pháp khắc họa nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề

55

Chƣơng 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT
59

Ngôn ngữ

59

3.1.

HỘI THỀ
3.1.1. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết và ngôn ngữ trong tiểu thuyết lịch sử

59


3.1.1.1.

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết

59

3.1.1.2.

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết lịch sử

61

3.1.2. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hội thề

67

3.1.2.1.

Sử dụng một hệ thống ngôn ngữ phong phú, đa dạng

67

3.1.2.2.

Đan xen nhiều lớp ngôn ngữ

68

3.1.2.3.


Kết hợp hài hịa giữa kể, tả bình

75

Giọng điệu

3.2.

79

3.2.1. Giọng điệu và giọng điệu trong tiểu thuyết lịch sử

79

3.2.1.1.

Khái niệm giọng điệu

79

3.2.1.2.

Giọng điệu trong tiểu thuyết lịch sử

80

3.2.2. Các sắc thái giọng điệu trong tiểu thuyết Hội thề

82


3.2.2.1.

Giọng khách quan, trung tính

83

3.2.2.2.

Giọng chiêm nghiệm, suy tƣ

84

3.2.2.3.

Giọng suồng sã, gần gũi

86

3.2.2.4.

Giọng trữ tình thiết tha sâu lắng

87

3.2.3. Trần thuật đa điểm nhìn - một đặc sắc trong cấu trúc giọng điệu trần thuật trong Hội
thề

89


KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

95
98


4

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Quang Thân sinh ngày 15 tháng 4 năm 1936, tại xã Sơn Lễ,
huyện Hƣơng Sơn, t nh Hà T nh. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ
năm 1977. Hai thể loại đƣợc xem là thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác
của Nguyễn Quang Thân là tiểu thuyết và truyện ngắn. Bên cạnh những tác
phẩm viết về chiến tranh, về thế sự đời tƣ, ơng cịn viết về đề tài lịch sử, mà tiêu
biểu là tác phẩm Con ngựa Mãn Châu và gần đây là tiểu thuyết Hội thề đang
thu hút sự quan tâm của dƣ luận. Tìm hiểu tiểu thuyết Hội thề, vì vậy khơng ch
để hiểu thêm về tài năng, cá tính sáng tạo của Nguyễn Quang Thân, mà cịn
thấy đƣợc hƣớng vận động, tìm tịi của các nhà tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam.
1.2. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đƣơng đại với cảm thức phân tích, giả
định, đánh giá, giải thiêng lịch sử đã đem lại cho công chúng, bạn đọc những
cảm nhận trái chiều, mới lạ về lịch sử. Từ đó, những vấn đề lý luận về tiểu
thuyết lịch sử đƣợc đặt ra một cách bức thiết. Năm 2010, Hội nhà văn Việt Nam
trao tặng giải A (Giải thƣởng văn xuôi 2010) cho tiểu thuyết Hội thề của
Nguyễn Quang Thân. Kể từ đó đến nay tác phẩm đã thu hút sự quan tâm của
ngƣời đọc và giới nghiên cứu phê bình trong cả nƣớc. Đã có nhiều ý kiến đánh
giá khác nhau thậm chí là đối lập nhau về tiểu thuyết Hội thề. Trong bối cảnh
đó, với đề tài Tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân từ góc nhìn thể loại,
chúng tơi muốn đƣa ra một cái nhìn hệ thống, tồn diện về tiểu thuyết Hội thề.



5

Ý ngh a của vấn đề không ch để hiểu một tác phẩm mà còn gợi mở những vấn
đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử.
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Nguyễn Quang Thân là một nhà văn hiện đại Việt Nam, có nhiều
đóng góp trên các thể loại, nhƣ truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch bản. Ngồi ra
ơng cịn tham gia trên l nh vực báo chí với hàng trăm bài báo, tạp văn khác
nhau. Kể từ tác phẩm đầu tay Nước về (1957) đến nay Nguyễn Quang Thân đã
có hơn nửa thế kỷ cầm bút với bao thăng trầm. Ông thƣờng giữ một thái độ
thâm trầm, điềm t nh đến ngạc nhiên trƣớc những khen, chê về tác phẩm của
ông, mà gần đây nhất là tiểu thuyết Hội thề. Nói điều đó khơng có ngh a là ơng
khơng để ý đến dƣ luận mà quan trọng hơn là ơng tin vào những gì mình tìm
tịi, thể nghiệm. Trên cơ sở nguồn tƣ liệu bao quát đƣợc và trong phạm vi quan
tâm của đề tài, chúng tôi điểm lại một số vấn đề cơ bản có liên quan.
Trong một cái nhìn chung nhất, bàn về truyện ngắn Nguyễn Quang Thân,
nhà nghiên cứu Mai Hƣơng cho rằng: “Hầu hết các truyện trong Những người
chinh phục, Nếp gấp, Những chùm cúc biển…đều có cốt lõi chung: “Cuộc tìm
kiếm tự do của những kẻ bị kiềm chế” (…) Người không đi cùng chuyến tàu và
những truyện ngắn tiếp theo là sự tiếp nối kiên trì và ở một mức độ cao hơn
theo xu hƣớng đƣợc khẳng định này. Càng ngày ý ngh a nhân văn của truyện
càng đƣợc nhân lên.”[22]. Cũng cách nhìn ấy, Nguyễn Hồng Sơn viết: “Có
một dạo, cái tên Nguyễn Quang Thân bỗng dƣng đƣợc khá nhiều ngƣời nhắc
đến kể cả những ngƣời xƣa nay vốn chẳng mấy khi để mắt đến văn học, ấy là
vào quãng tháng 3.1980 khi truyện ngắn Người không đi cùng chuyến tàu của
anh xuất hiện trên báo Văn Nghệ (…). Bây giờ bình t nh nhìn lại thời kỳ tiền



6

đổi mới phải ghi nhận Nguyễn Quang Thân cùng Nguyễn Minh Châu, Lƣu
Quang Vũ, Thạch Quỳ… là những ngƣời đã đi bƣớc tiên phong”[48]. Năm
2001, tiểu thuyết lịch sử Con ngựa Mãn Châu (Nxb Hội Nhà văn, 2001) là cái
tên đƣợc nhắc tới khá nhiều trong công chúng cũng nhƣ trong giới nghiên cứu,
phê bình văn học. Thúy Nga trong bài “Con ngựa Mãn Châu” đánh giá: “Câu
chuyện ở đây gói gọn trong hai năm 1945 – 1946 hai năm dữ dội nhất, đặt mỗi
con ngƣời trƣớc bao ngã rẽ (…). Nguyễn Quang Thân khơng lý giải, chọn lựa
cho mình một chỗ đứng đẹp, tác giả ch lắng nghe, nhìn theo và quan sát những
con đƣờng đã chằng chéo lên nhau, để rồi gặp nhau, hay chia tay nhau vào đúng
mùa thu năm ấy. Cuộc cách mạng đƣợc nhìn từ nhiều phía đã mang lại cho
cuốn tiểu thuyết sức sống của bản thân đời sống. Cái đời sống khách quan mà ở
đó mỗi nhân vật đều đƣợc tác giả chăm chút vẽ nên từng nét đậm nhạt."[38]. Từ
góc nhìn của ngƣời sáng tác, nhà văn Nhật Tuấn cũng ch ra sự tìm tịi, đổi mới
về cách viết của Nguyễn Quang Thân trong tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu
ông viết: “Sức mạnh thực sự của tiểu thuyết thực ra không nằm nhiều ở cốt
truyện, mà nó phụ thuộc vào tài năng của nhà văn – ông ta sẽ xây dựng kết cấu
nội dung ra sao, có đặt ra nhiều tuyến nhân vật tính cách, nhiều tầng lớp tạo
nhiều mạch ngầm ( những mạch ngầm đơi khi có thể gọi thành tên ) trong một
ch nh thể bằng vốn sống và kinh nghiệm của mình hay khơng. Trong Con ngựa
Mãn Châu, nhà văn Nguyễn Quang Thân đã làm đƣợc điều đó” [ 59].
Sáng tác của Nguyễn Quang Thân không ch nhận đƣợc sự quan tâm, chú
ý của công chúng, giới nghiên cứu phê bình ở trong nƣớc, mà cịn ở nƣớc ngồi.
Một số nhà xuất bản, những nhà nghiên cứu, phê bình ở hải ngoại và những
dịch giả Pháp khi đọc những sáng tác của Nguyễn Quang Thân đều có những
nhận xét, đánh giá cao những đong sgóp của ơng cho văn học dân tộc. Nhà phê


7


bình văn học hải ngoại Trần Đạo trong bài viết “Ngoài khơi miền đất hứa, một
huyền thoại thời hậu chiến” đánh giá: “Ngơn ngữ trong Ngồi khơi miền đất
hứa là ngôn ngữ thƣờng ngày, thực dụng, thô bạo, lột trần mặt nhau, lột trần
mặt đời, lột trần mặt mình. Nghệ thuật tiểu thuyết cần lòng nhân ái, thái độ nhân
bản, sự hiểu biết sâu rộng, tay nghề, và...một chút men. Trong Ngồi khơi miền
đất hứa có đoạn cịn thiếu chất men đó. Những câu giải thích tình cảm của nhân
vật, bày tỏ sự cảm nhận của ngƣời này đối với ngƣời kia có tác dụng làm cụt
hứng ngƣời đọc. Nhƣng đó là nhƣợc điểm nhỏ của một cuốn sách hay, trong đó
một con chó cũng thành nhân vật, một cái hơn cũng lột trần một thân phận. Có
những đoạn văn tuyệt đẹp.”[10]. Tác giả Gerard Lacroix trong bài “Sự minh
mẫn trong bóng tối” ( Cafe No4 10/4 – 23/4/1997) viết: “Khi đọc Ngoài khơi
miền đất hứa một cuốn sách viết vào những năm 1988 – 1989, ngƣời ta đễ dàng
hiểu vì sao cái đầu đề làm cho ngƣời ta khơng thể gợi mở hơn đƣợc. Cuốn tiểu
thuyết “đầy tính tiểu thuyết” với những nhân vật đƣợc khắc hoạ mạnh mẽ trong
những câu chuyện tình và chuyện chính trị, với vơ vàn đột biến, và trƣớc hết đó
là một bức tranh của xã hội Việt Nam hôm nay”[29].
2.2. Kể từ khi ra đời đến nay, đặc biệt là từ khi đƣợc Hội nhà văn trao giải
thƣởng A (2010) tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân đã thu hút sự
quan tâm của ngƣời đọc và giới phê bình trong cả nƣớc. Đến nay đã có hàng
chục bài viết của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình, tiêu biểu là các tác giả:
Hoàng Tiến, Phạm Viết Đào, Lê Thành Nghị, Phạm Xuân Thạch, Trần Mạnh
Hảo, Phạm Quang Trung… Đã có những ý kiến khác nhau thậm chí là đối lập
nhau về vấn đề hƣ cấu và tính chân xác lịch sử trong tiểu thuyết Hội thề.
Với tƣ cách là thành viên của Hội đồng chung khảo giải thƣởng văn xuôi
của Hội nhà văn, Lê Thành Nghị đã có những phân tích, kiến giải đánh giá cao


8


những cách tân của Nguyễn Quang Thân trong việc tiếp cận và thể hiện đề tài
lịch sử qua tiểu thuyết Hội thề. Ông viết: “Hội thề là tiểu thuyết lịch sử nhƣng
đƣợc viết với cảm hứng khám phá theo tinh thần mới của thời đại tuy tác phẩm
vẫn mang nét đẹp của văn chƣơng cổ điển thƣờng thấy trong văn phong Nguyễn
Quang Thân. Có thể cịn địi hỏi ở Hội thề những trang, những chƣơng cuốn hút
hơn nữa. Nhƣng cái đẹp vẫn thừờng ẩn chứa đằng sau sự giản dị, dung dị. Về
mặt này Hội thề có sức chứa lớn hơn dung lƣợng câu chữ của nó. Và đó chính
là một trong những mặt đang ghi nhận của tác phẩm.”[39]. Chia sẻ với Lê
Thành Nghị cách nhìn ấy, song từ góc độ ngƣời sáng tác, nhà văn Trần Thanh
Giảng cho rằng, với Hội thề “Nguyễn Quang Thân đã chọn cách dựng truyện
giống nhƣ một cuốn phim với các chƣơng mang chủ đề khác nhau, các hành
động nhân vật đan xen làm nổi bật chủ đề của chƣơng. Với lối viết chừng mực,
thanh nhã, nhà văn đã lột tả đƣợc những tƣ tƣởng sâu sắc về lịch sử mà ông
muốn chuyển tải đến ngƣời đọc. Đọc Hội thề để thấy lịch sử dân tộc chúng ta
hào hùng bi tráng, tình ngƣời chúng ta đẹp không kém những trƣờng thiên tiểu
thuyết đƣợc dịch đầy các nhà sách, hay những bộ phim dã sử nƣớc bạn đang
chiếu ngập tràn các kênh truyền hình. Và hơn hết, Hội thề giúp chúng ta thêm
yêu, thêm tự hào về đất nƣớc Việt Nam.”[14]. Trên trang báo điện tử
THANHNIÊN online, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc đã dành cho tiểu thuyết Hội
thề những nhận xét rất tinh tế: “Hội thề là sự nhuận sắc chính sử, là lời ngợi ca
mối quan hệ quân - thần, đề cao tầm nhân văn của trí tuệ ngƣời Nam, với khát
vọng đƣợc sống n bình bên cạnh một nƣớc lớn ln nuôi mộng xâm lấn. Thời
gian là những ngày cuối của cuộc kháng chiến chống giặc Minh, khi những mâu
thuẫn đã lên đến đ nh điểm, bởi những suy ngh và mƣu tính khác nhau của
từng con ngƣời trong từng vị trí” [8].


9

Có rất nhiều vấn đề đƣợc tranh luận xung quanh tiểu thuyết Hội thề. Tính

phức tạp của nó có thể đƣợc hình dung phần nào qua chuyên mục “Hồ sơ về
tiểu thuyết Hội thề” trên các trang báo mạng. Các ý kiến tranh luận đƣợc soi
chiếu từ nhiều góc độ, song đều tập trung vào một vấn đề trung tâm là tính chân
xác lịch sử và hƣ cấu nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm. Phát biểu ý kiến
của mình trên một trang web, nhà thơ Từ Quốc Hồi đã tỏ ra bức xúc về việc
Hội Nhà văn Việt Nam tôn vinh tiểu thuyết Hội thề khi cho rằng: “Tác giả Hội
thề đã đẩy Nguyễn Trãi, một anh hùng kiệt xuất vào thế cơ độc, ch trang trải
lịng mình đƣợc với Thái Phúc, một viên bại tƣớng nhà Minh đã đầu hàng ngh a
quân: “Xin đại huynh nhận cho Trãi này ba vái: một vái để tạ lòng nhân của đại
huynh… Cịn vái này là tạ cơng lớn của đại huynh với ngh a quân…vái này nữa
để ghi nhận tình tri kỷ của đại nhân với đứa em cơi cút là Trãi này…”. Một
Nguyễn Trãi uy nghi, tác giả bản thiên cổ hùng văn Bình Ngơ Đại cáo mang
hào khí của cả dân tộc thắng giặc ngoại xâm sao có thể tự nhận mình là đứa em
cơi cút trƣớc viên hàng tƣớng Thái Phúc?”. Trong khi đó, nhà phê bình Hồi
Nam lại tỏ ra đồng cảm với tác giả Nguyễn Quang Thân khi ông miêu tả một
Nguyễn Trãi cô độc giữa các tƣớng l nh của Lê Lợi: “Ông luôn là khách giữa
đám quần thần tƣớng l nh của một triều đại đang bắt đầu sửa soạn ngôi thứ. Họ
là ngƣời nhà, cịn ơng là khách, mãi mãi là khách. Với các tƣớng l nh Lam Sơn,
ông không cách nào chia sẻ đƣợc cùng họ “tầm nhìn xa” của một trí thức, tầm
nhìn hƣớng tới những vấn đề hậu chiến thắng, những vấn đề của một quốc gia
phƣơng Nam ln phải duy trì sự tồn tại độc lập của mình bên cạnh kẻ láng
giềng phƣơng Bắc chƣa bao giờ nguôi tham vọng...”.


10

Ở một góc nhìn có tính khái qt hơn, cuộc tranh luận nhanh chóng lan
sang địa hạt sáng tác tiểu thuyết lịch sử với những kiến giải khác nhau về
“quyền” của ngƣời viết. Bình luận về Hội thề trên trang web của Hội Nhà văn
Việt Nam, nhà phê bình Lê Thành Nghị nhìn nhận: “Cái hơn ngƣời của Lê Lợi là

ở chỗ ông đã nhận ra tƣ tƣởng lớn trong dự định của Nguyễn Trãi. Lịch sử ch
nói có cuộc dụ hàng của Lê Lợi và Nguyễn Trãi đối với tƣớng nhà Minh là
Vƣơng Thông qua những Trung quân từ mệnh nhƣng khơng nói nó đã đƣợc hình
thành, đã đƣợc trả giá nhƣ thế nào để đi đến một kết thúc chiến tranh chƣa từng
có trong lịch sử quân sự, đƣa lại nền hịa bình kéo dài ba trăm năm mƣơi năm
sau đó cho Đại Việt. Đấy là một trong những trang trắng của lịch sử mà Nguyễn
Quang Thân muốn lấp đầy bằng tiểu thuyết”. Ngƣợc lại, nhà văn Hà Văn Thùy
phản biện về Hội thề trên một trang web nhƣ sau: tiêu chuẩn vàng để định giá
một tiểu thuyết lịch sử, đó là tính chân thực lịch sử. Khơng phải sách sử nhƣng
tiểu thuyết lịch sử thể hiện tinh thần, hồn vía của sự kiện cùng nhân vật lịch sử.
Đem chuẩn mực kinh điển này soi vào Hội thề, ta thấy rất rõ tác phẩm thiếu tính
chân thực lịch sử ở phƣơng diện phản ánh không chân thực tinh thần của một
thời đại lịch sử. Cái tâm thức kình chống, coi khinh trí thức của ngh a quân Lam
Sơn trong Hội thề cũng không thực. Ở triều Trần và tiếp đó, Hậu Lê, Nho giáo
Việt Nam cực thịnh. Ch ít năm sau hội thề, vua Thái Tông đã tổ chức khoa thi
và lập bia tiến s rồi vua Thánh Tơng xây dựng văn nghiệp huy hồng chƣa từng
có. Vì vậy, thái độ kỳ thị, khinh khi trí thức nhƣ mơ tả trong Hội thề khơng ch
khơng có trong khởi ngh a Lam Sơn mà cũng khơng hề có trong lịch sử Việt. Có
cùng cách nhìn ấy, Phạm Viết Đào cho rằng, “Hội thề là cuốn tiểu thuyết đi sâu
vào thế giới tinh thần của những gƣơng mặt chủ chốt làm nên cuộc khởi ngh a
Lam Sơn. Nhằm làm nổi rõ cái chất thô lậu, hung tàn, hiếu sát của một số tƣớng


11

l nh ngh a quân Lam Sơn, Nguyễn Quang Thân đã bịa đặt và gán ghép nhiều tình
tiết để mơ tả những viên tƣớng nhà Minh, những kẻ đi xâm lƣợc từng gây ra biết
bao tội ác với Đại Việt nhƣ những hiệp s , những con ngƣời có học và cao
thƣợng. Việc Hội thề hƣ cấu chuyện Nguyễn Trãi có quan hệ suồng sã với hàng
tƣớng Thái Phúc, nhƣờng khoang thuyền cho Thái Phúc để y hú hí với một cầm

ca; mô tả Thái Phúc nhƣ một hàng tƣớng cao thƣợng tới mức, mƣời năm không
biết mùi đàn bà, rồi lại để cho Nguyễn Trãi xƣng hô huynh đệ với Thái Phúc là
những đoạn viết buông tuồng…”. Trên một trang web khác, nhà thơ Trần Mạnh
Hảo lại phát hiện những khiếm khuyết của Hội thề khi cho rằng nhà văn Nguyễn
Quang Thân đã hƣ cấu những chi tiết phi lịch sử. Ơng nhận xét: “Ví dụ khi tác
giả viết về bà Nguyễn Thị Lộ vào năm 1427: “Lê Lợi nhìn bà đại học s (tức
Nguyễn Thị Lộ)…”. Xin thƣa, chức đại học s của bà Lộ mãi đến mƣời năm sau
mới có, khi sách Đại Việt sử ký tồn thƣ viết: “Vua thích vợ của thừa chí
Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ gọi vào cung làm lễ nghi học s ”… Hay ở trang
324, tác giả tả cảnh ngƣời dân Thăng Long ăn mừng đại thắng quân Minh dƣới
Khuê Văn Các. Thƣa rằng, Khuê Văn Các do Tổng trấn Bắc Hà Nguyễn Văn
Thành xây từ năm 1802, tức là tác giả đã bịa ra Khuê Văn Các trƣớc khi nó đƣợc
xây dựng tới 375 năm! Cịn ở trang 307, tác giả tả Vƣơng Thông cƣỡi ngựa chạy
trên đƣờng Cổ Ngƣ. Thƣa, hơn ba trăm năm sau sự kiện này đƣờng Cổ Ngƣ mới
đƣợc dân ba xã quanh Hồ Tây đắp nên, làm gì có đƣờng cho qn Minh phi ngựa
lúc đó (!)”. Và cịn rất nhiều ý kiến khác, luận bàn lý giải về cách nhìn cách thể
hiện lịch sử của Nguyễn Quang Thân trong tiểu thuyết Hội thề.
Điểm lại những cơng trình nghiên cứu, giới thiệu về Nguyễn Quang Thân,
đặc biệt là tiểu thuyết Hội thề, có thể thấy, khuynh hƣớng chung của những bài


12

viết đó là nêu lên một vài cảm nhận về một khía cạnh nào đó trong tác phẩm,
hoặc đi vào phân tích những đặc sắc ở một số phƣơng diện đơn lẻ nhƣ: cảm
hứng, nhân vật, lời văn trong một số sáng tác của Nguyễn Quang Thân, và hầu
hết gắn liền với diễn đàn trên các trang mạng. Có một thực tế, cho đến nay chƣa
có một cơng trình nghiên cứu nào có hệ thống, quy mơ về tiểu thuyết Nguyễn
Quang Thân. Với tiểu thuyết Hội thề, qua những ý kiến tranh luận của các nhà
văn, nhà nghiên cứu và cả những độc giả bình thƣờng có thể thấy nổi lên nhiều

vấn đề. Trong đó, mối quan hệ lịch sử và hƣ cấu nghệ thuật nổi lên nhƣ là vấn
đề cốt lõi nhất. Từ góc nhìn đó, chúng tơi đặt tiểu thuyết Hội thề trong quan hệ
với thể loại tiểu thuyết lịch sử, với hi vọng có đƣợc một cái nhìn thoả đáng về
cuốn tiểu thuyết này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nhƣ tên của đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là
khám phá những sáng tạo của Nguyễn Quang Thân trong tiểu thuyết Hội thề từ
góc nhìn thi pháp thể loại tiểu thuyết lịch sử.
3.2. Với mục đích ấy, luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất, đƣa ra cái nhìn khái quát về tiểu thuyết Hội thề trong bối cảnh
tiểu thuyết lịch sử đƣơng đại Việt Nam.
Thứ hai, từ góc nhìn thể loại tiểu thuyết lịch sử, phân tích những sáng tạo
của Nguyễn Quang Thân trong tiểu thuyết Hội thề trên một số phƣơng diện,
nhƣ: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật.
Thứ ba. Trong một chừng mực nhất định, từ góc nhìn thể loại tiểu thuyết
lịch sử, so sánh Hội thề của Nguyễn Quang Thân với một số tiểu thuyết đƣơng
đại viết về lịch sử để thấy đƣợc dấu ấn, cá tính sáng tạo Nguyễn Quang Thân.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu


13

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết Hội thề của nguyễn Quang Thân từ góc nhìn thể loại
4.2. Nói đến thế giới nghệ thuật của một tác phẩm là nói tới tồn bộ
những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trong tác phẩm. Tuy nhiên, trong phạm
vi quan tâm của đề tài và khuôn khổ của một luận văn thạc s , chúng tôi giới
hạn phạm vi khảo sát ở một số phƣơng diện cơ bản của tiểu thuyết Hội thề, nhƣ:
nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu.
Về văn bản, chúng tôi chọn cuốn Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Nhà

xuất bản Phụ Nữ, 2009.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn một
số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp thống kê – phân loại; phƣơng
pháp phân tích - tổng hợp; phƣơng pháp so sánh - loại hình.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tiểu thuyết Hội thề trong bối cảnh tiểu thuyết đƣơng đại Việt
Nam.
Chƣơng 2. Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Hội Thề
Chƣơng 3. Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Hội Thề
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.


14

Chƣơng 1
TIỂU THUYẾT HỘI THỀ TRONG BỐI CẢNH
TIỂU THUYẾT ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Nguyễn Quang Thân - Đời và văn
1.1.1. Về cuộc đời
Nguyễn Quang Thân sinh ngày 15 tháng 04 năm 1936 tại Sơn Lễ, Hƣơng
Sơn, Hà T nh trong một gia đình viên chức yêu nƣớc. Từ khi cha thốt ly, ch
cịn mình mẹ lo liệu đảm đƣơng cuộc thƣờng nhật, gia đình ơng gặp nhiều khó
khăn. Để đƣợc tiếp tục học hành, 14 tuổi Nguyễn Quang Thân đã vào trƣờng
Thiếu sinh quân ở liên khu 4. Thời gian ở đây, với ơng là một may mắn có ảnh
hƣởng lớn đến cuộc đời ông. Sau này Nguyễn Quang Thân đã ghi những dịng
tự bạch. Ơng viết: "Ở trƣờng qn sự này tôi thực sự bƣớc vào đời. Tôi biết thế
nào là hành quân đêm, là đói khát của đời lính, là kỷ luật nhà binh”[56]. Tại
ngơi trƣờng này Nguyễn Quang Thân may mắn đƣợc tiếp xúc với những ngƣòi

nổi tiếng trên nhiều l nh vực, nhƣ vị tƣớng huyền thoại - Nguyễn Sơn hiệu
trƣởng, ngoài tài ba về quân sự cịn biết bình giảng Truyện Kiều, nhà văn
Trƣơng Tửu, các nhà thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên… Vào đầu thập niên 60 thế
kỷ trƣớc, Nguyễn Quang Thân đƣợc dự một khoá học tại trƣờng bồi dƣỡng viết
văn của Hội Nhà văn Việt Nam ở Quảng Bá. Những ngày học ở đây Nguyễn
Quang Thân một lần nữa đƣợc tiếp xúc với những trí thức uyên thâm, những


15

văn nghệ s lớn mà tài năng của họ có một hấp lực mạnh mẽ đối với tâm hồn
nhạy cảm, nhiều mơ mộng của một nhà văn trẻ đang chập chững vào nghề nhƣ
Nguyễn Quang Thân. Những ngày dự học trƣờng viết văn Quảng Bá, Nguyễn
Quang Thân ví mình nhƣ “đƣợc dự bữa tiệc tinh thần no nê kéo dài hai năm
rƣỡi trời giữa thầy và bạn”[56]. Ông đƣợc nghe Đặng Thai Mai giảng về văn
học cổ điển Pháp Nguyễn Cơng Hoan, Ngun Hồng, Nguyễn Đình Thi, Kim
Lân, Bùi Huy Phồn, các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, cùng với
các Nhạc s , nghệ s Nguyên Xuân Khoát, Tạ Mỹ Duật, Năm Ngũ. Trùm
Thịnh… giảng về văn chƣơng nghệ thuật. Cũng trong những tháng ngày ở
Quảng Bá, Nguyễn Quang Thân ngoài những giờ th nh giáo những ngƣời thày
khả kính, ơng cịn đƣợc giao du với những ngƣời bạn viết có tài mà sau này rất
nhiều ngƣời trong số họ là những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Mơi trƣờng và
những mối quan hệ đó là chất xúc tác góp phần khơi gợi cho nhà văn trẻ
Nguyễn Quang Thân nhiều ý tƣởng sáng tạo. Trong một bài viết của mình, ơng
viết: "Sau Quảng Bá tơi viết khá nhiều vì đƣợc khơng khí của thầy và bạn cổ
vũ”[56]. Trƣớc ngày học trƣờng bồi dƣỡng viết văn Quảng Bá (1960), Nguyễn
Quang Thân mới ch có truyện ngắn Nước về (1957) và tập truyện ngắn Đêm
phương Tây (1960) in chung với nhà văn Hoàng Tuấn Nhã. Sau ngày rời Quảng
Bá, Nguyễn Quang Thân về sống và làm việc ở Hải Phịng trong suốt 30 năm.
Ơng đã thuộc đất và ngƣời xứ ấy. Ơng đã “kinh ngạc vì những ngõ ngách mê

cung của nó, vì cái vẻ bấp bênh trong cảnh sắc và hồn ngƣời, vì cuộc sống tƣng
bừng, khổ cực của ngƣời lao động bên cạnh những ngƣời đục khoét mồ hôi của
họ và bọn hãnh tiến, bọn trọc phú rởm”[56]. Nguyễn Quang Thân đúng là ngƣời
đã đằm mình trong môi trƣờng cuộc sống xã hội ở thành phố biển Hải Phịng,
ơng buồn vui gắn bó cùng với những ngƣời lao động bƣơn chải tồn tại ở vùng


16

đất ấy. Ơng thấu hiểu nhân tình, nhìn rõ mảng sáng, tối, thấu hiểu nỗi khát
vọng của họ nên mới viết đƣợc những trang đầy ắp chất sống và tạc vẽ mỗi thân
phận ngƣời sống động đến vậy. Và hơn thế, ơng là ngƣời có tấm lịng nhân hậu,
dám u ghét rạch rịi, dám thật lịng biểu lộ chính kiến, cảm xúc gửi qua các
trang viết sắc sảo vị tình, đằm ngọt mà cũng đắng xót xiết bao. Nguyễn Quang
Thân dám đối mặt với cái xấu, cái ác, ch với một ƣớc muốn cuộc đời và mỗi
con ngƣời có một cuộc sống bình đẳng tốt đẹp hơn, nhân bản hơn.
Năm 1996, rời Hải Phòng lên Hà Nội sinh sống Nguyễn Quang Thân kết
hôn cùng nữ nhà văn Dạ Ngân. Họ là cặp vợ chồng có một tình u khá đặc biệt
với một cuộc tình ghềnh thác 11 năm yêu và chờ đợi. Về khoảng thời gian sống
ở Hà Nội, Nguyễn Quang Thân tự trào: “Ở Hà Nội, chúng tôi cũng có một căn
hộ trong chung cƣ Kim Giang, nơi tơi đã viết tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu,
kịch bản Cây bạch đàn vô danh và rất nhiều truyện ngắn, bài báo. Kim Giang là
chung cƣ thời những năm 80, nhà cao nhất cũng ch có 4 lầu, cầu thang và lối đi
hẹp, nhà nào cũng cố lấn thêm phía trƣớc phía sau thành “chuồng chó”,
“chuồng bị”. Trong khu có một chợ nhỏ, có đủ thứ hàng hóa, nhƣng phần nhiều
là hàng loại 2. Muốn mua hàng xịn phải “lên phố” hay “vào Hà Nội” nhƣ ngƣời
ta hay nói”[27]. Tháng 5 năm 2008, gia đình Nguyễn Quang Thân chuyển vào
Sài Gịn sinh sống theo ý của Dạ Ngân. Họ vẫn giữ nếp cũ nhƣ khi còn ở Hà
Nội, vẫn là cảnh căn hộ chung cƣ, vẫn là sự giản dị pha lẫn hóm h nh của một
nhà văn ngồi thất tuần: “Vào Sài Gòn, hai vợ chồng cũng vẫn sống trong một

căn hộ của chung cƣ Thanh Đa, vẫn những ngôi nhà cao nhất cũng ch 4 tầng
lầu, đƣợc xây từ những năm 70, do một nhà thầu Đức thiết kế và thi cơng. Nay
thì khu chung cƣ vẫn sáng sủa, nhà cửa vẫn chắc chắn, nhƣng cũng bị biến dạng
nhiều “theo kiểu Hà Nội”, ngh a là công viên bên dƣới bị “Xóm liều” và nhà để


17

xe lấn gần hết, nhà nào cũng có cái chuồng chó phía sau. Chợ ở đây cũng khơng
to hơn chợ Kim Giang là bao và hàng hóa cũng thế, những món hàng loại 2 cho
ngƣời ít tiền”[27]. Cuộc đời của mỗi con ngƣời là một chuyến đi dài trên hành
trình của thời gian. Trên chuyến đi ấy có nhiều điều đƣợc mất, song để hoàn
thành những tâm nguyện, để đạt tới ƣớc mơ thì ít ai làm đƣợc, với nhà văn
Nguyễn Quang Thân, ông vẫn là ngƣời lữ hành bền b đi hồn thành ƣớc
nguyện của riêng mình: “…Tơi có sức khỏe thể xác và tinh thần do cha mẹ tơi
ban cho. Mẹ tơi có lần bảo tơi: “Mẹ cho con một câu để có thể làm cẩm nang
sống cả cuộc đời. Đó là “hãy coi nặng tinh thần hơn vật chất!” Nhờ nghe lời mẹ
dặn mà tôi thành kẻ đi săn không mỏi mệt những giá trị tinh thần cho đến lúc
nhắm mắt xi tay. Ch ln tiếc mình sức hèn tài mọn. Nhƣng ai có thể nói
mình đã làm trọn những gì muốn làm trong suốt cuộc đời?”[21].
Năm nay Nguyễn Quang Thân đã bƣớc sang tuổi 76. Ông mắt dù đã già vẫn
tinh tƣờng với nhân tình thế thái, tâm hồn vẫn còn trẻ trung đủ sức để rung cảm
với phận ngƣời… và ngòi bút vẫn đủ sắc để các thế hệ độc giả và bạn bè văn
chƣơng coi ông nhƣ một biểu tƣợng của lớp nhà văn già đáng kính.
1.1.2. Con đƣờng sáng tạo văn học của Nguyễn Quang Thân
Nguyễn Quang Thân khởi đầu con đƣờng sáng tạo của mình với truyện
ngắn Nước về (1957). Từ đó đến nay, ông đã cho ra đời hàng chục truyện ngắn
và tiếu thuyết, ngồi ra ơng cịn viết kịch bản văn học. Ngoài tên gọi Nguyễn
Quang Thân đã trở nên quen thuộc với cơng chúng văn học, ơng cịn có các bút
danh nhƣ: Song Ân, Hồng Nga. Ông đƣợc kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam từ

năm 1977.
So với nhiều nhà văn cùng thời, cuộc đời cầm bút của Nguyễn Quang
Thân có phần hanh thơng. Tuy nhiên, đó khơng hẳn là con đƣờng bằng phẳng


18

mà cũng nhiều thác, lắm ghềnh, cả trong những tháng năm chiến tranh và sau
ngày đất nƣớc thống nhất. Ông chịu khó đi, chịu khó viết, miệt mài lao động
với nhiều tìm tịi sáng tạo, khơng ồn ào mà cẩn trọng, có chiều sâu. Nhớ lại
những năm tháng lao động nghệ thuật của mình, trong một bài báo ơng viết:
“Tơi đi đƣợc nhiều, viết nhiều, cảm thấy sau hơn 20 năm cầm bút tôi đã đặt
đƣợc chân vào lãnh địa của sáng tạo văn học”[56]. Cho đến nay, hơn nửa thế kỷ
cầm bút, ơng đã có một gia tài văn học dù chƣa thật đồ sộ nhƣng rất đáng đƣợc
trân trọng trên nhiều thể loại. Các tác phẩm đƣợc xem là thành cơng của truyện
ngắn Nguyễn Quang Thân có thể kể đến, nhƣ: Nước về (1957), Hương đất
(1964), Cô gái Triều Dương (1967) , Ba người bạn (1970) , Những người chinh
phục (1977), Nếp gấp (1978) , Những chùm cúc biển (1979), Người không đi
cùng chuyến tàu (1989), Vũ điệu cái bô (1991), Hoa cho một đời (1996 ), Giữa
những điều bình dị (Amongst and in the simple things) Tập truyện ngắn song
ngữ ANH - VIỆT của Nguyễn Quang Thân do First News và Văn Hóa Sài Gịn
xuất bản (2007). Về tiểu thuyết ơng có một số tác phẩm gây đƣợc sự chú ý,
quan tâm của ngƣời đọc và giới nghiên cứu phê bình, nhƣ: Lựa chọn (Nxb Phụ
Nữ, 1977), Một thời hoa mẫu đơn (Nxb Tác Phẩm Mới Hội Nhà Văn, 1988),
Chú bé có tài mở khóa (Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1983), Ngoài khơi miền đất
hứa (Nxb Tác Phẩm Mới Hội Nhà Văn, 1990), Con ngựa Mãn Châu (Nxb Hội
Nhà Văn, 1991), Hội thề (Nxb Phụ Nữ Hà Nội, 2009). Ngồi ra, ơng cịn viết
kịch bản văn học, mà tiêu biểu là các tác phẩm nhƣ: Cây bạch đàn vô danh
(1993), Hội thề ( 2005). Nguyễn Quang Thân đã có một số truyện ngắn chuyển
thành phim, trong đó tiêu biểu là truyện ngắn Cây bạch đàn vô danh ( giải ba

kịch bản phim báo Văn nghệ năm 1994).


19

Với những đóng góp của mình cho sự phát triên văn học, Nguyễn Quang Thân
đƣợc trao tặng nhiều giải thƣởng văn học, nhƣ: giải nhì (khơng có giải nhất)
với truyện ngắn Bức thư trong rừng trên báo Thống nhất (1960); giải ba cho
truyện ngắn Cơn bão H đăng trên báo Văn học (1963); giải nhì cho bút ký Hạc
về b ng lai trên báo Văn học (1994); giải nhì truyện ngắn báo Văn Nghệ cho
truyện ngắn Vũ điệu của cái bô (1991). Năm 2005, kịch bản Hội thề của ông
đoạt giải A trong cuộc thi sáng tác kịch bản phim truyện lịch sử Thăng Long.
Gần đây với tiểu thuyết Hội thề ông đƣợc trao giải A cuộc thi tiểu thuyết lần III
của Hội Nhà Văn Việt Nam (2006 – 2009).
1.1.3. Đề tài lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Quang Thân.
Lịch sử Việt Nam gắn liền với những trận chiến oai hùng, những thời kỳ
đau thƣơng của dân tộc. Chiến tranh đã qua, đất nƣớc sống trong thời bình, nhìn
lại những ngày qua mỗi chúng ta không khỏi ngậm ngùi, suy ngh . Với ngƣời
cầm bút, những gì viết ra trên trang sách về các cuộc chiến tranh, về dân tộc
chƣa phải là kết tinh của tất cả sự từng trải, vốn hiểu biết, kinh nghiệm thực tế
cũng nhƣ những ấn tƣợng đã tích luỹ đƣợc. Cùng với sự xuất hiện của yêu cầu
tái hiện chân thực lịch sử là bám sát số phận và diễn biến tính cách, tâm trạng
của con ngƣời trong các biến cố lịch sử. Vì thế, chiêm nghiệm về lịch sử, về
cuộc đời, về những con ngƣời trong lịch sử luôn là cảm hứng thôi thúc sự tìm
tịi sáng tạo của các nhà văn. Hiện thực cuộc sống đã bộc lộ khơng ít những mặt
phức tạp và bí ẩn mà những lời giải thích đơn giản, cơng thức khơng cịn phù
hợp, khơng đủ sức thuyết phục nữa. Cả hiện thực cuộc sống và nội tâm con
ngƣời ln chứa đựng những điều bí ẩn và kỳ lạ, những điều ấy cả khoa học và
văn chƣơng đều chƣa có lời giải đáp cuối cùng.



20

Viết về lịch sử, về những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, về cuộc chiến
tranh oai hùng của dân tộc, những con ngƣời đã hi sinh cho Tổ quốc… đó là sự
thơi thúc, là ý thức trách nhiệm của các nhà văn. Đối với Nguyễn Quang Thân,
ngoài viết về một số nhân vật lịch sử, ơng cịn viết về những con ngƣời hiện tại
đã từng gặp nhau trong chiến tranh, hay bản thân họ cũng đang chiêm nghiệm
lại chiến tranh. Nhà văn đi sâu vào những khoảng khắc đời thƣờng, những diễn
biến tâm lý của con ngƣời để tái hiện lịch sử, tái hiện thời đại. Hƣớng về quá
khứ để thắp sáng hơn ngọn lửa niềm tin và hi vọng trong tƣơng lai. Là ngƣời
luôn trăn trở, suy ngh trƣớc hiện thực và đời ngƣời, cảm hứng của nhà văn
cũng tuân theo dòng mạch suy ngh chiêm nghiệm ấy, “Nhân loại xƣa nay vốn
có thói quen quay mặt lại quá khứ phía sau để đi thụt lùi về phía trƣớc. Đi nhƣ
thế có thể chậm nhƣng nhờ q khứ soi đƣờng, con ngƣời đỡ lầm lạc, đỡ bơ vơ”
[57]. Ngh về quá khứ là cơ sở để nhìn nhận lại những đƣợc - mất của dân tộc,
thấy đƣợc những hi sinh mất mát của nhân dân, đồng thời thấy đƣợc ý ngh a
thiêng liêng của những hi sinh mất mát ấy.
Tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu đƣợc xem là tác phẩm viết thành công
về đề tài lịch sử của Nguyễn Quang Thân. Tác phẩm dƣờng nhƣ khơng có cốt
truyện. Những gì đƣợc kể ch là những chi tiết là nền cho những tâm trạng nhân
vật. Câu chuyện diễn ra ở một huyện lị của t nh Hà T nh từ giai đoạn Nhật làm
bá chủ Đông Dƣơng rồi hất cẳng Pháp cho đến những ngày đầu sau thời toàn
quốc kháng chiến. Đây là giai đoạn xẩy ra nhiều biến cố quan trọng đối với dân
tộc, ảnh hƣởng đến những thay đổi mang tính quyết định đối với số phận mỗi
con ngƣời. Chuyện Nhật hống hách chém ngƣời và tƣớc đoạt tài sản, chuyện
hàng vạn ngƣời chết đói, chuyện cách mạng bắt đầu vận động quần chúng để
giành chính quyền và những khó khăn trong bƣớc đầu khi mới giành chính



21

quyền đều đƣợc Nguyễn Quang Thân dựa vào tác phẩm. Đó là những sự kiện
có thật trong lịch sử chiến tranh ở nƣớc ta. Tuy nhiên, Nguyễn Quang Thân đã
không bị sa đà vào các sự kiện, không bị ngập chìm trong các sự kiện đó. Ơng
ch nêu lên một sự thật hiển nhiên: “đó là cả dân tộc tuy chƣa hiểu Đảng bao
nhiêu đã theo tiếng gọi của Đảng từ đáy lịng mình, chẳng phải do ai tun
truyền, khơng ch tầng lớp nghèo khổ, lao động mà ngay cả những ngƣời có tài
sản, thuộc tầng lớp mà ngƣời ta gọi là trí thức hay tầng lớp trên. Khơng phải
ngẫu nhiên mà việc lật đổ chính quyền cũ thay thế bằng chính quyền cách mạng
diễn ra khơng có tiếng súng, điều cực hiếm thấy trong một cuộc cách mạng. Rồi
những học sinh, những ngƣời có thể gọi là trí thức tham gia từ đầu vào cuộc đổi
đời, từng ngƣời một theo cách mạng vì khơng thể khắc phục cái thành kiến ăn
sâu từ trƣớc về quyền ăn trên ngồi trốc của những thành phần khác trong xã hội.
Cuộc chiến đấu với Pháp ch thu gọn trong một cuộc tập kích nhỏ, ném vài quả
lựu đạn mà không rõ kết quả ở đất Lào cách đây 60 km và bên ta có một ngƣời
chết, một ngƣời bị thƣơng”[41]. Câu chuyện hiện lên tự nhiên, sinh động vừa
nhƣ một câu chuyện thực vừa nhƣ đƣợc hƣ cấu, tƣởng tƣợng. Bởi thế, đi tìm
một sự xác thực có tính tƣ liệu nào đó về nạn đói và cơng cuộc cuớp chính
quyền ở Hà T nh thì sẽ là sai lầm. Bởi ở đây, Nguyễn Quang Thân ch chiêm
nghiệm nó, ch nêu sự thật hiển nhiên mà thơi, tính chất chiêm nghiệm đƣợc thể
hiện rõ nét.
Tiếp sau thành công của tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu, ông cho ra đời
tiểu thuyết Một thời hoa mẫu đơn. So với Con ngựa Mãn Châu, tiểu thuyết Một
thời hồ mẫu đơn có những trang viết mang tính triết luận khi đề cập về mối
quan hệ giữa hiện tại và quá khứ. Theo Lê Nhật Ký “Nguyễn Quang Thân cho
rằng những bi kịch xã hội hiện nay đều có nguồn gốc từ những lỗi lầm của ngày


22


qua. Anh muốn đi truy tìm cái quá trình hình thành ra chúng và báo động với
bạn đọc về nguy cơ ấy"[28]. Vì vậy, ngƣời đọc khi đọc với tiểu thuyết này cũng
sẽ thấy một thời chiến tranh, một thời bom đạn xuất hiện, nhƣng ch là xuất hiện
thông qua những nhân vật ở một thời điểm nào đó khi ngƣời ta chợt lặng im cho
quá khứ ùa về, chợt nhớ để liên tƣởng tới con ngƣời hiện tại. Ngồi trên tàu để
đi gặp ngƣời anh em - Minh, Huy đã gặp Tùng và kí ức về một thời chiến tranh
ác liệt sống lại trong anh. "Họ vừa ra khỏi trận Xuân Bồ… Bị tập kích bất ngờ,
địch dồn họ xuống bãi cát… hồng hơn mịt mù khói thuốc, lựu đạn". Hay:
"Trận đánh kết thúc khi kèn thu quân của địch vẳng lên từ phía trong làng… Cả
đại đội ch còn một phần ba quân số". Những hồi ức chiến tranh còn trở đi trở
lại nhiều lần trong anh và trong những ngƣời đã từng đi qua chiến tranh. Không
đi sâu vào sự kiện, Nguyễn Quang Thân ch nhắc về chiến tranh để liên tƣởng
tới con ngƣời hiện tại. Một ông Hiển cơ hội, đạp bằng mọi cách để có lợi cho
mình cả trong thời chiến lẫn thời bình. Một anh lính trinh sát - Tùng, đớn hèn
trong trận mạc và trong cuộc sống đời thƣờng cũng hết sức bạt mạng, đểu giả.
Nhắc đến những con ngƣời đó trong chiến tranh, để rồi tác giả không thể không
nhắc tới những ngƣời lính giàu phẩm chất tốt đẹp nhƣ Minh, Huy, Dung, những
phẩm chất đó qua chiến tranh nó lại càng rực rỡ hơn nữa trong cuộc sống hiện
tại, nhƣ chƣa bao giờ bị biến chất.
Sự chiêm nghiệm ấy có khi lại đƣợc biểu hiện trên một nét mới, không
ch viết về chiến tranh, nhìn về quá khứ hào hùng… mà chiêm nghiệm có khi
chính là sự nhìn nhận lại những gì đã qua của một thời, một đời. Trong tiểu
thuyết Ngoài khơi miền đất hứa cảm hứng lịch sử gần với cảm hứng thế sự
nhƣng không hẳn là cảm hứng thế sự. Tác giả viết về một thời, thời mà một trí
thức trắng tay, bế tắc khi khơng cịn một hi vọng nào vào những điều tốt đẹp.


23


Tuấn, trong cảnh cùng quẫn anh quyết định đi đào vàng, mong đi tìm một lối
thốt nhƣ những ngƣời Mỹ miền viễn Tây xƣa kia. Hay nhƣ Bích, một cơ gái
đẹp có tiền có quyền nhƣng phải sống trong mơi trƣờng đời sống vừa dữ dằn
vừa tù hãm, không thể chịu nổi, nàng đã tìm cách giải thốt bằng cách vƣợt
biên, để rồi phải gửi sự sống cho biển cả. Chiêm nghiệm là quá trình con ngƣời
nhớ lại những gì đã qua, để từ đó con ngƣời tự ý thức và hồn thiện mình. Cuộc
sống là trải dài những nỗi niềm, vui buồn, lúc nhẹ nhàng khi sâu lắng. Ranh giới
giữa cái thật giả, điều thiện ác… là hết sức mong manh, và nhiều lúc còn bị lẫn
lộn. Cuộc đời con ngƣời bao giờ cũng là sự tồn tại song hành giữa hai bờ buồn vui, đƣợc - mất, bi - hài, xấu - tốt. Tuy nhiên, tất cả những điều ấy không phải
đƣợc chia theo một tỷ lệ nào đó, mà có lúc nó khơng đƣợc phân tách, rạch ròi,
lẫn lộn vào nhau. Chúng là một thực thể sống có đủ cung bậc của chính cuộc
sống chúng ta mơ tả. Trƣớc những ma lực của cám dỗ, trƣớc những cạm bẫy,
con ngƣời cần phải t nh táo để nhìn nhận đánh giá. Bởi hơn ai hết, nhà văn rất
cần thiết phải có mặt ở trên đời để làm cơng việc cảnh t nh nhân loại và báo
trƣớc những tai hoạ, giúp con ngƣời tự nâng mình lên và sống tốt hơn.
Chiêm nghiệm về quá khứ lịch sử, về những điều đã qua cũng là cảm hứng nổi
bật trong nhiều tác phẩm của nhà văn. Con ngƣời tìm về quá khứ nhƣ là sự
mong muốn tìm lại nguyên nhân cái ác, cái xấu xa, đôi lúc là sự ngậm ngùi nhớ
tiếc. Và ch nhìn thẳng vào quá khứ, khắc phục những cái đó mới tránh đƣợc
thảm họa của nó, mới có thể thanh thản sống và hƣớng tới lẽ phải, điều thiện.
Là một ngƣời hay chiêm nghiệm và mẫn cảm với thời cuộc, Nguyễn Quang
Thân ln có những suy ngh sâu sắc về những gì đã trải qua, đặc biệt là về lịch
sử, thế nên trong khơng khí của hơm nay, ngh về ngày hôm nay, ngh về ngày
hôm qua cũng là những đòi hỏi thiết thực. Tiểu thuyết Hội thề đã ra đời trong


24

dịng cảm hứng đó. So với các tiểu thuyết trƣớc đó, ở Hội thề Nguyễn Quang
Thân đã có một hƣớng tiếp cận khác về lịch sử và nhân vật lịch sử, đó là góc

nhìn đời tƣ, đời thƣờng. Hay nói cách khác là góc nhìn phi sử thi. Chúng tơi sẽ
bàn kỹ hơn vấn đề này ở các chƣơng sau.

1.2. Một cái nhìn khái lƣợc về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đƣơng đại
1.2.1. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn đƣơng đại
Cho đến nay, trên thế giới cũng nhƣ ở nƣớc ta đang tồn tại nhiều quan
niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử, về cách viết truyện lịch sử. Về cơ bản, có
hai loại quan niệm: thứ nhất, luôn tôn trọng sự kiện lịch sử, từ đó hƣ cấu; thứ
hai, là khơng coi trọng sự thật lịch sử, coi lịch sử ch là cái cớ. Có thể xếp hầu
hết các tiểu thuyết lịch sử cổ điển của Trung Quốc vào trƣờng phái thứ nhất,
dẫu t lệ sự thật lịch sử và hƣ cấu đậm nhạt khác nhau, nhƣng sự thật lịch sử
không bao giờ quá ít. Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung) sáng
tạo theo t lệ “bảy thực ba hƣ” nhƣ chính tác giả tun bố. Cịn tác phẩm Thuỷ
hử (Thi Nại Am) thì phần hƣ cấu có phần nhiều hơn, có lẽ là “ba thực bảy hƣ”.
Đấy cũng là trƣờng hợp tiểu thuyết Pie Đại đế của nhà văn Nga A. Tolstoi. Có
ngƣời coi cuốn Pie Đại đế thuộc loại tiểu thuyết tơn trọng sự thật lịch sử, cịn
tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa thì thuộc loại tiểu thuyết viết theo nhãn quan
chính trị chính thống của thời đại mà tác giả đang sống. Ở đây, cần nói một
cách khách quan là, dù có tơn trọng sự kiện lịch sử đến mấy, nhà văn nếu không
bị chi phối bởi nhãn quan chính trị chính thống của thời đại thì cũng theo quan
điểm của chính mình, nên khơng thể nói những nhà tiểu thuyết theo trƣờng phái
này là hồn tồn tơn trọng lịch sử. Bởi chính các nhà viết sử – những ngƣời cần


25

tôn trọng lịch sử hơn ai hết cũng vậy và nhiều khi cịn bị phụ thuộc vào những
gì có khi chính họ khơng muốn. Nói về thể loại văn học lịch sử, ở Trung Quốc
và cả ở nƣớc ta ngày trƣớc, cịn có các thể ký, truyện, chí. Đọc những cuốn Sử
ký (Tƣ Mã Thiên) hay cuốn Đại Việt sử ký tồn thư (Ngơ S Liên), sẽ thấy nhiều

chỗ có sức hấp dẫn của tác phẩm văn học và có cảm tƣởng nhƣ đƣợc đọc những
trang tiểu thuyết. Điển hình cho trƣờng phái tiểu thuyết lịch sử thứ hai đã nói ở
trên, là nhà văn Pháp Alexandre Dumas (cha) với những tác phẩm Ba chàng
ngự lâm pháo thủ, Hoàng hậu Margo… Dumas từng nói: “Lịch sử là cái đinh, ở
đó tơi treo móc những bức tranh của tơi”. “Đi q” hơn nữa là lối viết dựa vào
các sự kiện lịch sử, nhƣng làm nó biến dạng hẳn đi, đó là các tiểu thuyết dã sử,
tiểu thuyết kiếm hiệp,… Với quan điểm nhƣ Dumas và các nhà viết truyện kiếm
hiệp, có lẽ không nên xếp tác phẩm của họ vào loại tiểu thuyết lịch sử, vì cái gọi
là lịch sử trong đó khơng thể tin cậy, với những ngƣời ít hiểu biết, thứ “lịch sử”
đó thậm chí cịn làm nguy hại tới nhận thức của họ. Nhƣ vậy, ch nên coi những
truyện thuộc loại coi trọng sự thật lịch sử là tiểu thuyết lịch sử đích thực, bởi ở
đó, nhà văn tái tạo lịch sử và chân dung nhân vật vốn đã định hình một cách
trung thực theo quan điểm lịch sử và cái nhìn tiên tiến, sự hƣ cấu nghệ thuật
không thể đi quá giới hạn cho phép.
Tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam lâu nay thƣờng viết về những sự kiện hào hùng
của đất nƣớc, những nhân vật anh hùng biểu tƣợng cho cái cao thƣợng và tinh
thần dân tộc, đƣợc thể hiện qua những chiến công hoặc sự nghiệp của họ. Thế
nên nhƣ nhà văn Nguyễn Xuân Khánh viết về Hồ Quý Ly và giờ đây nhƣ nhà
văn Lƣu Văn Khuê viết về Mạc Đăng Dung với cái nhìn cơng bằng đối với
những nhân vật ấy, là hiếm hoi, vì theo quan điểm phong kiến chính thống, thì
những nhân vật này là những nghịch thần, dám giết vua để chiếm ngai vàng,


×