Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De 8 on luyen HSG Tieng Viet 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ ÔN LUYỆN HSG TIẾNG VIỆT 5 ĐỀ 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Học sinh làm bài bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng ở câu trả lời tương ứng: Câu 1: Nhóm từ nào sau đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “ hợp tác” A. Cộng tác, hợp tác, hợp lực, góp sức. B. Cộng tác, góp sức, hợp sức, hợp lực C. Hợp lực, hợp sức, hợp tác, hợp danh. D. Hợp tác, hợp lí, hợp tình, hợp sức. Câu 2: Trong câu “ Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi bay đi” . Từ gạch chân là từ: A. Hai từ đồng âm B. Hai từ đồng nghĩa C. Hai từ nhiều nghĩa Câu 3: Trong hai câu sau: “ Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí.”. Câu in đậm được liên kết với câu đứng trước bằng cách nào? A. Bằng cách lặp từ ngữ B. Bằng từ ngữ nối C. Bằng cách thay thế từ ngữ D. Bằng cách lặp từ và thay thế từ ngữ Câu 4: Câu nào dưới đây có từ “ đầu” là nghĩa gốc? A. An bị đau đầu nên nghỉ học. B. Hà học giỏi, bạn luôn đứng đầu lớp. C. Cậu ấy cứng đầu lắm. D. Chú ấy đang đợi ở đầu cầu. Câu 5: Đoạn văn sau đã dùng những phép liên kết câu nào? Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu các dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây soài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại, tưởng như là héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê. A. Phép lặp và phép nối B. Phếp thế và phép nối C. Phép lặp và phép thế D. Phép lặp, phép nối và phép thế Câu 6: Từ nào dưới đây có tiếng “ lạc” không có nghĩa là “ rớt lại, sai” A. lạc hậu B. mạch lạc C. lạc điệu D. lạc đề Câu 7: Hãy gạch chân từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi từ sau và nói rõ mỗi nhóm từ đó dùng để làm gì? A. ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm đậm, thơm ngát.. ……………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> B. rực rỡ, sặc sỡ, tươi tắn, thắm tươi, tươi thắm. …………………………………………………………………………………………. II. PHẦN TỰ LUẬN: Bài 1: Xác đinh danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ sau: Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày + Danh từ: ……………………………………………………………………… + Động từ: ……………………………………………………………………… + Tính từ: ……………………………………………………………………….. Bài 2: Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng: a. Vùng đất này khó trồng trọt nên có nhiều sỏi đá.. ……………………………………………………………………. b. Tuy không nhặt đá đắp bờ thì chú không có đất trồng trọt.. ……………………………………………………………………. c. Vì công việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì theo đuổi.. ………………………………………………………………………. Bài 3: Trong bài “ Hành trình của bầy ong” ( Tiếng Việt 5 – Tập 1 ) nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết: Chắt trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm say đất trời Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày. Em hiểu đoạn thơ trên nói gì? Hai dòng thơ cuối giúp em cảm nhận được ý nghĩ gì sâu sắc và đẹp đẽ?. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………......... Bài 4: Giả sử em là một tuyên truyền viên nhỏ tuổi. Em hãy viết một bài văn kêu gọi mọi người hãy giữ gìn và bảo vệ môi trương..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×