Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

de cuong HKII mon sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.49 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KÌ II SINH HỌC LỚP 10 ( năm 2015-2016) A.HÌNH THỨC - 30% trắc nghiệm khách quan:12 câu ( 50% biết,30% hiểu,15% vận dụng thấp,5% vận dụng cao) - 70% tự luận:3câu ( 50% biết,30% hiểu,15% vận dụng thấp,5% vận dụng cao) B.NỘI DUNG I.chủ đề 1: Dinh dưỡng,chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV 1.Khái niệm: -K/n:VSV là những cơ thể nhỏ bé,chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. -Tổ chức cơ thể:Cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực,một số là tập hợp đơn bào -Đặc điểm:+Gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau. +Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh,sinh trưởng và sinh sản nhanh. -Đại diện:Vi khuẩn,động vật nguyên sinh.vi tảo,vi nấm,động vật nguyên sinh. 2.Môi trường và các kiểu dinh dưỡng: a.Các loại môi trường: *Môi trường tự nhiên:VSV có mặt ở khắp nơi,trong môi trường có điều kiện sinh thái đa dạng. *Môi trường phòng thí nghiêm:Gồm 3 loại: -Môi trường dùng các chất tự nhiên:Gồm các chất tự nhiên. -Môi trường tổng hợp:Gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng. -Môi trường bán tổng hợp:Gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học. b.Các kiểu dinh dưỡng: Kiểudinh Nguồn năng lượng Nguồn cacbon dưỡng chủ yếu Ví dụ Quang tự dưỡng Vi khuẩn lam,tảo đơn bào, VK Ánh sáng CO2 lưu huỳnh màu lục và màu tía Hóa tự dưỡng Quang dị dưỡng. Chất vô cơ hoặc chất hữu cơ.. CO2. Ánh sáng Chất hữu cơ. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía. Chất hữu cơ. Nấm,động vật nguyên sinh, Phần lớn vk không quang hợp.. Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ. Vi khuẩn nitrat hóa.VK ôxi hóa hiđrô,ôxi hóa lưu huỳnh.. II. Chủ đề 2:Sinh trưởng và sinh sản của VSV 1.Khái niệm sinh trưởng: * Sinh trưởng của quần thể VSV được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. *Thời gian thế hệ(kí hiệu:g) Là thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng lên gấp đôi. -Vd:Ở E.coli 20 phút tế bào phân chia 1 lần. +Lưu ý: mỗi loại sinh vật có g riêng,trong cùng 1 loài với điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng thể hiện g khác nhau. -Số tế bào trong bình (N)sau n lần phân chia từ No tế bào ban đầu trong một thời gian xác định (t) là Nt = Nox2n. 2.Sự sinh trưởng của quần thể vi khẩn: a. Nuôi cấy không liên tục:-Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không lấy đi các sản phẩm trao đổi chất. -Các pha đồ thị sinh trưởng của vk trong nuôi cấy không liên tục: +Pha tiềm phát (pha lag): -Vi khuẩn thích nghi với môi trường. -Số lượng tế bào trong quần thể không tăng. -Enzim cảm ứng được hình thành. + Pha lũy thừa (pha log): -Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi -Số lượng tế bào tăng lên rất nhanh theo lũy thừa..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> +Pha cân bằng: -Số tế bào vk đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian vì số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi. +Pha suy vong: -Số tế bào trong quần thể giảm dần do tế bào trong bình bị phân hủy ngày càng nhiều,chất dinh dưỡng cạn kiệt,chất độc hại tích lũy nhiều. b.Nuôi cấy liên tục: -Là môi trường nuôi cấy bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra 1 lượng tương đương dịch nuôi cấy. -Điều kiện môi trường duy trì ổn định *Ứng dụng:Sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào,các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit amin,enzim,các kháng sinh... III. Chủ đề 3:Cấu trúc các loại vi rút 1.Khái niệm và phân loại *Khái niệm: -Virút là thực thể chưa có cấu tạo tế bào,có kích thước siêu nhỏ. -Virút nhân lên nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào. -Virút kí sinh nội bào bắt buộc. *Phân loại: -Căn cứ vào cấu tạo chia làm 2 nhóm: +Virút AND (virut đậu mùa,viêm gan B,hecbet....) +Virút ARN (virut cúm,virut viêm não nhật bản...) -Căn cứ vào mục đích nghiên cứu,dựa vào vật chủ virút nhiễm chia làm 3 nhóm: +Virut động vật. +Virut thực vật. +Virut vi sinh vật. 2.Cấu tạo:Gồm 2 thành phần: a.Lõi là axit nuclêic(hệ gen) -Chỉ chứa AND hoặc ARN chuỗi đơn hoặc chuỗi kép. b.Vỏ prôtêin(vỏ capsit) -Bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic. -Cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme. *Lưu ý:Một số virut có thêm vỏ ngoài. -Cấu tạo vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin. Mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtêin. +Làm nhiệm vụ kháng nguyên +Giúp virut bám lên bề mặt tế bào. -Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần. -Virut hoàn chỉnh gọi là virion 3.Hình thái: -Mỗi virut được gọi là hạt, có 3 loại cấu trúc: *Cấu trúc xoắn: -Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. -Hình que,sợi,hình cầu. -Vd:Virut khảm thuốc lá,virut bệnh dại,virut cúm,sởi. *Cấu trúc khối: -Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều. -Vd:Virut bại liệt,virut hecbet. *Cấu trúc hỗn hợp(cấu trúc phức tạp) -Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn. -Vd:Virut đậu mùa,Phagơ IV.Chủ đề 4:Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ. 1.Chu trình nhân lên của virut. a.Giai đoạn hấp phụ: -Virut bám một cách đặc hiệu lên thụ thể bề mặt tế bào (nhờ mối liên kết hóa học đặc hiệu).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> b.Giai đoạn xâm nhập: *Đối với phagơ:enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất,vỏ nằm ở bên ngoài. *Đối với virut động vật:Đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất,cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic. c.Giai đoạn sinh tổng hợp: -Virut tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho mình nhờ enzim và nguyên liệu của tế bào. d.Giai đoạn lắp ráp: -Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virion hoàn chỉnh. e.Giai đoạn phóng thích: -Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài, -Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan. -Virut chui ra từ từ theo lối nảy mầm mà tế bào vẫn sinh trưởng bình thường gọi là quá trình tiềm tan. 2.HIV/AIDS a.Khái niệm -HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người,chúng có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch(tế bào limphô T4) làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. *Vi sinh vật cơ hội:Là VSV lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch tấn công. *Bệnh cơ hội:Bệnh do VSV cơ hội gây nên (Vd:Lao phổi,viêm màng não...) b.Các con đường lây nhiễm: -Qua con đường máu:Truyền máu,tiêm chích ma túy... -Con đường tình dục -Do mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con qua nhau thai hoặc qua sữa mẹ. c.Ba giai đoạn phát triển của bệnh. *Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn cửa sổ:Kéo dài 2 tuần đến 3 tháng,không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ. *Giai đoạn không triệu chứng:Kéo dài 1-10 năm,số lượng tế bào limphôT-CD4 giảm dần. -Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS:Các bệnh cơ hội xuất hiện;tiêu chảy,viêm da,sưng hạch,lao,mất trí,sốt kéo dài,sút cân...Cuối cùng dẫn đến cái chết. d.Biện pháp phòng tránh: -Sống lành mạnh chung thủy 1 vợ 1 chồng. -Loại trừ tệ nạn xã hội -Vệ sinh y tế theo quy trình nghiêm ngặt.. V. Chủ đề 5: Bài tập về quá trình nguyên phân - Tính số tế bào con tạo ra x= a.2n Với x là số tế bào con tạo ra a là số tế bào ban đầu n là số lần phân chia (nguyên phân) -Tính số lần phân chia x= a.2n 2n = x/a n -Tính số NST trong tất cả tế bào con Số NST trong tất cả tế bào con= a.2n.2n. Với 2n là bộ NST của loài.. C.CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Thế nào là môi trường nuôi cấy vi sinh vật không liên tục và liên tục? Nguyên nhân dẫn đến pha suy vong trong nuôi cấy không liên tục? Câu 2:Vì sao trong nuôi cấy không liên tục,VSV tự phân hủy ở pha suy vong,còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra? Câu 3:Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở nuôi cấy không liên tục. Câu 4:Hãy giải thích các thuật ngữ:capsit,capsôme,nuclêôcapsit và vỏ ngoài. Câu 5:Nêu 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 6:HIV có thể lây nhiễm theo những con đường nào?Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV? Câu 7:Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch?. Câu 8: Có 5tế bào Ruồi Giấm (2n=8 (NST)), cùng nguyên phân một số lần tạo ra 320 tế bào con. a.Tính số lần nguyên phân của mỗi tế bào? b.Tính số NST trong tất cả các tế bào con? D.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nếu lúc đầu nuôi 13 tế bào vi khuẩn, thì chúng phải phân chia bao nhiêu lần để có quần thể gồm 208 tế bào ? A. 4 B. 3 C. 1 D. 5 Câu 2. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là : A. Số tế bào chết di nhiều hơn số tế bào sinh ra B. Số tế bào sinh ra nhiều hơn số tế bào chết đi C. Số tế bào chết đi bằng số tế bào sinh ra D. Chỉ có sinh ra mà không có chết đi Câu 3. Pha log là tên gọi khác của pha nào sau đây? A. Pha suy vong B. Pha cân bằng C. Pha luỹ thừa D. Pha tiềm phát Câu 4. Muốn có nhiều sinh khối thì nên thu hoạch vi sinh vật ở pha nào trong các pha sau đây ? A. Pha luỹ thừa B. Pha tiềm phát C. Pha suy vong D. Pha cân bằng Câu 5. Nếu bắt đầu nuôi 13 tế bào thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được 208. Thời gian thé hệ là bao nhiêu ?(biết g = t/n) A. 60 phút B. 30 phút C. 120 phút D. 45 phút Câu 6. Vi sinh vật trao đổi chất mạnh mẽ nhất ở pha nào sau đây ? A. Pha suy vong B. Pha tiềm phát C. Pha cân bằng D. Pha luỹ thừa Câu 7. Ở nuôi cấy không liên tục pha nào không xác định được sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn? A. Pha cân bằng B. Pha suy vong C. Pha tiềm phát D. Pha luỹ thừa Câu 8. Ở Ecoli có g = 20 phút, số lượng tế bào ban đầu là 100 tế bào thì sau 2 giờ . Số lượng tế bào trong quần thể là : A. Nt = 100 . 28 tb B. Nt = 100 . 29 tb C. Nt = 100 . 26 tb D. Nt = 100 . 24 Câu 9. Thời gian cần thiết của 1 tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là : A. Thời gian nuôi cấy B. Thời gian tiềm phát C. Thời gian sinh trưởng D. Thời gian thế hệ Câu 10. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về pha suy vong ? A. Số tế bào chết đi lớn hơn tế bào mới sinh ra B. Số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi C.Chất độc hại tích luỹ nhiều D. Nguồn dinh dưỡng mỗi lúc một cạn kiệt Câu 11: Khi cho chất kháng sinh ức chế tổng hợp protein vào bình nuôi cấy vi khuẩn mẫn cảm chất kháng sinh sẽ có tác động chủ yếu vào pha nào trong các pha sau đây ? A. Pha suy vong B. Pha luỹ thừa C. Pha cân bằng D. Pha tiềm phát Câu 12:1 tế bào vi khuẩn cứ 15 phút tế bào phân chia 1 lần. Tính số lần phân chia của vi khuẩn đó trong 1 giờ? A. 5 lần B. 3 lần C. 4 lần D. 6 lần Câu 13:Nhân tố sinh trưởng là: A. Các chất cần cho sự phát triển của vi sinh vật B. Các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật C. Các chất cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được D. Các chất cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng tự tổng hợp được. Câu 14: Một loại vi sinh vật phát triển tốt trong môi trường pha (NH4)3PO4. KH2PO4, Mgso4.CaCl2, NaCl Đặc nơi giàu CO2 và ánh sáng. Kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật đó là: A. Quang dị dưỡng B. Hóa dị dưỡng C. Quang tự dưỡng D. Hóa tự dưỡng Câu 15: Đặc điểm của vi sinh vật khuyết dưỡng là: A. Thiếu 1 vài chất dinh dưỡng B. Không tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> C. Phát triển kém vì thiếu vitamin D. Tổng hợp được nhân tố sinh trưởng Câu 16: Quá trình vi sinh vật giảm nhanh số lượng ở pha: A. Tiềm phát B. Lũy thừa C. Cân bằng D. suy vong Câu 17: Để nuôi cấy vi sinh vật, người ta thường dùng các loại môi trường dinh dưỡng là: A. Môi trường nhân tạo hoặc tự nhiên B. Môi trường tổng hợp và bán tổng hợp C. Môi trường hữu cơ và vô cơ D. Môi trường tự nhiên, tổng hợp , bán tổng hợp Câu 18: 20 phút thì vi khuẩn E.coli phân chia 1 lần, sau thời gian 3 giờ thì vi khuẩn phân chia bao nhiêu lần: A.6 lần B. 7 lần C. 8 lần D. 9 lần Câu 19:Người ta xem sự sinh trưởng của quần thể VSV là: A.Sự tăng bề ngang của quần thể đó B.Sự tăng số lượng tế bào của quần thể C.Sự tặng độ lớn của tế bào quần thể D.Sự tăng khối lượng của quần thể đó Câu 20:Có m tế bào nguyên phân k lần liên tiếp thì số tế bào tạo thành là: A. m x 2k B.m x (2k-1) C.m x (2k-1) D. m x (2k+1) Câu 21:Điều nào không đúng khi nói về VSV tự dưỡng? A.Nhận cacbon từ CO2 của khí quyển B.Nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời. C. Nhận năng lượng từ các phản ứng ôxi hóa các hợp chất vô cơ. D.Nhận cacbon từ các hợp chất hữu cơ. Câu 22:VSV sử dụng nguồn cacbon và nhận năng lượng từ các chất hữu cơ được gọi là VSV? A.Hóa tự dưỡng B.Hóa dị dưỡng C.Quang tự dưỡng D.Quang dị dưỡng. Câu 23:Điều nào sau đây là đúng khi nói về hệ gen của virut? A.Luôn luôn là AND B.Luôn luôn là ARN C.Chứa cả AND và ARN D.Chỉ chứa 1 trong 2 loại axit nuclêic AND hoặc ARN Câu 24:Mối quan hệ giữa virut với tế bào là: A.Hoại sinh B.Cộng sinh C.Kí sinh không bắt buộc D.Kí sinh nội bào bắt buộc Câu 25:Điều nào sau đây không đúng khi nói về virut? A.Chưa có cấu tạo tế bào B.Chỉ chứa AND hoặc ARN C.Không chứa các enzim dùng cho chuyển hóa vật chất và năng lượng. D.Trong tự nhiên có thể tồn tại độc lập mà không cần nằm trong tế bào. Câu 26:Thuật ngữ nuclêôcapsit dùng để chỉ phức hợp giữa A.Axit nuclêic và capsit B.Axit nuclêic, capsit và vỏ ngoài. C.Axit nuclêic, capsit và lipit D.Axit nuclêic và vỏ ngoài. Câu 27:Virut trần là A.Phân tủ AND không được bọc vỏ capsit. B.Vỏ capsit rỗng,không chứa axit nuclêic C.Phân tử ARN khhong được bọc vỏ capsit D.Có cả axit nuclêic và vỏ capsit nhưng không được bao bởi vỏ ngoài Câu 28:Virut nào sau đây có cấu tạo dạng khối đa diện? A.Virut gây khảm thuốc lá B.Virut gây bệnh dại C.Virut gây bệnh bại liệt D.Virut gây bệnh sởi Câu 29:Virut nào sau đây có cấu trúc xoắn? A.Virut hecpet B.Virut bại liệt C.Virut ađênô D.Virut cúm. Câu 30:Phagơ là virut kí sinh ở ? A.Vi khuẩn B.Người C.Động vật D.Thực vật. Câu 31:Prôtêin bề mặt của virut gắn đặc hiệu vào thụ thể thích hợp của tế bào vào giai đoạn nào? A.Hấp phụ B.Xâm nhập C.Sinh tổng hợp D.Lắp ráp Câu 32:Virut chui vào tế bào,sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic vào tế bào chất xảy ra ở giai đoạn nào trong các giai đoạn nào sau đây? A.Hấp phụ B.Xâm nhập C.Sinh tổng hợp D.Lắp ráp Câu 33:Ở giai đoạn nào sau đây virut kiểm soát bộ máy của ttế bào để tổng hợp mạnh mẽ hệ gen và prôtêin của mình?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> A.Hấp phụ B.Xâm nhập C.Sinh tổng hợp D.Lắp ráp Câu 34:Ở giai đoạn nào sau đây các thành phần của virut va chạm ngẫu nhiên để tạo virut mới? A.Hấp phụ B.Xâm nhập C.Sinh tổng hợp D.Lắp ráp Câu 35:Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập và lây nhiễm cho một hoặc một vài loại tế bào nhất định? A.Do không phù hợp về hệ gen B.Do không phù hợp giữa prôtêin bề mặt virut và thụ thể bề mặt tế bào C.Do không phù hợp về enzim D.Do tế bào tiết chất ức chế sự xâm nhập của virut. Câu 36:Điều nào sau đây không đúng khi nói về quá trình nhân lên của phagơ T2 ở tế bào E.coli? A.Gắn lông đuôi vào thụ thể bề mặt B.Đưa toàn bộ phagơ vào trong tế bào. C.Tiến hành tổng hợp axit nuclêic và prôtêin D.Lắp ráp đầu,đuôi ,lông...với nhau để tạo phagơ mới. Câu 37:HIV có thể lây truyền theo con đường nào sâu đây,ngoại trừ: A.Qua đường máu(truyền máu,tiêm chích,ghép tạng...) B.Quan hệ tình dục không an toàn. C.Mẹ truyền sang con qua nhau thai,khi sinh nở,qua sữa mẹ. D.Qua côn trùng đốt. E ĐỀ THI THỬ. Họ và tên :.............................. Lớp: 10A....... Thi học kì II (2015-2016) Môn :Sinh học khối 10. số 001. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ) Câu 1. Nếu lúc đầu nuôi 13 tế bào vi khuẩn, thì chúng phải phân chia bao nhiêu lần để có quần thể gồm 208 tế bào ? A. 4 B. 3 C. 1 D. 5 Câu 2. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là : A. Số tế bào chết di nhiều hơn số tế bào sinh ra B. Số tế bào sinh ra nhiều hơn số tế bào chết đi C. Số tế bào chết đi bằng số tế bào sinh ra D. Chỉ có sinh ra mà không có chết đi Câu 3. Pha log là tên gọi khác của pha nào sau đây? A. Pha suy vong B. Pha cân bằng C. Pha luỹ thừa D. Pha tiềm phát Câu 4. Muốn có nhiều sinh khối thì nên thu hoạch vi sinh vật ở pha nào trong các pha sau đây ? A. Pha luỹ thừa B. Pha tiềm phát C. Pha suy vong D. Pha cân bằng Câu 5. Nếu bắt đầu nuôi 13 tế bào thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được 208. Thời gian thé hệ là bao nhiêu ?(biết g = t/n) A. 60 phút B. 30 phút C. 120 phút D. 45 phút Câu 6. Ở Ecoli có g = 20 phút, số lượng tế bào ban đầu là 100 tế bào thì sau 3 giờ . Số lượng tế bào trong quần thể là : A. Nt = 100 . 28 tb B. Nt = 100 . 29 tb C. Nt = 100 . 26 tb D. Nt = 100 . 24 Câu 7. Thời gian cần thiết của 1 tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là : A. Thời gian nuôi cấy B. Thời gian tiềm phát C. Thời gian sinh trưởng D. Thời gian thế hệ Câu 8. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về pha suy vong ? A. Số tế bào chết đi lớn hơn tế bào mới sinh ra B. Số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi C.Chất độc hại tích luỹ nhiều D. Nguồn dinh dưỡng mỗi lúc một cạn kiệt Câu 9:Có m tế bào nguyên phân k lần liên tiếp thì số tế bào tạo thành là: A. m x 2k B.m x (2k-1) C.m x (2k-1) D. m x (2k+1).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 10:Điều nào không đúng khi nói về VSV tự dưỡng? A.Nhận cacbon từ CO2 của khí quyển B.Nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời. C. Nhận năng lượng từ các phản ứng ôxi hóa các hợp chất vô cơ. D.Nhận cacbon từ các hợp chất hữu cơ. Câu 11:Điều nào sau đây không đúng khi nói về quá trình nhân lên của phagơ T2 ở tế bào E.coli? A.Gắn lông đuôi vào thụ thể bề mặt B.Đưa toàn bộ phagơ vào trong tế bào. C.Tiến hành tổng hợp axit nuclêic và prôtêin D.Lắp ráp đầu,đuôi ,lông...với nhau để tạo phagơ mới. Câu 12:HIV có thể lây truyền theo con đường nào sâu đây,ngoại trừ: A.Qua đường máu(truyền máu,tiêm chích,ghép tạng...) B.Quan hệ tình dục không an toàn. C.Mẹ truyền sang con qua nhau thai,khi sinh nở,qua sữa mẹ. D.Qua côn trùng đốt. B.PHẦN TỰ LUẬN (7Đ) Câu 1:Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở nuôi cấy không liên tục.Nguyên nhân dẫn đến pha suy vong trong nuôi cấy không liên tục?(3đ) Câu 2:HIV có thể lây nhiễm theo những con đường nào?Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?(2đ). Câu 3: Có 5tế bào Ruồi Giấm (2n=8 (NST)), cùng nguyên phân một số lần tạo ra 320 tế bào con.(2đ) a.Tính số lần nguyên phân của mỗi tế bào? b.Tính số NST trong tất cả các tế bào con?. Họ và tên :.............................. Lớp: 10A....... Thi học kì II (2015-2016) Môn :Sinh học khối 10. số 002. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ) Câu 1. Thời gian cần thiết của 1 tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là : A. Thời gian sinh trưởng B. Thời gian thế hệ C. Thời gian nuôi cấy D. Thời gian tiềm phát Câu 2. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về pha suy vong ? A.Chất độc hại tích luỹ nhiều B. Nguồn dinh dưỡng mỗi lúc một cạn kiệt C. Số tế bào chết đi lớn hơn tế bào mới sinh ra D. Số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi Câu 3:Có m tế bào nguyên phân k lần liên tiếp thì số tế bào tạo thành là: A.m x (2k-1) B.m x (2k-1) C. m x (2k+1) D. m x 2k Câu 4:Điều nào không đúng khi nói về VSV tự dưỡng? A.Nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời. B. Nhận năng lượng từ các phản ứng ôxi hóa các hợp chất vô cơ. C.Nhận cacbon từ các hợp chất hữu cơ. D.Nhận cacbon từ CO2 của khí quyển Câu 5:Điều nào sau đây không đúng khi nói về quá trình nhân lên của phagơ T2 ở tế bào E.coli? A.Đưa toàn bộ phagơ vào trong tế bào. B.Tiến hành tổng hợp axit nuclêic và prôtêin C.Lắp ráp đầu,đuôi ,lông...với nhau để tạo phagơ mới. D.Gắn lông đuôi vào thụ thể bề mặt Câu 6:HIV có thể lây truyền theo con đường nào sâu đây,ngoại trừ: A.Quan hệ tình dục không an toàn. B.Mẹ truyền sang con qua nhau thai,khi sinh nở,qua sữa mẹ. C.Qua côn trùng đốt..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> D.Qua đường máu(truyền máu,tiêm chích,ghép tạng...) Câu 7. Nếu lúc đầu nuôi 13 tế bào vi khuẩn, thì chúng phải phân chia bao nhiêu lần để có quần thể gồm 208 tế bào ? A. 3 B. 1 C. 5 D. 4 Câu 8. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là : A. Số tế bào sinh ra nhiều hơn số tế bào chết đi B. Số tế bào chết đi bằng số tế bào sinh ra C. Chỉ có sinh ra mà không có chết đi D. Số tế bào chết di nhiều hơn số tế bào sinh ra Câu 9. Pha log là tên gọi khác của pha nào sau đây? A. Pha cân bằng B. Pha luỹ thừa C. Pha tiềm phát D. Pha suy vong Câu 10. Muốn có nhiều sinh khối thì nên thu hoạch vi sinh vật ở pha nào trong các pha sau đây ? A. Pha tiềm phát B. Pha suy vong C. Pha cân bằng D. Pha luỹ thừa Câu 11. Nếu bắt đầu nuôi 13 tế bào thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được 208. Thời gian thé hệ là bao nhiêu ?(biết g = t/n) A. 30 phút B. 120 phút C. 45 phút D. 60 phút Câu 12. Ở Ecoli có g = 20 phút, số lượng tế bào ban đầu là 100 tế bào thì sau 3 giờ . Số lượng tế bào trong quần thể là : A. Nt = 100 . 29 tb B. Nt = 100 . 26 tb C. Nt = 100 . 24 D. Nt = 100 . 28 tb B.PHẦN TỰ LUẬN (7Đ) Câu 1:Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở nuôi cấy không liên tục.Nguyên nhân dẫn đến pha suy vong trong nuôi cấy không liên tục?(3đ) Câu 2:HIV có thể lây nhiễm theo những con đường nào?Cần phải có nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?(2đ). Câu 3: Có 5tế bào Ruồi Giấm (2n=8 (NST)), cùng nguyên phân một số lần tạo ra 320 tế bào con.(2đ) a.Tính số lần nguyên phân của mỗi tế bào? b.Tính số NST trong tất cả các tế bào con?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×