Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận môn kinh tế chính trị Mác Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.52 KB, 14 trang )

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

    

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN HỌC : KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN
ĐỀ TÀI
LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HĨA

Sinh viên : Nguyễn Hồng Thanh Trang
Lớp

: TA47A2.

MSSV

: TA47A1-0456

Giáo viên hướng dẫn : Đặng Thị Phương Duyên
1


Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2021

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………….. 3
1. Tính cấp thiết của vấn …………………………………………………………… 3
2. Đối tượng, phạm vi , mục đích nghiên cứu ……………………………………… .. 3
NỘI DUNG ……………………………………………………………………………4


LÍ LUẬN CHUNG ……………………………………………………………….4
CHƯƠNG I. LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ …………………………………………….. 5
I . Các khái niệm ………………………………………………………………… 5
1. Khái niệm hàng hóa ………………………………………………………….. 5
2. Khái niệm giá trị hàng hóa ………………………………………………….. 5
3. Lượng giá trị hàng hóa và Thước đo lượng giá trị của hàng hóa ………….. 6
II . Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá ………………………… 6
CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ

…………………………………………………………… 8

I. Liên hệ tình hình năng suất lao động của Việt Nam hiện nay ………………….. 8
1. Thực trạng ……………………………………………………………………. 8
2. Nguyên Nhân ………………………………………………………………… 9
3. Giải pháp ………………………………………………………………….
II. Liên hệ bản thân
KẾT LUẬN

10

…………………………………………………………….. 12

……………………………………………………………………

13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………….. 13

2



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề.
Việt Nam ta là một đất nước đi lên từ nền nông nghiệp, với những tập quán canh tác
nhỏ lẻ lạc hậu, lại chịu nhiều thiệt hại của chiến tranh nên gặp rất nhiều khó khăn trong q
trình xây dựng và phát triển. Từ năm 1986, Đảng và nhà nước đã quyết định chính sách đổi
mới đất nước và đạt được nhiều thành tựu. Bên cạnh đó vẫn cịn nhều khó khăn trong quá
trình phát triển đặc biệt là lao động lành nghề, sản xuất với công nghệ đơn giản nên lượng
giá trị hàng hóa cao mà giá trị sử dụng lại thấp, khơng đáp ứng được nhu cầu trong nước
cũng như ngồi nước. Ví dụ như: gạo ở Việt Nam sản xuất với thời gian lao động xã hội
cần thiết lớn, nhiều nhân lực, nhưng chất lượng gạo lại không cao, bán với giá thấp trên thị
trường thế giới. Từ đó đặt ra một yêu cầu làm thế nào để làm giảm lượng giá trị mà vẫn giữ
nguyên hoặc tăng thêm giá trị của hàng hóa .
Với lý do đó em chọn đề tài Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng giá trị hàng hóa làm đề tài cho bài tiểu luận kinh tế chính trị Mác- Lênin của mình.
2. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Các khái niệm liên quan đến hàng hóa, lượng giá trị hàng hóa,các
nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa , tình hình năng suất lao động ở Việt Nam
hiện nay.
Phạm vi : Chủ yếu được nghiên cứu trong giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Mục đích : - Trả lời cho câu hỏi được đặt ra ở Tính cấp thiết của vấn đề
- Cung cấp hiểu biết về vấn đề liên quan đến hàng hóa và đưa ra cái nhìn tổng
quan về tình hình năng suất lao động ở Việt Nam . Từ đó đề ra phương hướng cho năng suất
lao động Việt Nam

3


NỘI DUNG

LÍ LUẬN CHUNG
Hàng hóa đóng vai trị rất quan trọng trong xã hội. Bất kỳ một hình thái xã hội nào
cũng liên quan đến hàng hóa. Hàng hóa ra đời khi con người có sự phát tiển nhất định.
Đánh dấu cho sự ra đời của hàng hóa là sự hình thành các bộ lạc và bắt đầu trao đổi cho
nhau để đảm bảo sự sinh tồn. Bởi lẽ là một sinh vật sống, con người cần có nhu cầu ăn
uống, mặc, ở ,đi lại,.v.v…và một cá nhân hay một nhóm người nào đó khơng thể tự sản xuất
tất cả mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của mình. Để thỏa mãn họ phải tự trao đổi với nhau. Vậy
hàng hóa ra đời từ nhu cầu cấp thiết, khơng thể thiếu của cuộc sống. Từ chủ nghĩa Mác, đến
Mác và sau Mác đã có rất nhiều lý luận, đã ra đời nhằm nghiên cứu một thứ vật chất đó là
hàng hóa.
Với những thuộc tính của mình hàng hóa giữ một vai trị quan trọng trong sản xuất và
lưu thơng, hàng hóa là một “tế bào kinh tế” của xã hội tư bản. Để hiểu rõ hơn về hàng hóa ,
chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các khái niệm liên quan đến hàng hóa như giá trị hàng hóa,
lượng giá trị hàng hóa, đo lường giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
hàng hóa.

4


CHƯƠNG I : LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ
I. CÁC KHÁI NIỆM
1. Khái niệm hàng hóa
- Khái niệm : Hàng hóa là sản phẩm của lao động , có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người thơng qua trao đổi, mua bán và được lưu thông trên thị trường, có sẵn trên
thị trường.
- Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình ) hay ở dạng phi vật thể ( vơ hình )
- Trong TH sản phẩm của lao động, phục vụ cho chính bản thân, gia đình của người
lao động mà khơng được đem đi bán hay trao đổi với 1 loại hàng hoá khác
2. Khái niệm giá trị hàng hóa

Khái niệm : Giá trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra
hàng hố đó và tính bằng thời gian lao động XH cần thiết.
+ Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động xã hội trung bình để sản xuất
ra hàng hố. Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể thay đổi.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa :
• Là cơng cụ của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu ( vật chất, tinh thần, tiêu dùng,
sản xuất,...) của con người. Giá trị sử dụng hàng hóa chỉ được thực hiện trong việc sử dụng
hay tiêu dùng. Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng hiện đại, càng giúp
con người phát hiện ra nhiều và phong phú hơn các giá trị của hàng hóa.
• Là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh ra hàng hóa. Trong thực hiện sản xuất
hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh, người sản xuất phải chú ý hoàn thiện
giá trị sử dụng để được thị trường chấp nhận, hàng hóa phải được bán đi.

5


3. Lượng giá trị hàng hoá và đo lường giá trị hàng hố.
* Lượng giá trị của hàng hóa:
- Khái niệm : là một khái niệm trong kinh tế chính trị Marx-Lenin chỉ về một đại lượng
được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao
đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết. Lượng
lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng
hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.
– Cơ cấu lượng giá trị của hàng hoá gồm 2 bộ phận:
+ Bộ phận giá trị cũ (hao phí lao động quá khứ sản xuất ra TLSX – tồn tại trong TLSX
được chuyển vào sản phẩm).
+ Bộ phận giá trị mới (hao phí lao động sống hiện tại của người lao động kết tinh trong
sản phẩm).
* Thước đo lượng giá trị của hàng hóa :
Để đo lượng lao động hao phí (lượng giá trị của hàng hóa) để tạo ra hàng hóa người ta

thường dùng bằng thước đo thời gian.
C.Mác viết: "Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng
ấy". Như vậy, thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã
hội cần thiết.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HĨA.
● Năng suất lao động
● Tính chất phức tạp của lao động

6


1. Năng suất lao động
- Khái niệm : là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm (hàng hóa).
- Năng suất lao động tăng thì lượng giá trị hàng hóa sẽ giảm và ngược lại
- Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ, tác động theo chiều THUẬN đến NSLĐ:
+Trình độ khéo léo (thành thạo) của người lao động.
+ Mức độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành
tựu đó vào sản xuất.
+Trình độ tổ chức quản lý sản xuất.
+Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
+ Các điều kiện tự nhiên.
2. Mức độ phức tạp của lao động.
Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và
lao động phức tạp.
- Lao động giản đơn là lao động khơng địi hỏi có q trình đào tạo một cách hệ thống,
chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được. Ví dụ như: lao
động vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện thơ sơ, bán hàng trong các cửa hàng nhỏ hay

các dịch vụ,phục vụ.
- Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào
tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

7


Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá
trị (số lượng, chất lượng sản phẩm) hơn lao động đơn giản vì vậy lượng giá trị hàng hóa
giảm. Lao động phức tạp, thực chất là lao động giản đơn được nhân lên. Trong q trình
trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy thành lao động đơn giản trung
bình, và điều đó được quy đổi một cách tự phát sau lưng những hoạt động sản xuất hàng
hóa, hình thành những tỷ lệ nhất định thể hiện trên thị trường. Đây chính là cơ sở lý luận
quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động xác định mức thù lao cho phù hợp với tính
chất của hoạt động lao động trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội

CHƯƠNG 2 : LIÊN HỆ
I. LIÊN HỆ TÌNH HÌNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Thực trạng năng suất lao động ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, cải thiện và thúc đẩy tăng năng
suất lao động là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng
doanh nghiệp; là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
 Thực tế NSLĐ của Việt Nam hiện đang rất thấp so với các nước trong khu vực
Xét về giá trị tuyệt đối, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, NSLĐ theo sức mua tương
đương (tính theo PPP 2011) năm 2019 của Việt Nam chỉ bằng 7,64% mức năng suất của
Singapore; 19,53% của Malaysia; 37,92% của Thái Lan; 45,56% của Indonesia; 56,88%
của Philippines; 88,05% của Lào. NSLĐ của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ
cao hơn NSLĐ của Campuchia (gấp 1,6 lần). Đáng chú ý là chênh lệch về mức NSLĐ giữa
Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng.
Tuy nhiên, điểm sáng rất đáng chú ý là, so với các nước trong khu vực ASEAN, thời gian

qua Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ khá cao. Tính chung giai đoạn 2011 -

8


2019, NSLĐ theo sức mua tương đương PPP 2011 của Việt Nam tăng trung bình
4,87%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân của Singapore (1,37%/năm); Malaysia
(2,04%/năm); Thái Lan (3,17%/năm); Philippines (4,33%/năm); Indonesia (3,59%/năm).
Xét về tốc độ tăng NSLĐ thì chúng ta có tăng, nhưng xét về mặt giá trị tuyệt đối thì Việt
Nam lại thấp hơn nhiều so với các nước ASEAN. NSLĐ được đo bằng tổng hòa nhiều yếu
tố, gồm có yếu tố vĩ mơ như quy mơ nền kinh tế, thể chế, cơ chế chính sách…, hay yếu tố
vi mô như quy mô, nội lực của doanh nghiệp, khả năng ứng dụng những thành tựu KHCN
vào sản xuất kinh doanh; chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng của người lao động, khả
năng sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp… các chủ thể sử dụng lao động, đã tác động
đến việc tăng NSLĐ và các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới sự tăng lên hoặc giảm đi của
NSLĐ.1
2. Nguyên nhân năng suất lao động Việt Nam thấp.
2.1. Quy mơ nền kinh tế Việt Nam cịn nhỏ với xuất phát điểm thấp
Như đã đề ra ở phần Mở đầu, Việt Nam ta là một đất nước xuất phát từ nền nông nghiệp
lạc hậu, chịu nhiều tổn thất do chiến tranh với hơn 4000 năm đô hộ, mới bắt tay vào công
cuộc xây dựng lại và phát triển đất nước từ năm 1975. trong khi đó các nước khác như
Malaysia, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản đã có bước phát triển mạnh trong 30
năm trước đó.
2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng cịn chậm
Qua nghiên cứu cho thấy, đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động vào tăng trưởng
của NSLĐ ở nước ta vẫn ở mức cao nhưng có xu hướng giảm, tỷ lệ này trong giai đoạn
2011-2017 đạt 39%, thấp hơn mức 54% của giai đoạn 2000-2010.

1


Theo Ông Phạm Mạnh Thùy, Trưởng Ban Chiến lược
Phát triển nhân lực và xã hội, Viện Chiến lược phát
triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

9


2.3. Máy móc, thiết bị và quy trình cơng nghệ còn lạc hậu
Phần lớn doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh, trình độ khoa học
cơng nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ cũ,
lạc hậu, tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới.
2.4. Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế.
Điều này thể hiện rõ ở tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp
lý, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu
của thị trường lao động còn lớn. Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo đang làm
việc trong nền kinh tế tăng dần qua các năm nhưng đến năm 2011 tỷ lệ lao động có bằng
cấp, chứng chỉ mới đạt 15,4%, năm 2018 đạt 21,9%. Như vậy, năm 2019 cả nước có tới
42,4 triệu lao động (chiếm 78,1% tổng số lao động) chưa được đào tạo để đạt trình độ
chun mơn kỹ thuật nào đó.2
2.5. Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập.
Năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp còn hạn chế, còn một số “điểm nghẽn” về cải
cách thể chế và thủ tục hành chính.
 Ngồi 5 ngun nhân trên thì cịn một vài ngun nhân khác khiến năng suất lao
động Việt Nam thấp như : Q trình đơ thị hóa, tích tụ cơng nghiệp diễn ra chậm, Chưa
khai thác đầy đủ các cơ hội của thị trường thế giới trong q trình hội nhập quốc tế và tồn
cầu hóa,v.v…
3. Giải pháp để nâng cao NSLĐ Việt Nam.
Quay trở lại với câu hỏi đặt ra ở phần MỞ ĐẦU là “ Làm thế nào để làm giảm lượng giá
trị mà vẫn giữ nguyên hoặc tăng thêm giá trị của hàng hóa?” . Trả lời cho câu hỏi này
2


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao
động (NSLĐ) của Việt Nam

10


cũng chính là trả lời “ làm thế nào để nâng cao năng suất lao động của Việt Nam?”
Để làm được như vậy chúng ta cần có những giải pháp sau:
a.Đối với người lao động
- Để nâng cao chuyên môn, trình độ, tay nghề người lao động cần tham gia các khóa đào
tạo để nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng của mình phù hợp với cơng việc biết sử
dụng máy móc, vận dụng kiến thức khoa học vào sản suất
- Có thái độ lao động tốt: chấp hành kỷ luật lao động, nội quy, quy định, nguyên tắc làm
việc; khơng vi phạm luật lao động; có tinh thần trách nghiệm cao,…
- Người lao động cũng cần có một sức khỏe ổn định để ln duy trì và tăng được năng
suất lao động
b. Đối với Doanh nghiệp
- Phải có cơ chế thưởng phạt rõ ràng.
- Phải bố trí được những người quản lí có đủ trình độ và tầm ảnh hưởng.
- Phải tạo được môi trường làm việc an tồn, thoải mái.
- Thu hút những lao động trẻ có trình độ cao.
- Đầu tư vào trang thiết bị hiện đại để làm giảm lượng thời gian sản xuất và tăng chất
lượng hàng hóa.
- Có các lớp đào tạo nhân công để sử dụng được trang thiết bị hiện đại
c. Đối với Chính phủ
- Có cơ chế pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người lao động. Tạo cơ hội
cho người lao động tiếp cận với những tiến bộ khoa học

11



- Chính phủ ưu tiên: đầu tư cho lao động chất lượng cao và phát triển ứng dụng khoa học
công nghệ sẽ đi song hành với nhau, để phát huy hiệu quả
- Không ngừng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, thực hiện công khai, minh bạch, nghe
dân, nghe doanh nghiệp, vì dân, vì doanh nghiệp.
- Tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động. Từ khu vực nông nghiệp sang khu vực
công nghiệp và dịch vụ, từ lao động giản đơn sang phức tạp, từ khu vực có giá trị gia tăng
thấp lên cao.
- Cải cách khu vực tài chính ngân hàng, để dịng vốn chảy vào khu vực có năng suất cao
nhất. Phân bổ nguồn lực theo tín hiệu thị trường.
- Ưu tiên các dự án FDI có chọn lọc, có tính lan tỏa, những ngành có giá trị gia tăng cao,
cơng nghệ tốt, thúc đẩy năng suất lao động trong nước.
- Quan tâm đến thị trường sản phẩm cả trong nước và nước ngồi, đó là kích cầu tạo tiền
đề để tăng năng suất lao động trong nước.
- Chính phủ cần hồn thiện nhanh chóng khung pháp luật để tạo điều kiện phát triển thị
trường công nghệ hoạt động phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng và ban hành một số
văn bản pháp quy về sở hữu trí tuệ như sở hữu cơng nghiệp, quyến tác giả, hợp đồng
chuyển giao công nghệ.
II. LIÊN HỆ BẢN THÂN
Bản thân em, là một sinh viên Học viện Ngoại giao được đào tạo và trang bị đầy đủ kiến
thức về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực cũng như kinh nghiệm, kĩ năng, em sẽ phấn đấu trong
tương lai để trở thành một công dân tốt , một người lao động trí óc cũng như chân tay tài
ba góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.

12


KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài trên là một việc cần thiết vì nó giúp chúng ta phần

nào hiểu được các khái niệm liên quan đến hàng hóa , lượng giá trị hàng hóa, các nhân tố
ảnh hưởng đến hàng hóa,v.v… , có cái nhìn tổng quan về tình hình năng suất lao động Việt
Nam hiện nay để phần nào giác ngộ được vai trò của mình là một cơng dân Việt Nam thì
chúng ta cần làm gì để thúc đẩy năng suất lao động Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin
1. Theo phân tích của Ơng Phạm Mạnh Thùy, Trưởng Ban Chiến lược Phát triển nhân lực
và xã hội, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam

13


14



×