Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP QUÁ TRÌNH THIẾT BỊ 1 (NHÀ MÁY) CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------------

BÁO CÁO

THỰC TẬP Q TRÌNH THIẾT BỊ 1
(NHÀ MÁY)
CƠNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ

Nhóm sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THANH AN
NGUYỄN THỊ THÚY HOA
NGUYỄN THỊ THÚY ANH
HUỲNH THỊ HỒNG CẨM
NHAN THÙY DUNG

Cần Thơ - năm 2017


2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
------------

BÁO CÁO

THỰC TẬP Q TRÌNH THIẾT BỊ 1
(NHÀ MÁY)


CƠNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ
Km 30, Xã La Ngà, Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai

Giảng viên hướng dẫn:

Nhóm sinh viên thực hiện:

Th. S LÊ TRÍ ÂN

NGUYỄN THANH AN

Th. S LÊ VŨ LAN PHƯƠNG

NGUYỄN THỊ THÚY HOA
NGUYỄN THỊ THÚY ANH
HUỲNH THỊ HỒNG CẨM
NHAN THÙY DUNG


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU BẢNG.........................................................................................vii
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................viii
1. GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ.............................................1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................1
1.2 Sơ lược về nguyên vật liệu...................................................................................1
1.2.1 Ngun liệu chính.........................................................................................1
1.2.2 Hóa chất hỗ trợ sản xuất................................................................................2
2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG
LA NGÀ........................................................................................................................ 4

2.1 Quy trình cơng nghệ sản xuất đường....................................................................4
2.2 Thuyết minh quy trình cơng nghệ tại cơng ty mía đường la ngà...........................6
3. THIẾT BỊ CƠNG NGHỆ CHÍNH SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ....................................7
3.1 Thiết bị dao băm...................................................................................................7
3.1.1 Cấu tạo..........................................................................................................7
3.1.2 Mục đích sử dụng..........................................................................................7
3.1.3 Nguyên lý hoạt động.....................................................................................7
3.1.4 Thông số kỹ thuật..........................................................................................7
3.2 Thiết bị búa đập....................................................................................................8
3.2.1 Cấu tạo..........................................................................................................8
3.2.2 Mục đích sử dụng..........................................................................................8
3.2.3 Ngun lý hoạt động.....................................................................................8
3.2.4 Thơng số kỹ thuật..........................................................................................8
3.3 Thiết bị ép............................................................................................................. 9
3.3.1 Cấu tạo..........................................................................................................9
3.3.2 Mục đích sử dụng..........................................................................................9
3.3.3 Nguyên lý hoạt động.....................................................................................9
3.3.4 Thông số kỹ thuật..........................................................................................9
3.4 Thiết bị gia nhiệt.................................................................................................10
3.4.1 Cấu tạo........................................................................................................10
ii


3.4.2 Mục đích sử dụng........................................................................................10
3.4.3 Ngun lý hoạt động...................................................................................10
3.4.4 Thơng số kỹ thuật........................................................................................11
3.5 Thiết bị lắng........................................................................................................11
3.5.1 Cấu tạo........................................................................................................11
3.5.2 Mục đích sử dụng........................................................................................11

3.5.3 Nguyên lý hoạt động...................................................................................11
3.5.4 Thông số kỹ thuật........................................................................................12
3.6 Thiết bị lọc bùn chân khơng...............................................................................12
3.6.1 Cấu tạo........................................................................................................12
3.6.2 Mục đích sử dụng........................................................................................12
3.6.3 Nguyên lý hoạt động...................................................................................12
3.6.4 Thông số kỹ thuật........................................................................................13
3.7 Thiết bị bốc hơi chân khơng...............................................................................13
3.7.1 Cấu tạo........................................................................................................13
3.7.2 Mục đích sử dụng........................................................................................14
3.7.3 Nguyên lý hoạt động...................................................................................14
3.7.4 Thông số kỹ thuật........................................................................................14
3.8 Nồi nấu đường chân không gián đoạn................................................................15
3.8.1 Cấu tạo........................................................................................................15
3.8.2 Mục đích sử dụng........................................................................................15
3.8.3 Ngun lý hoạt động...................................................................................15
3.8.4 Thơng số kỹ thuật........................................................................................15
3.9 Thiết bị trợ tinh...................................................................................................16
3.9.1 Cấu tạo........................................................................................................16
3.9.2 Mục đích sử dụng........................................................................................17
3.9.3 Nguyên lý hoạt động...................................................................................17
3.9.4 Thông số kỹ thuật........................................................................................17
3.10 Thiết bị ly tâm..................................................................................................18
3.10.1 Cấu tạo......................................................................................................18
3.10.2 Mục đích sử dụng......................................................................................18
iii


3.10.3 Nguyên lý hoạt động.................................................................................19
3.10.4 Thông số kỹ thuật......................................................................................19

3.11 Thiết bị sấy thùng quay....................................................................................20
3.11.1 Cấu tạo......................................................................................................20
3.11.2 Mục đích sử dụng......................................................................................21
3.11.3 Nguyên lý hoạt động.................................................................................21
3.11.4 Thông số kỹ thuật......................................................................................21
4. SỰ CỐ - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC...........................................21
4.1 Sự cố xảy ra trong quy trình sản xuất đường......................................................21
4.1.1 Những sự cố xảy ra trong công đoạn ép:.....................................................21
4.1.2 Những sự cố xảy ra trong cơng đoạn bốc hơi – hố chế:.............................23
4.1.3 Những sự cố xảy ra trong khâu nấu đường.................................................25
4.2 Sự cố xảy ra trong xử lý nước thải......................................................................26
4.2.1 Nhiều “tế bào sống lơ lững” xuất hiện và không thể lắng được..................26
4.2.2 Vỡ vụn bông bùn.........................................................................................26
4.2.3 Bông bùn lắng chậm:..................................................................................26
4.2.4 Hiện tượng bùn nặng...................................................................................26
4.2.5 Bùn nổi bể lắng ii/hoặc bể aeroten..............................................................26
4.2.6 Thiết kế bể lắng ii không tối ưu..................................................................27
4.2.7 Bùn tạo khối................................................................................................27
4.2.8 Bùn tạo khối zoogloea.................................................................................27
4.2.9 Bùn nổi do quá trình khử nitrate.................................................................27
4.2.10 Váng nổi do vs sợi norcadia......................................................................28
4.2.11 Bể lắng hoạt động không hiệu quả............................................................28
4.2.12 Bùn nặng...................................................................................................28
4.2.13 Tải trọng cao/thiếu oxy.............................................................................29
4.2.14 Ảnh hưởng độc chất..................................................................................29
4.2.15 Nhiều bông bùn mịn (phá vỡ kết bơng).....................................................29
PHỤ LỤC A: Hình ảnh các thiết bị...............................................................................1
PHỤ LỤC B: Sơ đồ mặt bằng công ty và sơ đồ phịng cháy chữa cháy tại cơng ty mía
đường la ngà.................................................................................................................7
iv



PHỤ LỤC C: Chu trình nước trong cơng nghệ..............................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................9

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Các thành phần có trong cây mía....................................................................2
Hình 2.1 Quy trình cơng nghệ sản xuất đường tại cơng ty mía đường LA NGÀ...........5
Hình 3.1 cấu tạo thiết bị bốc hơi chân khơng...............................................................13
Hình 3.2 Cấu tạo máy ly tâm gián đoạn.......................................................................18
Hình 3.3 Cấu tạo máy ly tâm liên tục...........................................................................18
Hình 3.4 Cấu tạo máy ly tâm gián đoạn.......................................................................20
Hình 4.1 Quy trình xử lý nước thải tại cơng ty mía đường LA NGÀ...........................30

vi


DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần hóa học có trong cây mía............................................................2

vii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trường Đại Học Kỹ

Thuật – Công Nghệ Cần Thơ, những người đã giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt
những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành
trang vô cùng quý báu trong tương lai. Đặc biệt em xin cảm ơn Thầy Lê Trí Ân đã tận
tình hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Công ty cổ phần mía đường La
Ngà nói chung và tồn thể các cơ chú, các anh chị trong phịng kỹ thuật cơng nghệ nói
riêng, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá
trình thực tập tại nhà máy. Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến chú Cừ phó phịng KT/KCS,
chú Phong Giám đốc điều hành, chú Dương đốc cơng ca A, cơ Thương quản lý phịng
thư viện, anh Tuấn bộ phận xử lý nước thải đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực tập ở nhà máy.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ
dựa vào lý thuyết đã học nên bài báo cáo chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những sai sót.
Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ quý Thầy, Cơ để kiến thức của em ngày
càng hồn thiện hơn. Giúp em rút ra được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng
vào thực tiễn một cách hiệu quả trong tương lai.
Em xin chân thành cám ơn!

viii


1. GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ

1.1 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển
Cơng ty cổ phần mía đường La Ngà nằm tại Km 35, Quốc lộ 20, Xã La Ngà ,
Huyện Định Quán, Tỉnh Đồng Nai. Thuộc tổng cơng ty mía đường II, Bộ Nơng
Nghiệp Và Phát Triển Nơng Thơn. Phía Bắc giáp trung tâm nghiên cứu nhiệt đới của
Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế, phía Nam giáp quốc lộ 20, phía Đơng giáp sơng La Ngà,
phía Tây giáp vùng dân cư. Với cơng suất thiết bị là 2000 tấn mía/ngày.
Ngày 21 tháng 11 năm 1979 Công Ty De - Dance - Sukeifabriker - DDS đã trúng

thầu và ký hợp đồng xây dựng nhà máy. Sau 5 năm xây dựng ngày 4 tháng 4 năm
1984 đã chính thức bắt đầu hoạt động. Thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước,
ngày 14/01/2000 thủ tướng chính phủ ra quyết định số 07/2000/QĐ-TTG chính thức
chuyển “Cơng ty mía đường La Ngà” thành “Cơng Ty Cổ Phần Mía Đường La Ngà”
hoạt động theo luật kinh doanh. Hiện nay công ty có vốn điều lệ là 82 tỷ đồng. Cơng ty
gồm có 7 phịng ban, 4 nhà máy cơng nghiệp và 3 nơng trường mía với tổng số cán bộ
cơng nhân viên là 800 người.

1.2 Sơ Lược Về Nguyên Vật Liệu
1.2.1 Nguyên Liệu Chính
Hiện nay nhà máy đang sử dụng nguồn nguyên liệu mía với các giống mía như sau:
MI, ROC, KOMUS, H39.
Đặc điểm của cây mía có chu kỳ sinh trưởng là 1 năm, thời kỳ mía đến độ chín từ
khoảng từ đầu tháng 11 năm trước cho đến cuối tháng 3 năm sau. Khi mía đến độ chín
thì trữ lượng có trong cây mía sẽ bị giảm đi rất nhiều, khi đó nếu đem chế biến thì sẽ
khơng mang lại hiệu quả kinh tế. Mặt khác, nếu mía được thu hoạch mà khơng chế
biến ngay thì dưới tác dụng của vi sinh vật, môi trường sẽ làm cho lượng đường có
trong mía sẽ bị mất đi, khi đó nếu đem vào chế biến cũng khơng có lợi. Chất lượng
mía được xác định bằng trữ lượng đường, mía đủ tiêu chuẩn vào sản xuất khi dự trữ
đường đạt trên 8.5 CCS.
Với đặc điểm của cây mía như vậy nên việc sản xuất phải tiến hành theo vụ. Thời
gian sản xuất tốt nhất là từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên sự chín
của mía cịn phụ thuộc vào giống mía và thời gian trồng. Khi mía chín là lúc lượng
đường trong than mía đạt tối đa và lượng đường khử cịn lại ít nhất qua biểu hiện là:
Hàm lượng đường giữa gốc và ngọn là xấp xỉ nhau, lá chuyển sang màu vàng, độ dài
của lá ngắn, các lá sít vào nhau, lóng mía ngắn dần, màu da mía trở nên bóng sậm lại,
phấn ít, thành phần chủ yếu của mía tuỳ theo từng giống, loại mía, điều kiện canh tác,
đất đai mà mía có thành phần khác nhau. Nói chung các thành phần trong cây mía
được phân bổ như sau:
1



Hình 1.1 Các thành phần có trong cây mía
Bảng 1.1 Thành phần hóa học có trong cây mía

Thành phần

Hàm lượng

Nước

70 – 75%



9 – 14%

Saccharose

10 – 16%

Glucose và fructose

0.3 – 2%

Các chất phi đường khác

1 – 3%

1.2.2 Hóa Chất Hỗ Trợ Sản Xuất

1.2.2.1. Vôi
 Làm trơ phản ứng axit của nước mía hỗn hợp và ngăn chặn sự chuyển hóa
đường sacaroza.
 Kết tủa hoặc đông tụ những chất không đường, đặc biệt protein, pectin, chất
màu và những axit tạo muối không tan.
 Phân hủy một số chất không đường, đặc biệt đường chuyển hóa, amit. Do đó,
để hạn chế sự phân hủy đường, cần có những phương án cho vơi thích hợp: cho vơi
vào nước mía lạnh, cho vơi vào nước mía nóng, cho vơi phân đoạn,…
 Tác dụng cơ học: những chất kết tủa được tạo thành có tác dụng kéo theo
những chất lơ lửng và những chất không đường khác.
 Sát trùng nước mía: với độ kiềm khi có 0.3 % CaO, phần lớn vi sinh vật không
sinh trưởng, tuy nhiên có trường hợp phải dùng đến lượng 0.8% CaO.
Trong sản xuất đường thơ bằng phương pháp vơi hóa thông thường, mức tiêu hao
CaO ở khoảng 500 đến 800 g/tấn mía. Cần xác định lượng vơi dùng theo hướng tối
thiểu để đạt được kết quả vơi hóa và làm sạch tốt nhất. Hàm lượng vôi trong chè trong
không được vượt quá 400 mg/lít.
2


1.2.2.2. Phosphat pentaoxit
 Hấp phụ chất keo và các chất khơng đường tác dụng làm sạch nước mía hỗn
hợp của H3PO4 hay Ca(H2PO4)2 là tạo chất kết tủa photphat canxi.
 Hấp phụ chất màu và giảm trị số độ màu: trong nước mía hỗn hợp có chất màu
hữu cơ, polyphenol, là sản phẩm phân hủy đường khử trong quá trình gia vơi, gia
nhiệt,…đều có thể bị Ca3(PO4)2 hấp phụ và loại đi, hiệu suất loại phụ thuộc hàm lượng
P2O5 trong nước mía hỗn hợp.
 Thúc đẩy tác dụng kết tủa và đơng tụ: Ca3(PO4)2 trong nước mía hỗn hợp có tỷ
trọng lớn có thể tăng nhanh tốc độ lắng và do đó hạt kết tủa lớn cịn cải thiện được tính
năng lọc. Nhưng khi hàm lượng P2O5 quá lớn (ví dụ > 600 ppm) thì gốc PO43- quá
nhiều sẽ tạo thành hạt kết tủa nhỏ, xốp làm tốc độ lắng chậm và lọc khó khăn.

Acid phosphoric được cho vào nước mía sau khi gia vơi làm giảm pH của nước
mía ban đầu từ 5,5 xuống còn 4,5 - 4,6 với liều lượng tùy trường hợp.

1.2.2.3. Chất trợ lắng tẩy màu đường talofloc L
Talofloc L làm giảm độ màu trước khi đến các cơng đoạn tẩy màu tiếp theo và có
hiệu quả trong việc giảm tiêu hao than hoạt tính, kéo dài thời gian các chu trình tẩy
màu theo phương pháp nhựa trao đổi ion. Thông thường Talofloc L thường được cấp
cho thùng lắng nổi.
Liều lượng sử dụng:
 Tùy theo yêu cầu độ màu ra của công đoạn lắng mà sử dụng Talofloc L cần
thiết.
 Liều lượng tối ưu khoảng từ 100 – 300 ppm tính theo Bx.

1.2.2.4. Chất trở lắng chìm Talosep A6XL
Chất trở lắng Talosep có vai trị liên kết và kéo các chất kết tủa vô cơ, chất keo
hữu cơ lơ lửng chìm nhanh xuống, từ đó tăng tốc độ lắng nước mía, tăng hiệu suất lắng
của thiết bị. Liều lượng sử dụng tùy vào trường hợp.

1.2.2.5. Chất chống đóng cặn Bussperse (Taloscale)
Chất Bussperse 2139 có vai trị kìm chế sự tạo cáu cặn trong các thiết bị bốc hơi
từ đó tăng hiệu suất bốc hơi và tạo điều kiện dễ dàng trong việc thông rửa thiết bị.
Liều lượng sử dụng:
Sử dụng 18 ppm tính theo trọng lượng nước mía hỗn hợp.

1.2.2.6. Bột trở lọc DIATOMIT
Bột trở lọc DIATOMIT là chất trợ lọc trong q trình lọc, có tác dụng làm tăng
hiệu suất thiết bị lọc.
3



2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ

2.1 Quy trình cơng nghệ sản xuất đường
Mía

Xử Lý

Hỗn hợp

Máy ép số 1

Gia Nhiệt 1

Máy ép số 2

Gia vơi chính

Máy ép số 3,4

Nước mía
số 3, số 4

Gia nhiệt 2

Lắng

Chè trong
Gia nhiệt 3


Bốc hơi
4 hiệu
Syro

Bã mía

Đường Non A

Về lò hơi

Ly Tâm A

Mật A

Đường A

Đường Non B

Mật B

Ly Tâm B

Đường B

Đường Non C

Mật C

Ly Tâm C


Đường C

4

Hòa Dung C

Magma B


Đường A

Tạo phản ứng

Lắng nổi

Lọc Auto

Lọc Than Cát

Lọc An Toàn 1

Cột tẩy màu
Resin A.1, 2, 3

Hóa chế

Gia nhiệt

Hịa Đường A


Đường Non R1

Mật R1

Ly Tâm R1

Đường R1

Đường Non RII

Mật RII

Ly Tâm RII

Đường RII

Đường Non RIII

Mật RIII

Ly Tâm RIII

Đường RIII

Đường
tinh
luyện

đường
trắng

cao
cấp

Cột tẩy màu
Resin S.1, 2, 3
Đường Non RIV
Lọc An Toàn 2
Mật RIV

Ly Tâm RIV

Đường RIV

Syro Luyện
Tùy theo độ màu
có thể sấy hoặc
hịa tan tẩy màu

Đưa về khâu nấu thơ

Hình 2.1 Quy trình cơng nghệ sản xuất đường tại cơng ty mía đường LA NGÀ

5


2.2 Thuyết Minh Quy Trình Cơng Nghệ Tại Cơng Ty Mía Đường La Ngà
Mía sau khi vận chuyển về nhà máy đầu tiên mía được khoan lấy mẫu để phân
tích độ pol, Bx, độ xơ và chữ đường, rồi đi đến cân để xác định khối lượng thu mua,
sau đó được đưa vào hệ thống xử lý bao gồm 1 thiết bị san bằng, 2 dao băm và 1 búa
đập để băm nhỏ và đánh tơi cho mía trở thành một khối chặt chẽ nhằm dễ dàng cung

cấp cho máy ép số 1 một cách đều đặn và liên tục. Nước mía thu được từ máy ép số 1
là nước mía đầu, bã sau khi ép số 1 tiếp tục vào máy ép số 2, bã mía ra khỏi máy ép số
2, được hệ thống băng tải chuyển bã vào máy ép số 3 và máy ép số 4. Tại máy ép số 3
cho bổ sung dịng nước nóng có nhiệt độ 700C để thẩm thấu bã tạo điều kiện trích ly
đường, để ly trích tối đa lượng đường trong bã. Bã mía ra khỏi máy ép số 3, được cho
vào máy ép số 4, bã từ máy số 4 có độ ẩm < 50% làm ngun liệu đốt lị. Nước mía ép
đầu + nước mía ép số 2 + nước ép mía số 3 + nước mía ép số 4 gộp chung lại gọi là
nước mía hỗn hợp được gia vơi sơ bộ có pH 6,4 ÷ 6,8 và bổ sung thêm lượng P 2O5 đạt
300 ÷ 350 ppm trước khi cung cấp cho công đoạn làm sạch lắng trong.
Nước mía hỗn hợp tiếp tục đi qua các giai đoạn gia nhiệt 1, gia vơi đạt 7,2 ÷ 8,5,
nhiệt độ 70 ÷ 800C để tạo phản ứng kết tủa CaSO 3, Ca3(PO4)2, gia nhiệt lần 2 nâng
nhiệt độ lên 102 ÷ 1050C nhằm ổn định hạt kết tủa trước khi đưa vào thiết bị lắng phân
ly thể rắn và thể lỏng để loại tạp chất trong nước mía. Sau khi qua lắng ta được chè
trong và bùn loãng. Chè trong được gia nhiệt lần 3 có nhiệt độ 105 ÷ 110 0C, sau đó
đưa vào thiết bị bốc hơi 4 hiệu nhằm nâng Brix mật chè lên 58 ÷ 65%. Để tận thu phần
đường còn lại trong bùn, bùn lỗng được cho qua hệ thống lọc chân khơng, phần nước
đường thu được gọi là chè lọc bùn, bã bùn sau lọc làm nguyên liệu sản xuất phân hưu
cơ vi sinh.
Nước mía sau khi bốc hơi gọi là syro đưa qua nấu đường thô 3 hệ A, B, C, sản
phẩm của công đoạn này gồm đường mơ và mật rỉ. Mật rỉ là sản phẩm cuối cùng của
dây chuyền sản xuất đường thô làm nguyên liệu cung cấp cho công nghệ sản xuất men,
cồn, rượu… Một phần đường mơ được đóng bao tiêu thụ, 2 phần cịn lại được hịa tan
có brix 55 ÷ 60% làm ngun liệu sản xuất đường luyện. Dung dịch hịa tan sẽ qua
cơng đoạn hóa chế để bổ sung chất trợ lắng, gia nhiệt đạt nhiệt độ 80 ÷ 82 0C, pH
khoảng 6,6 ÷ 7 trước khi vào lắng nổi nhằm loại các tạp chất lơ lửng, các chất màu.
Syro sau khi qua lắng nổi sẽ đi vào các bộ lọc: lọc DBF, lọc Auto, lọc than cát để
loại bỏ các chất cặn bã, các chất lơ lững chưa loại được hoàn toàn trong giai đoạn lắng,
sau đó được đưa vào hệ thống nhựa Resin trao đổi ion tẩy màu. Ở cuối cơng đoạn hóa
chế Syro sẽ lọc Check Filter để lọc kiểm tra lần cuối với mục đích loại bỏ các cặn mịn,
các mảnh vỡ hạt Resin nhằm tăng độ tinh khiết cho Syro tinh. Syro sau khi hóa chế có

độ màu nhỏ hơn 100 ICUMSA được cung cấp cho công đoạn nấu đường luyện 4 hệ:
RI, RII, RIII, RIV. Đường luyện được phối trộn cho ra 2 loại sản phẩm: đường tinh
luyện (đường RE), đường trắng cao cấp đạt các chỉ tiêu chất lượng qui định. Mật ly
6


tâm từ đường non RIV sẽ đưa ngược về khâu nấu đường thô để phối liệu nấu đường
non A.

7


3. THIẾT BỊ CƠNG NGHỆ CHÍNH SỬ DỤNG TRONG CƠNG NGHỆ
SẢN XUẤT ĐƯỜNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LA NGÀ

3.1 Thiết Bị Dao Băm
3.1.1 Cấu tạo
Gồm 1 trục to, tiết diện hình 6 góc, 2 đầu nằm trên 2 vòng bi, trên trục được gắn
hoặc được hàn tay quay. Trên các tay quay này có gắn 2 lưỡi dao đối xứng nhau so với
trục. Tay quay thứ 2 so với 2 tay quay đầu cách nhau 60 độ nếu trục 6 góc, tay tiếp
cách nhau 60 độ và tiếp theo như thế. Như vậy, dao sẽ có 36 tay hay 72 dao phân bố ở
sáu nửa mặt phẳng xuyên tâm khác nhau.

3.1.2 Mục đích sử dụng
Giúp băm mía thành từng mãnh nhỏ vừa và ngắn, mía được xếp thành khối chặt
chẽ, giúp cho việc ép mía được dễ dàng hơn. Làm tăng năng lực và tăng hiệu suất ép.

3.1.3 Nguyên lý hoạt động
Mía sau khi đã được xử lý sơ bộ ở bàn lùa được đưa đến băng tải I qua dao băm
I, quay ngược chiều với băng tải nên mía được các lưỡi dao xé tơi thành những mãnh

vụn, thân mía chưa hồn tồn xé tơi hết cịn lại những thanh mía lớn, tiếp tục nhờ băng
tải II chuyển vào dao băm II. Tại đây dao băm cũng quay ngược chiều mía vào nhờ
dao băm II có số lượng lưỡi dao nhiều hơn nên băm triệt để hơn. Thân cây mía sau khi
băm được băng tải cao su đưa vào hệ thống hệ thống búa đập.

3.1.4 Thông số kỹ thuật
Dao chặt I: được bố trí theo từng cặp đối xứng, các loại lưới dao được gắn trên
giá liền với trục quay.
Các thông số kỹ thuật:






Số lưỡi dao: 28
Đường kính làm việc: 1524 mm.
Chiều rộng làm việc: 1520 mm.
Khoảng cách ngắn nhất từ lưỡi dao đến băng tải: 230 mm.
Tốc độ quay: 600 vòng/phút.

Dao chặt II: cấu tạo giống như dao chặt I, nhưng số lưỡi nhiều gấp đôi dao chặt I
và khoảng cách ngắn nhất từ lưỡi dao đến băng tải là 25 mm. Bộ truyền động dao chặt
mía (hai dao giống nhau). Truyền động với tuabin hơi nước với bộ giảm tốc bên trong
đến tốc độ dao bằng: 600 vòng/phút.

8


3.2 Thiết Bị Búa Đập

3.2.1 Cấu tạo
Là các thanh thép thẳng hình vng có thể có nhiều búa, mỗi búa nặng 4 kg. Là
dạng máy từ các búa xoay, lắp thành hàng song song, xung quanh trục quay bằng thép,
đặt trong vỏ máy hình trụ, mặt cắt ngang hình máng. Bên sườn của vỏ có gắn nhiều
miếng sắt dọc theo thân máy và được coi là các tấm kê, đầu búa được điều chỉnh rất
thận trọng. Mía đưa vào cửa trên và ra cửa dưới.
Búa đập gồm một roto quay từ 500, 1000, 1500 vòng/phút. Roto mang các búa ở
khoảng cách rất hẹp là tấm đe, đe là tấm tôn uốn hình răng cưa hay là các thanh chữ
nhật bắt kế nhau.

3.2.2 Mục đích sử dụng
Làm xé nát, đánh tơi các tế bào của mía cây. Giúp cho việc nâng cao công suất
ép, tăng tổng thu hồi và cải thiện các chế độ nặng nề trong hoạt động của các máy ép,
các thiết bị sau nó ở mức đáng kể.

3.2.3 Nguyên lý hoạt động
Sau khi qua dao chặt, mía vẫn chưa đủ nhỏ để đưa vào ép nên cần phải qua búa
đánh tơi để tiếp tục xé nhỏ nhưng không làm thất thốt nước mía. Trước khi đến búa
đánh tơi, mía được cho qua bộ phận tách từ nhằm loại bỏ những mẫu kim loại lẫn
trong mía nguyên liệu. Búa đánh tơi đặt ở cuối tải 2 và đầu tải 3. Búa đánh tơi là một
dạng búa xoay, bên sườn của vỏ có gắn nhiều miếng sắt dọc theo thân máy và được coi
là tấm kê của búa. Độ xé tơi sau khi qua búa đạt từ 80-85%. Tùy vào cơng suất ấn định
và tính chất của mía, đặc biệt là độ xơ của mía mà người ta điều chỉnh độ hở của đe và
búa đập cho phù hợp.

3.2.4 Thông số kỹ thuật










Đường kính: 1400 mm.
Chiều rộng làm việc: 1530 mm.
Tổng số lưỡi búa: 216 lưỡi (27 lưỡi*8 hàng)
Khe: 90 mm (có thể điều chỉnh được)
Khoảng cách ngắn nhất từ mũi lưới búa đến băng tải: 700 mm.
Chiều dài tác dụng làm việc của lưỡi búa: 185 mm.
Công suất làm việc: >2000 tấn/ngày.
Động cơ điện P = 245KW, n = 735 vòng/phút.

9


3.3 Thiết Bị Ép
3.3.1 Cấu tạo
Máy ép sơ bộ có cấu tạo 4 trục, trong đó 3 trục làm việc chính, một trục dùng để
tiếp mía cưỡng bức và chống ngẹt mía. Lõi trục làm bằng thép đặc biệt, vỏ trục làm
bằng gang xám.
Máy ép có hệ thống lược đáy, lược đỉnh, lược tách rời các vành chắn nước mía,
chắn bã được lặp ở 2 đầu trục. Hệ thống gối đỡ dùng bằng Coussine và được bôi trơn
bằng mỡ chịu nhiệt (BMX2). Nhiệt độ cho phép của nước làm mát Coussine 55oC. Hệ
thống nén đỉnh được kết hợp giữa dầu thủy lực và hỗn hợp khí Nitrogene để tạo nên
quá trình đẳng áp trong khi làm việc có tải cũng như lúc khơng tải.

3.3.2 Mục đích sử dụng
Hệ thống 4 máy ép trong đó máy ép I và máy ép II là máy ép dập, mục đích của

hai máy ép này là vừa ép dập, vừa xé tế bào mía. Do đó ở máy ép I và máy ép II có
răng và rảnh răng dài và sâu hơn, to hơn so với máy ép III và IV. Còn máy ép III và IV
là hai máy ép kiệt. Mục đích của hai máy này là lấy kiệt lượng đường có trong bã mía
đến múc tối đa cho phép. Vì vậy ở máy ép III và IV có răng và rảnh răng nhỏ hơn.

3.3.3 Nguyên lý hoạt động
Hệ thống máy ép gồm 4 bộ trục ép, mỗi bộ trục ép gồm 2 trục ép. Trước trục 2,
3, 4 có 2 trục xới mía có tác dụng xới mía và kéo mía vào trục ép nhằm giúp trục ép
nhận nguyên liệu dễ dàng và tạo điều kiện thẩm thấu tốt. Ở mỗi bộ trục ép có xilanh
thủy lực điều chỉnh miệng ép. Mía theo băng tải 3 đến trục nạp liệu của máy ép, gồm 4
trục ép nằm liền kề nhau, bộ trục ép 1 có gắn một cặp nạp liệu cưỡng bức và một rulo
tiếp liệu phía dưới. Sau đó qua bộ trục ép 2, 3, 4. Ở trục nạp liệu của bộ trục ép 3 có
gắn đường ống dẫn nước nóng thẩm thấu (700C) vào nguyên liệu theo hướng từ dưới
lên nhằm tách hết đường trong nguyên liệu. Nước mía ra khỏi bộ trục ép 3 sẽ tuần
hoàn về trục nạp liệu của bộ trục ép 4 để thẩm thấu cho ép 4. Nước mía ra khỏi bộ trục
ép 4 sẽ tuần hoàn về trục nạp liệu của bộ trục ép 2 để thẩm thấu cho ép 2. Nước mía ra
khỏi bộ trục ép 1, 2 còn lẫn rất nhiều bã sẽ được máy bơm bơm lên thiết bị lọc vụn
cám mía. Bã mía ra khỏi hệ thống ép (có độ ẩm phải thấp hơn 50%) sẽ được dẫn qua lò
hơi để làm nguyên liệu đốt.

3.3.4 Thông số kỹ thuật
3.3.4.1. Máy ép 1, 2
Các thông số kỹ thuật:
 Chiều dài làm việc: 1530 mm.
 Đường kính võ trục: 876 mm.
10










Bước răng trên vỏ trục: 50 mm.
Chiều cao răng: 45 mm.
Rãng thốt nước mía: 5*25 mm.
Rãng chữ V để kéo mía có góc: 1470 (a = 1470)
Vận tốc góc: 3.8 - 4.5 vịng/phút.
Năng suất ép: 87 tấn mía/giờ (>2000 tấn/ngày).

3.3.4.2. Máy ép 3, 4
Có cấu tạo như của máy ép 1, 2, 3. Do là máy ép cuối cùng nên một số thơng số
thơng số kỹ thuật có khác:
 Bước răng của trục ép nhỏ hơn = 25 mm.
 Chiều cao răng cũng nhỏ hơn: 18,5 mm.
 Khe hở làm việc của trục trước với trục đỉnh và trục sau với trục đỉnh cũng nhỏ
hơn so với máy ép 1,2,3.
 Miệng vào (khe hở giữa trục trước với trục đỉnh): 7 - 8 mm.
 Miệng ra (khe hở giữa trục sau với trục đỉnh): 24 - 25 mm.

3.4 Thiết Bị Gia Nhiệt
3.4.1 Cấu tạo
Gồm chùm ống lắp vào vỉ ống được bọc ngồi bằng vỏ hình trụ, hai đầu có nắp
đậy. Trong thiết bị có hai khơng gian riêng biệt: một không gian gồm khoảng trống
bên trong vỏ không bị ống chiếm chỗ (khoảng không gian giữa vác vỉ ống) và không
gian gồm phần rỗng ở trong các ống và hai không gian giới hạn giữa vỉ ống với nắp
(không gian trong ống). Trong mỗi khơng gian có một lưu thể chuyển động, chúng
trao đổi nhiệt với nhau qua các thành ống truyền nhiệt. Nếu căn cứ vào vị trí của chúng

thì chúng ta có thể chia thành các loại: ống chùm nằm ngang, thẳng đứng hay nằm
ngiêng. Nhưng nếu dựa vào kết cấu cụ thể ta có thể chia làm các loại sau đây: loại nắp
cứng và loại nắp mềm.

3.4.2 Mục đích sử dụng
Cũng giống như bộ hâm, nhiệm vụ của gia nhiệt là đưa nước mía đến một nhiệt
độ thích hợp chuẩn bị cho dây chuyền sau.

3.4.3 Nguyên lý hoạt động
Nước mía hỗn hợp được bơm vào hệ thống gia nhiệt, hơi thứ từ hiệu I, II sẽ làm
cấp nhiệt trực tiếp cho nước mía hỗn hợp.
 Gia nhiệt I: Dùng để đun nóng nước mía từ 55 0C lên 700C sử dụng hơi thứ của
hiệu II.
11


 Gia nhiệt II: Dùng để đun nóng nước mía lên 102 ÷ 105 sau khi đã gia vơi chính
xong. Dùng hơi thứ của bốc hơi hiệu II.
 Gia nhiệt III: Dùng để gia nhiệt nước chè trong sau khi qua lắng lên 105 ÷
0
110 C . Dùng hơi thứ từ turbine và từ buồng đốt của bốc hơi hiệu I.

3.4.4 Thơng số kỹ thuật












Diện tích truyền nhiệt: 100 m2/bình.
Đường kính ống truyền nhiệt: Φ 35/38 mm.
Chiều dài ống truyền nhiệt: 5000 mm.
Đường kính vỏ bình: 800 mm.
Chiều dài tổng cộng cả vỏ: 6000 mm.
Số ống truyền nhiệt ở gia nhiệt I: 132 ống /bình.
Số ống truyền nhiệt ở gia nhiệt II: 185 ống /bình.
Số ống truyền nhiệt ở gia nhiệt III: 228 ống /bình.
Số vịng quay tuần hồn: 8 vịng.
Vật liệu chế tạo vỏ bình bằng thép, ống truyền nhiệt bằng thép không rỉ.

Phương pháp lắp ghép: Các ống truyền nhiệt được gắn theo kiểu ống chùm thẳng
đứng gắn vào hai đầu của bình trên mặt vỉ theo phương pháp nóng. Phía trên và phía
dưới có gắn nắp đậy theo kiểu bản lề.

3.5 Thiết Bị Lắng
3.5.1 Cấu tạo
Thiết bị gồm có 5 tầng: tầng trên là tầng dự bị có tác dụng tập trung tất cả chất kết
tủa, tầng đáy là tầng cô đặc nước bùn, 3 tầng giữa là tầng lắng. Trục trung tâm dùng
chuyển động cánh khuấy.
Ưu điểm: nước mía phân bố đều các ngăn, lắng tương đối ổn định. Nước bùn và nước
trong chảy ra riêng biệt, khơng bị đục, nước mía trong tương đối sáng màu, nước bùn
nồng độ tương đối cao.
Khuyết điểm: Lượng xử theo đơn vị diện tích khơng lớn, ngăn cuối làm việc khá nặng,
thời gian lưu của nước mía trong thiết bị khá lâu, ảnh hưởng đến màu sắc của nước
mía trong.


3.5.2 Mục đích sử dụng
Dùng để lắng trong nước mía sau khi đã gia vơi. Bồn có bốn ngăn giống nhau và
được bố trí chồng lên nhau, có đường ống tháo sản phẩm riêng và tháo bùn riêng. Bên
trong thùng có ống trung tâm dùng để phân phối nước mía cho từng ngăn thông qua
van liên thông, ở đáy mỗi ngăn có gắn các cánh quạt để gạt bùn vào giếng bùn, cánh
gạt được gắn vào ống trung tâm.
12


3.5.3 Nguyên lý hoạt động
Nước mía sau khi gia nhiệt II đưa qua thiết bị tản khí rồi qua thiết bị lắng bằng đường
ống theo phương pháp tiếp tuyến, cho thêm chất trợ lắng. Trong dung dịch nước mía
chất keo tụ mang điện tích âm, những anion của các chất này tương tác tĩnh điện với
chât rắn không đường trong nước mía, hấp thụ nhiều hạt rắn rất bé vào kết cấu mạng
lưới có phân tử lượng lớn của nó nên lắng nhanh, mặt khác trong nước mía có một
lượng ít P2O5 và được cấp H3PO4 ở thùng nước mía hỗn hợp tạo CaHPO 4 là chất hấp
thụ tạp chất tốt, nếu lượng axit này đưa vào nhiều quá làm trương bùn, nếu ít q
khơng đủ tạo kết tủa. Nước mía chảy vào ống trung tâm và dâng dần lên các ngăn, mỗi
ngăn có bố trí các cánh gạt bùn ra các vách ngăn, nhờ các cánh gạt bùn sole nhau gạt
xuống theo một rãnh lắng xuống dưới. Nước mía trong ở các ngăn được hút theo
đường ống chảy về lưới lọc sàng cong để loại bọt, chủ yếu lấy nước trong ra ở các
ngăn 2,3,4,5 ít lấy ngăn cuối cùng. Để theo dõi lượng nước vào và ra nhờ phao, công
suất lắng phụ thuộc vào công suất ép. Nước chè trong sau khi qua lưới lọc về thùng
chứa để bơm gia nhiệt lần III. Còn bùn đi qua thùng lọc chân khơng để lọc nước mía
cịn đọng lại.

3.5.4 Thơng số kỹ thuật








Dung tích bồn lắng: 237 m3
Đường kính: 7400 mm.
Chiều cao: 5500 mm.
Công suất bơm bùn: P = 5,5 kw.
Công suất cánh quạt: P = 1,1 kw.
Cánh quạt qua hợp giảm tốc của cánh gạt xuống còn 12 vg/giờ. Nhằm mục đích
gạt được bùn nhưng khơng làm đục nước mía.

3.6 Thiết Bị Lọc Bùn Chân Khơng
3.6.1 Cấu tạo
Là thiết bị lọc chân không thùng quay đặt trên bể lọc có các lỗ nối với các ống
dẫn về các ống trung tâm. Các ống trung tâm dẫn đến một đầu phân phối nối với bơm
chân khơng. Có cánh khuấy dưới đáy để tránh các kết tủa lắng xuống đáy. Ngoài ra
cịn có các ống nước rửa và dao gạt bùn, lưới lọc bùn.

3.6.2 Mục đích sử dụng
Để ly trích lượng đường còn lại trong bùn người ta sử dụng máy lọc bùn chân
không để phân riêng hệ rắn (bùn, tạp chất,…) và hệ lỏng (mật đường,..).

3.6.3 Nguyên lý hoạt động
Thiết bị lọc bùn chân không thùng quay gồm 1 thùng rỗng, bề mặt thùng có phủ
1 tấm lưới thép có nhiều lỗ nhỏ. Thùng quay gồm 2 phần chính: phần tĩnh và phần
13



động. Phần tĩnh bao gồm 3 vùng: vùng chân không mạnh, vùng chân khơng yếu, và
vùng khóa chân khơng. Vùng chân khơng mạnh nằm hướng xuống dưới máng chứa
bùn có tác dụng hút bùn dính chặt vào lớp lưới của thùng quay. Sau đó, thùng sẽ quay
lên, qua vùng chân khơng yếu, ở vùng này sẽ có nước nóng phun vào để thu hồi lượng
nước mía cịn tích tụ trong bùn. Sau đó, thùng sẽ quay tiếp và sẽ vào vùng khóa chân
khơng, ở đây, do khơng cịn chân khơng để giữ chặt bùn ở lớp lưới nên lớp bùn dễ
dàng bị cần gạt bùn tách ra, bùn sẽ bị 1 dàn phun nước cuốn trôi bùn xuống bể lắng
bùn. Phần động gồm 24 ống rỗng, trên thân mỗi ống có 4 lỗ nhỏ, tổng cộng là 96 lỗ
nhỏ. Các ống này thông với thiết bị cân bằng áp suất ở một đầu ống. Như vậy, bên
trong ống có áp suất thấp hơn áp suất khí quyển, các ống có lỗ này sẽ chuyển động
cùng với thùng quay và sẽ hút bùn lên với các ống ở vị trí vùng chân khơng mạnh, sẽ
được phun nước nóng để rửa bùn ở vị trí vùng chân khơng yếu, và sẽ được gạt bỏ bùn
bám nếu ở vị trí khóa chân khơng. Ở máng chứa bùn có 1 cánh khuấy để khuấy đều
bùn, tránh để bùn lắng xuống đáy máng. Trước khi bùn được bơm vào máng, bùn được
chuyển lên vích tải ở phía trên, tại đây, sẽ được bổ sung thêm 1 lượng bã mịn được
thổi qua từ bên lò hơi. Tác dụng của lớp bã mịn này là tạo cấu trúc xốp có các ống mao
dẫn trong lớp bùn để cho nước nóng có thể dễ dàng len lỏi vào trong để cuốn trơi đi
lượng nước mía cịn dính lại. Nước lọc bùn sẽ được bơm về bồn chứa nước mía hỗn
hợp.

3.6.4 Thơng số kỹ thuật







Diện tích bề mặt hút lọc: 55 m2
Đường kính trống: 3000 mm

Chiều dài trống: 6000 mm
Tốc độ quay 0.5 v/p
Năng suất: 26 m2/giờ
Kích thước (L x W x H): 9000 x 3900 x 4100

3.7 Thiết Bị Bốc Hơi Chân Không

6

3.7.1 Cấu tạo
8

7

9
11
3

5
4

14
2


1 - Ống nước mía vào
2 - Ống nước mía ngưng tụ
3 - Ống hơi vào

Hình 3.1 cấu tạo thiết bị bốc hơi chân

không

4 - Ống truyền nhiệt
5 - Ống tuần hồn trung tâm

3.7.2

Mục đích sử dụng

6 – Bộ phận thu hồi đương

Mục đích của hệ thống cơ đặc là bốc
hơi
nước mía có nồng độ Bx 60 - 65%.
Nếu Bx đạt thấp < 55% sẽ làm mất
8 – Giọt lọc trở vè
cân
bằng dây chuyền sản xuất, do nấu
9 – Kính theo dõi mực chất lỏng
đường khơng kịp. Vì nấu đường kết
thành tinh hạt tốt nhất khi Bx >78
10 - Ống nước chẻ ra
nhưng khi cô đặc đến nồng độ Bx >70
11 - Ống thốt khí khơng ngưng
đường bắt đầu kết tinh và như vậy
đường kết tinh sẽ đọng lại trong đường
ống và trong bơm gây khó khăn cho q trình lưu chuyển. Tại công ty đường La Ngà,
do công đoạn trích ly dùng phương pháp ép kết hợp khuếch tán đã dùng một lượng
nước thẩm thấu khá lớn như đã trình bày phần trên. Trong khi nước chè trong sau khi
làm sạch có Bx= 13-15 trước khi qua cơng đoạn kết tinh người ta chọn nồng độ Bx=

60-65.
7 - Ống hơi thứ

Để khỏi bị chuyển hóa đường, trong q trình bốc hơi yêu cầu phải có tốc độ bốc
hơi cao (nhanh) liên tục và ổn định. Ở La Ngà sử dụng phương pháp bốc hơi chân
khơng 4 hiệu. Trong đó có 2 nồi hiệu 4 (một nồi để dự phịng).

3.7.3 Nguyên lý hoạt động
Nước chè trong từ sàng rung có to = 95 - 98oC và Bx = 13 - 15% được đưa qua
gia nhiệt III để có t0 = 1050C sau đó được đưa vào hệ thống bình bốc hơi liên tục với
hệ thống bốc hơi 4 hiệu.
Theo nguyên lý tạo chân khơng ở các bình cao dần từ hiệu I đến hiệu IV để nước
syro tự đi được từ hiệu I qua hiệu II, III và IV do sự chênh lệch áp suất nhiệt độ sơi của
từng bình cần có cũng giảm dần. Khi siro ra khỏi hệ thống, nhiệt độ đã giảm. Hơi đốt
sử dụng cho bốc hơi là hơi thứ sau các tuabin đã giảm ổn và giảm áp. Thường hơi có
nhiệt độ t0 = 110 – 1200C, áp suất P < 1 kg/cm 2. Ngoài ra, khi cần thiết người ta cũng
mở thêm một lượng hơi sống (hơi sống = hơi cao áp có t 0 = 3250C và áp suất hơi P =
23 bar) sau khi đã được giảm ổn, giảm áp. Hơi đốt được đưa vào bình bốc hơi hiệu I
và hơi bốc lên khi ra khỏi hiệu I sẽ làm hơi đốt cho hiệu II. Cứ như vậy, hơi đốt cấp
cho hiệu 3 và hơi đốt cấp cho hiệu 4 là hơi thứ sau hiệu 3.
15


×