Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

GIAO DUC NHAN LOI VA SUA LOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.21 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẾN TRE. Trường tiểu học Nguyễn Trí Hữu. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC. ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI. Họ và tên: NGUYỄN THỊ BĂNG TÂM.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÍ HỮU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI THI BÀI GIẢNG NGOẠI KHÓA GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH CHO THANH THIẾU NIÊN BẾN TRE CẤP CƠ SỞ -. Họ và tên :Nguyễn Thị Băng Tâm Ngày, tháng, năm sinh: 24/12/1970 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Trí Hữu, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Số chứng minh thư: 320738131 Chức vụ : giáo viên dạy lớp 2. Địa chỉ thường trú: 553c khu phố 2 phường 8 thành phố Bến Tre. Mục tiêu cần đạt của thiết kế bài dạy : Giáo dục học sinh yêu biết nhận lỗi và sửa lỗi..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TÊN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: NHẬN LỖI VÀ SỮA LỖI. NỘI DUNG I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi. Có như thế mới là người dũng cảm, trung thực, được mọi người yêu mến. 2. Thái độ: Đồng tình và cảm phục với các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi Không đồng tình với các bạn mắc lỗi mà không dám dũng cảm nhận lỗi. 3. Kĩ năng: Nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi Nhắc nhở những người xung quanh nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi. II/ CHUẨN BỊ: Bài thơ: “ Tự giác”. Nội dung ô chữ của trò chơi ô chữ kì diệu. III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Kể chuyện. 2. Giảng giải. 3. Nêu gương. …….. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH: Thời gian Hoạt động giáo viên Hoạt dộng học sinh 5’ HOẠT ĐỘNG1: Trò chơi “ Truyền điện” Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu hơn về 5 điều Bác Hồ dạy. Qua đó rèn các em tính nhanh nhẹn.  Cách tiến hành: Giáo viên phổ biến - Học sinh lắng nghe và luật chơi: Giáo viên sẽ chọn ngẩu chơi trò chơi. nhiên 1 bạn đọc 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy, nếu bạn đó đọc đúng sẽ có quyền chọn bạn khác đọc 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy. Cứ như thế trò chơi diễn ra trong thời gian 5 phút. Nếu bạn nào đọc không đúng sẽ bị phạt. 10’ HOẠT ĐỘNG 2: Đọc thơ * Mục tiêu: Giúp học sinh xác định ý nghĩa của - Học sinh lắng nghe. hành vi nhận lỗi và sửa lỗi, lựa chọn hành vi nhận lỗi và sửa lỗi. * Cách tiến hành: -Giáo viên đọc cho học sinh nghe bài thơ “ Tự giác” ( nội dung bài thơ trang 4 ) Hỏi: -Khi kính nhà trường bị vỡ, thầy giáo hỏi - Em nào làm vỡ kính điều gì? nhà trường? -Với câu hỏi của thấy giáo thì thái độ của - Các cậu học trò vẫn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> các cậu học sinh ra sao? - Lúc này cậu học sinh mắc lỗi nhìn lên ảnh Bác và suy nghĩ điều gì? - Với suy nghĩ này, cậu học sinh đã làm gì? -. 15’. 3’. lặng thinh. - Người học sinh sao lại dối với thầy! - Cậu học sinh tự giác đứng lên nhận lỗi với thầy. - Nhiều học sinh nêu nhận xét của mình.. Em có nhận xét gì về hành động nhận lỗi của cậu học trò? - Giáo viên tổng kết giáo dục học sinh về tính dũng cảm khi biết lỗi của mình. HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “ Tự thuât”  Mục tiêu: Giúp học sinh đánh giá, lựa chọn hành vi nhận và sữa lỗi từ kinh nghiệm bản thân.  Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh tự ghi vào giấy những lỗi lầm mà mình mắc phải trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời cũng ghi thêm trong những lỗi mà mình mắc phải, lỗi nào tự nhận với người khác, lỗi nào chưa nhận và sửa chửa, - Học sinh ghi ra lỗi của sau đó nộp cho giáo viên. mình theo yêu cầu của Giáo viên chọn ngẩu nhiên một số phiếu và giáo viên. phỏng vấn học sinh xung quanh những hành động nhận lỗi. Đồng thời khen ngợi những em biết nhận lỗi và sử lỗi. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động kết thúc Giáo viên cho cả tập thể hát bài “ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ Phong Nhã.. Tự giác.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Suy nghĩ mãi, thế là em quyết định Dù thế nào em cũng quyết làm thinh Nếu nói ra thì các bạn phê bình Thư dâng Bác cũng khó lòng mà nói… Lần thứ hai tiếng thầy giáo hỏi: “Em nào làm vỡ kính nhà trường?” Nhưng học sinh vẫn lặng cúi như thường Chỉ có tiếng của bức tường vọng lại. Em nhìn lên bốn bức tường trống trải Anh Bác Hồ hiền hậu ngắm nhìn em, Vẫn vui tươi môi nở nụ cười hiền Mắt trong sáng ngắm nhìn người cháu lỗi. Suy nghĩ lại, thế là em tự hối Người học sinh sao lại dối với thầy! Nhìn Bác Hồ em biết nói sao đây? Rồi hồi hộp em đứng lên tự thú Thầy ngạc nhiên nhìn em chăm chú Người học trò nghịch ngợm nhất của trường Mặt khi nào cũng có vẻ ngạnh ương Nay tự giác, nhận đã làm vở kính Rồi buổi ấy em biên thư dâng Bác Không quên điều tự giác hôm nao. Và hôm nay vui sướng làm sao. Mừng sinh nhật của Bác Hồ vĩ đại. Câu chuyện ấy em vẫn còn nhớ mãi. Nguyễn Văn Lợi.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> BẢN THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ VỀ GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH CHO HỌC SINH LỚP 2 LÍ DO CHỌN NỘI DUNG GIÁO DỤC: Là người ai cũng phải có lần mắc lỗi. Tuy nhiên lỗi lầm đó bản thân có sửa chữa được hay không. Quan trọng hơn nửa là bản thân có dám nhìn nhận lỗi lầm của mình trước người khác hay không. Chính vì suy nghĩ này mà tôi cảm thấy mình cần nên cố gắng hết sức mình để giáo dục cho học sinh tôi đang dạy biết nhận lỗi và sửa lỗi trong môn đạo đức. Tuy nhiên trong những giờ đạo đức còn hạn chế thời gian. Vì vậy tôi cần đưa nội dung dạy này vào chương trình giáo dục liêm chính cho học sinh. ĐIỂM MỚI TRONG NỘI DUNG: Qua hoạt động1,2 se giúp học sinh khắc sâu hơn về 5 điều Bác Hồ dạy cho thiếu niên nhi đồng. Qua điều 5 giáo viên sẽ khắc sâu hơn nữa về tính dũng cảm khi nhận lỗi. Với nội dung bài thơ tự giác sẽ giúp học sinh hiểu rằng: dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc lỗi sẽ được mọi người yêu mến và khâm phục và sẽ mạnh dạn khi đối diện với người khác. Đây là 1 đức tính đáng quý. HOẠT ĐỘNG 1: Giáo viên phổ biến luật chơi: giáo viên sẽ gọi bất ngờ 1 học sinh và yêu cầu học sinh đó đọc liền 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy, nếu học sinh đó đọc đúng thì sẽ có quyền mời học sinh khác đọc tiếp 1 trong 5 điều. Cứ như thế gọi liên tiếp nhau trong khoảng thời gian 5 phút. Nếu học sinh nào đọc sai sẽ bị phạt làm trò theo yêu cầu của tập thể. Sau trò chơi giáo viên liên hệ hỏi học sinh ở điều 5, Bác Hồ đã dạy các em phải làm gì? Học sinh trả lời, giáo viên yeu cầu học sinh nêu tên một vài bài thơ hoặc câu chuyện nói về tính khiêm tốn, thật thà. Học sinh nêu, giáo viên nhận xét, liên hệ chuyển ý sang hoạt động 2. HOẠT ĐỘNG 2: Giáo viên đọc bài thơ “ Tự giác” 2 lần cho học sinh nghe. Sau đó liên hệ hỏi về nội dung bài thơ: - Khi kính nhà trường bị vỡ, thầy giáo hỏi điều gì? ( học sinh trả lời:Em nào làm vỡ kính nhà trường?) - Với câu hỏi của thầy giáo thì thái độ của các cậu học sinh ra sao? ( Học sinh trả lời: Các cậu học sinh vẫn lặng thing) - Lúc này, cậu học sinh mắc lỗi nhìn lên ảnh Bác và suy nghĩ điều gì? (Học sinh trả lời: Là học sinh sao lại dối thầy) - Với suy nghĩ này, cậu học sinh đã làm gì? ( học sinh trả lời: Cậu học sinh nhận lỗi với thầy) - Em có nhận xét về hành động nhận lỗi của cậu học trò? ( học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình) - Giáo viên liên hệ giáo dục: Khi mắc lỗi, ta cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. Hành động này đáng khen.Bản thân ta khi nhận lỗi xong cũng cảm thấy dễ chịu và khi sửa lỗi xong ta cũng cảm thấy mình lớn lên hẳn. HOẠT ĐỘNG 3: Giáo viên yêu cầu học sinh tự ghi vào giấy những lỗi lầm mà mình mắc phải trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời cũng ghi thêm trong những lỗi mà mình mắc phải, lỗi nào tự nhận với người khác, lỗi nào chưa nhận và sửa chửa, sau đó nộp cho giáo viên. Giáo viên chọn ngẩu nhiên một số phiếu và phỏng vấn học sinh xung quanh những hành động nhận lỗi. Đồng thời khen ngợi những em biết nhận lỗi và sử lỗi.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> HOẠT ĐỘNG 4: Giáo viên cho cả tập thể hát bài “ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ Phong Nhã..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×